Kinh tế CS làm xã hội phân hoá một cách trầm trọng ở Trung Quốc Cộng sản cũng như Việt Nam Cộng sản. Đảng nhà Nước CS muốn tăng gia kinh tế với bất cứ giá nào; người dân lãnh đủ tất cả. Thực vậy.
Một, tại TC, Suốt mấy chục năm Chủ Tịch Mao trạch Đông của Đảng CS nặng ý thức hệ áp đặt chủ nghĩa kinh tế chỉ huy cứng rắn, kinh tế Trung Quốc gần như phá sản. Chủ Tịch Đặng tiểu Bình nối ngôi, thực dụng quan niệm mèo trắng, mèo đen con nào bắt được chuột là tốt nên chuyển sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa để cứu chế độ khỏi đột quị. Ông chủ trương tăng trưởng kinh tế với bất cứ giá nào như thời kinh tế tư bản hoang dã ở Âu châu. Kinh tế TQ có tăng gia Đảng Nhà Nước CS giàu lên, nhân dân có ăn hơn, nhưng xã hội phân hoá trầm trọng, hố ngăn cách giàu nghèo càng ngày càng sâu rộng, thành thị, miền biển phát triển kỹ nghệ, nông thôn nông nghiệp tiêu điều, môi trường không khí, nước, đất ô nhiễm môi sinh hết chỗ nói.
Một, tại TC, Suốt mấy chục năm Chủ Tịch Mao trạch Đông của Đảng CS nặng ý thức hệ áp đặt chủ nghĩa kinh tế chỉ huy cứng rắn, kinh tế Trung Quốc gần như phá sản. Chủ Tịch Đặng tiểu Bình nối ngôi, thực dụng quan niệm mèo trắng, mèo đen con nào bắt được chuột là tốt nên chuyển sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa để cứu chế độ khỏi đột quị. Ông chủ trương tăng trưởng kinh tế với bất cứ giá nào như thời kinh tế tư bản hoang dã ở Âu châu. Kinh tế TQ có tăng gia Đảng Nhà Nước CS giàu lên, nhân dân có ăn hơn, nhưng xã hội phân hoá trầm trọng, hố ngăn cách giàu nghèo càng ngày càng sâu rộng, thành thị, miền biển phát triển kỹ nghệ, nông thôn nông nghiệp tiêu điều, môi trường không khí, nước, đất ô nhiễm môi sinh hết chỗ nói.
Đau thương và tội nghiệp nhứt là chưa đầy 20 năm gọi là chuyển hệ tư duy sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, 61 triệu trẻ em TQ bị cha mẹ bỏ rơi ở nông thôn và 260 triệu công nông không hộ khẩu làm lao nô cho các công trường, nhà máy như sanh vô gia cư, tử vô địa táng ở thành thị.
Người TQ gọi những trẻ em bị bỏ rơi này là «nhi đồng lưu thủ”. Ông Chloé Froissart, một chuyên gia Trung Quốc học, nhận xét “Tại Trung Quốc, không hề có chính sách hỗ trợ đoàn tụ gia đình: lao động di cư bị đối xử như là một lực lượng làm thuê, họ bỏ qua khái niệm nhân đạo của vấn đề. Mặc dù có những thông báo gần đây về cải cách hộ khẩu, quyền công dân của những người này vẫn không được công nhận đầy đủ. Các chính sách chỉ ưu tiên cho các thành phố nhỏ và trung bình, nhưng theo nguyên tắc: trả tiền để được hội nhập.”
Còn báo Le Figaro của Pháp nói TC 30 năm làm kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa để lại ở nông thôn 60 triệu trẻ em Trung Quốc bị bỏ rơi (tương đương 22% tổng số trẻ em của cả nước TQ) và ở thành thị người lao công không hộ khẩu coi như sanh vô gia cư tử vô địa táng.
Các em này là nạn nhân, là thành phần dân TQ phải hy sinh vì chính sách phát triển kinh tế của Đảng Nhà Nước TC. Các em là miếng mồi của không biết bao nhiêu làm dụng trẻ em, bao nhiêu tệ nạn, tai nạn xã hội, bao nhiêu bơ vơ, thiếu thốn tình cảm gia đình.
TC có 260 triệu lao công không hộ khẩu ở thành thị, trong đó nữ chiếm 33,6%. Số người này tiếng TQ gọi là “dân công – Mingong”, chữ dùng để chỉ những người nông dân bỏ ruộng đồng lên thành thị làm lao công. Con số lên tới 20% dân số TQ, sống còn thua lao nô thời Trung Cổ, không hộ khẩu, ăn nhờ, ở đậu trong phòng trọ chật hẹp nhưng giá rất mắc chiếm gần hết tiền lương tháng, bị công an thường xuyên sách nhiễu, chủ lợi dụng tình trạng cư trú không hợp lệ trả lương thấp. Tiền công lao động của một người thợ máy Trung Quốc (0,6 USD/giờ) rẻ gấp 23 lần tiền công của một người thợ máy Pháp (17 USD), và thấp hơn 40 lần một người thợ Đức (24 USD).
Trung tâm Nghiên cứu Pew thăm dò cho biết những mối lo ngại về sự bất bình đẳng đang xuất hiện khắp nơi. 52% công chúng hiện nay nhìn nhận bất bình đẳng là một “vấn đề rất lớn,”
Chính sách của TC là “kềm giá lương tiền” của công nhân rẻ là một yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc tạo ra những sản phẩm mới, rẻ, dễ cạnh tranh, dễ kiếm lời trên thị trường toàn cầu và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
Các công ty bắt công nhân làm việc trong điều kiện tồi tệ. Một tuần làm 5,5 ngày và 1 ngày 9,5 giờ. Thường không trả tiền giờ phụ trội, lại trễ lương hay quịt lương. Việc nợ lương, nhất là nợ lương công nhân tại các công trường từ lâu vẫn là một vấn đề chưa được giải quyết tại quốc gia này.
Hai, tại VNCS, trong 20 năm gọi là chuyển sang kinh tế thị trường, sưu khảo trong giai đoạn 1992/1993 đến 2014, thì thấy tình trạng phân hóa giàu nghèo ở Việt Nam càng ngày càng tăng cao. Đây không phải nhận định của những nhà nhà chuyên môn ở hải ngoại, nói lên sự thật nên mất lòng trên truyền thông tự do hải ngoại khiến CSVN chụp mũ là lực lượng thù địch nặng quá khứ nên quá khích với CS. Trái lại, đây là nhận định của tiến sĩ Đỗ Thiên Kính thuộc Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội của CSVN trình bày trong báo cáo có tên Xu Hướng Bất Bình Đẳng Về Mức Sống Ở Việt Nam Trong 20 Năm Đổi Mới, công bố mới đây vào 3 tháng 12 vừa qua. Đối chiếu với tiêu chuẩn của Ngân Hàng Thế Giới, ông nói một cách cụ thể thì nhóm đầu là số hộ giàu, khoảng 20% dân số, chiếm 54,4% tổng thu nhập toàn quốc, trong lúc ba nhóm ở giữa với 60% dân số chỉ chiếm 40,9% thu nhập toàn quốc, còn lại nhóm thứ ba là các hộ nghèo, tức 20% dân số còn lại, chỉ chiếm 4,7% tổng thu nhập toàn quốc mà thôi.
Nhóm đầu giàu nhứt chỉ có 20% dân số nhưng chiếm 54,4 tổng thu nhập quốc gia là thành phần lãnh đạo, quản lý, doanh nhân và chuyên gia có chuyên môn cao. Ba nhóm ở giữa chiếm 60% dân số chỉ có 40,9% thu nhập toàn quốc. Còn nhóm thứ ba là các hộ nghèo chiếm 20% dân số mà chỉ chiếm 4,7% tổng thu nhâp quốc gia thôi. Đó là nhân viên, công nhân, buôn bán dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp.
Sau cùng, tầng thứ ba, là tầng lớp thấp nhất, bao gồm lao động không chuyên, lao động giản đơn và nông dân.
Sưu khảo của Ts Đỗ thiên Kính chỉ mới làm một cách chung, mới chia xã hôi ra làm ba nhóm. Nếu đi sâu hơn ở VNCS, nhóm đại gia, siêu giàu chỉ chiếm 1% dân số mà chiếm hữu 40% tổng tài sản toàn quốc rồi.
Nông dân VN còn thê thảm hơn. Kết quả một cuộc khảo sát do Viện Nghiên Cứu Quản Lý Kinh Tế của Đảng Nhà Nước VNCS (CIEM) thực hiện và công bố. Nông thôn VN bây giờ nhiều gia đình nghèo hơn trước. GDP tính trên đầu người ở khu vực nông thôn của VN hiện chỉ hơn Miên. Suốt thập niên vừa qua, giá trị gia tăng trong nông nghiệp tính trên mỗi lao động ở Việt Nam vẫn “giậm chân tại chỗ,” không tương xứng với tăng trưởng kinh tế. Hiện tượng “được mùa, mất giá” vẫn là điệp khúc lặp đi, lặp lại không ngừng. Nông dân bần cùng, tàn mạc vì cái vòng áp bức, bóc lột để kiếm lời, của các quốc doanh của Đảng Nhà Nước CSVN. Nông dân không thể sống được bằng nông sản, sản phẩm chăn nuôi, thủy sản do họ làm ra. Đầu tư càng nhiều, làm việc càng cật lực thì thua lỗ càng lớn. Câu nông dân nói thành khẩu hiệu là càng làm nhiều càng chết sớm. Tiêu biểu như 40 ký chanh chỉ bán được 6.000 đồng VN, vừa đủ mua nửa ổ bánh mì thịt. Bán hai ký khoai lang chỉ đủ tiền mua được một ly trà đá ở Sài Gòn. Hố sâu ngăn cách nông thôn với thành thị, giàu với nghèo càng ngày càng sâu rộng.
Nông dân VN bần cùng, tàn mạc vì Đảng Nhà Nước cầm quyền trung ương mặc tình đánh thuế và Đảng Nhà Nước cầm quyền ở các địa phương “thoải mái, vô tư” [không cần suy nghĩ, theo nghĩa mới của CS] thu lệ phí quá cao, quá nhiều thứ đến đổi bà con nông dân trong nước nhớ hết nổi gọi là “lệ phí không tên”. Chính Bộ trưởng Bộ Tài chính CSVN Đinh Tiến Dũng đã thừa nhận: “Dù đã tích cực rà soát để bỏ nhiều loại nhưng vẫn còn 937 khoản phí và 90 lệ phí trong riêng lĩnh vực nông nghiệp.”
Người TQ gọi những trẻ em bị bỏ rơi này là «nhi đồng lưu thủ”. Ông Chloé Froissart, một chuyên gia Trung Quốc học, nhận xét “Tại Trung Quốc, không hề có chính sách hỗ trợ đoàn tụ gia đình: lao động di cư bị đối xử như là một lực lượng làm thuê, họ bỏ qua khái niệm nhân đạo của vấn đề. Mặc dù có những thông báo gần đây về cải cách hộ khẩu, quyền công dân của những người này vẫn không được công nhận đầy đủ. Các chính sách chỉ ưu tiên cho các thành phố nhỏ và trung bình, nhưng theo nguyên tắc: trả tiền để được hội nhập.”
Còn báo Le Figaro của Pháp nói TC 30 năm làm kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa để lại ở nông thôn 60 triệu trẻ em Trung Quốc bị bỏ rơi (tương đương 22% tổng số trẻ em của cả nước TQ) và ở thành thị người lao công không hộ khẩu coi như sanh vô gia cư tử vô địa táng.
Các em này là nạn nhân, là thành phần dân TQ phải hy sinh vì chính sách phát triển kinh tế của Đảng Nhà Nước TC. Các em là miếng mồi của không biết bao nhiêu làm dụng trẻ em, bao nhiêu tệ nạn, tai nạn xã hội, bao nhiêu bơ vơ, thiếu thốn tình cảm gia đình.
TC có 260 triệu lao công không hộ khẩu ở thành thị, trong đó nữ chiếm 33,6%. Số người này tiếng TQ gọi là “dân công – Mingong”, chữ dùng để chỉ những người nông dân bỏ ruộng đồng lên thành thị làm lao công. Con số lên tới 20% dân số TQ, sống còn thua lao nô thời Trung Cổ, không hộ khẩu, ăn nhờ, ở đậu trong phòng trọ chật hẹp nhưng giá rất mắc chiếm gần hết tiền lương tháng, bị công an thường xuyên sách nhiễu, chủ lợi dụng tình trạng cư trú không hợp lệ trả lương thấp. Tiền công lao động của một người thợ máy Trung Quốc (0,6 USD/giờ) rẻ gấp 23 lần tiền công của một người thợ máy Pháp (17 USD), và thấp hơn 40 lần một người thợ Đức (24 USD).
Trung tâm Nghiên cứu Pew thăm dò cho biết những mối lo ngại về sự bất bình đẳng đang xuất hiện khắp nơi. 52% công chúng hiện nay nhìn nhận bất bình đẳng là một “vấn đề rất lớn,”
Chính sách của TC là “kềm giá lương tiền” của công nhân rẻ là một yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc tạo ra những sản phẩm mới, rẻ, dễ cạnh tranh, dễ kiếm lời trên thị trường toàn cầu và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
Các công ty bắt công nhân làm việc trong điều kiện tồi tệ. Một tuần làm 5,5 ngày và 1 ngày 9,5 giờ. Thường không trả tiền giờ phụ trội, lại trễ lương hay quịt lương. Việc nợ lương, nhất là nợ lương công nhân tại các công trường từ lâu vẫn là một vấn đề chưa được giải quyết tại quốc gia này.
Hai, tại VNCS, trong 20 năm gọi là chuyển sang kinh tế thị trường, sưu khảo trong giai đoạn 1992/1993 đến 2014, thì thấy tình trạng phân hóa giàu nghèo ở Việt Nam càng ngày càng tăng cao. Đây không phải nhận định của những nhà nhà chuyên môn ở hải ngoại, nói lên sự thật nên mất lòng trên truyền thông tự do hải ngoại khiến CSVN chụp mũ là lực lượng thù địch nặng quá khứ nên quá khích với CS. Trái lại, đây là nhận định của tiến sĩ Đỗ Thiên Kính thuộc Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội của CSVN trình bày trong báo cáo có tên Xu Hướng Bất Bình Đẳng Về Mức Sống Ở Việt Nam Trong 20 Năm Đổi Mới, công bố mới đây vào 3 tháng 12 vừa qua. Đối chiếu với tiêu chuẩn của Ngân Hàng Thế Giới, ông nói một cách cụ thể thì nhóm đầu là số hộ giàu, khoảng 20% dân số, chiếm 54,4% tổng thu nhập toàn quốc, trong lúc ba nhóm ở giữa với 60% dân số chỉ chiếm 40,9% thu nhập toàn quốc, còn lại nhóm thứ ba là các hộ nghèo, tức 20% dân số còn lại, chỉ chiếm 4,7% tổng thu nhập toàn quốc mà thôi.
Nhóm đầu giàu nhứt chỉ có 20% dân số nhưng chiếm 54,4 tổng thu nhập quốc gia là thành phần lãnh đạo, quản lý, doanh nhân và chuyên gia có chuyên môn cao. Ba nhóm ở giữa chiếm 60% dân số chỉ có 40,9% thu nhập toàn quốc. Còn nhóm thứ ba là các hộ nghèo chiếm 20% dân số mà chỉ chiếm 4,7% tổng thu nhâp quốc gia thôi. Đó là nhân viên, công nhân, buôn bán dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp.
Sau cùng, tầng thứ ba, là tầng lớp thấp nhất, bao gồm lao động không chuyên, lao động giản đơn và nông dân.
Sưu khảo của Ts Đỗ thiên Kính chỉ mới làm một cách chung, mới chia xã hôi ra làm ba nhóm. Nếu đi sâu hơn ở VNCS, nhóm đại gia, siêu giàu chỉ chiếm 1% dân số mà chiếm hữu 40% tổng tài sản toàn quốc rồi.
Nông dân VN còn thê thảm hơn. Kết quả một cuộc khảo sát do Viện Nghiên Cứu Quản Lý Kinh Tế của Đảng Nhà Nước VNCS (CIEM) thực hiện và công bố. Nông thôn VN bây giờ nhiều gia đình nghèo hơn trước. GDP tính trên đầu người ở khu vực nông thôn của VN hiện chỉ hơn Miên. Suốt thập niên vừa qua, giá trị gia tăng trong nông nghiệp tính trên mỗi lao động ở Việt Nam vẫn “giậm chân tại chỗ,” không tương xứng với tăng trưởng kinh tế. Hiện tượng “được mùa, mất giá” vẫn là điệp khúc lặp đi, lặp lại không ngừng. Nông dân bần cùng, tàn mạc vì cái vòng áp bức, bóc lột để kiếm lời, của các quốc doanh của Đảng Nhà Nước CSVN. Nông dân không thể sống được bằng nông sản, sản phẩm chăn nuôi, thủy sản do họ làm ra. Đầu tư càng nhiều, làm việc càng cật lực thì thua lỗ càng lớn. Câu nông dân nói thành khẩu hiệu là càng làm nhiều càng chết sớm. Tiêu biểu như 40 ký chanh chỉ bán được 6.000 đồng VN, vừa đủ mua nửa ổ bánh mì thịt. Bán hai ký khoai lang chỉ đủ tiền mua được một ly trà đá ở Sài Gòn. Hố sâu ngăn cách nông thôn với thành thị, giàu với nghèo càng ngày càng sâu rộng.
Nông dân VN bần cùng, tàn mạc vì Đảng Nhà Nước cầm quyền trung ương mặc tình đánh thuế và Đảng Nhà Nước cầm quyền ở các địa phương “thoải mái, vô tư” [không cần suy nghĩ, theo nghĩa mới của CS] thu lệ phí quá cao, quá nhiều thứ đến đổi bà con nông dân trong nước nhớ hết nổi gọi là “lệ phí không tên”. Chính Bộ trưởng Bộ Tài chính CSVN Đinh Tiến Dũng đã thừa nhận: “Dù đã tích cực rà soát để bỏ nhiều loại nhưng vẫn còn 937 khoản phí và 90 lệ phí trong riêng lĩnh vực nông nghiệp.”
Vi Anh
(Việt Báo)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét