Thứ Bảy, 23 tháng 1, 2016

Tưởng Giới Thạch: Nước bị diệt vong còn có thể phục hưng, nhưng văn hóa bị tiêu hủy thì tất cả đều bị hủy

CÙNG CHỦ ĐỀ

“Nước bị diệt vong còn có thể phục hưng, nhưng văn hóa bị tiêu hủy thì tất cả đều bị hủy”, đây là câu nói nổi tiếng của Tưởng Giới Thạch, nhà lãnh đạo Trung Hoa Dân Quốc. Câu nói này cho thấy mức độ coi trọng giáo dục của ông.

Văn hóa, Tưởng Giới Thạch, Giáo dục, diệt vong, Bài chọn lọc,
Tưởng Giới Thạch. (Ảnh: Internet)
Trong một thời gian dài, tôi luôn cho rằng trong thời kỳ kháng chiến toàn bộ sinh viên trường Đại học liên hợp Tây Nam đi bộ hành quân từ Bắc Kinh đến Côn Minh để tránh nạn. Tôi luôn mong muốn có một ngày sẽ được đi trên con đường này; một là để tưởng niệm kháng chiến, hai là muốn giảm béo.

Sau này, khi xem một vài tài liệu mới biết rằng, họ từ Trường Sa đi đến Côn Minh, mà chỉ có khoảng hơn 300 nam sinh viên và vài chục giảng viên, tất cả những người đi bộ đều phải qua kiểm tra sức khỏe rất kỹ lưỡng, và được trung tướng Hoàng Sư Nhạc dẫn quân theo bảo hộ. Những sinh viên và giảng viên còn lại đều ngồi xe đi đường vòng qua Quảng Tây tới Côn Minh, toàn bộ chi phí đều được chi từ bộ giáo dục.
Hồi đó Quốc quân một hàng mới có một cái khăn mặt, vậy đất nước làm gì có đủ tiền để di chuyển nhiều người đi như vậy?
Tưởng Giới Thạch nói Nước bị diệt vong còn có thể phục hưng, nhưng văn hóa bị tiêu hủy thì tất cả đều bị hủy”. Hồi đó có một vài tài liệu ghi rằng, trường học không thể đóng cửa, không được giảm lương của giáo viên.
Tưởng Giới Thạch còn nói, nước mất nhà tan, việc gì có thể chậm trễ nhưng việc cho trẻ em đi học thì không thể chậm trễ.
Kỳ thực, Tiền Chung Thư đã miêu tả chi tiết trong tiểu thuyết “Vây thành” rằng, Phương Hồng Dần và những người khác đảm nhiệm dạy trường đại học Tam Lư, ngồi trên khoang hạng nhất của tàu đi từ Thượng Hải đến, sau này trên đường lâm vào khốn cảnh là bởi vì tiền gửi cho họ không đến, trong toàn cuộc kháng chiến họ chưa từng lâm vào cảnh thiếu tiền trợ cấp như vậy.
Hơn 300 sinh viên đi bộ, có Hoàng trung tướng hộ vệ, cứ một tiếng đồng hồ uống nước một lần, 40 dặm nghỉ ngơi một lần, quân hộ binh đối xử với họ rất chu đáo; tới Hồ Nam là nơi có rất nhiều thổ phỉ, thấy có treo những thông điệp “Thổ phỉ, xin hãy buông tha cho sinh viên”. Đến Vân Nam, chủ tịch Long Vân Long lệnh cho quân lính đến dàn ra hai bên đường để hộ vệ, không được mắc một sai lầm nào. Khi sinh viên đến Côn Minh cũng không lập tức đi vào thành, mà ở tại cầu gỗ lớn nghỉ ngơi một đêm. Ngày hôm sau mới tổ chức một lễ đón sinh viên vào thành phố rất long trọng, mọi người đổ xô ra đường chào đón.
Văn hóa, Tưởng Giới Thạch, Giáo dục, diệt vong, Bài chọn lọc, Cổng trường Đại học liên hợp Tây Nam tại Côn Minh. (Ảnh: Internet)
Tại Côn Minh, giảng viên và sinh viên Đại học liên hợp Tây Nam ngoài việc dạy và học ra còn tổ chức các hoạt động tuyên truyền kháng chiến chống Nhật. Việc nghiên cứu khoa học xã hội và khoa học tự nhiên tại trường rất được coi trọng và chưa bao giờ bị gián đoạn. Ngoài ra còn xây học viện giáo dục, trường tiểu học trực thuộc, trường trung học trực thuộc, trong thời kỳ kháng chiến chống Nhật thì đây là được coi là những đầu tư vô cùng xa xỉ.
Sinh viên trường Đại học liên hợp Tây Nam phải hành quân 4 lần để tránh nạn bởi thời đó chính phủ cho rằng sinh viên là tương lai của đất nước. Lần tòng quân thứ 4 là trong thời kỳ chiến tranh biên giới tàn khốc, phải hành quân qua Miến Điện. Lúc đó cần rất nhiều phiên dịch, nhân tài kỹ thuật, hơn 1.000 sinh viên trường Tây Nam đã tham gia hỗ trợ.
Trường Đại học liên hợp Tây Nam là một kỳ tích của giáo dục trong lịch sử thế giới, “Quốc gia diệt vong có phục hưng, nhưng văn hóa hủy thì mọi thứ đều bị hủy” – điều này cho thấy rằng chính phủ của Tưởng Giới Thạch coi trọng giáo dục như thế nào!
Tác giả: Giáo sư Ngụy – trường Đại học Sư phạm Thủ đô (Capital Normal University)
Lê Hiếu, dịch từ bayvoice.net

Lương thiện là dinh dưỡng cao cấp nhất cho sức khỏe

CÙNG CHỦ ĐỀ

Chúng ta luôn quan tâm đến khẩu phần ăn đủ protein, glucid, lipid để nuôi dưỡng cơ thể khỏe mạnh. Nhưng đối với sức khỏe tinh thần, thứ dinh dưỡng nào được xem là cần thiết?

tâm lý, suc khoe tam ly, lương thiện, dinh dưỡng, Bài chọn lọc,
Cô dâu và chú rể giúp xe phế liệu bị lật. (Ảnh: Internet)
Lương thiện là chất dinh dưỡng cao cấp nhất để nuôi dưỡng tinh thần
Trong lòng còn có lương thiện, sẽ lấy niềm vui của người khác làm niềm vui cho mình, vui với việc giúp đỡ người nghèo khổ, trong nội tâm luôn có cảm giác vui mừng; trong lòng còn có lương thiện sẽ giúp con người làm ra những điều thiện lương, sống vui vẻ với những người chung quanh, trong nội tâm luôn có cảm giác sung sướng.
Trong lòng có thiện lương, sẽ quang minh lỗi lạc, hân hoan mở rộng tấm lòng với người khác, trong thâm tâm luôn có cảm giác nhẹ nhõm.
Nói chung, khi trong tâm người ta có thiện lương, sẽ trước sau bảo trì được tâm thái bình thản, ung dung tự tại. Loại trạng thái này có thể khiến lưu lượng máu cũng như độ hưng phấn của tế bào thần kinh đạt đến trạng thái tốt nhất, do đó tăng sức đề kháng của cơ thể.
Cho nên, lương thiện là loại chất dinh dưỡng cao cấp không thể thiếu cho dưỡng sinh tâm lý.
Tha thứ là “chiếc van” điều tiết của dưỡng sinh tâm lý
tâm lý, suc khoe tam ly, lương thiện, dinh dưỡng, Bài chọn lọc,
Tha thứ. (Ảnh: Internet)
Con người trong kết giao xã hội phải chịu thiệt, bị hiểu lầm, chịu những sự ủy khuất là những điều phát sinh không thể tránh được. Đối diện với những điều này, lựa chọn sáng suốt nhất là học được cách tha thứ.
Tha thứ là một loại phẩm chất tâm lý tốt đẹp, nó không chỉ bao hàm sự thấu hiểu và bao dung, càng biểu lộ ra phong thái cao và trí tuệ, sức mạnh của sự kiên cường.
Một người không biết tha thứ, người chỉ biết hà khắc yêu cầu người khác, tâm lý người này sẽ thường ở vào trạng thái căng thẳng, từ đó làm cho thần kinh bị kích thích, mạch máu co rút lại, huyết áp lên cao, khiến cho tâm lý rơi vào vòng tuần hoàn sa sút.
Học được cách tha thứ thì sẽ nghiêm khắc kiềm chế bản thân, rộng lượng đối đãi với người khác, điều này tương đương với thiết lập cho bản thân một chiếc van điều tiết tâm lý một cách an nhiên.
Lạc quan là “liều thuốc chống lão hóa” cho dưỡng sinh tâm lý
tâm lý, suc khoe tam ly, lương thiện, dinh dưỡng, Bài chọn lọc,
Lạc quan, yêu đời. (Ảnh: Internet)
Lạc quan là một tính cách với tâm lý hướng lên tích cực. Nó kích thích sức sống và tiềm lực bên trong mỗi con người, giúp bạn giải quyết mọi mâu thuẫn và vượt qua khó khăn trắc trở trong cuộc sống.
Ngược lại, bi quan là tâm lý tiêu cực chán chường, nó khiến con người bị tổn thương, phiền não, thống khổ, đối diện với khó khăn trước mặt đành bó tay, ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần.
Thanh cao là “chất miễn dịch” của tâm lý dưỡng sinh miễn dịch
Thanh cao, tức ít ham muốn, không truy cầu danh lợi. Một cao nhân từng nói: “Vô cầu là pháp an tâm” (người ở chỗ vô cầu tâm sẽ an lành, thản đãng không có ưu lo); nhà văn Băng Tâm cũng nhận định: “Người đến vô cầu phẩm tự cao” (người không có tâm truy cầu ắt có phẩm chất cao thượng).
tâm lý, suc khoe tam ly, lương thiện, dinh dưỡng, Bài chọn lọc,
(Ảnh: Internet)
Không truy cầu là cảnh giới với tâm thái cao thượng, đối với truy cầu của nhân sinh đã siêu xuất, đã ở tầng cao thâm sâu hơn rồi, không truy cầu nhưng lại có được hết thảy mọi thứ đáng có.
Sở hữu tâm thanh tịnh, không ở trong thế tục nước chảy bèo trôi, truy đuổi danh và lợi, sống đạm bạc; cũng không vì có được những vật ngoài thân mà hoan hỉ, nếu có mất cũng coi nhẹ; cũng không vì sự tình của người khác mà bực tức đầy bụng, bảo trì một tâm giản dị, hết thảy nhân tố làm tổn hại tinh thần cùng thể xác, đều bị đánh lui.
 Hồng Khanh dịch từ kannewyork.com

Trần Quỳnh | 

8 chữ giúp sống gần 100 tuổi: Có thật, không phải lý thuyết!



Phương pháp dưỡng sinh, dưỡng thần chỉ vẹn vẻn trong 8 chữ này chính là bí quyết trường thọ của vị danh y được giới y học Trung Quốc tôn sùng, ông Can Tổ Vọng.

Sinh năm 1912, nay đã 98 tuổi mà vẫn mạnh khỏe, giáo sư Can Tổ Vọng được tôn sùng như một bậc đại danh y đương đại của Trung Quốc.
Ông là bác sỹ đầu ngành chuyên về Tai - Mũi - Họng, là người đi tiên phong trong công cuộc hiện đại hóa chuyên khoa này của nền y học Trung Quốc.

Xuất thân là Giáo sư Y khoa của Đại học Nam Kinh, ông Can Tổ Vọng nhận được sự trợ cấp đặc cách của chính phủ cho các công trình nghiên cứu của mình (Ảnh: nguồn internet)
Xuất thân là Giáo sư Y khoa của Đại học Nam Kinh, ông Can Tổ Vọng nhận được sự trợ cấp đặc cách của chính phủ cho các công trình nghiên cứu của mình (Ảnh: nguồn internet)
Những học thuyết ông đưa ra không chỉ đặt nền móng cho ngành Tai – Mũi – Họng mà còn đưa Trung Y thoát khỏi những quan điểm rập khuôn truyền thống.
Đóng góp của ông đã giúp y học Trung Y tiến từ “Tứ chẩn” (khám bệnh bằng cách nghe – nhìn – hỏi – chạm) lên “Ngũ chẩn” (bổ sung thêm xét nghiệm, chẩn đoán bằng máy móc).
Can Tổ Vọng cũng điều chỉnh từ “Bát cương” (gồm 4 cặp phạm trù âm – dương, trong – ngoài, nóng – lạnh, hư – thực) sang “Thập cương biện chứng” (gồm 5 cặp phạm trù là trong – ngoài, nóng – lạnh, hư – thực, ngọn – rễ, riêng – chung).
Suốt đời đam mê khoa học, ông Can từng được mệnh danh là cuốn “Thư sống” nhờ kho tàng kiến thức phong phú của mình. Ông cũng là tác giả của nhiều công trình y học có giá trị đã được xuất bản như “Nghiên cứu về họng trong Trung y”, “Can Tổ Vọng y thoại”…
Mặc dù đã ở tuổi 98, hằng ngày ông vẫn duy trì thói quen đọc sách, dạy học, sưu tầm thư tịch và viết lách.
Tuy thính lực có phần suy giảm, việc giao tiếp chủ yếu thông qua chữ viết, nhưng ông Can vẫn giữ được tinh thần sáng suốt và trí tuệ vô cùng minh mẫn.

Ông Can Tổ Vọng vẫn duy trì phương châm dưỡng sinh của riêng mình ở tuổi 98 (Ảnh: nguồn internet)
Ông Can Tổ Vọng vẫn duy trì phương châm dưỡng sinh của riêng mình ở tuổi 98 (Ảnh: nguồn internet)
Trước đây, giáo sư Can Tổ Vọng từng mong muốn có thể “làm việc tới năm 90 tuổi, sống thọ tới năm 100 tuổi.” Nay nguyện vọng ấy gần như đã đạt được, ông lại đặt ra mục tiêu sống tới năm 110 tuổi.
Tiết lộ về bí trường họ của mình, ông Can chỉ nói vẻn vẹn trong 8 chữ: “Đồng tâm, nghĩ thực, quy dục, hầu hành", nghĩa là: Tâm như trẻ nhỏ, Ăn như loài kiến, Mưu cầu như loài rùa, Hiếu động như loài khỉ.
Tâm như trẻ nhỏ
“Đồng tâm” nghĩa là tâm như trẻ nhỏ. Hai chữ này muốn hướng con người ta tới tính cách đơn thuần, biểu thị mong ước bản thân luôn giữ được tấm lòng của trẻ thơ, mãi nhiệt tình, dồi dào sức sống.
Đây được xem là biện pháp dưỡng thần vô cùng hiệu quả.
Ăn như loài kiến
“Nghĩ thực” có nghĩa là ăn như loài kiến. Ta có thể hiểu theo hai nội hàm ý nghĩa: thứ nhất là ăn ít như kiến, thứ hai là ăn tạp (cái gì cũng ăn một chút) như kiến.
Phương châm này khuyên chúng ta chỉ cần ăn đồ không có hại cho sức khỏe và tinh thần, ngoài ra không cần đặt ra nhiều yêu cầu khác về hình thức, hương vị…
Tất nhiên vấn đề vệ sinh cần chú trọng, nhưng cũng không nên quá khắt khe.
Mưu cầu như loài rùa
“Quy dục” có thể hiểu là mưu cầu như loài rùa. Đây là loài vật có tuổi thọ rất cao, được tôn sùng như linh vật của điềm lành.
Điều đáng học tập ở rùa là tập tính ít tranh giành, ít toan tính.
Mưu cầu như loài rùa không phải khuyên người ta làm con rùa rụt đầu, mà nên học tập bản lĩnh lấy tĩnh chế động, lấy cái bất biến để đối phó lại cái vạn biến trong cuộc đời.
Hiếu động như loài khỉ
“Hầu hành” mang hàm ý là hiếu động như khỉ. Khỉ vốn là loài vật rất nhạy bén về phương diện phản ứng, vô cùng hoạt bát, lanh lợi, ít nghỉ ngơi, không trì trệ, luôn giữ được tinh thần phấn chấn.
Loài vật này có hai điểm rất đáng để con người học tập. Thứ nhất là chăm vận động. Sự hiếu động này không phải chỉ những vận động mạnh như chạy bộ, tập võ… mà chỉ đơn giản như việc ít ngồi, chăm đi bộ.
Điểm thứ hai là biết cách hạn chế tính lười biếng. Nếu trong tâm tự có tinh thần, ý chí đẩy lùi sự lười biếng, trì trệ, tư tưởng sẽ được biểu hiện qua hành động, ắt trở thành người chăm vận động.
* Theo Sina Health
theo Trí Thức Trẻ

Không có nhận xét nào: