Nơi nào cũng sân bay, cảng biển, lãng phí vô cùng!
Ngày 27.8, Diễn đàn Kinh tế mùa Thu 2015 diễn ra tại Thanh Hóa. Đây là sự kiện thường niên do Ủy ban Kinh tế Quốc hội tổ chức. Đóng góp tham luận tại Diễn đàn Kinh tế mùa Thu năm nay, CEO Đặng Đức Thành - Chủ nhiệm Câu lạc bộ các nhà kinh tế (VEC), Ủy viên BCH Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã có bài tham luận xoay quanh chủ đề: "Để kinh tế Việt Nam hội nhập và phát triển bền vững".

Theo đó, ông Thành nhận định nền kinh tế Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 4 năm 2011- 2014 dự kiến sẽ chỉ đạt khoảng 5,6%/năm, thấp xa so với chỉ tiêu tăng trưởng bình quân theo kế hoạch (6,5% - 7%). 
So với một số nước trong khu vực ASEAN thì tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chậm lại trong khi các nước đã có sự cải thiện và duy trì được tốc độ tăng trưởng cao như Singapore từ 1,3% năm 2012 lên 4,1% năm 2013; Myanmar tăng từ 5,6% năm 2011 lên 7,6% năm 2014…
Bên cạnh đó, khó khăn ngân sách và nợ công vẫn tăng cao, nợ xấu ngân hàng vẫn còn chậm giải quyết; môi trường sản xuất kinh doanh mặc dù đã có sự nỗ lực của các ngành và Chính phủ nhưng vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn...
"Tất cả những dấu hiệu nêu trên nói lên sự phát triển kinh tế đang tình trạng ở thế bị động của nước ta. Cần có sự đột phá, cải cách mạnh mẽ hơn nữa, cần phải “lật ngược thế cờ” chuyển từ thế bị động sang thế chủ động", CEO Đặng Đức Thành cho biết.
Để nền kinh tế Việt Nam có thể phát triển bền vững hơn, ông Thành cho rằng cần phải thay đổi tư duy kinh tế và thay đổi chiến lược phát triển kinh tế. 
Cụ thể là cần xem xét lại cách thức tổ chức thực hiện công nghiệp hóa; thời gian thực hiện; mô hình thực hiện cụ thể như thế nào. Bởi việc đầu tư phát triển công nghiệp hóa (hàm ý có công nghiệp nặng) đòi hỏi “nguồn vốn” rất lớn, do đó rất cần xác định lộ trình thực hiện công nghiệp hóa. 
"Chính do việc xác định chủ trương thực hiện công nghiệp hóa không rõ ràng, dẫn đến các tỉnh tiến hành triển khai đại trà dẫn đến thực trạng: nơi nào cũng xây dựng và phát triển khu công nghiệp. Nơi nào cũng xây dựng cảng biển, sân bay. Và kết quả là nhiều công trình không sử dụng hết công suất; lãng phí nghiêm trọng; nhiều khu công nghiệp còn bỏ hoang, trong khi đó đất cho sản xuất nông nghiệp lại bị thu hẹp dần, người nông dân không có đất canh tác.
Trong lúc nguồn lực còn rất yếu, nhưng do sa đà với những mục tiêu to tát, nên chúng ta đã cho phát triển ngay các tập đoàn quy mô lớn một cách duy ý chí với mong muốn sớm thực hiện chủ trương công nghiệp hóa. Kết quả là sự đổ vỡ với những cái chết được báo trước của nhiều tập đoàn, như: Vinashin, Vinalines…", ông Thành nhận định.
ca nuoc lam trong ca nam cung khong du de doanh nghiep nha nuoc tra no
 Ông Đặng Đức Thành
Cả nước làm cả năm không đủ cho DNNN trả nợ
Cũng theo vị CEO này, do tư duy nóng vội muốn tiến ngay lên công nghiệp hóa hiện đại hóa, xác định các doanh nghiệp nhà nước là đội quân chủ lực nên Việt Nam đã ưu đãi quá nhiều cho doanh nghiệp nhà nước. 
Chính “cơ chế” này đã khiến cho các thành phần kinh tế khác (lực lượng FDI, doanh nghiệp tư nhân…) không thể cạnh tranh lành mạnh với khối doanh nghiệp nhà nước, cũng như không thể có cơ hội tiếp xúc với nguồn vốn vay. Trong khi trình độ quản trị của doanh nghiệp nhà nước lại rất thấp, việc doanh nghiệp nhà nước phải vay mượn để đầu tư gây mất cân đối nghiêm trọng.
Ông Thành lấy dẫn chứng từ nghiên cứu của Bùi Trinh (2014), trong khối doanh nghiệp nhà nước thì các tập đoàn, tổng công ty thuộc Trung ương quản lý có tỷ lệ nợ phải trả so với tổng nguồn vốn xấp xỉ 4 lần, trong khi tỷ lệ này đối với các doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý chỉ trên 1 lần. 
"Tốc độ tăng về nợ của khối doanh nghiệp nhà nước năm 2011 so với năm 2006 là 2,2 lần và tăng bình quân hàng năm vào khoảng 16%. Tỷ lệ nợ phải trả của các doanh nghiệp nhà nước từ năm 2006 đến nay cao hơn số GDP. Điều này có nghĩacả nước làm trong cả năm cũng không đủ để doanh nghiệp nhà nước trả nợtrong suốt từ năm 2006 đến nay", ông Thành nhận định.
Trên cơ sở đó, ông Thành kiến nghị cần phải ưu tiên phát triển các thành phần kinh tế khác và tập trung triệt để đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. 
Bởi hiện nay doanh nghiệp nhà nước đang chiếm gần 40% vốn sở hữu của nền kinh tế; nhiều doanh nghiệp hoạt động (do cơ chế) không năng động và hiệu quả thấp nên việc đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước sẽ góp phần tăng trưởng kinh tế.
"Việt Nam là nước có nhiều sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu thô được xếp hạng cao trên thế giới như: gạo, hạt điều, hạt tiêu, cà phê, cao su, thủy sản nên việc đẩy mạnh công nghiệp hóa chế biến để tăng giá trị gia tăng của nông nghiệp sẽ góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế đất nước", ông Thành cho biết.
Bên cạnh đó, CEO Đặng Đức Thành cho rằng, du lịch là ngành công nghiệp không khói. Việt Nam có rất nhiều lợi thế về cảnh quan, lịch sử, văn hóa và ẩm thực, nếu phát triển ngành này mà đạt được từ 15 – 20% GDP thì sẽ đóng góp đáng kể vào nền kinh tế.
Ngoài ra, thay vì Nhà nước đầu tư, đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài để thu hút vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý. Hiện nay đầu tư nước ngoài đang chiếm khoảng 20% vốn đầu tư của cả nước và trên 30% kim ngạch xuất khẩu. Còn 50% khu công nghiệp chưa được lấp đầy, nên những lợi thế để thu hút đầu tư Việt Nam vẫn còn rất lớn.
Duyên Duyên

Không tinh giản biên chế: Những “vòi bạch tuộc” tiếp tục bám hút tiền thuế của dân 

Nếu tham nhũng đã trở thành virut dịch bệnh thì bộ máy quản lý không khác mấy một hệ thống đã suy giảm chức năng miễn dịch. Không chỉ tham nhũng, mà lạm quyền cũng sẽ nhanh chóng phát triển như các bệnh nhiễm trùng cơ hội.

Phần 1: Khi mối nguy đến từ lãnh đạo

Muốn tinh giản biên chế, trước hết phải tinh giản lãnh đạo
Trong 10 năm (2003-2013) tiến hành tinh giản, bộ máy hành chính không những không thu hẹp mà còn phình thêm 20%. Cũng trong 10 năm đó, “…tổng chi ngân sách tăng 4,9 lần, trong đó chi thường xuyên tăng 7 lần, chi đầu tư từ ngân sách tăng được 3 lần”, TS Lê Xuân Nghĩa cho hay.
Như vậy là chi thường xuyên tăng rất lớn, trong khi chi đầu tư tăng khiêm tốn và nếu như trừ đi lạm phát thì hầu như không còn”, ông cho biết trên báo Tuổi Trẻ.
Cuối tháng 12/2015, vấn đề tinh giản biên chế tiếp tục được nhắc lại. “Trong khi chúng ta kêu gọi tinh gin biên chế mà viên chc li tăng lên rt mnh. C nước có 55.851 đơn v s nghip, 2 triu viên chc. Bây giờ c Trung ương, c h thng chính tr có 300.000 người, chưa k công an, quân đi”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các tỉnh, thành.
Tinh giản biên chế muốn đạt hiệu quả, trước hết hãy xét ở cấp lãnh đạo cấp trung ương, tức Chính phủ, Bộ, Sở.
Ở cấp Sở, xét trường hợp của Bộ NN&PTNT. Theo Thông tư 14 của Bộ NN&PTNT, mỗi Sở NN&PTNT có số lượng Phó Giám đốc (PGĐ) quy định không quá 03 người.
Nhưng Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa, Sở NN&PTNT tỉnh Hà Tĩnh đang có tới 7 PGĐ, Sở NN&PTNT tỉnh Nghệ An có 6 PGĐ, Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Bình có 4 PGĐ.
Chánh văn phòng Sở Nội vụ Thanh Hóa thừa nhận việc Sở NN&PTNT Thanh Hóa có 7 PGĐ là sai, nhưng là cái sai do quyết định của các thế hệ Thường vụ Tỉnh ủy trước. Tỉnh cam kết sẽ không bổ nhiệm thêm (!).
PGĐ Sở Nội vụ Nghệ An cho biết, việc Sở NN&PTNT Nghệ An có 6 PGĐ là do trước sáp nhập nhiều sở với nhau. Hiện nay các sở đang sắp xếp lại (!).
Còn đối với tỉnh Hà Tĩnh, Chánh văn phòng Sở Nội vụ Bùi Khắc Phước cho hay: Bộ gửi về nên phải bổ nhiệm (!).
Vậy ở cấp Bộ thì sao? Theo Nghị định số 36/2012/NĐ-CP, số Thứ trưởng ở mỗi bộ không vượt quá 4 người, nhưng nhiều bộ vẫn dư vượt cấp thứ. Bộ Quốc phòng có 10 thứ trưởng. Bộ Công an, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải có 7 thứ trưởng. Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có 6 thứ trưởng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Ngoại giao, mỗi bộ có 5 thứ trưởng.
Ngay cả Bộ Nội vụ, bộ chịu trách nhiệm quản lý chính về nhân sự, hành chính, địa giới hành chính…, cũng “vượt rào” khi có tới 6 Thứ trưởng.
Mục 3, Điều 3 của Nghị định 36 viết: “Số lượng Thứ trưởng ở mỗi Bộ không quá 04 người. Đối với Bộ quản lý nhà nước nhiều ngành, lĩnh vực lớn, quan trọng, phức tạp, số lượng Thứ trưởng có thể nhiều hơn 04 người do Thủ tướng Chính phủ quyết định“.
Như vậy, việc các Bộ bị “lạm phát” cấp thứ thì trách nhiệm lại truy ngược về Chính phủ. Sự việc thành một vòng luẩn quẩn.
“Cỗ” bày trước mặt, sao lại không “lạm quyền”?
Theo báo Tầm Nhìn, báo Công Luận, Phó GĐ Sở NN&PTNT Thái Nguyên Bùi Tiến Chính vẫn giữ chức Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão tỉnh Thái Nguyên ngay cả khi đã được bổ nhiệm PGĐ. Một mình hai cương vị, ông Chính “vừa đá bóng vừa thổi còi”, một mặt ký các dự án xây dựng, gia cố đê điều… mặt khác ký các quyết định chọn nhà thầu, nghiệm thu…
Trong năm 2014, Chi Cục Thủy lợi Thái Nguyên đã đóng vai trò chủ đầu tư đối với hàng loạt dự án có tổng giá trị lên tới gần 50 tỷ đồng.
Phó giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Phan Minh Nguyệt được bổ nhiệm từ năm 2014, tới 2015 mới phát hiện ra một loạt tội danh từ khi còn giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc một doanh nghiệp thuộc Sở Nông nghiệp thành phố, theo Việt Nam Net. Từ 2011-2013, ông Nguyệt đã thu bất chính khoảng 25 tỷ đồng, đồng thời bỏ ngoài sổ sách 18 tỷ đồng.
Nói về quyết định bổ nhiệm năm 2014, Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phan Đăng Long giải thích: “Do chưa phát hiện được sai phạm nên vẫn bổ nhiệm […]“.
Tháng 8/2015, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Yên Lê Thanh Phương bị cách chức vì cố ý làm trái nguyên tắc tài chính gây thất thoát hơn 1 tỉ đồng, lãng phí hơn 320 triệu đồng. Trong đó, ông Phương đã thông đồng “rút ruột” dự án 268 triệu đồng.
Ngoài ra, ông Phương chỉ đạo nhân viên cấp dưới lập khống, hợp thức hóa nhiều chứng từ để thanh toán sai thực tế hơn 240 triệu đồng; để một số nhân viên của Trung tâm Tích hợp dữ liệu Phú Yên tự ý nâng khống thanh toán, chiếm đoạt hơn 620 triệu đồng, theo báo Người Lao Động.
Trong vụ sai phạm tại tòa nhà 8B Lê Trực, hai cá nhân nắm chức vụ cao nhất bị thanh tra TP quy trách nhiệm đều đã về hưu, gồm ông Nguyễn Quốc Tuấn – Phó giám đốc Sở Xây dựng và bà Lê Thị Nhung – trưởng phòng Quản lý cấp phép, Sở xây dựng.
Không tinh giản, tinh giản không hiệu quả, thậm chí càng tinh giản càng phình to với tình trạng “lạm phát” lãnh đạo thì đó là cái nguy đối với hệ thống.
Bởi vì bộ máy nhân sự đó không chỉ dư thừa mà còn sách nhiễu, không chỉ chi tiêu tốn ngân sách mà còn lạm quyền. Hệ thống đó như những “vòi bạch tuộc”, một bên cắm vào ngân sách của tỉnh, của trung ương, một bên tiếp tục theo các cấp hành chính từ tỉnh, huyện, xã… găm vào từng đơn vị quản lý hành chính nhỏ nhất để rồi tiếp tục lũng đoạn tài nguyên qua đủ loại thuế, phí từ dân chúng, doanh nghiệp.
Báo Người Lao Động cho hay, trong một thống kê về tình hình tham nhũng nội bộ hồi năm 2005, Ban Nội chính TW đã dẫn một phát biểu của Tổng bí thư Lê Khả Phiêu: “Tham nhũng ở nước ta là do cả cơ chế lẫn con người”.
Phan A
Nếu tham nhũng đã trở thành virut dịch bệnh thì bộ máy quản lý không khác mấy một hệ thống đã suy giảm chức năng miễn dịch. Không chỉ tham nhũng, mà lạm quyền cũng sẽ nhanh chóng phát triển như các bệnh nhiễm trùng cơ hội.

Phần 1: Khi mối nguy đến từ lãnh đạo

Phần 2: Sự tiếp tay của cơ chế

Cơ chế ‘xin-cho’
Cơ chế ‘xin-cho’ hiểu nôm na là Nhà nước có một định lượng chỉ tiêu dự án kinh tế, xã hội, nguồn vốn đầu tư, được giao về hàng năm cho các ban, ngành, tỉnh. Tháng 11/2015 vừa qua, dự án Quốc lộ 1A dư 14.000 tỷ đồng khiến các địa phương đua nhau xin dự án.
GS Trần Phương cho hay ‘xin-cho’ là sản phẩm của cơ chế kế hoạch hóa tập trung, thậm chí đồng nhất với cơ chế này, do đó mà được gọi là cơ chế  ‘xin-cho’, theo Vneconomy.
Trên báo Lao động, TS Nguyễn Quang A viết: “Trong khoa học kinh tế (và có lẽ trong các khoa học xã hội khác) không có cái gọi là “cơ chế xin-cho”. Nó là thuần Việt. Chưa có ai định nghĩa cơ chế này một cách tường minh. Người ta thường hiểu là: “bên xin” (thường là cấp dưới, người dân, hay doanh nghiệp) xin “bên cho” (thường là cấp trên, các cơ quan nhà nước) cái gì đó mà “bên cho” có quyền quản lý (có thể lại là một “cơ chế” nào đó mà địa phương xin trung ương chẳng hạn, có thể là quyền kinh doanh, tài nguyên hay nguồn lực gì đó) và bên cho có thể cho hay không cho”.
Nên tồn tại cơ chế ‘xin-cho’ rồi, lại tiếp tục làm nảy sinh nhiều chi phí bất hợp lý khác, như chi phí “vẽ” dự án, chi phí đi xin, chi phí duyệt cho…  tóm lại là cơ chế đi cửa sau. Khi đã đi cửa sau được thì doanh nghiệp còn “sợ” gì mà không có những sai phạm.
‘Nước đục, cò cũng béo’
Trên chuyên trang Người đồng hành, ông Trần Ngọc Hùng, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng nếu thành phố có quy hoạch phân khu, chi tiết thì không còn những hiện tượng như câu chuyện nhà 8B Lê Trực. Những sai phạm nghiêm trọng trong xây dựng tại tòa nhà số 8B Lê Trực (phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội) bao gồm lấn khoảng không, xây cao vượt 16 m (tương đương 5 tầng), làm tăng diện tích sàn (vượt 6.126 m2) ngay giữa quận trung tâm.
Cũng theo trang Người đồng hành, cơ chế xin-cho kết hợp với tư duy nhiệm kỳ (hay còn gọi là “hoàng hôn nhiệm kỳ”) là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới những nhà máy bỏ hoang, ký túc xá sinh viên không có người ở – tức vừa gây thâm hụt, vừa gây lãng phí ngân sách.
Chủ tịch UBND tỉnh, Giám đốc Sở… trước khi “hạ cánh”, trước khi về hưu, càng phải làm đơn xin dự án để tiền kịp giải ngân. Khi vốn rót về hết, quan chức cũng về, công trình bỏ hoang gây lãng phí hàng nghìn tỷ đồng.
Hiện ở tại tỉnh Quảng Trị có hàng chục cây cầu được khởi công xây dựng từ năm 2011 nhưng tới nay mới chỉ làm được phần trụ cầu, mố cầu… rồi bỏ để han gỉ. Lý do là đang xây thì trung ương ngừng rót vốn, dù số vốn đã được đưa về địa phương lên đến hàng trăm tỷ đồng.
Tại Quảng Nam, Tiền Giang, Bình Phước…, nhiều tỷ đồng ngân sách đã được duyệt chi cho những quan chức sắp về hưu sang nước ngoài để khảo sát, học tập kinh nghiệm làm du lịch, làm xổ số.  “Mỗi đoàn đi nước ngoài mất một chiếc ôtô” (tương đương 700-800 triệu đồng), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho hay, theo Vnexpress. Nhưng chỉ trong một năm 2015, số lượng các đoàn đi công tác nước ngoài trên cả nước đã lên tới con số 2.105.


Danh sách các quan chức sắp về hưu của tỉnh Quảng Nam đi Nam Phi học tập kinh nghiệm du lịch, tháng 8/2015. (Nguồn: motthegioi.vn)
Danh sách các quan chức sắp về hưu của tỉnh Quảng Nam đi Nam Phi học tập kinh nghiệm du lịch, tháng 8/2015. (Nguồn: motthegioi.vn)

TS Nguyễn Sĩ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng cơ chế ‘xin-cho’ làm méo mó việc phân bổ nguồn lực.
Rõ ràng nếu có cơ hội để xin thì ai cũng sẽ cố gắng xin cả. Xin không phải lúc nào cũng được, nhưng không xin thì không bao giờ được. Muốn xin thì buộc người ta phải “vẽ” ra dự án. Mà như vậy thì cơ chế xin-cho, tự nó đã làm cho việc phân bổ nguồn lực bị méo mó…”, TS Nguyễn Sĩ Dũng trao đổi với báo Tiền Phong.
Thực tế, theo đà của cơ chế ‘xin-cho’, các đơn vị hành chính của tỉnh cũng đều cố gắng ‘xin’ cấp vốn từ xây nhà hành chính đến quảng trường tượng đài, xin từ dự án trường học tới tiền trả lương cho giáo viên. Trong vụ việc “vỡ ngân sách” do chi tiêu quá đà của TP Cà Mau và Thành ủy Bạc Liêu, tỉnh Cà Mau và thành phố Bạc Liêu lại ứng ngân sách để chi lương và kinh phí hoạt động, yêu cầu hẹn ngày hoàn trả…
Đón xem: Phần 3 – “Không ai muốn giảm biên chế cả”
Phan A

“Nợ xấu cũng là nguồn dự trữ tốt cho tương lai”


31/10/2014 12:35

(NLĐO) - Theo lãnh đạo một ngân hàng thương mại, nợ xấu chủ yếu là bất động sản nên "chỉ có thơm lên thôi chứ không thối được. Nợ xấu cũng là nguồn dự trữ tốt cho tương lai".

Tại phiên họp thường kỳ tháng 10, Chính phủ đã thảo luận, thống nhất chỉ đạo tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp đẩy mạnh xử lý nợ xấu gắn với tái cơ cấu các tổ chức tín dụng theo đề án được duyệt.
Nợ xấu giảm còn 5,43%
Theo thông cáo về phiên họp Chính phủ, đến tháng 10-2014 đã xử lý được 54,3% tổng số nợ xấu được xác định tại thời điểm tháng 9-2012. Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) đã mua gần 95.000  tỉ đồng nợ xấu và đang từng bước xử lý theo quy định; trong đó đã bán, thu hồi được gần 4.000 tỉ đồng nợ xấu và có lãi. Tỷ lệ nợ xấu hiện nay theo báo cáo của các tổ chức tín dụng vào khoảng 3,8% và có xu hướng giảm (tháng 6 là 4,17%; tháng 7 là 4,11%; tháng 8 là 3,9%). Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tỷ lệ nợ xấu đến nay giảm còn 5,43% so với mức 17% vào năm 2012 (tỷ lệ nợ xấu do NHNN đánh giá cao hơn là do thực hiện phân loại nợ theo thông tin giám sát).
Văn phòng Chính phủ cũng đưa ra báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho thấy từ đầu năm 2014 đến nay, nợ xấu đang có xu hướng tăng, cụ thể sau khi giảm rất mạnh từ 4,55% tháng 11-2013 xuống còn 3,61% tháng 12-2013, nợ xấu của hệ thống ngân hàng đã liên tiếp tăng: Tháng 1-2014, nợ xấu tăng trở lại, lên mức 3,74%, các tháng tiếp theo liên tục tăng và đến tháng 6-2014 lên tới 4,17% (nếu tính cả nợ đã cơ cấu là 8,2%), dấu hiệu tích cực đó là đến tháng 7 nợ xấu giảm nhẹ còn 4,11%.
Phó Chủ tịch thường trực HĐQT Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank), ông Nguyễn Đức Hưởng, bộc bạch nợ xấu của LienVietPostBank hiện đang ở mức dưới 3%, khoảng 1.200 tỉ đồng. Còn Phó Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) Phạm Quang Dũng cho biết nợ xấu của ngân hàng này là 8.100 tỉ đồng (dưới mức 3%) và hiện đã bán VAMC 2.600 tỉ đồng, trái phiếu nhận về khoảng 1.000 tỉ đồng.
Có tin được con số nợ xấu?
Về nhiều ý kiến hoài nghi con số nợ xấu không đầy đủ vì được các ngân hàng thương mại (NHTM) che giấu, ông Nguyễn Đức Hưởng và ông Phạm Quang Dũng cùng bày tỏ sự phản đối và nói “NHTM đều được các công ty kiểm toán độc lập hàng đầu thế giới kiểm toán hàng năm, tiến hành trong từ 3-6 tháng và theo quy định chỉ được kiểm toán tối đa 3 năm liên tiếp để tránh sự “móc ngoặc” làm đẹp con số. “Tôi nghĩ không có NH nào ở Việt Nam mà chưa từng kiểm toán, còn nếu không tin kiểm toán nữa thì không có cơ sở nào để mà tin” - ông Hưởng đặt vấn đề.
Còn ông Phạm Quang Dũng cho hay VCB thuê Công ty kiểm toán Ernst & Young, 1 trong 4 công ty kiểm toán uy tín hàng đầu thế giới. “Có thể hoài nghi báo cáo của ngân hàng nhưng không thể hoài nghi đánh giá của các công ty kiểm toán uy tín trên thế giới, họ không dễ bán mình” - ông Dũng nhìn nhận.
Về con số nợ xấu của tự thân các NHTM thường thấp hơn so với báo cáo của NHNN, ông Hưởng và ông Dũng cùng thống nhất con số NHNN đưa ra là chính xác. Ông Dũng lý giải hiện các NHTM ở Việt Nam đều phân loại nợ, trích lập dự phòng theo quy định của NHNN. “Nợ xấu phải được hiểu là mỗi NH hiểu một cách, như có khoản VCB xem là xấu nhưng NH khác lại cho là chưa hoặc thậm chí là nợ tốt. Nhưng con số mà NHNN đưa ra phản ánh đúng thực tế vì có kênh giám sát riêng”. Theo ông Dũng, phải chờ khiThông tư 02 có hiệu lực từ 1-1-2015 thì con số về nợ xấu giữa NHNN và các NHTM sẽ tiệm cận hơn do những quy định chặt chẽ.
Chủ yếu nợ xấu là bất động sản
Ông Nguyễn Đức Hưởng phân tích cách thức xử lý nợ xấu mà NHNN đang áp dụng hiện nay là “lập ra VAMC để gom nợ xấu vào một cái kho để nhốt nợ xấu vào đó”. Làm rõ thêm, ông Hưởng cho rằng nếu để nợ xấu ở các NHTM thì phải tiến hành ngay đấu giá, hoá giá để thu hồi vốn kinh doanh. “Có điều tài sản nợ xấu trước 10 đồng bây giờ chỉ có thể thu 3-4 đồng và cũng khó bán trong tình hình hiện nay. Còn nếu để 5 năm sau giá nó sẽ khác, vì chủ yếu nợ xấu là bất động sản nên chỉ có thơm lên thôi chứ không thối được. Phần lớn nợ xấu là bất động sản nên VAMC mới mua. Tất nhiên, nếu thị trưởng bất động sản chưa hồi phục thì cũng phải xử lý dần và nếu vẫn còn nguồn thì phải giữ “ủ” chờ thời cơ. Nợ xấu cũng là nguồn dự trữ tốt cho tương lai” - ông Hưởng chia sẻ.
Ông Phạm Quang Dũng cho rằng hiện VAMC mới dừng ở mức mua nợ và giữ tài sản là chính vì đầu ra còn chờ cơ chế. “Nếu có cơ chế tôi nghĩ VAMC xử lý tốt hơn nhiều các NHTM khác vì có nghiệp vụ” - ông Dũng kỳ vọng. Tuy nhiên, ông Dũng cũng khẳng định “Việc bán cho VAMC là một biện pháp thôi chứ không phải biện pháp chính. VAMC và VCB có một thỏa thuận, VCB bán nhưng VAMC ủy quyền lại cho VCB trong việc thu hồi nợ, có nghĩa trách nhiệm tận thu xử lý nợ vẫn ở phía VCB. Chỉ có làm như vậy thì NH mới có trách nhiệm với các khoản nợ, đẩy nhanh được việc thu nợ. Muốn làm nhanh thì ngân hàng nên tự lực cánh sinh”.

Năm 2015, phấn đấu xử lý xong nợ xấu hiện có
Thông cáo của Văn phòng Chính phủ khẳng định: “Phấn đấu đến cuối năm 2015 cơ bản xử lý được số nợ xấu hiện có, đưa tỷ lệ nợ xấu xuống còn khoảng 3%. Kiểm soát và nâng cao chất lượng tín dụng, tạo nền tảng phát triển an toàn, bền vững hệ thống các tổ chức tín dụng đến năm 2020”.

Thế Dũng
Xem thêm:

Xem thêm: