Thứ Tư, 27 tháng 1, 2016

Kỳ vọng Đảng CSVN cải cách thể chế; khác nào đòi ai đó tự túm tóc mình nhảy lên





Trí tuệ và bản lĩnh mới thấu được khẩu hiệu treo ở hội trường Đại hội Đảng


(GDVN) - Sự thành công của Đại hội sẽ chỉ là bước đầu bởi lẽ con người khi đạt được quyền lực không phải ai cũng giữ được kiên định trước cám dỗ mà quyền lực mang lại.

Hai cụm từ “cải cách thể chế” và “đổi mới chính trị” xuất hiện ngày càng nhiều trong phát biểu của các nhà lý luận, trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

Báo Vietnamnet.vn ngày 21/3/2014 chạy tít: “Cải cách: Gốc vẫn là thể chế”, báoQđnd.vn ngày 6/2/2015 có bài “Thực chất về đổi mới chính trị”, bài báo viết:

Đổi mới chính trị là vấn đề hệ trọng, có tác động lớn, có tính quyết định đến đường hướng phát triển đất nước trong nhiệm kỳ 2016-2021 và những năm tiếp theo. Đây không phải lần đầu tiên Đảng ta đề cập đến vấn đề đổi mới chính trị”.

Tham luận tại Đại hội Đảng 12, Bộ trưởng Kế hoạch-Đầu tư Bùi Quang Vinh cho rằng: “Đổi mới chính trị  đồng bộ với đổi mới kinh tế là yêu cầu hết sức cấp bách”.

Giữa “cải cách” và “đổi mới”, giữa “thể chế” và “chính trị”, sự khác nhau không phải chỉ trong ngôn từ mà còn bởi nội hàm của mỗi khái niệm, đi sâu phân tích sự khác nhau này là công việc của Hội đồng Lý luận trung ương, của những người được đào tạo bài bản, mục đích mà bài viết hướng tới là tìm sự giống nhau, điểm chung trong cả hai cách diễn giải.

Danh sách chính thức Ban Chấp hành Trung ương khóa XII

Không đổi mới, không cải cách nghĩa là chấp nhận hiện trạng trì trệ, yếu kém trong quản lý nhà nước, quản lý kinh tế; chấp nhận sự xuống cấp văn hóa, đạo đức xã hội;  chấp nhận sự phân hóa giàu nghèo, vùng miền, chấp nhận đội ngũ công chức hình thành từ tệ nạn “chạy chức, chạy quyền”; chấp nhận nguy cơ xâm lấn của các thế lực nước ngoài trên biên giới quốc gia, chủ quyền biển đảo?

Rõ ràng tư duy ấy không có trong suy nghĩ của lãnh đạo Đảng, Nhà nước thể hiện qua báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương khóa 11 tại Đại hội 12 này.

Đổi mới hay cải cách, khó khăn lớn nhất là vượt qua rào cản tư duy đã thấm sâu vào tiềm thức không phải chỉ một thế hệ. Sẽ là sai lầm tai hại nếu cho rằng cứ người trẻ là năng động, chấp nhận đổi mới còn người già thỉ bảo thủ, trì trệ.
Nhưng cũng sẽ sai lầm không kém nếu sợ trao ngọn cờ cho thế hệ trẻ chỉ vì cho rằng họ chưa đủ tâm, đủ tầm.

Dù là đổi mới hay cải cách thì điều đầu tiên phải biết đích đến sẽ là gì, cụ thể là phải hình dung trước khi bắt tay đổi mới, rằng xã hội Việt Nam tương lai sẽ như thế nào?
Về điều này, câu khẩu hiệu treo ở phía cuối hội trường Đại hội Đảng 12 “Dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh!” đã nói lên tất cả.
Hình ảnh Đại hội Đảng 12 (Ảnh: TTXVN)
Với năm tiêu chí đó, nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa khác các nước tư bản chủ nghĩa ở chỗ nào, và quan trọng hơn bằng con đường nào để đạt tới năm tiêu chí đó?

Để đến ngày hôm nay, nhân loại đã trải qua hàng nghìn cuộc chiến đẫm máu, và không ai dám khẳng định tương lai sẽ không còn cuộc chiến nào xảy ra.

Để có thế giới văn minh hôm nay, loài người đã tiến hành nhiều cuộc cách mạng mà quan trọng nhất là cách mạng công nghiệp, cách mạng khoa học-kỹ thuật và giờ đây là cách mạng tri thức.

Thành quả của các cuộc cách mạng ấy là tài sản mà nhân loại “cho không” các quốc gia, dân tộc, nhận hay không lại tùy thuộc vào bản lĩnh của người lãnh đạo.

Thực tế cho thấy, cùng điều kiện như nhau, trong một khoảng thời gian như nhau, có nước mọc cánh thành rồng trong khi có nước khác vẫn lẹt đẹt như loài bò sát.
Nền kinh tế, quốc phòng Trung Quốc được như ngày hôm nay không phải vì đất nước ấy có nhiều người được giải Nobel, không phải họ phát minh ra những công nghệ hàng đầu thế giới.
Điều làm nên sự thần kỳ của họ là ở chỗ họ tận dụng tối đa thành tựu khoa học công nghệ của nước khác thông qua hợp tác, mua bán thậm chí là đánh cắp.
Với người Trung Quốc, “mèo trắng hay mèo đen không quan trọng, miễn là bắt được chuột”.

Vậy điều gì là quan trọng nhất với chúng ta hiện nay?

Câu nói nổi tiếng “trên thế giới này làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi” cho chúng ta một cách tư duy logic, rằng để thành đường phải có rất nhiều bước chân đã đặt xuống, phải qua một khoảng thời gian lâu dài chứ không một sớm một chiều.

Con đường mòn loanh quanh trong rừng có thể không phải đường thẳng, không phải đường ngắn nhất song theo nó để không bị lạc trong rừng là điều ai cũng tâm niệm.

Điều có thể thấy rõ là Trung ương, Bộ Chính trị và cá nhân Tổng Bí thư đã nhận rõ nguyên nhân làm đất nước tụt hậu, quyết tâm cải cách, đổi mới được thể hiện ngay trong dòng tiêu chí thứ nhất của báo cáo chính trị: “Vững bước trên con đường đổi mới”.

Có câu nói rất nổi tiếng, rằng: “Không ai hai lần tắm trên cùng một dòng sông”. Dòng sông hôm qua khác dòng sông hôm nay, khác dòng sông ngày mai. Con người buổi sáng khác con người buổi trưa, buổi chiều bởi lẽ cứ mỗi thời khắc trôi qua, người ta lại già đi một chút.

Người viết rất hy vọng sau Đại hội 12, với mục tiêu kiên định đổi mới, Đảng ta sẽ khác về chất so với trước đó, và người dân sẽ không còn thấy “một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thoái hóa biến chất, tham nhũng, bè phái…” tồn tại trong Đảng.

Với dàn lãnh đạo mới, tụ hội nhiều gương mặt trẻ, hy vọng Trung ương khóa 12 sẽ có một bộ tham mưu trí tuệ, bản lĩnh, có kế thừa phát triển đồng thời cũng sẽ có những khác về chất so với các Bộ tham mưu trước đó.

Tướng Thước nhắn nhủ tới Trung ương và 4 lãnh đạo cao nhất của đất nước

(GDVN) - Trung tướng Nguyễn Quốc Thước – nguyên Tư lệnh quân khu IV nhấn mạnh: Biển Đông chính là vấn đề sống còn của cả dân tộc, Trung ương XII phải đặc biệt quan 
Trí tuệ để chỉ rõ cho toàn dân biết thế nào là Chủ nghĩa xã hội, xã hội xã hội chủ nghĩa có các đặc điểm nổi bật gì mà chúng ta cần kiên định hướng tới, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ưu việt hơn nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa ở chỗ nào?.

Trí tuệ để khi Nghị quyết khẳng định: “Tập trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành đầy đủ, đồng bộ, hiệu quả theo quy luật kinh tế thị trường” thì cần có lý luận giải thích một khi “vận hành đầy đủ, đồng bộ, hiệu quả theo quy luật kinh tế thị trường” thì làm sao để “định hướng xã hội chủ nghĩa”".

Có thể thấy những vấn đề thuộc phạm trù lý luận như vậy cần làm sáng tỏ trước hết trong đội ngũ lý luận của Đảng, sau đó là giới trí thức và cuối cùng là quảng đại quần chúng lao động.

Chỉ có bộ tham mưu trí tuệ, dựa vào tri thức mới có thể khẳng định con đường mà Đảng chọn là con đường duy nhất đúng nhất đưa xã hội Việt Nam thoát khỏi trì trệ, yếu kém. 
Sau 30 năm đổi mới đã qua, chu kỳ đổi mới thứ hai này như đề xuất của Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, sẽ kéo dài chừng 20 năm, đến năm 2035 nước ta sẽ có mức thu nhập bình quân đầu người từ 15.000 – 18.000 USD.

Người viết cho rằng, mỗi chu kỳ chỉ nên kéo dài 15 năm, tương đương ba kế hoạch 5 năm là đủ. Mười lăm năm trước, nếu chúng ta kiên quyết như hôm nay thì tình hình đất nước đã khác nhiều, một khi kinh tế, quốc phòng được tăng cường thì tình hình Biển Đông chắc sẽ không phức tạp như hiện tại.

Trí tuệ không thể tách rời khỏi bản lĩnh, bản lĩnh để đối phó với bất kỳ áp lực nào, chủ quyền quốc gia phải được xem là tối thượng, một tấc đất cha ông để lại cũng không được xem nhẹ.

Bản lĩnh để sẵn sàng chịu đau, để loại bỏ khỏi Đảng cả “bầy sâu” đang ẩn mình chờ thời, đang đục khoét nền kinh tế, làm băng hoại đạo đức xã hội.

Lâu nay dư luận xã hội bàn luận nhiều về các hình thức kỷ luật trong Đảng, đặc biệt là hình thức kỷ luật “rút kinh nghiệm”, thậm chí có người nghỉ hưu rồi hình thức kỷ luật cũng vẫn là “rút kinh nghiệm”.

Việc bảo vệ cán bộ, đảng viên tham nhũng, đạo đức xuống cấp, vi phạm pháp luật một cách quá mức cần thiết như hiện nay không góp phần nâng cao uy tín của Đảng.

Cần có bản lĩnh để phân biệt “dân chủ thực chất” và “dân chủ lý luận”, không có bản lĩnh sẽ không thể phân biệt những góp ý, phản biện của người dân và truyền thông với sự phá hoại hay thông tin sai sự thật; không có bản lĩnh thì sợ đủ thứ, từ sợ sinh ra cấm đoán.

Người có bản lĩnh dùng cách thuyết phục, người không có bản lĩnh dùng cách cấm đoán, phạt nặng là biện pháp răn đe cần thiết nhưng sẽ là tốt hơn nếu khuyến khích những phản biện có trách nhiệm.

Trung ương XII trước áp lực bảo vệ chủ quyền lãnh thổ dân tộc

(GDVN) - Trao đổi với báo chí bên lề Đại hội Đảng XII, ông Trần Văn Hằng – Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội đề cập tới nội dung trên.
Bản lĩnh lại càng cần với đội ngũ lãnh đạo khi nhận trách nhiệm và chịu trách nhiệm, bởi lẽ nhận trách nhiệm thì dễ, chịu trách nhiệm mới khó.

Bốn mươi năm thống nhất đất nước, ba mười năm đổi mới, so với chính mình, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu không thể phủ nhận về kinh tế, đối ngoại, an ninh, quốc phòng… nhưng cũng không thể phủ nhận đạo đức xã hội đang băng hoại nghiêm trọng, văn hóa xuống cấp, giáo dục lạc hậu, công chức, viên chức thoái hóa, biến chất ở đâu cũng gặp.

Sự giàu có của một bộ phận cán bộ, đảng viên ngày nay, đặc biệt là cán bộ trong cơ quan công quyền gấp rất nhiều lần những người bị quy là địa chủ ngày xưa trong khi người nghèo thì vẫn như thế, vẫn làm thuê và chạy ăn từng bữa.

Tiêu chí đầu tiên trong khẩu hiệu mà Đại hội 12 đưa ra là “dân giàu”, dân giàu đương nhiên cán bộ, đảng viên cũng phải giàu, vấn đề là giàu minh bạch, giàu đúng luật.

Có thể ý kiến sau đây chưa chính xác, nhưng người viết cho rằng mong muốn đầu tiên của người dân hiện nay chưa phải là “dân giàu” mà là công bằng, minh bạch.

Công bằng trong chính sách vĩ mô giữa các vùng miền, dân tộc, công bằng trong cống hiến và hưởng thụ thành quả xã hội, công bằng trong cách vận dụng luật pháp giữa các nhóm đối tượng: Nhà nước và tư nhân, dân chúng và cán bộ, người có công với nước và có công với chế độ…

Minh bạch để người dân giám sát, minh bạch để người dân góp ý, minh bạch để kẻ xấu không thể lợi dụng danh nghĩa bảo vệ cán bộ nhằm qua mặt pháp luật…

Với quyết tâm đổi mới mà Trung ương đã khẳng định, người dân có quyền hy vọng Trung ương khóa 12 sẽ chỉ gồm những người đặt quyền lợi quốc gia, dân tộc trên hết.
Hy vọng là sẽ không thể có những kẻ cơ hội, tham vọng quyền lực trong số 1.510 đại biểu dự Đại hội cũng như sự hiện diện của kẻ cơ hội, tham vọng quyền lực trong lá phiếu của các đại biểu.

Sự thành công của Đại hội sẽ chỉ là bước đầu bởi lẽ con người khi đạt được quyền lực không phải ai cũng giữ được kiên định trước cám dỗ mà quyền lực mang lại.

Sự đổi mới trong Đại hội cần đi kèm sự giám sát sau Đại hội để những người được cử nắm trọng trách quốc gia giữ được bản lĩnh trước bất kỳ biến cố nào.

Một Đại hội trí tuệ và bản lĩnh, một bộ tham mưu trí tuệ và bản lĩnh, đó là những gì mà người cầm bút mong đợi.



Tướng Thước nhắn nhủ tới Trung ương và 4 lãnh đạo cao nhất của đất nước

(GDVN) - Trung tướng Nguyễn Quốc Thước – nguyên Tư lệnh quân khu IV nhấn mạnh: Biển Đông chính là vấn đề sống còn của cả dân tộc, Trung ương XII phải đặc biệt quan tâm.

Biển Đông là vấn đề sống còn của dân tộc
Trao đổi với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước – nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tư lệnh quân khu IV chia sẻ: “Hàng triệu Đảng viên và nhân dân cả nước đang chờ đợi Đai hội Đảng XII sẽ xác định được đường hướng đi lên, phát triển mạnh mẽ của thành quả cách mạng, của công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Đặc biệt, tôi kỳ vọng cơ quan lãnh đạo tối cao là Ban chấp hành trung ương khóa XII, trong đó Bộ Chính trị và đặc biệt nhất là 4 đồng chí tứ trụ của triều đình được lựa chọn phải thực sự là tiêu biểu cho ý chí của toàn dân tộc. Đó là các đồng chí phải có dũng khí, phẩm chất đạo đức và trí tuệ ở đỉnh cao nhất của Đảng, của dân tộc để lái con thuyền vượt qua những khó khăn trong nhiệm kỳ sắp tới”.
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước nhấn mạnh, Biển Đông là vấn đề sống còn của dân tộc. ảnh: Giáo dục Việt Nam.
Theo Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, trong xu thế hội nhập thì nhiệm vụ phát triển kinh tế được đặt lên hàng đầu để nâng cao đời sống của nhân dân. Tuy nhiên, lịch sử phát triển hàng nghìn năm của đất nước cho thấy, trong bấy kỳ hoàn cảnh nào chúng ta cũng phải chú trọng cả nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền dân tộc, trước sự nhòm ngó của những kẻ xấu, luôn lợi dụng thời cơ để xâm chiếm đất đai, biển đảo cảu tổ quốc.
“Tôi đề nghị Trung ương XII phải đặc biệt quan tâm tới vấn đề bảo vệ chủ quyền của dân tộc, nhất là biển đảo. Biển Đông là vấn đề sống còn của cả dân tộc, vì vậy cơ quan lãnh đạo tối cao phải thể hiện bản lĩnh, ý chí của toàn dân, thực sự xứng đáng là cơ quan tối cao đại diện cho phẩm chất đạo đức, trí tuệ của nhân dân.
Nhiều thế hệ đã anh dũng hy sinh để bảo vệ nền độc lập, bảo vệ hòa bình của dân tộc, vậy thì các lớp sau này phải hành động sao cho xứng đáng với truyền thống ấy. Muốn thống nhất được tinh thần của nhân dân hướng đến mục tiêu cao nhất thì trước hết tinh thần của 4 vị tứ trụ phải thể hiện được điều ấy”, Tướng Thước nhấn mạnh.
Loại trừ nạn chạy chức, chạy quyền
Theo Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, để phát huy được sức mạnh của toàn dân thì trước hết trong Đảng phải đoàn kết, phải thống nhất, phải đấu tranh loại bỏ tiêu cực, phát huy được những mặt tốt.
“Đảng phải kiên quyết đấu tranh để loại trừ bằng được nạn tham nhũng, chạy chức chạy quyền ra khỏi Đảng. Đó là vấn đề bức xúc số một của Đảng, của dân, nó làm suy yếu sức mạnh của Đảng, gây nguy hại tới sự tồn vong của chế độ, xa hơn nữa là khiến cho sức mạnh của đất nước bị suy giảm, kẻ thù sẽ nhân cơ hội xâm chiếm lãnh thổ”, Tướng Thước chỉ rõ.

Ông Vũ Mão: “Đảng cần chỉ rõ những đảng viên nào suy thoái”

Qua kinh nghiệm thực tế, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước cho rằng, công tác tuyển chọn cán bộ của Đảng có quy trình chặt chẽ, vì vậy không khó để tìm ra những cán bộ giỏi, có phẩm chất đạo đức tốt.
Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo: “Có những cán bộ là người tốt, nhưng sau một thời gian được bổ nhiệm thì lại bị biến chất, thành ra người xấu. Đầu tiên là do chính cán bộ đó thiếu bản lĩnh, không chịu rèn luyện, bị lóa mắt vì đồng tiền.
Nhưng ở chiều ngược lại, Đảng cũng phải xem xét trên các phương diện khác, liệu rằng sự đãi ngộ đã đủ đảm bảo đời sống cho họ chưa? Đã đủ để họ yên tâm lo cho gia đình chưa? Chúng ta hô hào trọng dụng người tài nhưng không có cơ chế để phát huy họ thì làm sao thành công được”.
Trong di chúc để lại cho Đảng, cho nhân dân ta Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân".
Bác đã chỉ ra rằng, Đảng phải thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình. Đối với Bác, dù ở cương vị lãnh đạo cao nhất, Người vẫn thực hành tự phê bình và phê bình một cách nghiêm túc, nêu tấm gương sáng về đức tính trung thực, thẳng thắn, về thái độ và phương pháp phê bình cho cán bộ, đảng viên noi theo.

Bác nói rằng: "Tổ chức đảng cũng vậy, Đảng không phải trên trời rơi xuống, "Đảng là người, nên có sai lầm, tức là cũng có lúc khoẻ mạnh, lúc ốm đau, bệnh tật. Đó là lẽ thường tình, không vì thấy ốm đau mà phát sinh tư tưởng lo sợ, bi quan, tuyệt vọng, giấu giếm bệnh tật trong mình".
Người khẳng định: "Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính". Đảng cần phải biết những ưu điểm và khuyết điểm của mình "để dạy dỗ đảng viên, dạy dỗ quần chúng".

Từ đó khẳng định, tự phê bình và phê bình là vũ khí sắc bén nhất giúp Đảng ta trong sạch vững mạnh, làm tốt hơn nữa vai trò lãnh đạo nhân dân, lãnh đạo đất nước trong thời kỳ mới. Tuy nhiên, trên thực tế thì kết quả các cuộc phê bình và tự phê bình chưa đạt được đúng với mong muốn của Đảng. Cứ nhìn vào thực tế  chất lượng cán bộ ra sao, cách hành xử thế nào, tài sản ở đâu ra nhiều thế… là thấy ngay kết quả.
Cũng từ đó, Đảng đặt ra vấn đề đấu tranh với  với những diễn biến tự chuyển hóa trong nội bộ - mầm mống nguy hại làm phai nhạt lý tưởng của thế hệ trẻ.
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước bình luận: “Ngăn chặn đà suy thoái với cán bộ Đảng viên là nhiệm vụ nặng nề, rất khó khăn, nhưng bắt buộc phải làm để giữ gìn chế độ, giữ gìn nền hòa bình cho dân tộc. 86 năm qua, Đảng luôn một lòng vì nhân dân, trong những thời khắc khó khăn nhất của dân tộc, Đảng đã chứng minh được bản lĩnh, lãnh đạo nhân dân vùng lên.
Bây giờ, Đảng phải thể hiện bản lĩnh mạnh mẽ hơn nữa vì dân, có như vậy thì dân mới tin, mới ủng hộ Đảng”.
Ngọc Quang


Tổng bí thư phải có phẩm chất đặc biệt


- "Quan điểm trong Đảng luôn nói đảng viên phải có trí tuệ, đạo đức, mẫn tiệp, phải gần dân... nhưng theo tôi đó không phải là những điều quan trọng nhất", luật sư Lê Đức Tiết nêu.


Sau cuộc gọi của VietNamNet, luật sư Lê Đức Tiết, nguyên Phó chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ và Pháp luật, Ủy ban Trung ương MTTQ VN chia sẻ, ông đã mất cả đêm thao thức, trăn trở với nhiều kỳ vọng về thế hệ lãnh đạo mới, đặc biệt vị trí Tổng bí thư.
Rõ thái độ với an ninh, chủ quyền
Luật sư Lê Đức Tiết chia sẻ, tụt hậu là nguy cơ lớn nhất của Việt Nam hiện nay.
"Trong thế giới hiện nay, càng tụt hậu lâu, càng khó vươn lên", ông Tiết tâm tư.
Đại hội Đảng 12, đảng viên, chống tham nhũng, Tổng bí thư, luật sư Lê Đức Tiết
Luật sư Lê Đức Tiết tại nhà riêng. Ảnh: Thúy Hạnh
Ông kỳ vọng, Tổng bí thư và 3 cương vị lãnh đạo chủ chốt nhiệm kỳ mới phải tìm cho ra những biện pháp để khắc phục tụt hậu, giúp đất nước vươn lên đột phá.
Theo ông, họ phải có những phẩm chất đặc biệt.
"Tri thức có nhiều bao nhiêu, đạo đức có tốt bao nhiêu nhưng nếu không biết tạo ra thời cơ, không biết nắm bắt thời cơ thì chưa đủ. Nghệ thuật người lãnh đạo là tạo thời cơ và nắm bắt thời cơ. Không dễ dàng nhưng nếu không tạo thời cơ, thời cơ sẽ không bao giờ đến", ông Tiết nêu quan điểm.
Trong lĩnh vực ngoại giao, ông ủng hộ chủ trương làm bạn với tất cả các nước, nhưng vừa hợp tác vừa phải thẳng thắn đấu tranh.
"Trong nhiệm kỳ tới, tôi mong Tổng bí thư sẽ là người cứng rắn, quyết liệt hơn trong vấn đề an ninh chủ quyền, phải rõ thái độ. Phải biết tạo thời cơ và nắm bắt thời cơ để tranh thủ sự ủng hộ của thế giới", ông nói.
Theo luật sư Lê Đức Tiết, khi chọn lựa những vị trí lãnh đạo cao nhất, không nên chỉ căn cứ vào chức vụ, thành tích đã qua, chỉ nên xem đó là tiêu chí tham khảo, còn yếu tố quyết định là chương trình hành động sắp tới để làm căn cứ sau 1 năm, 1 nhiệm kỳ đánh giá lại.
Đại hội Đảng 12 cũng phải bàn đến việc tiếp tục tạo thêm được những thời cơ thuận lợi cho những năm tới và nắm bắt được những thời cơ đó. Đại hội Đảng nên đánh giá, làm sao để nhanh chóng chuyển nền kinh tế nông nghiệp, công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. Vì công nghiệp mà chỉ chuyên bán nguyên liệu thô, nhập máy móc cũ hoặc máy móc tân tiến đi nữa nhưng phụ thuộc phụ tùng thì càng công nghiệp hóa, càng lệ thuộc.
Gương mẫu chống tham nhũng
Cùng với tụt hậu, luật sư Lê Đức Tiết cho rằng tham nhũng, lãng phí đang gây bức xúc rất lớn cho nhân dân nhưng những năm qua, công cuộc phòng chống tham nhũng chưa đạt được kết quả như kỳ vọng.
Đại hội Đảng 12, đảng viên, chống tham nhũng, Tổng bí thư, luật sư Lê Đức Tiết
Đại biểu dự Đại hội Đảng 12. Ảnh Phạm Hải
"Tôi hy vọng Đại hội sẽ chọn được những người có phương sách tốt nhất để khắc phục tụt hậu, gương mẫu trong chống tham nhũng, lãng phí. Trong đó chống tham nhũng phải thực chất hơn, giờ nhân dân vẫn thấy hình thức nhiều quá", ông nhận xét.
Theo luật sư Lê Đức Tiết, đế chống tham nhũng, nhân dân mong muốn các ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các cấp, ngành phải công khai tài sản để cho dân kiểm soát.
"Tổng thống Nga Putin từng nói 'Ai bảo tôi có tài khoản gửi ở nước ngoài thì cứ phát hiện, nếu phát hiện được thì xin biếu không tài khoản đó'. Ở Việt Nam chưa có lãnh đạo nào dám nói vậy. Do đó, tôi kỳ vọng nhiệm kỳ tới, 4 đồng chí ở vị trí chủ chốt phải tự mình nêu gương trong vấn đề chống tham nhũng, lãng phí", luật sư Lê Đức Tiết gửi gắm.
Thúy Hạnh
Xuân Dương

Không có nhận xét nào: