Thứ Bảy, 23 tháng 1, 2016

Đại hội Đảng 12: Trời tối, đường xa... buộc phải đi ngược, làm trái...

Phúc Lộc Thọ.


-“ Ở đời, trung hiếu khó vẹn toàn; trời tối đường xa buộc phải đi ngược làm trái…
( Ngũ Viên-Thời Chiến quốc...)
-Ngày nay, "dân chủ và tập trung cũng khó mà trọn vẹn cả đôi đường"; được tập trung thì thôi dân chủ...

Hiện nay danh sách đã thông qua về ai được quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan lãnh đạo của Đảng CS Việt Nam vẫn chưa được chính thức công bố; Tuy vậy, dư luận bàn tán nhiều về “ bộ tứ” sắp tới sẽ là những gương mặt nào?
Qua ý kiến trả lời báo chí của ông Vũ Ngọc Hoàng, dư luận dự đoán được 1 nhân vật đặc biệt quá tuổi 65 sẽ được BCT và BCHTW bỏ phiếu nhất trí ở lại tái cử vào cương vị TBT, đó là ông Nguyễn Phú Trọng…9 ủy viên khác của BCTTW khóa 11 do đã chạm giới hạn tuổi nên sẽ không tái ứng cử, trong số này chắc chắn có ông Nguyễn Tấn Dũng…
Hiện nay qua một số ý kiến phát biểu lấp lửng dưới đây của ông Vũ Ngọc Hoàng-Phó Ban thường trực Ban tuyên giáo TW và ông Nguyễn Bắc Son-Bộ trưởng Bộ Thông tin-Truyền thông; Hai ông này được coi như cai loa VIP của Đại hội Đảng CSVN lần thứ 12…nhiều ý kiến dự đoán, trước áp lực của dư luận, khả năng ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn còn một khe cửa hẹp để lật lại “thế cờ 244”, tái ứng cử trở lại để cùng tranh chiếc ghế TBT với ông Nguyễn Phú Trọng khi ra Đại hội…
Theo cộng đồng mạng thì ông Dũng có nhiều lợi thế tiềm năng ? Để có thể xem xét thấu đáo điều này, chúng ta cùng phân tích các ý kiến đã phát biểu của 2 ông Hoàng, Son xem ông Dũng có còn tia hy vọng lật lại được “thế cờ 244” không ?
Ông Vũ Ngọc Hoàng giải thích với Tuổi Trẻ về quy chế bầu cử: “Đối với các đại biểu dự Đại hội (không phải Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương khoá XI), việc ứng cử, đề cử là rất dân chủ, tự do, thoải mái, tín nhiệm ai thì có quyền đề cử và có quyền tự ứng cử, không có hạn chế gì cả, kể cả việc giới thiệu những đảng viên chính thức không dự Đại hội.”
Còn các đồng chí ở trong BCH cũ, những người đã trực tiếp tham gia thảo luận và có quyết nghị tập thể về việc giới thiệu nhân sự, nếu không có trong danh sách đề cử mà được các đại biểu giới thiệu tại Đại hội thì tôi nghĩ các đồng chí ấy sẽ có cách ứng xử phù hợp với trách nhiệm và ý thức tổ chức đối với quyết nghị về nhân sự mà trước đó mình đã tham gia bàn và biểu quyết.
Đối với các đồng chí xin rút, Chủ tịch Đoàn sẽ xem xét, đề xuất, báo cáo xin ý kiến Đại hội quyết định việc cho rút hay không. Đó chính là công việc “chốt” danh sách trước khi bầu cử.
Theo suy nghĩ của riêng tôi, đồng chí nào xin rút thì nên để cho rút, vì đây là việc tự nguyện xuất phát từ những lý do chủ quan hoặc khách quan nào đó và là suy nghĩ thật lòng chứ không lẽ là động tác giả.
Tất nhiên, quyết định là do trách nhiệm và trí tuệ của các đại biểu Đại hội.
( Tuổi trẻ )
Với báo Thanh Niên, ông Hoàng thanh minh:“Dư luận cho rằng Quyết định 244 đưa ra một quy chế bầu cử mất dân chủ, ở chỗ không cho ứng cử, đề cử. Hiểu như thế cũng chưa chuẩn. Thực chất, theo quy định của Quyết định 244, nếu anh là ủy viên cũ, anh đã trực tiếp tham gia họp bàn để thống nhất nghị quyết giới thiệu nhân sự này, nhân sự kia rồi, thì anh nên có trách nhiệm với nghị quyết chung ấy. Nghĩa là, quyết định này chỉ áp dụng với những người cũ đã ở trong cấp ủy, còn những người mới được tham gia cấp ủy lần đầu tại ĐH không vướng gì quy định đó cả. Ngay cả với người cũ được giới thiệu, thì quyền quyết định có ở trong danh sách đề cử hay không vẫn thuộc về ĐH chứ không phải do cấp ủy quyết định. Còn quy chế bầu cử ở ĐH Đảng 12 thì do ĐH 12 quyết định chứ BCH T.Ư không được phép quy định cho ĐH phải thế này, phải thế kia.
Tất nhiên, theo tôi, việc này cần phải được tiếp tục nghiên cứu nữa, để đảm bảo quyền của các đảng viên trong việc bảo lưu ý kiến và ứng cử, đề cử một cách dân chủ và khoa học nhất.
( Thanh Niên )
Còn ông Nguyễn Bắc Son đã phát biểu với Vnexpress:
”Quy chế bầu cử đã ghi rõ, các đồng chí cấp ủy viên mà không được cấp ủy giới thiệu thì không được ứng cử và không được nhận đề cử. Nhưng khi ra Đại hội thì Đại hội có quyền quyết định. Điều đó thể hiện dân chủ nhưng vẫn thực hiện theo các quy định của Đảng, quyền của Đại hội là cao nhất.
Theo quy chế bầu cử được thông qua tại phiên trù bị, ủy viên nhiệm kỳ cũ không được Ban chấp hành nhiệm kỳ cũ giới thiệu, thì không được ứng cử. Còn nếu được Đại hội đề cử thì đồng chí đó phải xin rút, do quy định là không được ứng cử và không được nhận đề cử. Nhưng cuối cùng, quyền quyết định cao nhất vẫn là của Đại hội.
Ví dụ đồng chí A là ủy viên Ban chấp hành khóa cũ không được Ban chấp hành khóa cũ giới thiệu để trình Đại hội, nhưng lại được Đại hội giới thiệu. Đồng chí A sẽ xin rút vì phải chấp hành nghị quyết, quyết định của Ban chấp hành cũ, và chấp hành quy chế bầu cử vừa được thông qua. Nhưng Đại hội sẽ bỏ phiếu quyết định, như thế là bảo đảm dân chủ nhất…”
Từ những ý kiến trên đây, nhiều ý kiến trên mạng dựa vài cái kết chắc nịch của 2 ông: “Đại hội sẽ bỏ phiếu quyết định …” cho rút hay không cho rút khỏi danh sách đề cử, ứng cử…Đây là cái câu mà mọi người ngộ đoán là” cái khe cửa hẹp” cuối cùng giành cho ông Nguyễn Tấn Dũng co thể bò qua...
Khi phát biểu các dự đoán này, những người suy đoán rằng “ dân chủ trong đảng” chưa phải đã hoàn toàn khóa trái cho trường hợp ông Dũng. Suy đoán như vậy là suy đoàn theo lối “ suy bụng ta ra bụng người”, là chưa hiểu nội tình Đảng CSVN, chưa hiểu bản chất và cơ chế vận hành của những nghị quyết, những quy chế, luật lệ nội bộ của Đảng CSVN…
Nếu tinh ý thì phải hiểu những ý kiến của 2 ông Nguyễn Bắc Son và Vũ Ngọc Hoàng chẳng qua chỉ là những ý kiến “giải độc” cho “quy chế 244”, làm đẹp và trấn án dư luận phục vụ cho công tác tuyên truyền; Những ý kiến lấp lửng cố tình tạo ra một “khe cửa ảo” để người ngoài đảng vẫn hiểu dân chủ trong đảng cũng giống như dân chủ của dân đen…
Chỉ xin nêu một thực tế: Hiện nay các đoàn tham gia đại hội được cơ cấu tổ chức theo từng địa phương, cụm ngành, trưởng đoàn thường là ủy viên BCHTW khóa 11; Những Trưởng đoàn này nhất nhất phải chịu sự chỉ đạo của BCTTW…
Các vị này đã được quyền phát biểu chính kiến trong hội nghị TW 13, 14 như ông Vũ Ngọc Hoàng đã nói: “Còn các đồng chí ở trong BCH cũ, những người đã trực tiếp tham gia thảo luận và có quyết nghị tập thể về việc giới thiệu nhân sự, nếu không có trong danh sách đề cử mà được các đại biểu giới thiệu tại Đại hội thì tôi nghĩ các đồng chí ấy sẽ có cách ứng xử phù hợp với trách nhiệm và ý thức tổ chức đối với quyết nghị về nhân sự mà trước đó mình đã tham gia bàn và biểu quyết…”
Như vậy, Trưởng đoàn chắc chắc sẽ không dám có ý kiến khác với Nghị quyết của TW về nhân sự trong Hội nghị TW 13, 14 rồi…; Nếu anh có ý kiến khác, không phù hợp “ với trách nhiệm và ý thức tổ chức đối với quyết nghị về nhân sự mà trước đó mình đã tham gia bàn và biểu quyết…” thì anh có còn tồn tại không ?
Còn “Đối với các đại biểu dự Đại hội (không phải Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương khoá XI), việc ứng cử, đề cử là rất dân chủ, tự do, thoải mái, tín nhiệm ai thì có quyền đề cử và có quyền tự ứng cử, không có hạn chế gì cả, kể cả việc giới thiệu những đảng viên chính thức không dự Đại hội.”
Liệu khi Trưởng đoàn đã không dám ho he thì có đoàn viên nào dám vượt mặt trưởng đoàn ra hội trường giơ tay đề cử ông A, ông B nào không ? Mặc dù như ông Hoàng nói là “không có hạn chế gì cả”…
Khi đã không ai dám tự ý đề cử một ai đó mà BCHTW 11 đã không đưa vào danh sách tái cử trong hội nghị TW 13, 14 thì cái gọi là “khe cửa hẹp” về nhân sự do toàn thể Đại hội quyết định chỉ là “một khe cửa ảo” ?!
Rõ ràng việc giải thích của 2 ông Hoàng, Son chỉ cho những ai nhẹ dạ cả tin xuôi tai, nghe ra vẫn tưởng “khe cửa ảo” kia là “khe cửa thật”…Làm công tác tuyên giáo như vậy theo Phúc Lộc Thọ là kém; Theo Phúc Lộc Tho cho rằng các vị nên học cách giải vấn những vấn đề chính trị rắc rối, tàn khốc, đối kháng của Ngũ Viên, người nước Sở cách đây 2500 năm…
Ngũ Viên là tướng nước Sở, do bị Sở Bình Vương lừa giết mất cha nên sang đầu quân cho nước Ngô và đã đánh bại được Sở Bình Vương…
Trước những hành động trả thù tàn khốc của Ngũ Viên với Sở Bình Vương chủ cũ của Ngũ Viên: Ngũ Viên đã quật xác Sở Bình Vương lên băm vằm; bạn cũ của Ngũ Viên là Thân Bao Tư viết thư can ngăn, Ngũ Viên đã không trả lời mà chỉ nói với người đưa thư của Thân Bao Tư: “ Ở đời, trung hiếu khó vẹn toàn; trời tối đường xa buộc phải đi ngược làm trái…
Trong tình hình một bộ phận không nhỏ trong đảng đang bị thoái hóa biến chất; các nhóm lợi ích đang phình ra nhanh chóng chi phối lung tung để tranh chiếm các ngôi vị cao; Nếu dân chủ cho tiến cử bầu bán công khai thì rất dễ phe ông Trọng sẽ bị thua, vì các phe khác sẽ dùng tiền mua phiếu…
Do vậy, phải nghĩ ra cái “Quy chế 244” là một giải pháp “ độc trị độc “ như Ngũ Viên lấy lý do “ trời tối đường xa”…Ở đời này " dân chủ" và " tập trung" khó mà trọn vẹn cả đôi đường: Muốn dân chủ thì thôi tập trung, đã tập trung thì phải hy sinh sân chủ...
Giải thích như thế nghe lọt tai thiên hạ hơn phải không ông Vũ Ngọc Hoàng, Nguyễn Bắc Son ?!

                                                         P.L.T.











Thủ tướng xin rút, giới thiệu Tổng bí thư tái cử


- Thượng tướng Võ Tiến Trung, Giám đốc Học viện Quốc phòng, xác nhận Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã xin rút và được rút khỏi danh sách giới thiệu bầu Ban chấp hành TƯ khóa mới.


Ông Võ Tiến Trung trả lời báo chí bên lề Đại hội Đảng chiều nay.
Đảm bảo tính kế thừa, giữ đoàn kết trong Đảng
- Chiều nay Đại hội đã bắt đầu nội dung về nhân sự, ông có thể cho biết về nội dung này?
Việc này Ban chấp hành TƯ 11 đã thảo luận rất kỹ. Có nhiều ý kiến cho rằng nên nâng Ban chấp hành TƯ lên, vì hiện nay có nhiều nhiệm vụ phát triển, trong Đảng cũng có những bộ phận thành lập thêm, như Ban Kinh tế TƯ, Ban Nội chính TƯ, do đó cần ủy viên TƯ.
đại hội đảng 12, nhân sự, Tổng bí thư, Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng, Nguyễn Tấn Dũng, Giám đốc Học viện Quốc phòng, Võ Tiến Trung
Thượng tướng Võ Tiến Trung. Ảnh: Phạm Hải
Nhưng cũng có ý kiến cho rằng không cần tăng lên nhiều, 200 ủy viên là được. Do đó so với khóa trước, tăng ủy viên TƯ chính thức từ 175 lên 180, ủy viên dự khuyết từ 25 xuống 20, như vậy vẫn giữ nguyên như cũ là 200, chỉ thay đổi giữa dự khuyết và chính thức.
Điều đáng nói là đây là lần đầu tiên TƯ có quy hoạch cán bộ chiến lược, nghĩa là quy hoạch các đồng chí TƯ, từ đó luân chuyển, đào tạo, ta đã mở 6 lớp đào tạo cán bộ chiến lược, học ở Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Do đó công tác chuẩn bị nhân sự lần này chặt chẽ hơn, thấu đáo hơn, từ cơ sở lên.
Các đồng chí vào TƯ lần này mà được Ban chấp hành TƯ 11 giới thiệu đều qua rất nhiều vòng, giới thiệu từ cơ sở, giới thiệu tại Ban chấp hành, Bộ Chính trị bỏ phiếu, được rồi mới ra TƯ chính thức giới thiệu.
Trong đó, lần này, Ban chấp hành TƯ giới thiệu thêm 5 đồng chí quá tuổi, trong đó có Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, ở lại để mang tính chất kế thừa, giữ vững ổn định chính trị, giữ vững khối đại đoàn kết toàn dân và đặc biệt là giữ đoàn kết thống nhất trong Đảng.
Đồng thời có 4 đồng chí đặc biệt ở quốc phòng, Thanh tra CP, QH, mà vị trí đó chưa có người thay thế, thì ở lại. Còn lại tất cả các đồng chí TƯ quá tuổi, mà tôi rất khâm phục là có đồng chí ủy viên Bộ Chính trị lớn tuổi, đều xung phong rút ra khỏi Bộ Chính trị để tạo điều kiện cho lớp trẻ.
Trung ương có nhiều ý kiến nên để thêm 4 đồng chí ở lại nhưng các đồng chí thống nhất với nhau rất cao là rút ra khỏi Bộ Chính trị, để một mình đồng chí Nguyễn Phú Trọng ở lại để đảm bảo tính kế thừa. Tôi đánh giá rất cao các đồng chí đó.
Với những người tự nguyện xin rút, hội nghị TƯ 14 cũng làm rất dân chủ. Bộ Chính trị không có quyền cho rút mà đưa ra trước TƯ bỏ phiếu kín. Cả 4 đồng chí, trong đó có Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, được Ban chấp hành TƯ 11 cho rút.
Những điều mạng bên ngoài nói các đồng chí Bộ Chính trị ta tham quyền cố vị, phái này phái kia đều bị gạt bỏ. Chứng tỏ các đồng chí thống nhất rất cao giới thiệu một đồng chí ở lại, TƯ ca ngợi điều này.
- Vậy tiêu chuẩn cụ thể như thế nào cho các ủy viên TƯ để có thể gánh vác trách nhiệm sắp tới?
Tiêu chuẩn đã nêu rõ trong phương án nhân sự của Ban chấp hành TƯ. Đó là những người có năng lực, trí tuệ, phẩm chất đạo đức, và đặc biệt có trách nhiệm với đất nước, có tư duy chiến lược…
Đặc biệt lần này, Bộ Chính trị và TƯ 11 đã đưa ra chỉ tiêu không để lọt những người cơ hội, thiếu phẩm chất đạo đức, người chủ trì đơn vị để xảy ra nhiều vụ việc nghiêm trọng, mất đoàn kết, trù dập cán bộ… vào TƯ.
Tôi rất tin là TƯ khóa 12 sẽ lãnh đạo đất nước chúng ta phát triển vững mạnh.
Có số dư
- Với quy chế bầu cử này, các ĐB có gặp khó khăn gì không?
Không có gì khó khăn cả, quy chế này rất thuận lợi. Các đoàn sẽ thảo luận và các ĐB hoàn toàn có quyền ứng cử, đề cử Ban chấp hành TƯ. Khi người được đề cử muốn rút thì do ĐH quyết định cho rút hay không. Vừa tập trung, vừa dân chủ.
Đồng chí nào muốn ứng cử thì chuẩn bị hồ sơ, theo hướng dẫn đã có trước Đại hội. Trong đó có lý lịch trích ngang, nhận xét của địa phương… Không có gì phức tạp cả vì đảng viên nào cuối năm cũng có bản kiểm điểm và nhận xét của địa phương nơi mình cư trú.
ĐB nào giới thiệu người mới cũng phải có trích ngang để báo cáo trước Trung ương và Đại hội về người đó, và người đó phải cung cấp hồ sơ để các ĐB đọc, xem xét có xứng đáng không trước khi bỏ phiếu.
Bên cạnh đó, tất các đảng viên đều có hồ sơ lưu tại đơn vị, trong trường hợp cần, Ban tổ chức Đại hội vẫn có thể lấy hồ sơ một cách khẩn cấp.
- Số dư của danh sách giới thiệu tại Đại hội lần này là bao nhiêu, thưa ông?
Ban chấp hành TƯ khóa 11 đã giới thiệu số dư là hơn 10%, số dư 21 trên 200 người được bầu. Số dư còn lại, gần 20%, Đại hội sẽ bỏ phiếu những người mới ứng cử, những người đề cử thêm, để lấy từ cao xuống thấp đến đủ số dư 30%.
Một số tỉ lệ trong Ban chấp hành mới như trên 10% nữ, trên 10% dưới 40 tuổi… Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ có một ủy viên TƯ, riêng Hà Nội và TP.HCM được thêm mỗi nơi 2 người.
Chung Hoàng (ghi)


Một trường hợp đặc biệt là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

23/01/2016 16:29 GMT+7
TTO - Thượng tướng Võ Tiến Trung - Uỷ viên Trung ương Đảng, giám đốc Học viện quốc phòng cho biết như trên trong cuộc trao đổi với báo chí bên hành lang Đại hội Đảng XII chiều 23-1.
Thượng tướng Võ Tiến Trung - Ảnh: V.V.Thành
Thượng tướng Võ Tiến Trung - Ảnh: V.V.Thành
* Thưa ông, là đại biểu dự Đại hội Đảng XII, ông có nhận xét gì về Quy chế bầu cử tại Đại hội lần này?
- Không có gì khó khăn cả. Bây giờ (lúc 3g chiều 23-1) các đoàn bắt đầu thảo luận. Đại biểu có quyền ứng cử, đề cử nhân sự cho Ban chấp hành Trung ương. Nếu nhân sự được đề cử muốn rút thì cũng do Đại hội quyết định.
Như vậy là vừa tập trung, vừa dân chủ, hoà quyện với nhau rất rõ ràng.
* Quyền tự ứng cử của đảng viên được thực hiện như thế nào, thưa ông?
- Việc này theo điều lệ Đảng, nếu là đảng viên thì phải biết. Đó là gửi đơn tự ứng cử đến Đại hội.
* Nhưng người tự ứng cử sẽ phải chuẩn bị hồ sơ?
- Nếu có ai muốn tự ứng cử thì chuẩn bị hồ sơ, việc này có hướng dẫn trước Đại hội rất lâu rồi, gửi đến các đoàn. Người tự ứng cử phải có hồ sơ, lý lịch trích ngang, có nhận xét của địa phương. Hồ sơ này không có gì phức tạp.
Thông thường cuối năm các đảng viên đều có bản kiểm điểm, có nhận xét của địa phương nơi cư trú, cái đó có sẵn rồi, chỉ cần làm thêm bản lý lịch trích ngang. Cho đến lúc này chưa có nhân sự tự ứng cử.
* Vậy đại biểu đi dự Đại hội muốn giới thiệu nhân sự tham gia Ban chấp hành Trung ương khoá XII thì sao?
- Khi giới thiệu nhân sự mới (so với nhân sự trong danh sách đề cử của BCH Trung ương cũ) thì phải có lý lịch trích ngang và báo cáo với Trung ương, với Đại hội về đồng chí đó.
Nghĩa là cung cấp hồ sơ để các đại biểu dự Đại hội đọc được hồ sơ đó, xem xét có xứng đáng không để bỏ phiếu.
* Nghĩa là một đại biểu đi dự Đại hội giới thiệu ai thì phải chuẩn bị sẵn hồ sơ của người đó, để khi giới thiệu thì cung cấp luôn cho Đại hội hồ sơ nhân sự mà mình giới thiệu?
- Đúng vậy. Cá nhân tôi là Uỷ viên Trung ương khoá XI thì không được giới thiệu nhân sự mới, nhưng đại biểu tham dự Đại hội mà không ở trong BCH Trung ương cũ thì được đề cử nhân sự với cách thức như nêu trên, nghĩa là phải chuẩn bị hồ sơ nhân sự.
Chiều nay (23-1) và ngày mai (24-1), khi họp đoàn, các đại biểu có quyền giới thiệu nhân sự, thậm chí nếu không chuẩn bị kịp hồ sơ thì Ban Tổ chức Trung ương có thể làm việc theo quy trình để liên hệ với cơ sở gửi hồ sơ lên. Tất cả các đảng viên đều có hồ sơ lưu tại đơn vị.
* Chiều 23-1 khi họp đoàn thì các đại biểu sẽ được thông tin về công tác nhân sự?
- Chiều nay khi họp đoàn, đồng chí trưởng đoàn sẽ phổ biến toàn Đảng hiện nay có bao nhiêu người gửi đơn đến ứng cử. Sau đó ra Đại hội thì BCH Trung ương sẽ báo cáo trong Đại hội này ai ứng cử, ai đề cử, ứng cử và đề cử là bao nhiêu người.
Vì Quy chế bầu cử được thông qua tại Đại hội đã quy định số dư tối đa không quá 30% so với số lượng cần bầu, và trước đó Ban chấp hành Trung ương khoá XI đã chuẩn bị số lượng đề cử với Đại hội có số dư hơn 10%, cho nên khi tổng hợp danh sách ứng cử, đề cử mà số dư nhiều hơn 30% thì Đoàn chủ tịch lấy phiếu xin ý kiến Đại hội về các ứng cử viên mới (nằm ngoài danh sách Ban chấp hành Trung ương đề cử) để lấy người có số phiếu cao hơn, không nhất thiết quá bán cho đến khi đủ số dư tối đa 30%.
* Một số hãng thông tấn nước ngoài có nêu tên hai nhân sự cụ thể vào chức danh Tổng Bí thư tại Đại hội lần này. Xin ông có bình luận về thông tin trên?
- Hai nhân sự cụ thể ở đây là những đồng chí nào?
* Thưa, là Tổng Bí thư và Thủ tướng Chính phủ?
- Tôi xin nói rõ phương án của Trung ương khoá XI là để một trường hợp “đặc biệt” ở lại làm Tổng Bí thư (một nhân sự quá tuổi đang là Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XI).
Trung ương đã giới thiệu 4 đồng chí ở lại cương vị này trong đó có Thủ tướng Chính phủ, cả 4 nhân sự đó cùng với Tổng Bí thư đương nhiệm là 5 đồng chí. Trong số đó, 4 đồng chí đó đã làm đơn báo cáo Trung ương xin rút.
Và Hội nghị Trung ương 14 đã làm rất dân chủ. Bộ Chính trị không có quyền cho rút nên đã trình ra Trung ương bỏ phiếu kín là có cho 4 đồng chí đó rút hay không. Trung ương đồng ý cho 4 đồng chí này rút. Như vậy là hoàn toàn tự nguyện.
Và một trường hợp “đặc biệt” ở đây là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
* Thưa ông, liên quan đến 4 nhân sự xin rút, nếu tại Đại hội có ý kiến giới thiệu thì sao?
- Vẫn được. Lúc đó nếu đồng chí xin rút, Đại hội sẽ bỏ phiếu hoặc biểu quyết mà tôi nghĩ là bỏ phiếu, nếu quá bán nghĩa là không cho đồng chí rút thì đồng chí trở thành ứng cử viên.
Theo tôi được biết về phương án nhân sự thì 63 tỉnh, thành đều có Uỷ viên Trung ương, riêng TP.HCM và TP Hà Nội tăng mỗi thành phố thêm hai uỷ viên Trung ương, như vậy các địa phương là 67 đồng chí Uỷ viên Trung ương, số còn lại là các cơ quan Trung ương. 
Bộ Quốc phòng có phương án 20 đồng chí đồng chí tham gia Trung ương khoá XII, và 2 đồng chí quân đội tham gia Quốc hội là 22 đồng chí.
Thượng tướng Võ Tiến Trung
V.V.THÀNH ghi
Thượng tướng Võ Tiến Trung trả lời câu hỏi của báo chí bên lề Đại hội Đảng lần thứ 12 về vấn đề nhân sự...

“Nếu Đại hội không cho rút, các đồng chí đó lại tiếp tục ứng cử”
Chiều 23/1, Đại hội Đảng lần thứ 12 nghe báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương khoá 11 về công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khoá 12.

“Đồng chí Nguyễn Phú Trọng dù lớn tuổi nhưng được Trung ương đồng ý là trường hợp đặc biệt để tái cử vào chức danh Tổng Bí thư khóa 12. Các đồng chí còn lại hoàn toàn tự nguyện và Trung ương đã hết sức dân chủ cho phép rút”, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thượng tướng Võ Tiến Trung, Giám đốc Học viện Quốc phòng trả lời câu hỏi của báo chí bên lề Đại hội Đảng lần thứ 12 về vấn đề nhân sự.

“Đại hội có quyền cao nhất”

Theo nhiều bản tin, bài báo của các hãng tin quốc tế có đưa tin liên quan tới hai tên tuổi cho chức danh cao nhất là Tổng bí thư, gồm có đương kim Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và đương kim Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ông có bình luận gì về thông tin này?

Cũng có nhiều người giới thiệu phương án là Trung ương để lại một đồng chí làm Tổng bí thư. Tuy nhiên, trong Trung ương có giới thiệu 4 người ở lại với cương vị này, với đồng chí Nguyễn Phú Trọng là 5. Ông Nguyễn Phú Trọng là người được Bộ Chính trị thống nhất giới thiệu ra Trung ương. 

Tuy nhiên, cả 4 người này đều làm đơn báo cáo lên Trung ương xin rút khỏi vị trí Tổng bí thư. 

Hội nghị Trung ương 14 đã làm rất dân chủ. Bộ Chính trị không có quyền cho rút mà đã đưa ra trước Ban Chấp hành Trung ương bỏ phiếu kín, để kết luận cho phép rút hay không. 

Thì cả 4 đồng chí - trong đó có đồng chí Nguyễn Tấn Dũng - được cho phép rút, chỉ còn mình đồng chí Nguyễn Phú Trọng ở lại để ứng cử vào chức vụ Tổng bí thư khoá 12. 

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng dù lớn tuổi nhưng được Trung ương đồng ý là trường hợp đặc biệt để tái cử vào chức danh Tổng bí thư khóa 12. Các đồng chí còn lại hoàn toàn tự nguyện và Trung ương đã hết sức dân chủ cho phép rút.

Vì sao cho phép ông Dũng rút mà không cho ông Trọng rút, thưa ông?

Ông Trọng là do Bộ Chính trị thống nhất giới thiệu, sau đó báo cáo ra Trung ương.

Tức là Bộ Chính trị đã giới thiệu thì không cần xin rút?

Đúng rồi, Bộ Chính trị đã thống nhất cao khi giới thiệu ra Trung ương.

4 người đó đã xin rút. Nhưng trong Đại hội, nếu có đại biểu ngoài Trung ương lại đề cử 4 đồng chí này thì thế nào?

Thì vẫn được. 

Và nếu các đồng chí đó xin rút hoặc không xin rút thì Đại hội vẫn sẽ phải bỏ phiếu hoặc biểu quyết, để đưa ra quyết định cuối cùng là có cho rút hay không. 

Đại hội là cơ quan có quyền quyết định cao nhất.

Nếu Đại hội bỏ phiếu quá bán không cho rút, thì các đồng chí đó lại tiếp tục ứng cử.

“Đại biểu hoàn toàn có quyền tự ứng cử”

Báo cáo về nhân sự Trung ương khoá 12 chiều hôm nay có cơ cấu thế nào, thưa ông?

Tôi nhớ không nhầm là nữ trên 10%, dưới 40 tuổi cũng trên 10%, xin lỗi số này tôi không nhớ rõ lắm.

Về địa phương thì 63 tỉnh, thành đều có uỷ viên Trung ương, riêng Tp.HCM và Hà Nội thì mỗi địa phương thêm hai người, là 67.

Bộ Quốc phòng có 20 đồng chí và 2 đồng chí Bộ Quốc phòng cử sang Quốc hội là 22 đồng chí. 

Công an thì có 5 - 6 đồng chí gì đó.

Thưa ông, hiện giờ đã có ai tự ứng cử vào Trung ương chưa?

Hiện giờ chưa có ai tự ứng cử. Chưa có thông tin vì chiều nay bắt đầu họp đoàn, đồng chí trưởng đoàn mới phổ biến là toàn Đảng có bao nhiêu người gửi đơn đến để ứng cử.

Sau đó ra Đại hội mới báo cáo trong Đại hội này có những ai ứng cử, ai đề cử, số lượng bao nhiêu. 

Lúc đó, Đại hội mới quyết số lượng dựa trên số dư là 30%. Ban Chấp hành Trung ương khoá 11 đã giới thiệu số dư là hơn 10% (21/200 người). 

Còn khoảng 20% nữa thì Đại hội sẽ bỏ phiếu những người ứng cử và đề cử thêm, lấy từ cao xuống thấp, cứ đến lúc nào đủ 30% thì thôi. Còn quá 30% thì không lấy nữa. 

Quy định này là từ Hội nghị Trung ương 14 đã quyết định.

Vậy hồ sơ người được giới thiệu thêm quy định như thế nào?

Tôi giới thiệu đồng chí nào để bầu vào Ban Chấp hành Trung ương mới thì tôi phải có hồ sơ trích ngang, phải báo cáo trước Trung ương, trước Đại hội về đồng chí đó, và đồng chí đó phải cung cấp hồ sơ để các đại biểu trong Đại hội đọc để xem xét đồng chí đó có xứng đáng không.

Nghĩa là, ông định giới thiệu ai, thì ông phải chuẩn bị hồ sơ của người đó để báo cáo ra Đại hội khi đề cử họ?

Dĩ nhiên, trước Đại hội đã hướng dẫn, nếu muốn giới thiệu ai (người mới không trong Ban Chấp hành Trung ương khóa 11) thì được hướng dẫn trước Đại hội chuẩn bị hồ sơ đó. 

Cái này sau Hội nghị Trung ương 13 đã có hướng dẫn 

Quyền tự ứng cử của Đảng viên có được đảm bảo, thưa ông?

Hoàn toàn tự do, trong điều lệ Đảng đã nói rất rõ rồi.

Muốn ứng cử thì phải gửi đơn ứng cử lên Đại hội kèm với hồ sơ lý lịch, nhận xét của địa phương.

Tại Đại hội, có người tự đứng dậy giới thiệu mà không có hồ sơ thì có được không, thưa ông?

Được chứ. Ban Tổ chức Trung ương lưu lại tất cả hồ sơ của các đảng viên, nên nếu cần người ta sẽ chuẩn bị. 

Tất nhiên là trừ những người thuộc Ban Chấp hành khóa 1 vì những người này đã được giới thiệu tại các hội nghị Trung ươg 12, 13, 14 rồi và chốt danh sách rồi. Như tôi không được quyền giới thiệu đề cử nữa, vì tôi phải làm điều đó ở các hội nghị Trung ương vừa qua rồi. Biểu quyết rồi, thông qua danh sách đó rồi. 

Còn đại biểu bình thường thì được, chiều nay và ngày mai họp đoàn, anh hoàn toàn có quyền làm việc đó. 

Và anh nói rằng tôi biết rất rõ người đó, người đó đã trải qua quá trình công tác ra sao, công lao, đạo đức thế nào, nhưng vì không có thời gian chuẩn bị hồ sơ thì anh cứ giới thiệu thôi, còn Ban Tổ chức Trung ương sẽ có trách nhiệm tìm và chuẩn bị hồ sơ người đó giúp Đại hội.

Minh Thúy

(Vneconomy)


Ông Nguyễn Thế Kỷ, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Giám đốc Trung tâm Báo chí Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam

Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương bác bỏ những đồn thổi về “tranh giành ghế của nhau” và “đấu đá đến hồi gay cấn” đối với nhân sự cấp cao Đại hội 12.

Trả lời phỏng vấn BBC tiếng Việt tại Hà Nội, ông Nguyễn Thế Kỷ, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Giám đốc Trung tâm Báo chí Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam, cũng nói rằng mặc dù bỏ phiếu kín nhưng các đại biểu khi thảo luận nhân sự cấp cao có thể nói thẳng ý kiến của mình.

Ông Nguyễn Thế Kỷ: Tôi đã làm lãnh đạo báo chí của ba Đại hội: 10,11 và 12. Về cơ sở vật chất kỹ thuật thì lần này cơ bản cũng có những đổi mới. Nhưng điều quan trọng là lần này báo chí nước ngoài đăng ký tham dự đưa tin tương đối nhiều hơn. Hầu như các hãng lớn đều cử phóng viên tới tác nghiệp tại Đại hội này.

BBC: Có thể ông đã có dịp đọc một số bài của truyền thông nước ngoài bình về điều họ gọi là hai ứng viên cho chức vụ tổng bí thư là ông Nguyễn Tấn Dũng và ông Nguyễn Phú Trọng? Ông có đánh giá gì về các bài báo này?


Tôi thì tôi nghĩ là quyền đưa tin là quyền của các bạn phóng viên và báo chí nước ngoài. Còn tại Đại hội khi thực hiện công tác nhân sự thì các Đại biểu của Đại hội có Quy chế Bầu cử được thông qua trong phiên trù bị và đương nhiên là có chuẩn bị trước đó trong Hội nghị Trung ương 14. Tôi nghĩ là những vấn đề về nhân sự nhất là nhân sự chủ chốt mà người ta quan tâm là tổng bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội này được bầu ra là ai. Không chỉ là phóng viên nước ngoài đâu mà dư luận và báo chí trong nước cũng quan tâm. Nhưng mà theo tôi thì chúng ta phải chờ xem Đại hội thực hiện cái quy chế đó như thế nào. Ngày 26/01 thì bầu thì cũng có thể nói là cuối chiều ngày 26/01 hoặc ngày 27/01 thì biết được kết quả.

BBC: Trước khi khai mạc Đại hội thì ông có nói về thông tin “xấu độc” và các luồng tin không chính thống liên quan tới lãnh đạo cao cấp của Đảng. Vậy Việt Nam có kế hoạch gì để điều tra các nguồn tin "xấu độc" này?

Thực ra thì thông tin không chính thống hay ngay cả nhóm thông tin không đúng, sai sự thật thì cũng phải chia ra nhiều dạng. Có những dạng người ta không hiểu biết thì người ta cũng đồn thổi trên mạng xã hội hoặc trên trang cá nhân của người ta. Thì điều này cũng thể hiện là thông tin ở Việt Nam hiện nay rất là thoải mái, tự do, cũng chẳng ai cấm đoán gì đâu.

Đại hội thì có rất nhiều nội dung nhưng thực ra thì nội dung nhân sự luôn luôn được quan tâm. Nhất là nhân sự cấp cao gồm những ai. Và trong số những người cấp cao đấy thì ai sẽ là người cao nhất thì người ta quan tâm thì tôi cho rằng điều này dễ hiểu. Tuy rằng khi mà đồn thổi thì cũng có thông tin đồn thổi sai. Tất nhiên là có những người suy đoán theo chủ quan của mình, theo mong muốn của mình. Nhưng cũng có người suy đoán có thể đi theo hướng bôi nhọ người này mà tâng bốc người kia thì cái điều này gọi là miệng lưỡi thế gian. Nhưng mà cũng có một số thông tin được coi là “xấu độc” tức là “xuyên tạc” mà cho là "nội bộ mất đoàn kết". Thậm chí là “tranh giành quyền lực”, “tranh giành ghế của nhau”, “đấu đá đang đến hồi gay cấn” thì tôi cho rằng nói như thế thì không đúng.


Chúng ta đã biết là khi thảo luận văn kiện và kể cả về nhân sự thì có trao đổi thẳng thắn và có thể nói rằng những vấn đề mà cần phải thể hiện quan điểm hay là một chính kiến của Ủy viên Trung ương thì Trung ương cũng đưa ra để cho các thành viên giới thiệu.

Trong số các vị hiện nay thì ai nên tiếp tục làm, ai nên nghỉ và đương nhiên là mong muốn đổi mới cái bộ máy lãnh đạo để trẻ hóa hơn để đáp ứng được yêu cầu, tốc độ phát triển của đất nước và công cuộc đổi mới. Chứ còn nói là đấu đá nhau và mất đoàn kết thì không có. Còn trong thảo luận thì cũng có thể có những tranh luận, cũng có thể có ý kiến có khi là gay gắt. Tôi cho rằng tinh thần thì cũng vì sự nghiệp chung thôi. Còn ai đó mà cứ đưa những thông tin để mà kích động, bôi nhọ, xuyên tạc, chia rẽ nội bộ thì đó được gọi là những thông tin độc hại.

BBC: Nhưng trong chính trị thì việc tranh giành quyền lực cũng là việc bình thường, thưa ông.

Ở Việt Nam thì khái niệm tranh giành, trong tiếng Việt của chúng ta cái từ tranh giành thì nó vốn không có nghĩa tích cực. Tức là anh có cái mong muốn được vươn lên ở vị trí cao. Vị trí mà anh có thể thể hiện được năng lực, bản lĩnh, trách nhiệm đối với với đất nước, đối với Đảng thì cũng không ai gọi là tranh giành. Mà đây là cái bản lĩnh, cái mong muốn, cũng có thể là ý chí. Nhưng mà nếu như mà tranh giành theo kiểu anh làm cho sự việc nó rối tinh lên. Có thể nhiều khi không phải anh không đủ năng lực, anh không đủ tiêu chuẩn, anh không đủ phẩm chất nhưng mà anh cũng nhảy ra và cũng làm cho tình hình nó phức tạp lên. Anh không chịu sự điều chỉnh của tổ chức. Nhất là những tổ chức chính trị thì bao giờ người ta cũng có những qui định, điều lệ của người ta thì nếu vượt ra khỏi những điều đó thì có thể gọi là tranh giành. Thì tôi cho rằng chưa hề có biểu hiện tranh giành.

BBC: Lá phiếu của 1510 đại biểu được mô tả là có tính quyết định, tức là kể như có sự gay cấn?


Tuy nhiên đấy là quyền tối cao của Đại hội và quyền của Đại biểu và điều này cũng thể hiện sự dân chủ trong Đảng. Thế còn khi chọn các phương án, chẳng hạn 200 Ủy viên Trung ương, trong đó có 180 chính thức, 20 dự khuyết thì ngay cả dự kiến như thế thì mới chỉ là đề án thôi.

Từ 23/01 trở đi thì sẽ có thảo luận về nhân sự. Thì các Đại biểu biểu quyết hoặc bằng giơ tay hoặc là bằng lá phiếu là dự định định của Ban Chấp hành Trung ương Khóa 11 nêu ra là như thế có phù hợp không, có tăng giảm gì không. Thì rõ ràng là Đại biểu vẫn có thể thể hiện ý kiến của mình bằng cái việc như thế. Còn chọn ai thì thế này, cái Đại biểu sẽ thảo luận theo chương trình của Đại hội ở các đoàn. Vì số dư có thể là 30%, tức là cũng khá cao thì rõ ràng là trong danh sách đấy đương nhiên bỏ phiếu cho ai là quyền của Đại biểu, và đây là bỏ phiếu kín mà.

Nhưng mà các Đại biểu có thể trao đổi với nhau. Tức là tại sao có thể bỏ phiếu cho người A mà không cho người B chẳng hạn. Thế thì có thể nói lý do tại sao với nhau rất là thoải mái. Anh A đáp ứng được yêu cầu này trong khi anh B không đáp ứng được. Mà nếu vị trí đó anh A làm thì có thể tốt hơn anh B. Tức là cái thảo luận này cũng là cần thiết và thể hiện cái dân chủ và trách nhiệm. Tức là có thể nói thẳng ý kiến của mình với những người tham gia Đại hội chứ không phải chỉ nung nấu, giấu trong đầu của mình mà có thể nói ra quan điểm của mình.

Nguyễn Hoàng

(BBC tiếng Việt, Hà Nội)















Tin cùng chuyên mục


Không có nhận xét nào: