Lời nói của ông Tập Cận Bình sẽ cứu được dòng sông Dương Tử?
Khi Đập Tam Hiệp được hoàn thành vào năm 2006, nó đã được Chế độ Trung Quốc ca ngợi là một thành tựu kỹ thuật tuyệt vời. Nhưng các nhà phê bình nói rằng dự án thủy lợi lớn này đã gây ra nhiều vấn đề cho sông Dương Tử và các khu vực xung quanh của nó trong hơn một thập kỷ – hơn 1,5 triệu người dân sống gần sông Dương Tử bị buộc tái định cư; suy giảm chất lượng nước gây nguy hại cho thực vật và động vật; và chất thải xây dựng đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Xét trong bối cảnh này, cam kết của Tập Cận Bình, lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), tạm thời dừng lại các dự án xây dựng mới trên sông Dương Tử, có vẻ như là một sự thay đổi hoàn toàn đáng chú ý.
Trong một diễn đàn ngày 5 tháng 1 được tổ chức tại Trùng Khánh, một tỉnh tây nam Trung Quốc, với sự tham gia của các lãnh đạo Đảng từ các thành phố và các tỉnh dọc theo sông Dương Tử, ông Tập đã gọi dòng sông “Trường Giang” này (Trường Giang là tên gọi phổ biến được người Trung Quốc dùng để nói về sông Dương Tử) là “một kho tàng sinh thái quan trọng”.
Ông Tập nói thêm: “Cho bây giờ và tương lai lâu dài, việc phục hồi môi trường sinh thái của sông Dương Tử phải được đặt (ưu tiên) lên hàng đầu. Mục tiêu bảo vệ là quan trọng, chứ không phải phát triển là quan trọng”.
Các chuyên gia môi trường ca ngợi lời nói và ý định của Tập Cận Bình, nhưng ghi ngờ sự sẵn lòng của các quan chức địa phương trong việc thực sự biến lời nói của nhà lãnh đạo Đảng thành hành động.
Xue Shikui, một nhà khoa học môi trường cao cấp của Cơ quan Quản lý Tài nguyên Nước Nam Florida, nói với Epoch Times trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại rằng một đề nghị tương tự như của ông Tập đã từng được nêu ra. “Chính quyền địa phương có thể sẽ lưu ý đến đề nghị tổng thể của Tập Cận Bình” ông Xue nói.
Nhưng, những nỗ lực bảo vệ môi trường của họ có thể mất một khoảng thời gian để có thể mang lại kết quả bởi vì họ phải thương lượng với các nhóm doanh nghiệp địa phương và các nhóm chính trị khác nhau, tất cả những người “đều muốn hưởng lợi từ sông Dương Tử,” theo ông Liu Shukun, giáo sư tại Viện Nghiên cứu Trung Quốc về Tài nguyên nước và Thủy điện ở Bắc Kinh.
“Sông Dương Tử là về cơ bản giống như Huyền Trang (Đường Tăng),” ông Liu nói, đề cập đến nhà sư Phật giáo trong câu chuyện Trung Quốc cổ điển “Tây Du ký”, người mà trong suốt cuốn tiểu thuyết, bị quỷ dữ theo đuổi, cố gắng để ăn thịt ông. “Những người trong các doanh nghiệp vận tải đường thủy xả dầu thải và các chất ô nhiễm khác xuống sông Dương Tử. Ngành công nghiệp khai thác và kinh doanh sửa chữa đường bộ cũng đổ đất và đá trên sông. Các công ty điện muốn xây dựng nhà máy thủy điện để tăng lợi nhuận của họ”.
Các nhà máy thủy điện đang thay đổi cấu tạo sinh thái của sông Dương Tử, ảnh hưởng đến đời sống thủy sinh. Ông Liu giải thích: “Khi nước chảy cạn được gộp lại thành ao sâu, nhiệt độ nước và lượng nước chảy thay đổi hạ lưu. Kết quả là các loài cá ban đầu không thể tồn tại trong môi trường sống mới này”.
“Sông Dương Tử là nơi sinh sống của một số loài cá rất hiếm, chẳng hạn như cá tầm Trung Quốc và cá giác mút Trung Quốc. Và rất nhiều những con cá này hiện nay đang bị đe dọa”.
Trong nhiều năm qua, chính quyền Trung Quốc đã tìm cách để giải quyết vấn đề trên sông Dương Tử, gây ra bởi việc xây dựng và hoạt động của Đập Tam Hiệp, nhà máy điện lớn nhất thế giới. Đề xuất sơ bộ của đập đã được thông qua mặc dù các chuyên gia lên tiếng phản đối trong những năm 1990, và xây dựng đập sau đó được phê chuẩn bởi Quốc hội, cơ quan lập pháp ‘giả ‘ của chế độ (Trung Quốc).
Sau khi đập được hoàn thành, các tỉnh miền tây nam Trung Quốc ở vùng trên cao của sông Dương Tử, đã trải qua hạn hán nghiêm trọng, trong khi các khu vực thấp hơn của sông Dương Tử, đã bị lũ quét. Đứng trước các vấn đề ngày càng gia tăng, Nhật báo Nhân dân, cơ quan ngôn luận nhà nước, thậm chí đã xuất bản một bài báo, thảo luận về khả năng phá bỏ đập.
Giáo sư Liu Shikui đã không ủng hộ việc xây dựng Đập Tam Hiệp, nhưng ông không nghĩ rằng nó sẽ được phá bỏ trong thập kỷ tới bất chấp tuyên bố mới đây của Tập Cận Bình.
“Thậm chí việc dỡ bỏ đi một vài trạm điện để chứng tỏ có thiện chí, cũng có thể có vấn đề”, ông nói.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét