Thứ Hai, 25 tháng 1, 2016

Thật ra, cuộc sống chỉ gói gọn trong một chữ “độ”

Tác giả: Theo NTDTV | Dịch giả: Minh Nữ

Tục ngữ có câu: “Tể tướng đỗ lý năng xanh thuyền, đại đỗ năng dung thiên hạ nan dung chi sự.” Nghĩa là: bụng ông Tể tướng có thể chống được thuyền, cái bụng lớn có thể dung chứa được những điều mà thiên hạ không thể dung chứa. Ý muốn nói, làm người phải có tấm lòng rộng lớn, biết khoan dung độ lượng.
“Sơn bất ngôn tự cao, thủy bất ngôn tự thâm”. Núi không nói mình cao, nước không nói mình sâu. Dù là sự việc gì cũng không cần tính toán chi li, lùi một bước biển rộng trời cao. Cũng chẳng nên so đo được mất cá nhân, hãy rộng lượng đối đãi với những người hay những việc đã từng làm tổn thương bạn.
FB_IMG_1452826526720
Ảnh: Theo Sound of hope

 Nói năng có mức độ

Có người cho rằng, làm người là phải Chân (chân thật) cho nên nói chuyện cốt yếu phải Trực (bộc trực). Thực ra đó là sai lầm lớn.
Chữ “Chân” (真) trong tiếng Hán gồm chữ “Trực” (直) ở trên, bên dưới thêm hai nét chấm. Nói cách khác, những lời chân thật, thẳng thắn cũng phải giữ lại hai nét chấm. Nói thẳng nói thật là Chân, nhưng nói thẳng nói hết lại chính là Xuẩn (ngu xuẩn).
Hiểu rõ người khác là trí tuệ, hiểu rõ chính mình mới thực là cao minh. Khi dần dần có thể khắc chế, mộc mạc giản dị, “không oán – không hỏi – không nhớ”, chính là lúc bạn thể hội được sự vĩ đại của sinh mệnh.

p6873992a257166451-ss
Ảnh: Theo NTDTV

Đọc sách có độ sâu

Đọc sách cần có độ sâu, độ sâu ở đây không chỉ là độ dày của sách mà còn là chất lượng nội dung của cuốn sách đó.
Nếu như bạn phát hiện rằng đã rất lâu rồi mình không đọc sách, thì bạn nên biết rằng bạn đang tụt hậu rồi! Không phải nói rằng sách vốn có nhiều tác dụng như thế nào, mà là để nói rằng, bạn đọc sách có nghĩa là bạn chưa hoàn toàn chấp nhận hiện thực, bạn vẫn còn truy cầu, vẫn còn phấn đấu, vẫn còn tìm kiếm những điều có thể khác.
p6873993a889373926-ss
Ảnh: Theo NTDTV

Tầm nhìn có độ rộng

Đứng trên cao mới có thể nhìn xa. Nghĩ quá nhiều, nhìn không thể xa được. Cái gọi là tầm nhìn ấy, chính là góc nhìn của bạn phải là một cánh đồng rộng lớn mênh mông; bất kể là với người hay với việc, đều phải biết nhìn xa trông rộng, không thể chỉ nhìn vào một điểm mà phải nhìn trên cả diện.
Cuộc sống nhất định chứa đựng nhiều ủy khuất. Mà một người thành công thì ủy khuất lại càng nhiều hơn. Muốn khiến bản thân mình được coi trọng và vinh quang, bạn phải học được cách nhìn xa trông rộng, học làm trí giả, học làm người.
p6873994a2020239-ss
Ảnh: Theo NTDTV

Lý luận có độ sâu

Lý luận, chính là nói năng, phải có độ sâu mới có thể “trượng nghĩa chấp ngôn”, bênh vực lẽ phải.
Hiểu chút ít về “Đạo đức kinh”, “Binh pháp Tôn Tử”, “Kinh dịch”, biết một chút “Thủ thế, minh Đạo, ưu thuật”, lại một chút “Biến dịch, giản dịch, bất dịch”. Trí tuệ của các bậc hiền triết sẽ làm cho bạn có chiều sâu hơn.
p6873995a342157110-ss
Ảnh: Theo NTDTV

Làm việc có lực độ

Trong công tác nhất định phải có nỗ lực, mạnh dạn phát triển, mở rộng hợp tác. Mọi người đều có mục tiêu, dù lớn hay nhỏ, nếu muốn đạt được mục tiêu thì bạn phải làm việc, nỗ lực làm việc càng lớn thì thành tích càng cao, như thế mới có thể hiện thực hóa mục tiêu của mình.
p6873996a7796849-ss
Ảnh: Theo NTDTV

Sự nghiệp có cao độ

Người ta ai ai cũng hy vọng có được thành tựu trong đời, có được đỉnh cao sự nghiệp.
Sinh mệnh trong khi tiến về phía trước sẽ tỉnh ngộ, trải qua năm tháng tích lũy lâu dài sẽ đâm chồi nảy lộc. Bất kể là loại sự nghiệp gì cũng đều phải có thời gian tích lũy, công việc bình thường cũng phải nỗ lực thực hiện, mỗi ngày không ngừng đề cao.
p6873997a567487595-ss
Ảnh: Theo NTDTV

Thọ mệnh có trường độ

Chúng ta không có quyền lựa chọn số phận, nhưng chúng ta có thể lựa chọn phương thức mà sinh mệnh sẽ đi qua.
Làm người cần lựa chọn khoan dung hậu đức, giữ cho mình đôi chút thanh tao, gió mát hay mưa phùn chẳng phải đều ẩn chứa ý thơ ý vị? Làm việc nên có chút ung dung, nhất cử nhất động đều an nhiên tự tại.
Không lao tâm khổ tứ, cũng chẳng cần ngụy tạo giả dối, hãy cảm thụ những mộc mạc giản đơn của năm tháng cuộc đời, có thể dưỡng sinh, và sau cùng là thản nhiên trước hết thảy được mất thiệt hơn.

Tại sao người Trung Quốc thức dậy sớm

(Eric Isselee/Shutterstock)
(Eric Isselee/Shutterstock)
Chu Hi, một học giả Nho Giáo thế kỷ thứ XII, đương thời đã từng viết: “Cái tinh túy của một ngày nằm trong buổi sáng, của một năm nằm trong mùa xuân, còn của một đời là ở sự chuyên cần”.
Những lời này đã không bị lãng quên. Trải qua nhiều thế kỷ sau thời đại của ngài Chu, đức tính dậy sớm và tận dụng thời gian vào buổi sáng tiếp tục được kế thừa bởi những con người Trung Hoa nổi tiếng và thành công.

Không bao giờ ngủ thêm

Tướng quân Tăng Quốc Phiên là một vị danh tướng vào thế kỷ thứ 19. Ông là người đã chỉ huy quân đội triều đình Mãn Thanh từng bước dẹp yên phiến quân Thái Bình Thiên Quốc— là một cuộc nổi loạn cướp đi sinh mạng của hàng chục triệu người.
Hàng ngày vị tướng lừng danh này thức dậy lúc 4 giờ sáng. Trong một bức thư gửi cho gia đình, Ông Tăng đã viết cho con mình:
Quảng cáo
“Trong hai thế kỷ qua, những bậc tổ tiên đáng kính của chúng ta đã có thói quen dậy sớm. Ngay cả trong mùa đông lạnh giá, cha nghe nói ông cố của cha luôn dậy trước lúc mặt trời mọc 1 giờ còn ông nội các con thức dậy ngay khi ánh bình minh vừa ló rạng”.
“Các con phải dậy sớm, thức dậy lúc rạng đông. Khi đã trở dậy thì không được quay lại giường nữa!”
Vị danh tướng không chỉ tin tưởng vào việc thức dậy sớm do đức tính siêng năng của cá nhân ông, mà hơn thế nữa, ông coi đó là nền tảng cho sự thành công từ đời này qua đời khác. Những thói quen cẩu thả ở thế hệ trước sẽ tạo nên tiền lệ xấu và đe dọa đến tương lai của những thế hệ mai sau.
Ông cảnh báo: “Khi một thế hệ sa ngã vào giấc ngủ lười biếng, thế hệ thứ hai sẽ ham mê những ý nghĩ phóng đãng thoáng qua”.

Những người hay dậy sớm thành danh

Ba vị hoàng đế vĩ đại nhất trong triều đại Mãn Thanh — đã nối tiếp nhau trị vì đất nước trong khoảng 140 năm, qua hai thế kỷ thứ XVII và XVIII — thường thức dậy lúc 5 giờ sáng và tổ chức ngự triều lúc 9 giờ. Đóng góp của những vị hoàng đế siêng năng này cho văn hóa và lãnh thổ đế chế Trung Hoa vẫn còn được truyền tụng cho đến ngày nay. 
Lý Hồng Chương — một chính khách nổi tiếng đã từng phục vụ trong quân đội của Tướng Tăng Quốc Phiên khi ông còn trẻ — dường như đã kế tục xứng đáng những lời dạy của bậc tiền bối. Tuy nhiên ông không lấy mốc thời gian 4 giờ sáng mà là 6 giờ sáng. Hàng ngày công việc đầu tiên mỗi khi ông thức dậy là viết hàng trăm các ký tự thư pháp. 
Ông nói “Không khí buổi sáng trong lành nhất”. “Phòng ngủ đóng chặt vào ban đêm làm không khí trở nên ngột ngạt. Hít vào không khí trong lành, con người ta có cảm giác tươi mới và đủ mạnh mẽ để chống lại bất cứ bệnh tật nào”. 
Vào thời đại của ông Lý Hồng Chương và ông Tăng Quốc Phiên, các Hoàng đế Mãn Thanh thường dậy muộn và xử lý các công việc triều chính một cách nửa vời. Họ nổi tiếng về lối sống suy đồi và đã để quyền bính thực chất rơi vào tay những người đứng sau hậu trường. Trung Quốc dưới triều đại Mãn Thanh đã gánh chịu hết thảm họa này đến thảm họa khác trong thế kỷ thứ XIX và đầu thế kỷ thứ XX. Dù cho các nhà cải cách giác ngộ và các tướng lĩnh kiên định đã nỗ lực không ngừng, Triều đại Mãn Thanh sụp đổ vào năm 1911 dưới sức nặng của nạn tham nhũng và nền chính trị-xã hội thối nát.
Trong cái xã hội suy tàn và đầy rẫy tham nhũng vào những năm cuối Triều đại Mãn Thanh, tên tuổi ông Lý Hồng Chương trở thành một ví dụ thật hiếm hoi về một quan chức có tài năng và phẩm hạnh. Mặc dù ông không thuộc dòng tộc Mãn Châu (là dòng dõi hoàng thất nhà Mãn Thanh) và là một người Hán, nhưng triều đình Mãn Thanh đã để ông nắm giữ rất nhiều quyền kiểm soát.
Với thẩm quyền của mình, ông Lý đã khai mở cho đất nước Trung Quốc các phương thức trong công nghiệp, kinh doanh và quân sự theo lối hiện đại Tây phương. Ông cũng đào tạo nên một thế hệ cán bộ có năng lực và tham vọng ở quê nhà ông — Tỉnh An Huy.

Thức dậy sớm có nghĩa là vượt lên phía trước

Lucius Annaeus Seneca, một nhà triết học trường phái Roman Stoics, cho biết “Cuộc sống mà chúng ta có được không phải là ngắn, nhưng chúng ta làm cho nó trở thành ngắn, chúng ta cũng không hề thiếu nó, nhưng chúng ta đang lãng phí nó”. 
Kim Woo-Choong, người sáng lập và là Chủ tịch tập đoàn Daewoo, phát biểu “Chúng ta đều có 24 giờ một ngày. Mọi người đều sinh ra bình đẳng trong khía cạnh này. Nhưng cách chúng ta sử dụng thời gian sẽ làm chúng ta khác nhau”. 
Những năm đầu thế kỷ 20 nhà văn Lỗ Tấn, người có rất nhiều kiệt tác về hoàn cảnh của nước cộng hòa non trẻ Trung Quốc, được biết là đã khắc chữ “sớm” lên bàn làm việc của mình để tự nhắc nhở bản nhân.
Bộ sưu tập những thành ngữ dân gian và châm ngôn Trung Quốc có trích đoạn: “Ai đến đầu tiên là chỉ huy, ai đến sau phải chịu sự chỉ huy. Bạn không thể khẳng định mình đã đến trước tiên, trong khi các nhân chứng đã đến đó trước bạn”.
Một câu tục ngữ khác, tương tự như  “làm ngay cho khỏi rách việc” (stitch in time saves nine): “Dậy sớm thì không phải vội vàng; dậy muộn thì phải đấu tranh với số phận.”

Không có nhận xét nào: