Thứ Tư, 27 tháng 1, 2016

Kim Nhật Thành trao "quyền được giết" con trai Kim Dâng Nam cho " cố mệnh đại thần" nếu tiến hành cải cách

Kim Il-sung và mệnh lệnh giết Kim Jong-il nếu muốn cải cách Bắc Triều Tiên

Ông Kim Il-sung, nhà lãnh đạo đầu tiên của Bắc Triều Tiên (trái) và nhà lãnh đạo kế tục Kim Jong-il (phải) tại một sân bóng đá ở Bình Nhưỡng vào năm 1992 (Ảnh: Getty Images)
Ông Kim Il-sung, nhà lãnh đạo đầu tiên của Bắc Triều Tiên (trái) và nhà lãnh đạo kế tục Kim Jong-il (phải) tại một sân bóng đá ở Bình Nhưỡng vào năm 1992 (Ảnh: Getty Images)
heo Daily Mail (Anh), ông Kim Il-sung, kẻ độc tài đầu tiên của Triều Tiên đã cấp cho thành viên phe cánh của mình mỗi người một khẩu súng lục mạ bạc và nói với họ, nếu sau khi mình qua đời mà người con Kim Jong-il của ông ta có ý đồ muốn cải cách Triều Tiên thì hãy giết chết Kim Jong-il.
Trong một cuốn sách mới của ông Ra Jong-yil, cựu lãnh đạo Cục Tình báo Quốc gia Hàn Quốc mới xuất bản đã tiết lộ, cha của Kim Jong-il (ông nội của Kim Jong-un) đã lệnh cho quan chức Triều Tiên nếu người kế tục sự nghiệp của ông ta có ý đồ đưa Triều Tiên thoát khỏi chế độ Stalin thì lập tức giết chết.
Ông Ra Jong-yil chia sẻ, kế hoạch của ông Kim Il-sung là tin tình báo họ thu được từ một nhân sĩ am hiểu nội tình Bình Nhưỡng. Theo kế hoạch, ông Kim Il-sung cấp cho thành viên phe cánh của mình mỗi người một khẩu súng lục mạ bạc và nói với họ, nếu sau khi mình qua đời mà người con Kim Jong-il của ông ta có ý đồ muốn cải cách thể chế của Triều Tiên thì hãy âm thầm tìm cách giết chết Kim Jong-il.

Cái chết bất ngờ của ông Kim Il-sung tháng 12/2011

Ông Ra Jong-yil chia sẻ với The Telegraph (Anh): “Kim Il-sung học được bài học từ kinh nghiệm của Liên Xô. Nếu như (quốc gia) bắt đầu cải cách chỉnh đốn hoặc có sự can thiệp không bình thường vào hệ thống thì hệ thống khó tránh khỏi sụp đổ, ông ta không muốn chuyện này xảy ra.”

Cũng theo sách “Con đường của Jang Sung-taek: người ngoại quốc phản bội” (The Path Taken by Jang Song-thaek: A Rebellious Outsider) của ông Ra Jong-yil, ông Kim Il-sung từng có ý định không cho Kim Jong-il kế tục sự nghiệp của mình. Theo đó, ông Kim Il-sung từng muốn Triều Tiên nằm dưới sự cai trị của một Ủy ban gồm 10 người. Nhưng vào tháng 12/2011 ông ta đã bất ngờ qua đời, vì thế kế hoạch này không thể thực hiện được.
Tên cuốn sách do người dượng Jang Sung-taek của Kim Jong-un đặt. Ông Jang Sung-taek từng là người giúp Kim Jong-un lên nắm quyền, nhưng lại bị Kim Jong-un hành quyết vào tháng 12/2013.

Liên Hiệp Quốc lên án tội ác của Kim Jong-un

Một kết luận điều tra vào năm 2014 chỉ ra, vì chính sách cai trị hà khắc bằng cực hình, bỏ đói và giết hại đồng loại nên Kim Jong-un phải đối diện án chế tài của cộng đồng quốc tế.
Báo cáo viên Marzuki Darusman về vấn đề Triều Tiên của Liên Hiệp Quốc nói: “Ngoài việc liên tục gây áp lực chính trị để răn đe Triều Tiên, để họ nới lỏng áp bức nhân quyền, hiện Liên Hiệp Quốc phải truy cứu trách nhiệm hình sự của người lãnh đạo Triều Tiên này.”
Bản báo cáo vào năm 2014 khiến Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc phải suy nghĩ đến vấn đề đưa Kim Jong-un ra Tòa án Hình sự Quốc tế về tội ác chống lại loài người.
Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc chỉ có 15 thành viên, có thể gửi Báo cáo về tình hình Triều Tiên cho Tòa án Hình sự Quốc tế. Nhưng quan chức ngoại giao này nói, kế hoạch này có thể sẽ bị Trung Quốc cản trở.
Theo secretchinaTinh Vệ biên dịch

Ông Tập Cận Bình ra tín hiệu sẽ thanh trừng cựu lãnh đạo ĐCSTQ

Ông Tập Cận Bình tại Hội nghị thượng đỉnh về an ninh hạt nhân năm 2014 (Ảnh: Maat-Pool/Getty Images)
Ông Tập Cận Bình tại Hội nghị thượng đỉnh về an ninh hạt nhân năm 2014 (Ảnh: Maat-Pool/Getty Images)

Lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình đã sử dụng lối nói bóng gió để ám chỉ ý định thanh trừng hai cựu quan chức từng là những người quyền lực nhất tại Trung Quốc trong một thời gian dài.
Những ám chỉ này được thể hiện trong “Tập Cận Bình: Luận thuyết về Kỷ luật Đảng và những tiêu chuẩn vô tư, nghiêm khắc,” một cuốn sách thu thập những bài diễn văn hồi năm ngoái của ông Tập tại các cuộc họp khác nhau với các quan chức, vừa được phát hành trên toàn quốc vào ngày 3/1.

“Chỉ một bước nữa là sẽ nêu đích danh ai đó.”

–  ông Lí Đình, nhà nghiên cứu cấp cao của Chinascope.
Trang Nhân dân Net, phiên bản mạng của tờ Nhân Dân Nhật báo, một tờ báo chính thức của ĐCSTQ đã viết một bản tóm tắt về luận thuyết này và các mẫu ví dụ. Tờ báo cho biết, nhiều bài phát biểu trong cuốn sách lần đầu tiên được công bố ra công chúng.
Một trong những bài phát biểu này gửi đến các thanh tra của cơ quan chống tham nhũng của chính quyền Trung quốc vào tháng 1/2015. Ông Tập nói, một số nhà lãnh đạo Đảng, đã “thành lập phe nhóm,” và trở thành một “‘Thái Thượng Hòang có tầm tay vươn xa,” tích lũy “uy quyền tuyệt đối,” và có “tiềm năng thống trị lớn”. Trong một bài phát biểu mới được tung ra vào tháng 2, ông Tập đã nói với các cán bộ chủ chốt cấp tỉnh rằng không có cán bộ nòng cốt nào được phép đứng trên cả pháp luật, và cũng không có ai là “Thiết mạo tử vương” (hoàng tử mũ sắt – ám chỉ những lãnh đạo bao che hoặc phong chức cho con cháu hoặc bảo lãnh bất kỳ ai khỏi bị giáng chức).
Các nhà phân tích cho rằng lời ám chỉ Thái Thượng Hoàng đã chỉ đích danh cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân, và “Thiết mạo tử vương” chính một phụ tá thân tín của ông Giang, cựu phó chủ tịch Trung Quốc Tăng Khánh Hồng. Các nhà phân tích nói thêm, bằng việc đưa ra bộ đôi quyền lực của Đảng vào đầu năm, ông Tập Cận Bình đã thiết lập chương trình nghị sự cho chiến dịch chống tham nhũng trong năm nay.
Lí Đình, một nhà nghiên cứu cấp cao của Chinascope có trụ sở ở Washington, một tổ chức chuyên về dịch thuật và phân tích các tài liệu của Đảng Cộng sản, đã nói với thời báo Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh rằng ông Tập Cận Bình đã đề cập đến ông Giang và ông Tăng trong các bài phát biểu của mình, bởi lời ám chỉ đó “rất rõ ràng.”
Qua một cuộc phỏng vấn qua điện thoại, ông Lý cho biết: “Chỉ một bước nữa là sẽ nêu đích danh ai đó.”

Giang Trạch Dân, ‘con hổ lớn nhất,’ là mục tiêu của chiến dịch chống tham nhũng năm 2016.

– Hạ Hiểu Khánhnhà phân tích chính trị, Thời báo Đại Kỷ Nguyên
Trong lịch sử các triều đại Trung Quốc, Thái Thượng Hoàng là một chức danh dành cho các hoàng đế đã thoái vị nhường ngôi cho một người khác lên nắm quyền. Trong thời hiện đại, tước hiệu này dành cho các nhà lãnh đạo đã nghỉ hưu nhưng lại là những bậc thầy múa rối, nắm quyền lực phía sau ngai vàng. Bởi ông Giang Trạch Dân vốn được biết vẫn là người đứng đầu phe đảng có quyền lực trải rộng khắp Trung Quốc dù đã chính thức rời khỏi cương vị lãnh đạo chính quyền Trung Quốc vào năm 2002, “bất kỳ người Trung Quốc nào cũng sẽ lập tức liên tưởng tới ông Giang qua ngụ ý của ông Tập,” ông Lí nói.
Thuật ngữ “Thiết mạo tử vương” đề cập đến một đặc quyền chính trị. Vào thời nhà Thanh, có 12 vương tử được phép kế thừa vĩnh viễn tước hiệu của vua cha, đây là một đặc quyền vì con trai của các vương gia thường phải nhận một tước hiệu thấp hơn cha của họ. Các nhà điều tra chống tham nhũng bắt đầu sử dụng thuật ngữ này hồi năm ngoái trong bối cảnh chung để nói về các quan chức lạm dụng vị trí chính trị đặc quyền đặc lợi của họ để an toàn trước những cuộc điều tra tham nhũng.
Tuy nhiên, một bài báo được phát hành hồi tháng 2 vừa qua trên trang web của cơ quan chống tham nhũng có nhấn mạnh đến những tội ác tham nhũng của Vương Gia Khánh, một quý tộc thời Mãn Châu còn được gọi là “Thiết mạo tử vương”. Kể từ đó, việc đề cập đến các “Thiết mạo tử vương” khiến người ta lại liên tưởng tới Tăng Khánh Hồng, một người thân cận của ông Giang có khả năng tuyên chiến với người khác. Nhiều người đã đọc những lời chỉ trích về Vương Gia Khánh và coi nó như một cuộc tấn công mở đầu đối với Tăng Khánh Hồng vì cả hai có cùng ký tự “Khánh” trong tên của họ.
Ông Lý Đình của tờ Chinascope cho biết việc công khai các bài phát biểu và những lời ám chỉ của ông Tập Cận Bình cho thấy chiến dịch chống tham nhũng đã tiến lên một “bước mới”. Trước đó, các quan chức cấp cao là mục tiêu của cuộc thanh trừng được gọi là “những con hổ lớn”, một thuật ngữ khái quát làm người ta phải suy đoán chính xác ai đang là mục tiêu bị nhắm vào. “Nhưng thuật ngữ ‘Thái Thượng Hoàng’ thì lại rất cụ thể,” ông Lý nói thêm.
Hạ Hiểu Khánh, một nhà phân tích chính trị của Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung cũng cho rằng ông Tập Cận Bình đang ám chỉ đến ông Giang Trạch Dân trong cuốn sách mới này.
Cuốn sách này và những cải cách sâu rộng công bố gần đây trong quân đội Trung Quốc— theo các nhà phân tích, ông Tập đang sử dụng việc cải cách để củng cố quyền lực chính trị của ông— truyền tải một thông điệp rõ ràng: “Giang Trạch Dân, ‘con hổ lớn nhất’, “là mục tiêu của chiến dịch chống tham nhũng năm 2016, và tất cả các cuộc diễn tập chính trị chính yếu sẽ xoay quanh vấn đề này “, ông Hạ nói với Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh.
Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh đã chỉ ra nhiều dấu hiệu cho thấy ông Tập Cận Bình đã trải qua một năm 2015 để khoanh vùng vào mục tiêu chính là Giang Trạch Dân.
Trước tiên, nói một cách khái quát thì chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập nhắm mục tiêu vào các quan chức có liên quan đến Giang Trạch Dân.
Thêm nữa, việc thanh trừng các quan chức cấp cao về hưu đã từng giữ những vị trí quan trọng trong chính quyền và là đồng minh chủ chốt của Giang Trạch Dân đã được thực hiện khá phô trương, một dấu hiệu cho thấy sẽ còn một “phần thưởng” lớn hơn nữa đang đến.
Hơn nữa, nhiều người trong số các đồng minh và cộng sự của ông Giang nằm trong các doanh nghiệp nhà nước lớn đã bị thanh trừng. Đặc biệt là ngành công nghiệp viễn thông, lĩnh vực mà con trai của Giang là Giang Miên Hằng có ảnh hưởng to lớn.
Và chính ông Giang cũng đang là mục tiêu gián tiếp, khởi đầu với bài xã luận khá gay gắt của tờ Nhân dân Nhật báo, công cụ truyền thông của chính quyền Trung Quốc, và kế tiếp là việc một hòn đá có khắc chữ thư pháp của ông Giang bị dỡ bỏ tại trường đào tạo cán bộ Đảng Cộng sản ở Bắc Kinh.
Hiện nay, với việc cuốn sách mới của ông Tập vừa được công bố công khai trong một môi trường chính trị, nơi bao hàm những lời ám chỉ và ngôn ngữ hay hành động được mã hóa nhưng có thể mang hàm nghĩa đáng sợ, thì vị trí của ông Giang Trạch Dân đang ngày càng bấp bênh trong năm nay.
Larry Ong, Thời báo Đại Kỷ Nguyên Tiếng AnhMinh Tuệ biên dịch
Xem thêm:

Tin Chọn Lọc

Xem thêm:

Không có nhận xét nào: