Chủ tịch nước, Thủ tướng thể hiện dũng khí về Hoàng Sa, Trường Sa
TTO - Đại biểu Đặng Ngọc Tùng - Ủy viên trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã nói như vậy tại Đại hội Đảng XII, trong bài tham luận vừa kết thúc cách đây ít phút.
Ông Đặng Ngọc Tùng - Ảnh: Việt Dũng |
Dành một phần bài phát biểu để đề cập đến chủ quyền Hoàng Sa. Ông Đặng Ngọc Tùng nói:
“Cho phép tôi thay mặt 9 triệu đoàn viên và tổ chức Công đoàn Việt Nam xin cảm ơn Đảng cộng sản Việt Nam, cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Đảng đã lãnh đạo, chỉ đạo và luôn quan tâm đến hoạt động của tổ chức Công đoàn.
Đặc biệt chúng tôi bày tỏ sự kính trọng và vô cùng biết ơn đồng chí Trương Tấn Sang - Chủ tịch Nước và đồng chí Nguyễn Tấn Dũng - Thủ tướng Chính phủ đã thể hiện dũng khí và bản lĩnh của người lãnh đạo”.
Độc lập toàn vẹn lãnh thổ là không giới hạn
Ông Đặng Ngọc Tùng nhắc lại: “Khi lãnh đạo Trung Quốc tuyên bố Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Trung Quốc từ thời cổ đại, ngay lập tức Chủ tịch Nước lên tiếng “Hoàng Sa, Trường Sa do tổ tiên Việt Nam là người đầu tiên phát hiện và xác lập chủ quyền”.
Và tại Philipines, Thủ tướng phát biểu “...Nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó”.
Những tuyên bố trên, theo người đứng đầu tổ chức Công đoàn là đã làm nức lòng hàng triệu đảng viên và nhân dân cả nước, là niềm tự hào dân tộc. Tổ quốc Việt Nam tuy nhỏ nhưng ý chí và quyết tâm giữ vững chủ quyền, độc lập toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc là không nhỏ, là không giới hạn.
“Đảng ta, nhân dân ta rất cần những nhà lãnh đạo đầy khí phách và bản lĩnh như vậy” - Ông Đặng Ngọc Tùng xúc động nói.
Đánh giá về tình hình đất nước, ông Đặng Ngọc Tùng nói đất nước đang đứng trước thử thách rất to lớn là phải bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền biển đảo quốc gia trong điều kiện Trung Quốc không từ bỏ âm mưu độc chiếm biển Đông.
Cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu ngày càng gay gắt, quan hệ lao động có xu hướng phức tạp.
Không vì nhà đầu tư quên quyền lợi công nhân
Với Công đoàn Việt Nam, yêu cầu vai trò đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động ngày càng lớn và cấp bách. Nhất là khi các Hiệp định thương mại tự do và đặc biệt là Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực.
Theo ông Tùng, có thể khi đó sẽ xuất hiện tổ chức đại diện người lao động ngoài tổ chức Công đoàn Việt Nam cùng tồn tại hoạt động.
“Điều này đang đặt ra nhiều thách thức không chỉ đối với tổ chức Công đoàn mà còn đối với cả hệ thống chính trị nếu tổ chức Công đoàn hoạt động yếu kém, không hiệu quả” - Ông Đặng Ngọc Tùng nói.
Ông cho rằng: “Nếu không tập trung xây dựng được tổ chức công đoàn vững mạnh, để công đoàn phát huy tốt vai trò của mình thì sẽ có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến sức sống của Đảng, tiềm ẩn những nguy cơ xói mòn, trực diện vào cơ sở xã hội quan trọng nhất của Đảng”.
Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam đề nghị nhiều biện pháp để giữ vững vai trò của Công đoàn Việt Nam. Trong đó nhấn mạnh: không vì thu hút đầu tư mà xem nhẹ quyền lợi của công nhân, lao động.
Ông Đặng Ngọc Tùng cũng đề nghị phải quan tâm hơn nữa và đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Công đoàn.
“Lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước cần thường xuyên tiếp xúc, làm việc, lắng nghe, đối thoại và giải quyết kịp thời những ý kiến kiến nghị của người lao động và tổ chức Công đoàn.
Đảng quan tâm, lãnh đạo để có những quyết sách mạnh nhằm giải quyết những vấn đề vướng mắc trong tổ chức, hoạt động công đoàn, nhất là về cơ chế tổ chức, bộ máy, công tác cán bộ, tạo cơ sở pháp lý, điều kiện và sự chủ động trong tuyển chọn, sử dụng cán bộ công đoàn trưởng thành từ phong trào công nhân, để công đoàn hoạt động có chất lượng, hiệu quả” - ông Đặng Ngọc Tùng nói.
VIỄN SỰNhật Bản không chấp nhận sự đã rồi trên Biển Đông
Trả lời báo chí bên hành lang Đại hội XII, Thượng tướng Võ Tiến Trung, Giám đốc Học viện Quốc phòng, cho rằng quan điểm của Đảng là giải quyết vấn đề chủ quyền bằng con đường hòa bình nhưng khi cần thiết thì phải cầm súng bảo vệ
Phóng viên: Thưa ông, có trường hợp nào mà chúng ta đã nhân nhượng về chủ quyền, lãnh thổ?
- Thượng tướng Võ Tiến Trung:
Không ai có quyền nhân nhượng chủ quyền lãnh thổ. Chúng ta chỉ bình tĩnh giải quyết bằng con đường hòa bình, thương thảo, ngoại giao, pháp lý chứ không bao giờ nhân nhượng.
Như ông nói, chúng ta sẽ không nhân nhượng trong bất cứ tình huống nào?
- Dân tộc chúng ta hy sinh quá nhiều trong chiến tranh, vì vậy hơn ai hết, chúng ta yêu chuộng hòa bình. Nhưng chúng ta không bao giờ nhân nhượng về chủ quyền lãnh thổ. Chúng ta có thể nhân nhượng về biện pháp, về giải quyết việc này việc kia trong cụ thể từng bước nhưng không bao giờ nhân nhượng về chủ quyền khi bị xâm phạm. Người ta dùng lực lượng vũ trang tiến công xâm lược biển, đảo thì chúng ta buộc phải cầm súng bảo vệ.
Đâu là ngưỡng chấp nhận của việc đó, thưa ông?
- Dùng sức mạnh quân sự để tiến công xâm lược vào biển, đảo chúng ta, đó là ngưỡng cuối cùng.
Thực tế việc xâm lược chuyển sang một hình thái mới, như thay vì dùng quân sự, họ dùng lực lượng dân sự vi phạm chủ quyền của ta?
- Vậy thì ta dùng dân sự đấu tranh trở lại. Như vừa rồi, Trung Quốc dùng giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt vào vùng đặc quyền kinh tế của chúng ta. Chúng ta đã dùng lực lượng chấp pháp như kiểm ngư, cảnh sát biển và nhân dân đánh cá ra nói cho người Trung Quốc hiểu rằng đây là vùng thềm lục địa của Việt Nam, hạ đặt giàn khoan ở đây là xâm phạm đến chủ quyền của Việt Nam, quyền chủ quyền của Việt Nam và vi phạm Công ước LHQ về luật biển 1982. Chúng ta đấu tranh quyết liệt buộc họ phải dời giàn khoan đi.
Các phương pháp đấu tranh của chúng ta vừa cứng rắn vừa mềm dẻo, không tạo ra đối đầu, xung đột, chiến tranh.
Đại tướng Ngô Xuân Lịch có nhắc đến việc nghiên cứu, chế tạo vũ khí hiện đại. Chúng ta cũng sẽ chế tạo máy bay, tàu ngầm?
- Không. Bây giờ không thể nói rõ được. Muốn bảo vệ Tổ quốc thì chúng ta phải tự chủ bằng trí tuệ người Việt Nam, phát triển công nghiệp quốc phòng. Chúng ta từng bước nghiên cứu những vũ khí công nghệ cao để trang bị cho quân đội. Hiện nay, chúng ta đủ vũ khí bộ binh rất hiện đại, trang bị cho tất cả lực lượng lục quân. Chúng ta nghiên cứu ra vũ khí hiện đại hơn, có công nghệ cao hơn là để phòng thủ đất nước. Chúng ta tự vệ nhưng phải có vũ khí tự vệ.
Phạm Thế ghi
1 nhận xét:
THIÊN HẠ ĐỆ NHẤT LÁO
Xin hỏi ông CT Tổng Liên Đoàn lao động, nếu không phải Chủ tịch, Thủ tướng tuyên bố trước thế giới chủ quyền Quốc Gia, chủ quyền biển đảo thì ai tuyên bố đấy? Dân đen phải làm chắc? hay là cử một "con chó" nó sủa hộ. Tại sao lại cảm ơn cái việc mà nhiệm vụ của họ, ăn lương của dân phải làm. Ông Tùng đuáng là CT TCĐ cuội, vịt. Chẳng trách lãnh đạo TLĐLĐ chỉ là cái loa rè đại liện cho lãnh đạo chứ họ nói tiếng nói nào cho công đoàn viện. Sao ông Tùng không cảm ơn ông TT vì chính sách thuế phí ngút trời, đồng lương rẻ mạt đang làm các công đoàn viên của ông và người dân kiệt quệ. Nếu tôi được bầu thì ông sẽ trúng CT TCĐ CUỘI VN
Đăng nhận xét