Tin Liên Quan
Vừa qua bài viết “Tại sao con cháu Chu Vĩnh Khang kiếm 760 triệu dễ dàng thế?” của tác giả Bích Hàn Phong kể về việc kêu gọi đấu thầu trong lĩnh vực kinh tế chỉ là cách làm hình thức, chỉ là trò chơi của bộ máy chính trị Trung Quốc.
Chỉ cần một cuộc điện thoại ngầm của ông Chu Vĩnh Khang, hoặc thông qua thư ký riêng là có thể khiến quan to bang dầu khí Tưởng Khiết Mẫn cho phép Chu Tân quyền hợp tác khai thác khu vực mỏ dầu, có thể lấy danh nghĩa cho Chu Tân đưa vào khai thác kinh doanh, phân cho tổ máy phát điện tua bin khí gọi thầu khai thác khí đốt tự nhiên trị giá 1 triệu USD, còn Chu Tân chuyển khu mỏ dầu cho người khác và dễ dàng có được “tiền cafe” 556 triệu. Theo thông tin thanh tra 55 đơn vị của Ủy ban Kỷ luật Trung ương thì phát hiện 33 đơn vị chơi trò gọi đấu thầu kiểu này.
Sau cải cách mở cửa, đa số giới phú hào ở Trung Quốc Đại Lục là con cháu và thân quyến của cán bộ cao cấp. Tạp chí Bình luận Kinh tế Viễn Đông vào kỳ 4/2010 từng chỉ ra: tính đến cuối tháng 3/2010 có 3220 người ở Trung Quốc Đại Lục có tài sản trị giá hơn 100 triệu Nhân dân tệ (chưa tính tài sản ở nước ngoài), trong đó 2932 người (hơn 90%) là con cháu của giới quan to có tổng tài sản hơn 2045 tỷ Nhân dân tệ, bình quân mỗi người có 670 triệu Nhân dân tệ (khoảng 101,84 triệu USD). 85% đến 90% những vị trí quan trọng trong những lĩnh vực chủ chốt như ngoại thương, bất động sản, tài chính nằm trong tay con cháu, thân quyến của cán bộ cấp cao. Tính cho đến cuối năm 2005, hơn một triệu người thân của cán bộ cấp cao Trung Quốc ở hải ngoại có tổng tài sản trị giá hơn 600 tỷ USD, trong đó 200 ngàn người là vợ và con của cán bộ cấp cao Trung Quốc.
Tại Diễn đàn Quản lý Tài nguyên Trung Quốc năm 2010, Báo cáo tài sản toàn cầu thường niên của tập đoàn Merrill Lynch tiết lộ, năm 2010 Trung Quốc có 240 ngàn người có tài sản 1 triệu USD trở lên, nắm tổng tài sản lên đến 969 tỷ USD, bằng tổng số của cải 1,3 tỷ người Trung Quốc.
Con đường làm giàu của họ bằng cách sau đây:
1 – Tiền hoa hồng qua việc giới thiệu đầu tư ở nước ngoài vào Trung Quốc Đại Lục;
2- Nhập khẩu thiết bị đồng bộ, thông thường giá cả được đội lên cao hơn giá chung của thị trường quốc tế từ 60% – 300%. Ví dụ, một bộ thiết bị đồng bộ phân bón hóa học cho sản lượng 500 ngàn tấn hàng năm ở thị trường quốc tế là 220 triệu USD, ở Sơn Đông và Liêu Ninh nhập vào với giá 400 triệu USD.
3- Thao túng hàng hóa, tài nguyên trong nước và hưởng lợi từ xuất khẩu.
4- Chiếm dụng đất đai buôn bán.
5- Buôn lậu, trốn thuế (số xe con buôn lậu hàng năm khoảng 30 – 40 ngàn chiếc).
6 – Tổ chức Hoạt động tín dụng đen, đây cũng là một trong những yếu tố chính gây nợ xấu.
7- Độc quyền chiếm đoạt quyền bao thầu khoán các công trình lớn (85% đường cao tốc do công ty tư nhân thuộc sở hữu của thân quyến cán bộ cấp cao nhận thầu, trục lợi khoảng 70 – 11 triệu trên một cây số đường cao tốc).
8- Rút vốn vào tài khoản cá nhân.
9- Khống chế thị trường chứng khoán, cấu kết với thế lực tài chính tạo thông tin sai lệch để trục lợi.
Trong 9 cách kiếm tiền bẩn này, người con Chu Tân của ông Chu Vĩnh Khang không khoản nào không làm. Kiểu trục lợi nhờ có quyền lực độc chiếm gọi thầu lan rộng trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế, cho dù thầu nhà ăn của trường học cũng không ngoại lệ. Con cháu nhà ông Chu Vĩnh Khang xơi tất cả những lĩnh vực béo bở trong hoạt động kinh tế, trong lĩnh vực chính trị cũng như thế. Nếu bạn cho rằng quan chức đi bằng bản lĩnh tài năng thực sự của chúng thì bạn là người kém hiểu biết về quan trường.
Những kẻ được vào Trường Đảng Trung ương học, họ học gì? Học tà đạo thăng quan phát tài, học mánh khóe thủ đoạn hối lộ cấp trên. Nhiều học viên tích cực bám vào lãnh đạo Trung ương, tặng quà cáp và mời lãnh đạo đi ăn uống, đến nhà lãnh đạo “báo cáo công việc”, “báo cáo học tập”, năn nỉ lãnh đạo để được thăng chức. Ông Hà Mân Húc, nguyên Phó Tỉnh trưởng tỉnh An Huy trong thời gian học ở Trường Đảng Trung ương đã tặng cho “quý nhân” giúp mình lên chức 300 ngàn Nhân dân tệ. Con cháu nhà ông Chu Vĩnh Khang ăn chính trị và kinh tế như thế, đây chính là hình ảnh phổ biến của “đội ngũ tiên phong cho giai cấp vô sản” hiện nay ở Trung Quốc.
Theo secretchina
Tinh Vệ biên dịch
Tinh Vệ biên dịch
Thăm 22 ngôi làng cổ đẹp bình yên ở Trung Quốc
Những ngôi làng cổ ở Trung Quốc là cái nôi của văn hóa, chứa đựng bao nỗi nhớ thương của người xa quê. Nhưng những ngôi làng ở đất nước này đang dần dần bị biến mất một cách lặng lẽ.
Tháng 3/2015, truyền thông Trung Quốc đưa tin của một Ủy viên hội nghị hiệp thương toàn quốc: Tính đến năm 2000, cả nước Trung Quốc có 3,6 triệu ngôi làng cổ. Đến năm 2010 con số này đã thu hẹp lại còn có 2.7 triệu. Như vậy trong vòng 10 năm, tại Trung Quốc đã có 900.000 ngôi làng cổ bị biến mất. Tính đến thời điểm hiện tại, Trung Quốc chỉ còn khoảng 2 triệu làng cổ. Người dân Trung Quốc lo ngại rằng, không biết những ngôi làng cổ còn lại của Trung Quốc sẽ được gìn giữ như thế nào và trong thời gian bao lâu nữa.
Rất nhiều du khách trên thế giới đều yêu thích vẻ đẹp đặc trưng và khác biệt của những ngôi làng cổ của đất nước này. Họ đến đây không chỉ để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của chúng mà còn để tìm hiểu về văn hóa truyền thống của các vùng miền.
Trước khi trực tiếp đến thăm quan những nơi này, chúng ta hãy cùng xem qua 22 ngôi làng cổ được cho là đẹp nhất tại Trung Quốc dưới đây để lựa chọn điểm đến cho mình nhé!
1. Làng cổ Tài Cát, xã Oa Điệt, huyện Nguyên Giang, thành phố Ngọc Khuê, tỉnh Vân Nam
2. Làng cổ Phượng Dương, xã Tế Trung, huyện Đại Điền, thành phố Tam Minh, tỉnh Phúc Kiến
3. Làng Chương Cước, thị trấn Đồ Lĩnh, khu Tuyền Cảng, thành phố Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến
4. Thôn Trình Khảm, thị trấn Trình Khảm, khu Huy Châu, thành phố Hoàng Sơn, tỉnh An Huy
5. Hoàng Lĩnh, thị trấn Giang Loan, huyện Vụ Nguyên, thành phố Thượng Nhiêu, tỉnh Giang Tây
6. Tam Nhai, Vương Kim, thị trấn Tỉnh Điếm, huyện Thiệp, thành phố Hàm Đan, tỉnh Hà Bắc
7. Trang viên Khương Thị, thôn Lưu Gia Mão, huyện Mễ Chi, thành phố Du Lâm, tỉnh Thiểm Tây
8. Tây Tác, thị trấn Trác Khắc Cơ, huyện Mã Nhĩ Khang, châu A Bá , tỉnh Tứ Xuyên
9. Bản Lương, xã Cao Đình, huyện Vĩnh Hưng, thành phố Sâm Châu, tỉnh Hồ Nam
10. Bản Lương, xã Cao Đình, huyện Vĩnh Hưng, thành phố Sâm Châu, tỉnh Hồ Nam
11. Thất Lý, thị trấn Thủy Đông, khu Chương Cống, thành phố Cống Châu, tỉnh Giang Tây
12. Ngư Lương, thị trấn Ngư Lương, huyện Hấp, thành phố Hoàng Sơn, tỉnh An Huy
13. Tân Tiến, thị trấn Thạch Đường, thị xã Ôn Lĩnh, thành phố Thai Châu, tỉnh Chiết Giang
14. Hòa Mộc, khu A Lặc Thái, Tân Cương
15. Nhiễm Gia, thị trấn Cung Than, huyện Dậu Dương, thành phố Trùng khánh
16. Tùng Trang, xã Tam Đô, huyện Tùng Dương, Lệ thủy, tỉnh Chiết Giang
17. Khê Đầu, xã Tú Dương, thị trấn Hải Dương, huyện Hưu Ninh, thành phố Hoàng Sơn, tỉnh An Huy
18. Làng Tăng Đầu, xã Đào Bình, huyện Châu Lý, châu A Bá, tỉnh Tứ Xuyên
19. Nhà thờ Hàn Lâm, làng Đông An Đầu, thị trấn Loan Tỉnh, huyện Ninh Viễn, Thành phố Vĩnh Châu, tỉnh Hồ Nam
20. Làng Thượng Nhạc, thị trấn Long Sơn, huyện Phật Cương, thành phố Thanh Viễn, tỉnh Nghiễm Đông
21. Làng Lão Ngưu Loan, thị trấn Vạn Gia Trại, huyện Thiên Quan, thành phố Hãn Châu, tỉnh Sơn Tây
22. Hoa Ngạc Lâu ở thôn Liên Phong, thị trấn Đại Đông, huyện Đại Bộ, thành phố Mai Châu, tỉnh Quảng Đông
Bạn thích nhất ngôi làng cổ nào trên đây? Có cơ hội hãy tranh thủ tới thăm quan và khám phá tận mắt nhé!
Theo Letu.life
Mai Trà biên dịch
Mai Trà biên dịch
Xem thêm:
Xem thêm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét