Hamlet, Horatio, Marcellus, and the Ghost, on platform before the Palace of Elsinor; from
Hamlet, Horatio, Marcellus, và Bóng ma, trên nền cung điện Elsinore; trích từ vở “Hamlet, hoàng tử Đan Mạch” Hồi I, Cảnh IV của Henry Fuseli, ngày 29 tháng 9 năm 1796, sau thời điểm ra đời của một bức tranh vẽ năm 1789 của Kaufmann. (Library of Congress)
“Tồn tại hay không tồn tại: đó là vấn đề.” Đây là câu nói nổi tiếng nhất trong văn học Anh. Tuy nhiên, nó cũng đúng với Trung Quốc hiện đại. Bạn có ngạc nhiên không? Tôi sẽ giải thích.
Câu này bắt nguồn từ một đoạn độc thoại trong vở “Hamlet, Hoàng tử Đan Mạch” của William Shakespeare. Hoàng tử Hamlet đang ở trong một tình huống khó khăn khi anh thốt ra câu nói nổi tiếng này. Câu chuyện kể cho chúng ta biết, cha anh, Vua Hamlet, đã chết một cách bí ẩn. Chú của anh, Claudius, sớm chiếm ngai vàng và tuyên bố rằng một con rắn độc đã cắn chết vị vua trước. Nhưng Hoàng tử Hamlet luôn luôn nghi ngờ ông chú đã gây ra cái chết của cha mình.

Sau đó, linh hồn người cha xuất hiện và nói rằng người chú đã sát hại khi ông đang ngủ trong vườn. Hoàng tử Hamlet rất tức giận khi biết tin này, và lên kế hoạch trả thù. Nhưng anh sẽ làm điều đó thế nào? Tất cả đều tin những lời nói dối của Claudius, như linh hồn người cha Hamlet nói trong câu chuyện, “Vì vậy, toàn bộ Đan Mạch đang bị dối trá về cái chết của ta bị lừa gạt một cách thô bỉ”, nhưng vài câu nói của một hồn ma không thể lật ngược được những điều dối trá. Nếu Hamlet chống lại Claudius, có nghĩa là đặt bản thân anh vào việc chống lại tất cả thần dân ở Đan Mạch.
Kể từ lần biểu diễn lần đầu tiên khoảng năm 1602, Hamlet đã trở thành một văn bản mang tính nền tảng của văn học Anh và văn học phương Tây. Cốt lõi của vở kịch là hành động trong cuộc đấu tranh phổ quát này: vươn lên nắm lấy cơ hội khi tất cả những điều điên rồ đang chống lại bạn và làm những gì đúng đắn ngay cả khi nó thử thách từng sợi thần kinh của bạn. Hôm nay, chủ đề vượt thời gian này có lẽ được thấy không nơi nào rõ ràng hơn ở Trung Quốc hiện đại.
Ngày nay ở Trung Quốc có rất nhiều nhóm bị tước quyền công dân: các nhà hoạt động dân chủ, người dân Tây Tạng, và người Kitô giáo, cũng như các blogger, các luật sư, và doanh nhân. Pháp Luân Đại Pháp, còn gọi là Pháp Luân Công, là một trong những nhóm này. Pháp Luân Công là một môn tập tinh thần tĩnh lặng của Trung Quốc, bao gồm năm bài tập thiền định, và dạy người ta hành xử theo Chân, Thiện, Nhẫn. Các học viên tập môn này đều cho ra báo cáo về những cải thiện về sức khỏe và đạo đức, và tất cả những bài giảng và sách của môn học đều miễn phí trên mạng. Khi Pháp Luân Công phát triển nhanh chóng trong công chúng trong những năm 1990, vào tháng 7 năm 1999, lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân đã phát động một chiến dịch đàn áp chống lại môn tập này.
Có khoảng 100 triệu người tập luyện Pháp Luân Công ở Trung Quốc, nhiều hơn so với số thành viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) –  đảng chính trị duy nhất của Trung Quốc nắm quyền thực sự. Coi Pháp Luân Công là một mối đe dọa đối với quyền lực của mình, Giang đã ra lệnh đàn áp. Chính phủ Trung Quốc bắt đầu bắt giữ các học viên Pháp Luân Công và đưa họ đến các nhà tù và trại lao động. Bộ Ngoại giao Mỹ, Tổ chức Ân xá Quốc tế, và Ngôi Nhà Tự do xác nhận chính quyền Trung Quốc đã giết hàng ngàn người và cầm tù, tẩy não và tra tấn hàng triệu người. Trong khi Giang không còn chính thức nắm quyền (ông ta và phe nhóm của ông ta vẫn nắm kiểm soát), chính sách bức hại Pháp Luân Công của ông ta vẫn tiếp tục đến ngày hôm nay.
Các học viên Pháp Luân Công giống như Hamlet. Hamlet biết rằng Claudius đã sát hại nhà vua và cướp ngai vàng. Các học viên Pháp Luân Công biết rằng Giang Trạch Dân và ĐCSTQ đã tiến hành những hành động vô cùng bất công tương tự chống lại nhân dân. Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp công lý chỉ được tiết lộ đến cho các nhân vật của chúng ta, Hamlet và các học viên Pháp Luân Công.
Tất cả người dân ở Đan Mạch phải tuân theo và vâng lệnh Claudius vì ông là vua. Tương tự như vậy, người dân Trung Quốc đã bị buộc phải tuân lệnh và vâng lời Giang, đảng cộng sản Trung Quốc, và các phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát. Trong khi Claudius nói dối rằng nhà vua bị một con rắn cắn, các phương tiện truyền thông Trung Quốc tạo nên những lời dối trá vu khống Pháp Luân Công và người sáng lập, ông Lý Hồng Chí. Họ phát sóng báo cáo sai lạc và vô lý cáo buộc rằng nhiều người bị những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hoặc mắc bệnh tâm thần và giết các thành viên gia đình họ sau khi tập Pháp Luân Công.
Sau khi xem một vở kịch do Hamlet đạo diễn trong cung điện, người chú của mình, Claudius, nhận ra rằng bằng cách nào đó Hamlet đã biết sự thật vì thế ông ta âm mưu chống lại Hamlet. Rosencrantz và Guildenstern, những người bạn cũ của Hamlet, không biết sự thật và làm theo lệnh của Claudius. Claudius nói với họ, “Ta không thích [Hamlet]; chúng ta cũng không thể yên ổn với sự điên rồ của hắn. Vì vậy, các người hãy chuẩn bị; Ta ra lệnh cho các người ngay lập tức rời đi, và mang hắn đến nước Anh cùng các người”. Guildenstern tuân lệnh đáp lại: “Chúng tôi sẽ lo liệu: Nỗi sợ thần thánh và tôn giáo nhất là để giữ cho rất nhiều rất sinh mạng được an toàn và tin tưởng vào bệ hạ, “về cơ bản có nghĩa là,” Chúng tôi sẽ làm bất cứ điều gì ngài muốn vì toàn bộ đất nước trông chờ vào ngài. ”
Vì vậy, Rosencrantz và Guildenstern lên đường đưa Hamlet sang Anh, ở đó nhà vua của nước Anh sẽ hành hình Hamlet. Tương tự như vậy, những lời dối trá của đảng cộng sản Trung Quốc làm cho người dân Trung Quốc không biết gì về sự thật và họ giúp đỡ một cách mù quáng chính phủ Trung Quốc đàn áp các học viên Pháp Luân Công. Theo vào miêu tả của một học viên, “Bị nhiễm độc bởi những tuyên truyền của đảng cộng sản Trung Quốc, các quan chức chính phủ này cho rằng tất cả các học viên Pháp Luân Công như những gì họ thấy trên TV và do đó, họ hành hạ chúng tôi với lòng căm ghét cao độ. Họ cấm chúng tôi nói chuyện và đánh chúng tôi bằng ba chiếc dùi cui, loại dành cho cảnh sát lõi sắt bọc da và có gai bên ngoài. Họ đánh đến nỗi mà có đến hai chiếc dùi cui đã bị gãy.”
Không biết sự thật về những nhân vật của chúng ta, những đồng hương Trung Quốc và những người dân Đan Mạch quay sang chống lại họ. Như vậy, cốt truyện Hamlet lại một lần nữa trở nên sống động: tội ác được che đậy bằng sự dối trá, những bí mật bẩn thỉu của lãnh đạo một quốc gia được giấu kín và cả quốc gia bị lừa dối!
Cuối cùng, chúng tôi quay trở lại câu độc thoại bất hủ của Hamlet:
Tồn tại hay không tồn tại – đó là vấn đề.
Cho dù con người cao thượng này ốm yếu trong tâm trí.
Những chiếc ná và những mũi tên của thần vận mệnh
Hoặc cầm vũ khí chống lại những điều rối rắm,
Và kết thúc bằng cách chống lại chúng?
Các học giả vẫn còn tranh luận nếu Hamlet có ý định tự tử ở đây hoặc cố giết tên vua hung ác, rất có thể dẫn đến cái chết của bản thân anh  – trước đó trong vở kịch cả hai suy nghĩ này đều được dự tính thẳng thắn. Trong cả hai trường hợp, đó là vấn đề của hành động. Đây là sự kết tinh tinh khiết nhất của hoàn cảnh khốn khó của Hamlet. Anh đang phải đối mặt với những thách thức khó khăn nhất của cuộc sống – những chiếc ná và những mũi tên, vận may, những rắc rối – trong giây phút phải tìm cách  để hành động thật cao thượng.
Thực tế nhức nhối của câu hỏi mang tính phổ quát này biểu hiện rõ ràng trong số các học viên Pháp Luân Công, người phải quyết định, “Có là học viên Pháp Luân Công hay không.” Nhiều người đã có lựa chọn dũng cảm “có”. Câu trả lời này thật khó khăn đến không ngờ? Đầu tiên, điều này có nghĩa là họ chọn không từ bỏ môn thực hành tâm linh yên bình khi đối mặt với sự đe dọa to lớn của cộng sản mà sẽ ảnh hưởng đến cả gia đình, công việc, và nơi sinh sống của họ. Thứ hai, họ chọn cách vạch trần một cách tích cực và hòa bình những tuyên truyền của đảng cộng sản Trung Quốc, bất chấp những bản án tống vào trại lao động, tra tấn, và cái chết.
Kể từ khi Pháp Luân Công bị đàn áp vào năm 1999, các học viên Pháp Luân Công đứng trước một giao lộ không khác gì hoàng tử Hamlet. Sân khấu là toàn thế giới – tội ác diễn ra ở Trung Quốc – dân tộc lớn nhất trên thế giới, nền kinh tế đứng thứ hai, và có nền văn minh cổ xưa nhất – và hai đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu cũng đang dính líu vào. Tất cả chúng ta là các nhân vật: những nhân chứng, những người đối lập, hoặc là số ít những người giúp đỡ nhân vật chính của chúng ta, như Horatio.
Chắc chắn, ngày nay chúng ta có thể nêu ra trên một tá những nguyên nhân và bi kịch tương đồng khác ở phương Tây và phương Đông. Nhưng, có sự khác biệt rõ ràng, như vụ Hamlet tình cờ giết Polonius –  các học viên Pháp Luân Công không dùng bạo lực. Nhưng ở đây những khác biệt to lớn để trở thành bài học, không hề nhỏ lại. Trải qua 400 năm và toàn bộ nền văn minh hiện đại của con người, câu chuyện này vẫn tồn tại sống động cả trong vở Hamlet và cuộc sống hiện đại, câu chuyện về những người tốt bị tước quyền công dân ở Trung Quốc phản ảnh một trong những vấn đề cấp bách nhất của thế giới, tự do ở Trung Quốc, và có vai trò như một lời kêu gọi thức tỉnh cho tất cả chúng ta. Vở kịch vẫn tiếp diễn. Những kẻ ác cũng như những anh hùng vẫn còn trên sân khấu. Bạn đang đóng vai diễn nào?
Tinghong Su và Evan Mantyk là một sinh viên và một giáo viên, tại một trong số ít các trường trung học song ngữ Anh-Trung tại Hoa Kỳ – Viện Hàn lâm Nghệ thuật Phi thiên ở Upstate New York.
 Quan điểm thể hiện trong bài viết này là những ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của Epoch Times.

Tỉ phú Mỹ cảnh báo bi kịch khó tránh của Trung Quốc


22/01/2016 09:45

(NLĐO) – Tỉ phú người Mỹ George Soros dự đoán nền kinh tế Trung Quốc sẽ “hạ cánh cứng” và càng gia tăng áp lực giảm phát lên kinh tế toàn cầu.

Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình bên lề Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos - Thụy Sĩ hôm 21-1, ông Soros cho biết: “Hạ cánh cứng là thực tế không thể tránh khỏi. Dĩ nhiên là tôi chẳng mong đợi điều đó và đang theo sát”. (Hạ cánh cứng phản ánh tình huống xảy ra khi nền kinh tế một nước nhanh chóng chuyển từ tăng trưởng cao sang tăng trưởng thấp, sau đó là suy thoái).
Ông Soros cho biết trong khi Trung Quốc có nguồn lực để kiểm soát tình hình nhưng sự suy thoái ở đó sẽ ảnh hưởng đến phần còn lại của thế giới.Nhà đầu tư này cho biết ông dự đoán Standard & Poor 500 Index sẽ tiếp tục “đi xuống”, chỉ số này vốn đã giảm 8,5% trong năm nay. Theo ông Soros, hiện vẫn còn quá sớm để mua cổ phiếu. Trước đó, các nhà đầu tư hàng đầu khác trong tuần này nói rằng thị trường vẫn chưa thấy đáy.

Tỉ phú người Mỹ George Soros Ảnh: BLOOMBERG
Tỉ phú người Mỹ George Soros Ảnh: BLOOMBERG

Tỉ phú Soros cũng chia sẻ vào cuối năm 2015, ông đã mua trái phiếu Kho bạc Mỹ, bán những tài sản có liên quan đến các nước sản xuất hàng hóa, đồng thời đặt cược rằng các đồng tiền châu Á sẽ giảm giá so với USD. “Vấn đề quan trọng hiện tại là giảm phát. Đó là một môi trường mà chúng ta vẫn chưa thể làm quen” – ông Soros nhận định, nói thêm về những ảnh hưởng của giá dầu giảm và vấn đề phá giá cạnh tranh.
Trong một ý khác, ông Soros nói rằng sẽ rất ngạc nhiên nếu Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) nâng lãi suất 1 lần nữa sau động thái hồi tháng 12-2015. Thậm chí, FED còn đang đứng trước nguy cơ phải cắt giảm lãi suất nhưng kể cả như vậy, hiệu quả trong việc kích thích kinh tế cũng chẳng như mong đợi. Theo ông, FED đã mắc sai lầm trong việc nâng lãi suất khi chờ đợi quá lâu và đã bỏ lỡ cơ hội.
Khi FED thay đổi lãi suất, giảm phát đã hình thành và người tiêu dùng không muốn chi tiêu vì họ hy vọng có thể mua hàng hóa với giá rẻ hơn trong tương lai. Do đó, tỉ phú cảnh báo năm 2016 sẽ là “một năm khó khăn”. Không lâu trước đây, ông còn cảnh báo rằng thế giới có thể phải đối mặt với một cuộc khủng tương tự như vào thời điểm 2008.
Cùng ngày, phát biểu tại Davos, Phó Chủ tịch nước Trung Quốc Lý Nguyên Triều nhấn mạnh đóng góp cho tăng trưởng kinh tế thế giới của nước này vẫn không thay đối. Ông Lý cho biết chính phủ Trung Quốc sẽ tiếp tục theo đuổi thị trường chứng khoán ổn định hơn và không có ý định phá giá đồng nhân dân tệ.
H.Bình (Theo Bloomberg)