Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2016

Tin thất kinh: Ông Trọng có thể kiêm luôn Chủ tịch nước và Thủ tướng nếu Đại hội 12 đồng ý...

(Chính trị) - Việc Tổng Bí thư có đồng thời là Chủ tịch nước hay Thủ tướng thì tùy thuộc vào sự phân công trong Đảng, của Ban chấp hành Trung ương, không có quy định cứng…

Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc.
Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc.
Theo ông Nguyễn Hạnh Phúc, Ban chấp hành Trung ương XI tại hội nghị 14 đã giới thiệu nhân sự với quá trình sàng lọc kỹ lưỡng, qua nhiều khâu để hình thành danh sách, cân nhắc từng cá nhân phù hợp với vị trí và yêu cầu nhiệm vụ cụ thể.

Đương nhiên, đại biểu trong đại hội có quyền giới thiệu, đó là quyền của đại biểu. Cách làm của ta đảm bảo dân chủ mà tập trung.
- Với nhân sự ủy viên trung ương, tiêu chuẩn nào quan trọng nhất và được lượng hóa thế nào, thưa ông?
– Đức và tài là quan trọng nhất. Chúng ta đã quy định rất cụ thể. Quan trọng là nhận diện, sàng lọc để chọn ra người nào đáp ứng tiêu chuẩn ấy, tránh đưa người cơ hội vào Trung ương. Điều này phụ thuộc vào sáng suốt của đại hội.
Trước yêu cầu của nhiệm vụ mới đương nhiên đòi hỏi bộ máy lãnh đạo trung ương, địa phương phải có năng lực để vận hành cơ chế mới, hiệu quả cao hơn. Bộ máy trước hết là con người và thể chế. Có con người thì phải có thể chế thông suốt để vận hành hiệu quả. Đại hội XII sẽ xây dựng bộ máy lãnh đạo mới của đất nước. Công tác nhân sự được xác định trên tinh thần đó.
Đại biểu sẽ là người cân, đong, đo, đếm trên cơ sở từng hồ sơ. Tôi không thể hiểu hết 1 ứng viên ở địa phương A, cơ quan B, nhưng chính những đại biểu từ cơ quan, địa phương ấy sẽ hiểu rõ. Ứng viên muốn giấu cũng không giấu được.
Tôi tin với sự sáng suốt, trách nhiệm của Trung ương ở Hội nghị 14 và của đại hội, sẽ chọn bộ máy đổi mới, năng động, sáng tạo, quyết tâm và chịu trách nhiệm.
- Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh công tác xây dựng Đảng là trọng tâm. Tư tưởng ấy thể hiện như thế nào trong công tác nhân sự Đại hội XII?
– Công tác nhân sự trong các đại hội rất hệ trọng. Đại hội dành một nửa thời gian cho công tác nhân sự.
Từ chiều 23/1, Đại hội bắt đầu làm công tác nhân sự. Các đoàn trao đổi, nghiên cứu lý lịch, đối chiếu tiêu chuẩn, để phát hiện những người phù hợp.
Thực ra công tác nhân sự được làm rất kỹ, rất thận trọng. Từ trước, Trung ương đã dành nhiều thời gian để chuẩn bị danh sách nhân sự trình đại hội xem xét.
Hơn nữa, việc bầu cử dân chủ thông qua áp dụng nguyên tắc số dư. Để bầu 200 ủy viên, Ban chấp hành Trung ương giới thiệu có số dư 10-15%, sau đó ra đại hội còn giới thiệu thêm, có thể lên tới 30%. Nếu vượt số 30% số dư, sẽ xem xét việc rút của các nhân sự được giới thiệu.
- Phương án trình Đại hội của BCH khóa XI, ở cấp cao có sự chuyển giao thế hệ lãnh đạo rất rõ ràng khi có tới 9 Uỷ viên Bộ Chính trị không tái cử. Thách thức gì đang chờ đón thế hệ lãnh đạo mới?
– Công tác nhân sự đáp ứng yêu cầu tất yếu của lịch sử là đổi mới và kế thừa. Đại hội XII có 9 ủy viên Bộ Chính trị không tham gia và 7 người sẽ tiếp tục. Đó là sự kế thừa cài răng lược. Với cách làm ấy, chúng ta đang thực hiện bước chuyển đổi chắc chắn, chứ không đột ngột, luôn đảm bảo sự kế thừa.
Không có quy định cứng liên quan đến nhất thể hóa
- Có nhiều ý kiến đề xuất đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và hệ thống chính trị, trong đó nhấn mạnh cơ chế kiểm soát và cân bằng quyền lực tốt hơn. Quan điểm của ông?
– Nêu vấn đề kiểm soát và cân bằng quyền lực là đúng. Chúng ta có 3 trụ cột quyền lực lớn: lập pháp – hành pháp và tư pháp, phải kiểm soát lẫn nhau để thực sự Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ.
- Đó là cơ chế kiểm soát quyền lực của Nhà nước. Thế còn cơ chế kiểm soát quyền lực trong Đảng thì sao, để đảng chịu trách nhiệm với các quyết sách của mình?
– Cơ chế kiểm soát bằng luật là tốt nhất. Hiến pháp đã quy định rất rõ, Đảng phải tuân thủ hiến pháp và pháp luật. Đảng không loại trừ, đứng trên luật. Nghị quyết của Đảng cũng phải tuân thủ luật pháp, không thể trái luật.
Bất kỳ ai, dù ở vị trí lãnh đạo cao nhất đến người dân bình thường đều phải tuân thủ pháp luật.
- Việc này được cụ thể hóa qua cơ chế, quy chế thế nào?
– Qua Ủy ban Kiểm tra trung ương để giám sát, qua Ban Dân vận trung ương để lắng nghe ý kiến của dân. Đảng còn lắng nghe thông qua Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể. Những kênh đó giúp kiểm soát lẫn nhau trong Đảng.
- Thế nhưng cũng có quan ngại, việc hình thành hệ thống song song giữa đảng và nhà nước tạo sự chồng chéo về bộ máy. Ở địa phương, chúng ta bắt đầu thí điểm nhất thể hóa lãnh đạo, ở trung ương thì Đảng đã có tính tới hay chưa?
– Trung ương cũng đã có bàn về vấn đề này. Trong quy định của Việt Nam không cứng về việc này. Trong quy định của ta, Tổng Bí thư do Ban chấp hành Trung ương bầu ra, còn Quốc hội bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng.
Việc Tổng Bí thư có đồng thời là Chủ tịch nước hay Thủ tướng thì tùy thuộc vào sự phân công trong Đảng, của Ban chấp hành Trung ương, không có quy định cứng. Khi Đảng phân công, Quốc hội sẽ bầu trên cơ sở giới thiệu.
Tuy nhiên, trước mắt chúng ta làm ở cơ sở đã. Chúng ta muốn đảm bảo sự kiểm soát lẫn nhau, giữa Đảng và chính quyền. Nếu hợp nhất, việc kiểm soát quyền lực cũng sẽ khó khăn hơn.
Cơ chế của ta dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Nguyên tắc Đảng như thế nên không có chuyện cá nhân muốn làm gì thì làm.
- Làm thế nào để loại bỏ việc ‘chạy chức” từ cơ sở tới trung ương, theo ông?
– Chạy chức chạy quyền là căn bệnh của chính quyền, ở tất cả các cấp và các nước. Chức vụ gắn liền với quyền lợi nên việc chạy chức là khó tránh khỏi. Vấn đề là Đảng phải tìm cách hạn chế, tạo cơ chế để không có cơ hội, muốn chạy cũng không được.
Muốn như vậy, phải công khai, dân chủ, để đảng viên, quần chúng giám sát quá trình đó. Một người muốn chạy chức cũng không thể lấy lòng toàn bộ cơ quan được. Cần bỏ phiếu kín trên cơ sở tiêu chuẩn, tiêu chí công khai. Cá nhân tôi và người dân kỳ vọng khóa mới sẽ chứng kiến sự đột phá trong công tác này.
(Theo Tin Tức)

Không có nhận xét nào: