“Mục đích chính của việc nuôi dạy và giáo dục trẻ không phải là để tạo ra một đứa trẻ thần đồng mà là giúp chúng khám phá những khả năng tiềm ẩn trong mình và có được niềm vui, hạnh phúc trong cuộc sống…”

Trên là một trong số những lời khuyên rất hữu ích được trích trong nội dung cuốn sách “Kindergarten is Too Late” (tạm dịch: Mẫu giáo là quá muộn) của Masaru Ibuka - một doanh nhân và nhà đồng sáng lập của Sony, nhưng cũng rất quan tâm đến vấn đề giáo dục trẻ. 

Theo ông, việc quan trọng của việc nuôi dạy, chăm sóc một đứa trẻ là cha mẹ hãy mang đến cho chúng một cuộc sống hạnh phúc, tràn ngập niềm vui thay vì bắt chúng trở thành thần đồng. Những thay đổi trong suy nghĩ của ông về giáo dục đã và đang đã trở thành chuẩn mực trong việc nuôi dạy con của các ông bố bà mẹ hiện nay. 

8_phuong_phap_giup_tre_hanh_phuc_03
Hãy mang đến cho trẻ cuộc sống hạnh phúc thay vì cố gắng bắt trẻ thành thần đồng. Ảnh minh họa từ internet

Dưới đây là những lời khuyên hữu ích từ Masaru Ibuka

1. Không nên cãi nhau trước mặt trẻ, điều này sẽ không tốt cho tâm lý và sự phát triển của trẻ. 

2. Đừng khó chịu khi trẻ tranh cãi, hoạt động này giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp hiệu quả hơn bạn tưởng đấy!

3. Ôm con càng nhiều càng tốt, đây là một hoạt động giao tiếp rất có lợi cho sự phát triển cảm xúc và trí tuệ của trẻ.

4. Đừng bao giờ nói hai lời với trẻ, bởi trẻ có thể hiểu hết tất cả những gì bạn nói. Tốt nhất hãy làm như bạn đã nói.

5. Mỗi ngày nên dành thời gian học, chơi cùng con đảm bảo bạn sẽ phát hiện ra nhiều điều thú vị đấy!

6. Cho trẻ ngủ cùng giường sẽ mang lại nhiều lợi ích cho trẻ hơn bạn tưởng. Nó giúp tăng sự tự tin ở trẻ, giảm thiểu các trục trặc về hành vi, thúc đẩy thể trạng, tâm lý phát triển tốt. 

7. Khuyến khích con chơi với các bạn cùng trang lứa vừa giúp trẻ phát triển giao tiếp, biết sống hòa đồng thậm chí thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh ở trẻ.

Happy_brothers_baby_wallpaper_0_0
Khuyến khích trẻ chơi cùng các bạn đồng trang lứa sẽ giúp phát triển kỹ năng giao tiếp ở trẻ. Ảnh minh họa từ internet

8. Luôn khuyến khích con sáng tạo mọi lúc mọi nơi. Bởi sự sáng tạo sẽ kích thích trí não giúp trẻ phát triển không ngừng.

9. Cẩn thận trong việc khen ngợi và trừng phạt trẻ. Hãy khen ngợi khi trẻ làm được một việc tốt, chỉ trừng phạt khi trẻ quá hư. 

10. Tuyệt đối không được áp đặt những suy nghĩ của bạn lên con. Hãy để trẻ nhận ra điều gì là tốt, xấu đối với mình. Còn bạn chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn thôi.

11. Sự mơ ước, khả năng sáng tạo của mỗi đứa trẻ là vô hạn. Đừng bao giờ xem thường điều đó!

12. Không nên mua cho con tất cả những món đồ chơi con thích. Việc có quá nhiều đồ chơi sẽ khiến trẻ đánh mất cơ hội tìm tòi, nghiên cứu, khám phá năng lực của bản thân.

13. Đừng ép trẻ làm bất cứ điều gì trẻ không muốn. Nếu không bạn sẽ bóp chết niềm đam mê, sáng tạo trong trẻ.

14. Mọi đứa trẻ đều cần cả cha lẫn mẹ. Nếu chỉ có một người khả năng giao tiếp của trẻ sẽ bị hạn chế rất nhiều.

15. Đừng bao giờ cho rằng đứa trẻ là tài sản của bạn và bạn giữ khư khư bên mình. Hãy để trẻ tự do, cả bạn và trẻ sẽ được thoải mái, vui vẻ.

16. Hãy giúp trẻ ôn lại những gì đã được học. Rèn luyện điều này mỗi ngày sẽ giúp khả năng ghi nhớ của con tốt hơn, não bộ phát triển hơn.

17. Cách duy nhất để trẻ phát triển các giác quan và kỹ năng là hãy cho trẻ tiếp xúc với nhiều loại đồ chơi làm từ nhiều chất liệu khác nhau: mềm, cứng, mịn, thô…

18. Thường xuyên cho trẻ chơi món đồ chơi yêu thích vừa giúp trẻ thích thú vừa phát huy khả năng sáng tạo không ngừng của mình.

19. Hãy cho trẻ chơi các đồi chơi mô hình và xếp hình origami nếu muốn đôi bàn tay của trẻ trở nên khéo léo hơn. 

20. Mỗi ngày hãy dành thời gian đi bộ cùng con bạn. Cách này vừa tốt cho sức khỏe cả hai, vừa giúp gắn kết tình cảm giữa ba mẹ và con.

21. Đừng quá coi trọng kết quả học tập của con, thay vào đó hãy giúp con tìm thấy niềm vui, sự hứng thú trong những việc mình làm. 

Cuối cùng, điều đặc biệt mà tôi - Masaru Ibuka muốn nhắn nhủ tới các bậc phụ huynh là: “Cách tốt nhất để giáo dục một đứa trẻ thành đạt, nên người là cho chúng tất cả tình yêu thương và sự chăm sóc của bạn. Đừng phó mặc điều này cho nhà trường. Bởi nếu không làm được điều này, bạn sinh con ra để làm gì?”.