Thứ Hai, 18 tháng 1, 2016

Một trưa bới rác tìm được... 67 sinh linh vắn số

Đào Thanh Tuy | 

Một trưa bới rác tìm được... 67 sinh linh vắn số
Sơn và những người bạn của mình đang vệ sinh cho hài nhi vắn số

Số phận đã không cho những hài nhi ấy được thành người, chúng phải chết ngay từ trong bụng mẹ hoặc khi mới lọt lòng. Đau đớn hơn, nơi an nghỉ cuối cùng của chúng lại là… bãi rác.

LTS: Tạo hóa cho con người quyền sống và khi chết đi được yên nghỉ theo những cách tôn kính nhất. Thế nhưng, với những hài nhi bị tước quyền sống ngay từ trong bụng mẹ thì còn có số phận không thể phũ phàng hơn.
Nhiều người đặt câu hỏi, ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, nơi tập trung đông dân thì sau khi tước bỏ quyền sống, cả ngàn hài nhi ấy sẽ được chuyển đi đâu, an táng thế nào?
Trả lời câu hỏi đó, chúng tôi đã tận thấy một sự thật kinh hoàng, phần lớn những hài nhi đó được người ta chuyển thẳng vào… bãi rác.
Chúng tôi bắt đầu loạt phóng sự này bằng việc làm khó tin của một nhóm thiện nguyện ở Bắc Ninh. Tuy có tên tự đặt là nhóm "Bảo vệ sự sống" nhưng mọi người trong nhóm tự nhận mình là… những tên "đạo chích".

Chuẩn bị Đại hội Đảng XII: Quan chức Chính phủ rủ nhau nghĩ đến dân, chia sẻ...hơi " nghĩa lộ " ?!

Chủ nhật Đỏ lần thứ VIII: Ngày hội kết nối những trái tim

TP - Sáng 17/1, Chủ nhật Đỏ lần thứ 8, chuỗi sự kiện hiến máu tình nguyện đã đồng loạt diễn ra ở 8 tỉnh, thành phố trên cả nước. Tại Hà Nội, ngày hội Chủ nhật Đỏ tổ chức tại trường ĐH Bách khoa (Hà Nội).
13 tỉnh thành hiến hơn 11.700 đơn vị máu
Có mặt từ sáng sớm tại ngày hội hiến máu tình nguyện này, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng Bí thư Thứ nhất Trung ương Đoàn Nguyễn Đắc Vinh, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Công, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Chữ thập đỏ VN Đoàn Văn Thái, đại diện lãnh đạonhiều trường đại học, Tập đoàn TH, Tập đoàn Mường Thanh và hàng nghìn học sinh, sinh viên… đã diễu hành cổ động Chủ nhật Đỏ 2016.
Chủ nhật Đỏ lần thứ VIII: Ngày hội kết nối những trái tim - ảnh 1Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bí thư thứ nhất TƯ Đoàn Nguyễn Đắc Vinh, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết  Tiến, Viện trưởng Viện Huyết học truyền máu TƯ Nguyễn Anh Trí và TBT báo Tiền Phong Lê Xuân Sơn dẫn đầu đoàn diễu hành cổ vũ cho ngày Chủ nhật Đỏ tại ĐHBK Hà Nội  sáng 17/1. Ảnh: Hồng Vĩnh.

Việt Nam có 845 cơ quan báo chí, gần 18 nghìn nhà báo

Những thông tin đáng chú ý từ hội nghị tổng kết công tác báo chí năm 2014...

Việt Nam có 845 cơ quan báo chí, gần 18 nghìn nhà báo
Quang cảnh hội nghị tổng kết công tác báo chí 2014, sáng 31/12.
NGÔ TRANG
Sáng 31/12, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin Truyền thông và Hội Nhà báo Việt Nam đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác báo chí năm 2014 và triển khai nhiệm vụ 2015.

Báo cáo của Bộ Thông tin Truyền thông tại hội nghị cho thấy, hiện cả nước có 845 cơ quan báo chí, trong đó có 199 cơ quan báo chí in, 646 tạp chí, 1 hãng thông tấn quốc gia, 98 báo - tạp chí điện tử, 67 đài phát thanh truyền hình. 

Đến thời điểm này, cả nước có gần 18 nghìn nhà báo được cấp thẻ nhà báo, và khoảng 5 nghìn phóng viên hoạt động báo chí, nhưng chưa đủ điều kiện cấp thẻ.

Nhà nước bồi thường 111 tỷ, cán bộ làm sai chỉ hoàn trả... 677 triệu (!)


Dân trí 6 năm qua, Nhà nước đã phải giải quyết bồi thường 204 vụ việc với trên 111 tỷ đồng nhưng mới chỉ xem xét trách nhiệm hoàn trả của cán bộ thực thi sai công vụ trong 22 vụ việc, với tổng số tiền 676,742 triệu đồng (!)
 >> Ngân sách có thể chi toàn bộ 23 tỷ đồng bồi thường cho ông Lương Ngọc Phi
 >> Bồi thường ông Chấn 7,2 tỷ đồng: Cán bộ yếu kém thì Nhà nước phải chịu!



Năm 2015, riêng vụ án oan của ông Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang), nhà nước đã phải chi ngân sách bồi thường trên 7,2 tỷ đồng.
Năm 2015, riêng vụ án oan của ông Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang), nhà nước đã phải chi ngân sách bồi thường trên 7,2 tỷ đồng.

Theo báo cáo tổng kết 6 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do Bộ Tư pháp thực hiện, đến ngày 31/12/2015 các cơ quan có trách nhiệm bồi thường đã thụ lý giải quyết 258 vụ việc yêu cầu bồi thường thiệt hại, trong đó đã giải quyết được 204 vụ việc (đạt tỷ lệ 79%) với tổng số tiền bồi thường trên 111,149 tỷ đồng. Còn lại 54 vụ việc vẫn đang tiếp tục giải quyết.

Đại hội Đảng CSVN lần thứ 12 diễn ra trong đợt rét hại kỷ lục...

Đón không khí lạnh cực mạnh, Hà Nội sắp rét "kỷ lục" 7 độ

12

22/01 không khí lạnh sẽ được tăng cường rất mạnh trở lại nên ở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nhiều khả năng xảy ra mưa, rét đậm, rét hại trên diện rộng. Khu vực Hà Nội có thể rét đến 7-8 độ trong 4 ngày liên tiếp. Vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá và mưa tuyết.

Đón không khí lạnh cực mạnh, Hà Nội sắp rét "kỷ lục" 7 độ
Sáng nay (17/01), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi thuộc khu vực vùng núi phía Bắc.
Dự báo, chiều và đêm nay không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến các nơi khác thuộc phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến các tỉnh Bắc Trung Bộ, một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ.

VIỆT NAM NGUỒN CUNG CẤP NỘI TẠNG VÔ TẬN CHO TRUNG CỘNG.



Phạm Văn Hiến - Chuyện những thiếu nữ Việt Nam bị lừa bán sang Trung Cộng xảy ra hằng ngày.  Biết bao nhiêu đường dây lừa bán những cô gái Việt Nam nhẹ dạ sang TC bị phát hiện và còn biết bao nhiêu đường dây hoạt động trong bóng tối chưa được phát hiện? Thị trường buôn bán gái Việt sang Trung Cộng, kẻ bán người mua tuy âm thầm nhưng rất sôi động.  Chính quyền rất khó kiểm soát nhất là đồng bào sắc tộc vùng cao, tiếp giáp với biên giới Việt – Trung thường xuyên xảy ra hàng loạt phụ nữ bị mất tích một cách bí ẩn như trường hợp hơn 100 cô dâu Việt mất tích đã kể trên.

Đặc điểm của những thiếu nữ sắc tộc vùng cao miền Bắc Việt Nam, phần đông sắc đẹp của họ tuy không mặn mà, nhưng ưu điểm của họ là rất dồi dào sức khỏe mà giá cả lại bèo.  Những đường dây kinh doanh nội tạng ở Hoa Lục chỉ cần bỏ ra tối đa là3.000 USD để mua một cô gái Việt miền núi, rồi đưa vào lò mổ nội tạng, họ có thể bán một qủa thận của nạn nhân với giá vài chục ngàn Mỹ kim.  Nếu bán được một qủa tim hay lá gan sẽ được giá cao hơn rất nhiều.  Sau khi lấy nội tạng, xác chết sẽ bị vất vào lò thiêu hoặc vất xuống biển làm mồi cho cá mập để phi tang.



Tập Cận Bình sẽ bãi bỏ chế độ Cộng sản tại Trung Quốc

Các chính trị gia châu Âu hy vọng ông Tập Cận Bình bãi bỏ chế độ Cộng sản tại Trung Quốc


Trong buổi nói chuyện với đài truyền hình Tân Đường Nhân (NTD), một đài truyền hình có trụ sở tại New York, hai chính trị gia của châu Âu đã bày tỏ hy vọng lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ mang lại cải cách chính trị thực sự bằng việc từ bỏ hệ tư tưởng Mác-xít của chế độ Trung Cộng hiện nay.

Tử Cấm Thành là niềm tự hào Trung Hoa, nhưng được thiết kế bởi người Việt

Posted By ETvn Staff 06 On In Người Việt bốn phương,Văn hóa,Văn hoá truyền thống | No Comments

Giữa trung tâm Bắc Kinh là một tòa thành nguy nga, tráng lệ, nơi cư ngụ của nhiều vị hoàng đế 2 triều Minh, Thanh – Tử Cấm Thành [1]. Nếu như người Trung Hoa luôn tự hào về một công trình đồ sộ vào bậc nhất thế giới, thì ít ai biết rằng, công trình ấy lại có đóng góp không nhỏ của một người Việt tên là Nguyễn An.

Nguyễn An là ai?

Theo nhiều ghi chép khác nhau, Nguyễn An [2] (1381-1453), còn được gọi là A Lưu khi sống ở Trung Quốc, là người vùng Hà Đông, nay là địa phận Hà Đông thuộc thành phố Hà Nội. Từ nhỏ, ông đã nổi tiếng là thần đồng và có biệt tài về kiến trúc. Ông từng tham gia vào công cuộc xây dựng cung điện ở kinh thành Thăng Long dưới thời vua Trần Thuận Tông, nhà Trần. Khi đó, Nguyễn An mới gần 16 tuổi.
Năm 1407 (có tài liệu ghi là 1406), nhà Minh đem quân xâm lược nước ta dưới danh nghĩa “phù Trần diệt Hồ”. Đại Việt sử ký toàn thư đã ghi chép lại thời điểm lịch sử ấy: “Người Minh lùng tìm những người ẩn dật rừng núi, có tài đức, thông minh, giỏi giang xuất chúng… lục tục đưa dần về Kim Lăng…” Nguyễn An cũng như nhiều thanh niên tráng kiệt và những tài năng ưu tú khác bị bắt đưa về Trung Quốc. Sau đó, ông được chọn làm thái giám để phục vụ trong cung điện nhà Minh.
Một góc Tử Cấm Thành (Ảnh: lotuspro.net)
(Ảnh: lotuspro.net)

Bén duyên với Tử Cấm Thành

Sống dưới triều Minh, Nguyễn An đã trải qua 5 đời vua khác nhau, bắt đầu từ Minh Thành Tổ Chu Đệ (hiệu Vĩnh Lạc).

Cà Mau: Bị phạt tiền vì "dám" chửi đường xấu !?

Tags: Lý Văn Lâm, Cà Mau, TP Cà Mau, Bào Sơn, Báo Thanh Niên, Nguyễn Quốc Hưng, công an xã, tiếp xúc với, phóng viên báo, đường xấu, phạt tiền, bị phạt, của người, chửi, nhận

Hôm qua 19.6, Công an xã Lý Văn Lâm xác nhận với phóng viên Báo Thanh Niên: Công an xã vừa xử phạt ông Nguyễn Quốc Hưng, sinh năm 1962, ngụ ấp Bào Sơn, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau vì "có lời nói thô bạo, có cử chỉ khiêu khích, xúc phạm danh dự của người khác". Tuy nhiên, khi tiếp xúc với chúng tôi, ông Hưng lại cho rằng ông "bị ép" vì ông... không chửi ai cả.
Sự việc xảy ra vào ngày 18.5, khi ông Hưng đi qua con đường thuộc khu đô thị mới Hoàng Tâm, xã Lý Văn Lâm. Thấy đường sình lầy, ông Hưng bực mình chửi đổng, không ngờ sáng hôm sau ông bị mời lên trụ sở Công an xã viết bản kiểm điểm. Ông Hưng đã thừa nhận rằng chửi tục như vậy là sai. Tưởng vậy là xong nhưng sự việc vẫn không dừng lại, đến ngày 18.6, ông Hưng lại được mời lên để nhận quyết định phạt 100 ngàn đồng. Bức xúc, ông Hưng đến các cơ quan kêu oan vì... "tôi chửi đường xấu chứ đâu có chửi ai". 

Cần xóa cơ chế "Đảng cử dân bầu"

16/06/2014 16:50 GMT+7

TTO - Đó là kiến nghị của trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng Huỳnh Nghĩa tại phiên thảo luận Luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi) ngày 16-6.
gKPT9ZUp.jpg
Đại biểu Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) phát biểu thảo luận về dự thảo Luật đầu tư công - Ảnh: TTXVN
Ông Nghĩa cho rằng phần lớn công việc của Quốc hội đều do đại biểu Quốc hội chuyên trách thực hiện, còn các đại biểu khác chỉ tham gia ở mức độ nhất định.

Chủ Nhật, 17 tháng 1, 2016

Nhà lãnh đạo phải trong sạch và đổi mới

16/01/2016 11:15 GMT+7

TTO - Trước thềm Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng, báo Tuổi Trẻcó cuộc phỏng vấn ông Vũ Ngọc Hoàng - ủy viên Trung ương Đảng, phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo trung ương.
Để đất nước tránh đối diện “nguy cơ tụt hậu xa hơn”, cần phải đổi mới căn bản. Trong ảnh: đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế - Ảnh: H.Khoa
Để đất nước tránh đối diện “nguy cơ tụt hậu xa hơn”, cần phải đổi mới căn bản. Trong ảnh: đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế - Ảnh: H.Khoa
“Có người sợ nói đổi mới căn bản thì sẽ đổi mới nhiều quá dễ dẫn đến mất ổn định. Tôi nghĩ khác. Tình hình hiện nay phải đổi mới căn bản thì mới giải quyết căn bản được tình hình. 
Ông Vũ Ngọc Hoàng 
* Thưa ông, vừa kết thúc Hội nghị trung ương 14 và chỉ còn ít ngày nữa là khai mạc Đại hội lần thứ XII của Đảng, ông có cảm nghĩ gì lúc này?
- Hôm 13-1, trong phiên họp cuối của Trung ương khóa này, tôi thấy có nhiều đồng chí Trung ương cũng chung suy nghĩ với tôi, có tình cảm với tổ chức (Ban Chấp hành Trung ương) mà mình tham gia lâu nay.
Có thể trong suốt quá trình cũng có lúc có việc này, việc khác còn băn khoăn, nhưng cuối kỳ, với tình cảm như một lẽ tự nhiên, chúng tôi đều muốn tổ chức mà mình đã tham gia sẽ ngày càng tốt hơn, hiệu quả hơn, phục vụ được nhiều hơn cho dân, cho nước.

Tập Cận Bình và Giang Trạch Dân giành nhau kiểm soát quân đội

Cải cách quân sự tại Trung Quốc: Cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa Tập Cận Bình và Giang Trạch Dân

1311050155202482
Tranh giành quyền lực trong quân đội trở thành cuộc tranh đấu sinh tử giữa Tập Cận Bình và Giang Trạch Dân (Ảnh: Epoch Times).
Ngày 31 tháng 12 năm 2015, một ngày trước khi chuyển sang năm mới, tại Bắc Kinh đã diễn ra nghi lễ trao cờ quân sự cho ba đơn vị quân sự mới được thành lập của Quân đội Giải phóng Trung Quốc. Tại buổi lễ, trong trang phục áo đại cán, ông Tập Cận Bình, lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và các lực lượng vũ trang, đã trao cờ cho Bộ Tổng tư lệnh lục quân, Bộ Tư lệnh tên lửa chiến lược và lực lượng hỗ trợ chiến lược.
Sự kiện này đánh dấu bước đi táo bạo mới nhất trong chương trình tái cơ cấu quân đội khổng lồ, chương trình mà ông Tập đã bóng gió nhắc tới khi phát biểu trên khán đài ở cổng Thiên An Môn trong cuộc diễu binh của 12.000 binh sĩ cuối tháng chín vừa rồi.
Trong bài phát biểu đó, ông Tập đã thông báo sẽ cắt giảm 300.000 binh sĩ trong quân đội. Trong các tháng tiếp theo đó, chi tiết của các cuộc cải cách đã dần dần lộ ra: Bảy bộ tư lệnh khu vực sẽ được tổ chức lại thành năm quân khu, bốn trụ sở chính của quân đội sẽ được cải tổ, và nhân sự chủ chốt sẽ được bổ nhiệm.

Tranh giành quyền lực trong quân đội đã trở thành một cuộc tranh đấu sinh tử giữa Tập Cận Bình và phe cánh Giang Trạch Dân.

– Trần Phá Không, tác giả và chuyên gia phân tích các vấn đề thời sự

Những cải cách quân sự của Tập Cận Bình rõ ràng nhằm mục đích hiện đại hóa Quân đội Giải Phóng Trung Cộng, một tổ chức thiếu sức sống đã rơi vào bế tắc trong những năm 1980, nhưng chúng cũng phục vụ cho một mục tiêu chính trị cấp bách. Cải cách quân đội giúp Tập Cận Bình giành quyền kiểm soát quân đội – tổ chức có quyền lực quyết định – từ phe đối thủ do cựu lãnh đạo Đảng Giang Trạch Dân đứng đầu, và củng cố quyền lực chính trị của ông.