Chủ Nhật, 17 tháng 1, 2016

Nhà lãnh đạo phải trong sạch và đổi mới

16/01/2016 11:15 GMT+7

TTO - Trước thềm Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng, báo Tuổi Trẻcó cuộc phỏng vấn ông Vũ Ngọc Hoàng - ủy viên Trung ương Đảng, phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo trung ương.
Để đất nước tránh đối diện “nguy cơ tụt hậu xa hơn”, cần phải đổi mới căn bản. Trong ảnh: đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế - Ảnh: H.Khoa
Để đất nước tránh đối diện “nguy cơ tụt hậu xa hơn”, cần phải đổi mới căn bản. Trong ảnh: đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế - Ảnh: H.Khoa
“Có người sợ nói đổi mới căn bản thì sẽ đổi mới nhiều quá dễ dẫn đến mất ổn định. Tôi nghĩ khác. Tình hình hiện nay phải đổi mới căn bản thì mới giải quyết căn bản được tình hình. 
Ông Vũ Ngọc Hoàng 
* Thưa ông, vừa kết thúc Hội nghị trung ương 14 và chỉ còn ít ngày nữa là khai mạc Đại hội lần thứ XII của Đảng, ông có cảm nghĩ gì lúc này?
- Hôm 13-1, trong phiên họp cuối của Trung ương khóa này, tôi thấy có nhiều đồng chí Trung ương cũng chung suy nghĩ với tôi, có tình cảm với tổ chức (Ban Chấp hành Trung ương) mà mình tham gia lâu nay.
Có thể trong suốt quá trình cũng có lúc có việc này, việc khác còn băn khoăn, nhưng cuối kỳ, với tình cảm như một lẽ tự nhiên, chúng tôi đều muốn tổ chức mà mình đã tham gia sẽ ngày càng tốt hơn, hiệu quả hơn, phục vụ được nhiều hơn cho dân, cho nước.

Đã từng tham gia nhiều hội nghị Trung ương, với hội nghị  lần này (Hội nghị 14 khóa XI), tôi thấy đây là một hội nghị đúng như Tổng Bí thư nói là “thành công rất tốt đẹp”, các ý kiến trao đổi rất thẳng thắn, chân thành, dân chủ, trách nhiệm và cuối cùng đã thống nhất cao.
Đơn cử, Hội nghị Trung ương đã tiến hành công tác nhân sự với nhiều lần bỏ phiếu kín, có thể nói là hội nghị có số lần bỏ phiếu kín nhiều nhất từ trước đến nay. Quy trình chặt chẽ.
Chẳng hạn việc biểu quyết thông qua nhân sự đề cử bổ sung một số trường hợp "đặc biệt" giới thiệu ủy viên Trung ương khóa XI tái cử khóa XII. Biểu quyết hoàn thiện danh sách giới thiệu ủy viên Trung ương dự khuyết, đề xuất danh sách Đoàn Chủ tịch Đại hội, chọn phương án về trường hợp “đặt biệt” tái cử của ủy viên Bộ Chính trị.
Với các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước, mỗi chức danh bỏ phiếu hai lần, lần đầu là do Trung ương giới thiệu nhiều phương án, có những trường hợp xin rút.
Bộ Chính trị không quyết định việc cho rút mà do Trung ương quyết định. Trung ương quyết định bằng phiếu kín, bỏ phiếu vòng một là “chốt” danh sách để đồng ý cho rút hay không cho rút đối với các trường hợp xin rút, rồi đến vòng hai là bỏ phiếu chính thức để chọn nhân sự cụ thể giới thiệu cho Trung ương khóa XII.
Trung ương đã thông qua nhân sự là Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI thuộc trường hợp "đặc biệt" giới thiệu tái cử khóa XII. Trước hết Trung ương bỏ phiếu quyết định chọn phương án một trường hợp “đặc biệt”, hai trường hợp “đặc biệt” hay ba trường hợp “đặc biệt”. Cuối cùng Trung ương quyết định chọn phương án một trường hợp “đặc biệt”, vì yêu cầu cần trẻ hóa, yêu cầu ổn định, cần có một sự kế thừa trong tình hình hiện nay, đoàn kết, tập hợp lực lượng. Bộ Chính trị cũng đề nghị như thế.
So với quyết định công khai thì bỏ phiếu kín về nhân sự có cái hay là phát huy dân chủ tốt hơn. Tại hội nghị, lúc đầu thảo luận có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng bỏ phiếu kín thì số phiếu rất tập trung.
* Qua chuẩn bị nhân sự Trung ương vừa rồi ông thấy sao?
- Tôi thấy Trung ương đã thảo luận dân chủ, khi quyết định thì thống nhất cao. Tất nhiên đây là quyết định để giới thiệu, không nhầm lẫn việc giới thiệu, chuẩn bị đó với quyết định cuối cùng là của Đại hội XII và của Ban chấp hành Trung ương khóa XII.
Việc chuẩn bị nhân sự cũng thể hiện trách nhiệm của Trung ương và Bộ Chính trị khóa XI, thể hiện được sự kế thừa và tích cực trẻ hóa. Bộ Chính trị họp thảo luận và thống nhất cao đề nghị với Trung ương xem xét, bỏ phiếu kín về phương án một trường hợp “đặc biệt” uỷ viên Bộ Chính trị khoá XI được giới thiệu tái cử khóa XII, Trung ương đã thống nhất cao theo đề xuất của Bộ Chính trị.
* Cá nhân ông khi thực hiện quyền bầu cử với tư cách là Uỷ viên Trung ương Đảng thì ông dựa trên các tiêu chuẩn nào của ứng cử viên để bỏ phiếu?
- Về tiêu chuẩn chung thì Tổng Bí thư đã nói công khai rồi. Theo tôi có hai vấn đề quan trọng nhất.
Một là chọn người không tham nhũng, không có “lợi ích nhóm” tiêu cực. Đó là tiêu chuẩn rất cơ bản. Có ý kiến bảo là lợi ích nhóm không phải là vấn đề đáng phê phán, vì có những lợi ích nhóm tạo ra động lực, nhưng cái đó phải hiểu theo nghĩa khác.
Ở đây chúng ta phê phán lợi ích nhóm hiểu theo nghĩa tiêu cực, nó là một dạng tham nhũng có tổ chức, đặt lợi ích cá nhân, cục bộ bất hợp pháp trên lợi ích chung của quốc gia, dân tộc.
Lại có ý kiến nói nhân sự đó dính “lợi ích nhóm” nhưng có năng lực thì sao? Năng lực là rất quan trọng, nhưng đòi hỏi đầu tiên của người cán bộ cao cấp là công tâm cho cái chung. Chúng ta không thể gửi trứng cho ác.
Cũng có ý kiến bảo là nhân sự đó có lợi ích nhóm, nhưng có thể đổi mới. Đổi mới là hết sức cần thiết. Nhưng tôi nghĩ đến cuộc đổi mới chân chính, có thể đem lại kết quả vững chắc, thực chất, cho nhân dân, cho lợi ích chung của đất nước, thì nó cũng phải xuất phát từ sự công tâm, trong sáng. Tôi không hy vọng trên nền lợi ích nhóm tiêu cực mà có đổi mới tốt cho quốc gia.
Hai là phải đổi mới, không bảo thủ. Đất nước chúng ta dứt khoát phải đổi mới, tôi dùng đến từ là đổi mới căn bản. Trong dự thảo Văn kiện đã nói là đổi mới đồng bộ, toàn diện. Có người sợ nói đổi mới căn bản thì sẽ đổi mới nhiều quá dễ dẫn đến mất ổn định.
Tôi nghĩ khác. Tình hình hiện nay phải đổi mới căn bản thì mới giải quyết căn bản được tình hình. Tôi hiểu giá trị của việc phải ổn định để phát triển, nhưng đổi mới căn bản không có nghĩa là không ổn định, không có nghĩa là làm mất ổn định, mà đổi mới căn bản mới có một sự ổn định căn bản, lâu dài, thực chất, chắc chắn.
Nếu không đổi mới căn bản thì cái ổn định có khi là giả tạo, có khi là tạm thời, không chắc chắn. Xã hội Liên Xô từng có thời kỳ rất ổn định, ổn định nhất thế giới, nhưng đùng một cái đổ ào, vậy thì ổn định trước đó là ổn đinh giả tạo, không thực chất.
* Với các tiêu chí như ông vừa nêu trên, ông thể hiện vào lá phiếu của mình như thế nào và có nhận xét gì về kết quả nhân sự đến hiện nay?
- Tôi thể hiện lá phiếu như tôi nghĩ, còn kết quả nhân sự thì tôi hy vọng sẽ tốt hơn. Việc đáp ứng các tiêu chí như tôi nói, còn phải qua thực tế mới đánh giá hết được.
Theo tôi, chúng ta cũng phải xây dựng cơ chế để luôn nhắc nhở các nhà lãnh đạo phải giữ bàn tay trong sạch và cái đầu đổi mới. Nếu có “minh quân” thì tự họ sẽ xây dựng cơ chế đó như một nhu cầu tự thân.
* Trong sự đổi mới căn bản ông nêu ở trê, có điều gì cần phải giữ gìn như nguyên tắc không được xa rời?
- Chúng ta không được rời mục tiêu phát triển, mục tiêu nhân văn và mục tiêu dân chủ. Cái lõi của vấn đề là đặt con người vào vị trí trung tâm, con người phải được phát triển, xây dựng không gian tự do và dân chủ một cách thực chất và lành mạnh để cho con người phát triển.
Phải thấm nhuần tư tưởng quyền lực là của dân, dân ủy quyền cho nhà nước, ủy quyền và không mất quyền, ủy quyền và có cơ chế kiểm soát quyền lực. Nhà nước được ủy quyền, được hành động, đầu tiên phải là bảo vệ quyền dân chủ của nhân dân, bảo vệ tự do của nhân dân, không cho phép bất cứ thế lực nào xâm phạm đến tự do, dân chủ chân chính và đích thực của nhân dân.
Nhà nước cũng phải tập hợp cho được trí tuệ để thúc đẩy kiến tạo một quốc gia phát triển. Bản thân nhà nước ấy là công cụ phục vụ nhân dân, không phải là một nhà nước cai trị dân chúng. Chúng ta phải học để đi con đường dân chủ đúng, hiểu cho đến nơi đến chốn vấn đề dân chủ, trong lãnh đạo và nhân dân ta không phải ai nấy đều đã hiểu tốt vấn đề dân chủ.
Tất nhiên đổi mới không phải là một sự thay đổi lung tung, phải đi đúng quy luật của nó. Vậy thì cái bất biến của đổi mới là gì? Đó là quốc gia và dân tộc Việt Nam phải phát triển, xã hội phải nhân văn và phải thực sự dân chủ. Đảng lãnh đạo phải giương cao ngọn cờ đó, sứ mệnh của anh là lãnh đạo quốc gia làm được việc đó. Đó cũng chính là định hướng XHCN.
* Ông có ý kiến gì về vấn đề đoàn kết trong Đảng trong bối cảnh hiện nay?
- Thời kỳ chiến tranh, người cán bộ, đảng viên ra trận là xả thân, là hy sinh. Bây giờ trong thời bình có thu nhập, có bổng lộc, có lợi ích, cái đó chi phối không ít đối với đạo đức lối sống của người cán bộ. Hiện nay đoàn kết trong Đảng không bằng thời kỳ chiến tranh. Mặt khác đây là vấn đề thuộc về công tác xây dựng đảng, xây dựng văn hoá trong Đảng.
Gần đây dư luận bên ngoài, trên mạng có một số ý kiến cho là trong lãnh đạo cấp cao của chúng ta mất đoàn kết, tranh giành quyền lực, rất lủng củng với nhau. Qua nắm bắt quá trình chuẩn bị nhân sự và đặc biệt qua Hội nghị Trung ương 14 tôi thấy tình hình không phải như vậy, không như những lời xuyên tạc, bịa đặt trên mạng.
Tất nhiên cũng có mặt phải chú ý, nhưng bản chất tình hình không phải như vậy.
Tại Hội nghị Trung ương 14, các vấn đề liên quan đã được công khai, ý kiến phát biểu của từng người, rồi thảo luận, trao đổi trong lãnh đạo cấp cao, qua đó cho thấy các đồng chí đều vì cái chung trước. Vậy thì chúng ta nhận thức về một số ý kiến trên mạng như thế nào?
Theo tôi, một mặt bên ngoài nói thông tin đó để thu hút sự chú ý của người đọc, mặt khác cũng cường điệu lên, bịa đặt thêm để phân hoá nội bộ chúng ta. Qua Hội nghị Trung ương 14, tôi nghĩ nhiều đại biểu cũng thấy được vấn đề giống như tôi.
Tất nhiên, trong tập thể phải có ý kiến khác nhau, đa dạng, có tranh luận để phát triển tư duy, nhưng bè phái tranh giành quyền lực, hành động vì “lợi ích nhóm” tiêu cực là hỏng.
* Trong dự thảo Văn kiện trình Đại hội XII nêu rằng những hạn chế, khuyết điểm trong công tác xây dựng Đảng đã làm giảm lòng tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ. Ông nghĩ sao về vấn đề này?
- Không riêng dự thảo văn kiện lần này mà nhiều nghị quyết của Đảng đã thể hiện điều đó. Niềm tin của dân vào Đảng luôn được đặt ra, có lúc giảm đi, vì mấy lẽ, trước hết là sự tha hóa quyền lực, một bộ phận cán bộ thoái hóa, sử dụng quyền lực vào lợi ích nhóm tiêu cực, tham nhũng.
Một lẽ khác là, qua thời gian dài, người ta thấy đất nước có mặt phát triển nhưng chậm, lại có không ít mặt tụt hậu. Tình hình đó tác động vào niềm tin của người dân. Trong tình hình như vậy thì ban lãnh đạo phải nhìn thẳng sự thật, nói rõ về khuyết điểm, về tụt hậu, từ đó tìm cách khắc phục.
Bác Hồ có nói: Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính.
Ở đây, theo suy nghĩ của tôi cũng có câu chuyện về chọn cán bộ. Chúng ta chọn cán bộ sao đó mà người tài trong bộ máy ngày càng ít đi. Thời kỳ chiến tranh chúng ta tập hợp được rất nhiều nhân tài, phải chăng là có sức quy tụ của hồn nước trong đó. Sao mà nhân tài bây giờ cứ thưa vắng dần, có vấn đề chọn cán bộ, về chạy chức chạy quyền, có vấn đề về sự tha hóa của quyền lực.
* Trong điều kiện một đảng cầm quyền thì nên tổ chức kiểm soát quyền lực như thế nào, thưa ông?
- Đây là câu chuyện hết sức quan trọng, cần phân tích kỹ. Tôi chỉ xin nói một ý thế này, trong điều kiện một đảng cầm quyền thì trước tiên đảng đó phải đại diện cho ngọn cờ dân chủ một cách chân chính và thực chất, dùng lợi thế của đảng cầm quyền để thực hiện dân chủ hóa xã hội.
Đảng phải đứng về phía dân chúng để kiểm soát quyền lực, kiểm soát nhà nước của dân, không phải đứng về phía quyền lực, dùng quyền lực thay cho các phương pháp lãnh đạo khác. Việc đó còn là để không tự làm hỏng mình.
Lâu nay trong chống tham nhũng đã có nhiều nghị quyết, nhưng tại sao tham nhũng và lợi ích nhóm chưa dừng lại, có mặt còn tiếp tục phát triển? Có điều gì đó phải suy nghĩ cặn kẽ hơn. Thứ nhất là thiếu cơ chế kiểm soát quyền lực và thứ hai là chưa phát huy đầy đủ dân chủ. Bây giờ phải giải quyết được hai điều đó để mà chống tham nhũng, chống lợi ích nhóm, để lấy lại niềm tin của dân chúng.
Theo tôi phải đặt vấn đề xây dựng Đảng về văn hóa lên đầu tiên. Xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức trên cái nền đó. Văn hóa là cái lâu dài, còn chính trị có những bước đi cụ thể tùy theo tình hình, không phải bắt văn hoá phục vụ chính trị mà phải ngược lại. Vì văn hóa là nền tảng của xã hội (tôi không dừng lại chỉ ở nền tảng tinh thần).
* Từ lâu chúng ta xác định nguy cơ tụt hậu. Nay thì không còn nguy cơ nữa mà đã là thực tế?
- Đúng vậy, không phải là nguy cơ, ở đây phải nói là nguy cơ tụt hậu xa hơn, vì ta đã tụt hậu rồi. Giải pháp hữu hiệu cho vấn đề này là phải đổi mới căn bản, phải thay đổi cách so sánh. Chúng ta đừng chỉ tự so sánh với chính mình mà phải so sánh với thế giới và khu vực, tự hỏi vì sao mình tụt hậu như vậy?
Ta thường cứ hay nói là so với trước đây ta đi được 5km, nhưng trong thời gian đó khu vực và thế giới đã đi được 30km thì sao!
* Gần đây trên mạng xuất hiện một số thông tin xuyên tạc, cho là nước ngoài tìm cách can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Ông có nắm được các thông tin đó không?
- Tôi có biết và không tin điều đó. Hiện nay không nước nào có thể “lái” Việt Nam. Chỉ có điều, nếu như mình yếu thế ở mặt này mặt khác, thì mình phải cẩn thận, do cái yếu thế đó nên mình dễ bị lép vế. Chỉ có vậy thôi, chứ không có chuyện tác động vào Việt Nam để lái như thế này, như thế kia, mặc dù có thể cũng có kẻ muốn như vậy nhưng không làm được.
Vừa rồi có đoàn học giả Mỹ đến Ban Tuyên giáo Trung ương làm việc với chúng tôi. Họ nói với tôi rằng Việt Nam có thể là một đối tác đáng tin cậy của Mỹ ở Đông Nam Á, vì sao? Vì Việt Nam độc lập, tự chủ. Còn với một số nước, nay có thể nói theo giọng Mỹ nhưng mai có thể nói giọng khác, nghiêng qua ngả lại, không có sự độc lập, không chắc chắn!
Như vậy là những đối tác văn minh không phải họ thích, họ tin những anh hay nghiêng ngả đâu.
“Để phát triển đất nước thì chúng ta phải có môi trường hoà bình. Và tất nhiên không thể vì để có hòa bình mà hy sinh chủ quyền. Cần phải đạt được cả hai! Có cách giải quyết vấn đề này không? Có nhiều cách! Trong đó, có cách là chúng ta vận dụng văn hóa làng. 
Thế giới ngày nay cũng như một “làng”. Trong làng có kẻ khỏe mạnh, hung bạo, nhưng không vì thế mà muốn hiếp đáp ai cũng được, không thể cậy khỏe làm càn. Vì người yếu thế hơn biết la làng, cả làng biết xúm lại. Chưa nói là cả làng xúm lại để đánh giúp, chỉ cần xúm lại chê bai, phê phán thì kẻ đó đã phải e ngại. Đó là kiểu văn hóa làng. 
Nay chúng ta phát triển văn hóa này lên một tầm cao mới để phản ứng, để truyền thông nhanh nhất và chính xác thực tế tình hình ai xâm phạm lãnh thổ của Việt Nam ra cho thế giới biết”.
* Thưa ông, vừa kết thúc Hội nghị trung ương 14 và chỉ còn ít ngày nữa là khai mạc Đại hội lần thứ XII của Đảng, ông có cảm nghĩ gì lúc này?
- Hôm 13-1, trong phiên họp cuối của trung ương khóa này, tôi thấy có nhiều ủy viên trung ương cũng chung suy nghĩ với tôi, có tình cảm với tổ chức (Ban Chấp hành trung ương) mà mình tham gia lâu nay. Có thể trong suốt quá trình cũng có lúc có việc này việc khác còn băn khoăn, nhưng cuối kỳ, với tình cảm như một lẽ tự nhiên, chúng tôi đều muốn tổ chức mà mình đã tham gia sẽ ngày càng tốt hơn, hiệu quả hơn, phục vụ được nhiều hơn cho dân, cho nước.
* Qua chuẩn bị nhân sự trung ương vừa rồi, ông thấy sao?
- Việc chuẩn bị nhân sự cũng thể hiện trách nhiệm của trung ương và Bộ Chính trị khóa XI, thể hiện được sự kế thừa và tích cực trẻ hóa. Bộ Chính trị họp thảo luận và thống nhất cao đề nghị với trung ương xem xét, bỏ phiếu kín về phương án một trường hợp “đặc biệt” ủy viên Bộ Chính trị khóa XI được giới thiệu tái cử khóa XII, trung ương đã thống nhất cao theo đề xuất của Bộ Chính trị.
* Cá nhân ông khi thực hiện quyền bầu cử với tư cách là ủy viên Trung ương Đảng thì ông dựa trên các tiêu chuẩn nào của ứng cử viên để bỏ phiếu?
- Về tiêu chuẩn chung thì Tổng bí thư đã nói công khai rồi. Theo tôi, có hai vấn đề quan trọng nhất.
Một là chọn người không tham nhũng, không có “lợi ích nhóm” tiêu cực. Đó là tiêu chuẩn rất cơ bản. Chúng ta không thể gửi trứng cho ác. Cũng có ý kiến bảo là nhân sự đó có lợi ích nhóm, nhưng có thể đổi mới. Đổi mới là hết sức cần thiết. Nhưng tôi nghĩ đến cuộc đổi mới chân chính, có thể đem lại kết quả vững chắc, thực chất, cho nhân dân, cho lợi ích chung của đất nước thì nó cũng phải xuất phát từ sự công tâm, trong sáng. Tôi không hi vọng trên nền lợi ích nhóm tiêu cực mà có đổi mới tốt cho quốc gia.
Hai là phải đổi mới, không bảo thủ. Đất nước chúng ta dứt khoát phải đổi mới, tôi dùng đến từ là đổi mới căn bản. Trong dự thảo văn kiện đã nói là đổi mới đồng bộ, toàn diện. Có người sợ nói đổi mới căn bản thì sẽ đổi mới nhiều quá dễ dẫn đến mất ổn định. Tôi nghĩ khác. Tình hình hiện nay phải đổi mới căn bản thì mới giải quyết căn bản được tình hình.
Tôi hiểu giá trị của việc phải ổn định để phát triển, nhưng đổi mới căn bản không có nghĩa là không ổn định, không có nghĩa là làm mất ổn định, mà đổi mới căn bản mới có một sự ổn định căn bản, lâu dài, thực chất, chắc chắn.
Nếu không đổi mới căn bản thì cái ổn định có khi là giả tạo, có khi là tạm thời, không chắc chắn. Xã hội Liên Xô từng có thời kỳ rất ổn định, ổn định nhất thế giới, nhưng đùng một cái đổ ào, vậy thì ổn định trước đó là ổn định giả tạo, không thực chất.
* Với các tiêu chí như ông vừa nêu trên, ông thể hiện vào lá phiếu của mình như thế nào và có nhận xét gì về kết quả nhân sự đến hiện nay?
- Tôi thể hiện lá phiếu như tôi nghĩ, còn kết quả nhân sự thì tôi hi vọng sẽ tốt hơn. Việc đáp ứng các tiêu chí như tôi nói còn phải qua thực tế mới đánh giá hết được. Theo tôi, chúng ta cũng phải xây dựng cơ chế để luôn nhắc nhở các nhà lãnh đạo phải giữ bàn tay trong sạch và cái đầu đổi mới. Nếu có “minh quân” thì tự họ sẽ xây dựng cơ chế đó như một nhu cầu tự thân.
* Trong sự đổi mới căn bản ông nêu ở trên, có điều gì cần phải giữ gìn như nguyên tắc không được xa rời?
- Tất nhiên đổi mới không phải là một sự thay đổi lung tung, phải đi đúng quy luật của nó. Vậy thì cái bất biến của đổi mới là gì? Đó là quốc gia và dân tộc Việt Nam phải phát triển, xã hội phải nhân văn và phải thật sự dân chủ. Đảng lãnh đạo phải giương cao ngọn cờ đó, sứ mệnh của anh là lãnh đạo quốc gia làm được việc đó. Đó cũng chính là định hướng XHCN.
* Ông có ý kiến gì về vấn đề đoàn kết trong Đảng trong bối cảnh hiện nay?
- Gần đây dư luận bên ngoài, trên mạng có một số ý kiến cho là trong lãnh đạo cấp cao của chúng ta mất đoàn kết, tranh giành quyền lực, rất lủng củng với nhau. Qua nắm bắt quá trình chuẩn bị nhân sự và đặc biệt qua Hội nghị trung ương 14 tôi thấy tình hình không phải như vậy, không như những lời xuyên tạc, bịa đặt trên mạng. Tất nhiên cũng có mặt phải chú ý, nhưng bản chất tình hình không phải như vậy.
Tại Hội nghị trung ương 14, các vấn đề liên quan đã được công khai, ý kiến phát biểu của từng người, rồi thảo luận, trao đổi trong lãnh đạo cấp cao, qua đó cho thấy các đồng chí đều vì cái chung trước. Vậy thì chúng ta nhận thức về một số ý kiến trên mạng như thế nào?
Theo tôi, một mặt bên ngoài nói thông tin đó để thu hút sự chú ý của người đọc, mặt khác cũng cường điệu lên, bịa đặt thêm để phân hóa nội bộ chúng ta. Qua Hội nghị trung ương 14, tôi nghĩ nhiều đại biểu cũng thấy được vấn đề giống như tôi. Đoàn kết là sức mạnh để vượt khó khăn, hoàn thành mọi nhiệm vụ.
Tất nhiên, trong tập thể phải có ý kiến khác nhau, đa dạng, có tranh luận để phát triển tư duy, nhưng bè phái tranh giành quyền lực, hành động vì “lợi ích nhóm” tiêu cực là hỏng.
* Trong dự thảo văn kiện trình Đại hội XII nêu rằng những hạn chế, khuyết điểm trong công tác xây dựng Đảng đã làm giảm lòng tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ. Ông nghĩ sao về vấn đề này?
- Không riêng dự thảo văn kiện lần này mà nhiều nghị quyết của Đảng đã thể hiện điều đó. Niềm tin của dân vào Đảng luôn được đặt ra, có lúc giảm đi, vì mấy lẽ, trước hết là sự tha hóa quyền lực, một bộ phận cán bộ thoái hóa, sử dụng quyền lực vào lợi ích nhóm tiêu cực, tham nhũng. Một lẽ khác là qua thời gian dài, người ta thấy đất nước có mặt phát triển nhưng chậm, lại có không ít mặt tụt hậu. Tình hình đó tác động vào niềm tin của người dân.
Trong tình hình như vậy thì ban lãnh đạo phải nhìn thẳng sự thật, nói rõ về khuyết điểm, về tụt hậu, từ đó tìm cách khắc phục. Bác Hồ có nói: Một đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là đảng hỏng. Một đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính.
Ở đây, theo suy nghĩ của tôi cũng có câu chuyện về chọn cán bộ. Chúng ta chọn cán bộ sao đó mà người tài trong bộ máy ngày càng ít đi. Thời kỳ chiến tranh chúng ta tập hợp được rất nhiều nhân tài, phải chăng là có sức quy tụ của hồn nước trong đó. Sao mà nhân tài bây giờ cứ thưa vắng dần, có vấn đề chọn cán bộ, về chạy chức chạy quyền, có vấn đề về sự tha hóa của quyền lực. Phải coi trọng công tác xây dựng Đảng, kiểm soát quyền lực để khắc phục mặt yếu kém nói trên.
* Trong điều kiện một đảng cầm quyền thì nên tổ chức kiểm soát quyền lực như thế nào, thưa ông?
- Lâu nay trong chống tham nhũng đã có nhiều nghị quyết, nhưng tại sao tham nhũng và lợi ích nhóm chưa dừng lại, có mặt còn tiếp tục phát triển? Có điều gì đó phải suy nghĩ cặn kẽ hơn. Thứ nhất là thiếu cơ chế kiểm soát quyền lực và thứ hai là chưa phát huy đầy đủ dân chủ. Bây giờ phải giải quyết được hai điều đó để mà chống tham nhũng, chống lợi ích nhóm, để lấy lại niềm tin của dân chúng.
Theo tôi, phải đặt vấn đề xây dựng Đảng về văn hóa lên đầu tiên. Xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức trên cái nền đó. Văn hóa là cái lâu dài, còn chính trị có những bước đi cụ thể tùy theo tình hình, không phải bắt văn hóa phục vụ chính trị mà phải ngược lại. Vì văn hóa là nền tảng của xã hội (tôi không dừng lại chỉ ở nền tảng tinh thần).
* Từ lâu chúng ta xác định nguy cơ tụt hậu, nay thì không còn nguy cơ nữa mà đã là thực tế?
- Đúng vậy, không phải là nguy cơ, ở đây phải nói là nguy cơ tụt hậu xa hơn vì ta đã tụt hậu rồi. Giải pháp hữu hiệu cho vấn đề này là phải đổi mới căn bản, phải thay đổi cách so sánh. Chúng ta đừng chỉ tự so sánh với chính mình mà phải so sánh với thế giới và khu vực, tự hỏi vì sao mình tụt hậu như vậy? Ta thường cứ hay nói là so với trước đây ta đi được 5km, nhưng trong thời gian đó khu vực và thế giới đã đi được 30km thì sao!
* Gần đây trên mạng xuất hiện một số thông tin xuyên tạc, cho là nước ngoài tìm cách can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Ông có nắm được các thông tin đó?
- Tôi có biết và không tin điều đó. Hiện nay không nước nào có thể “lái” Việt Nam. Chỉ có điều, nếu như mình yếu thế ở mặt này mặt khác thì mình phải cẩn thận, do cái yếu thế đó nên mình dễ bị lép vế.
Chỉ có vậy thôi, chứ không có chuyện tác động vào Việt Nam để lái như thế này thế kia, mặc dù có thể cũng có kẻ muốn như vậy nhưng không làm được.
Vừa rồi có đoàn học giả Mỹ đến Ban Tuyên giáo trung ương làm việc với chúng tôi. Họ nói với tôi rằng Việt Nam có thể là một đối tác đáng tin cậy của Mỹ ở Đông Nam Á. Vì sao? Vì Việt Nam độc lập, tự chủ.
Còn với một số nước, nay có thể nói theo giọng Mỹ nhưng mai có thể nói giọng khác, nghiêng qua ngả lại, không có sự độc lập, không chắc chắn! Như vậy những đối tác văn minh không phải họ thích, họ tin những anh hay nghiêng ngả đâu.
Không thể để có hòa bình mà hi sinh 
chủ quyền
Ông Vũ Ngọc Hoàng
Ông Vũ Ngọc Hoàng
“Để phát triển đất nước thì chúng ta phải có môi trường hoà bình. Và tất nhiên không thể vì để có hòa bình mà hi sinh chủ quyền. Cần phải đạt được cả hai! Có cách giải quyết vấn đề này không? Có nhiều cách! Trong đó, có cách là chúng ta vận dụng văn hóa làng. 
Thế giới ngày nay cũng như một “làng”. Trong làng có kẻ khỏe mạnh, hung bạo, nhưng không vì thế mà muốn hiếp đáp ai cũng được, không thể cậy khỏe làm càn. Vì người yếu thế hơn biết la làng, cả làng biết xúm lại. Chưa nói là cả làng xúm lại để đánh giúp, chỉ cần xúm lại chê bai, phê phán thì kẻ đó đã phải e ngại. Đó là kiểu văn hóa làng. 
Nay chúng ta phát triển văn hóa này lên một tầm cao mới để phản ứng, để truyền thông nhanh nhất và chính xác thực tế tình hình ai xâm phạm lãnh thổ của Việt Nam ra cho thế giới biết”.
Ông  VŨ NGỌC HOÀNG (ủy viên Trung ương Đảng, phó trưởng ban thường trực 
Ban Tuyên giáo trung ương)
ĐÀ TRANG - VÕ VĂN THÀNH thực hiện

Không có nhận xét nào: