Thứ Hai, 8 tháng 2, 2016

Vì sao hương nhang càng thơm càng độc?

Ph. Thúy | 

Vì sao hương nhang càng thơm càng độc?

Hương là sản phẩm không thể thiếu trong ngày Tết nhưng các chuyên gia cảnh báo hương càng thơm, càng đậu tàn thì càng nguy hiểm cho sức khỏe.

Hương nhang được tẩm hóa chất
Hiện nay, do nhu cầu sử dụng hương đậu tàn ngày càng tăng nên người làm hương liên tục cho thêm hóa chất vào.
Anh Đỗ Văn Ninh trú tại Đông Hưng, Thái Bình, người có kinh nghiệm hơn 10 năm làm hương, chia sẻ: "Để các loại hương đậu tàn, người làm hương phải tẩm hóa chất để hương không bị gãy vụn.
Hóa chất ủ từ que hương lẫn nguyên liệu làm hương. Chính vì thế, nhiều người làm hương cũng không chịu được độc hại nên họ bỏ nghề".
Theo anh Mai Đức Hiểu, Giám đốc Công ty TNHH Hương trầm Đức Hiểu, hương truyền thống vốn không đậu được tàn và hay ẩm mốc nếu bảo quản không đúng cách.

Tết trong Cung Vua Phủ Chúa ngày xưa

VOV.VN - Những cái Tết cung đình có lẽ mãi chỉ còn trong các trang sách lịch sử, cũng dần phủ bụi thời gian, tồn tại như một quá khứ cổ tích
Tết Nguyên Đán là lễ hội lớn nhất trong năm, là ngày hội của gia đình, làng xã, cộng đồng người Việt. Dù có đi đâu làm gì, đến Tết mọi người cũng cố gắng trở về nhà sum họp gia đình, thắp nén hương thơm trên bàn thờ tổ tiên gia tộc. Và Tết không chỉ là lễ hội mà còn là một nghi lễ tâm linh thiêng liêng cầu mong những gì không tốt của năm cũ sẽ trôi qua, chờ đón những tốt lành năm mới.
tet trong cung vua phu chua ngay xua hinh 0
Lễ dựng cây nêu ngày Tết thời Nguyễn. Ảnh: Tư liệu
Trong cung đình ngày xưa, tính chất linh thiêng của ngày Tết còn quan trọng hơn, vì Vua và triều đình là đại diện cho hưng thịnh quốc gia, bình an ấm no dân chúng nên những nghi lễ cúng bái đầu năm rất tôn nghiêm, chưa kể tính xa hoa, lộng lẫy chứng tỏ quyền lực “Thiên tử”. Một chút phác thảo về Tết cung đình thời Trần – Lê – Nguyễn như vài trang lịch sử lật xem trong 3 ngày Tết.
Tết trong Hoàng gia thời Trần
Tết trong cung đình thời Trần được tổ chức rất trang trọng và kéo dài từ ngày đầu năm tới đầu tháng 2 âm lịch với nhiều nghi lễ cúng tế khác nhau.

Nguồn gốc tết Nguyên đán cổ truyền của Trung Quốc

Posted on  by The Observer

Print Friendly
drag_2118324b
Tác giả: Duy Đạt
Tết âm lịch cuối năm (Xuất tiết), thời cổ gọi là “Nguyên nhật”, “Nguyên đán”, “Nguyên thần”, “Tuế đầu”, “Niên tiết”, v.v… “Quá xuân tiết” (Ăn tết), người Trung Quốc thường gọi là “Quá niên” hoặc “Quá đại niên”.
Tết Nguyên đán cổ truyền của Trung Quốc có nguồn gốc từ phong tục “Tế lễ tháng chạp” (lạp tế) từ thời thượng cổ, đến nay đã có lịch sử phát triển hơn 4000 năm. Ngay từ thời kỳ vua Nghiêu vua Thuấn, xã hội Trung Quốc đã xuất hiện hoạt động “Lạp tế”.
“Lạp tế” tức là hoạt động tế lễ bách thần diễn ra vào tháng cuối cùng trong năm (lạp nguyệt), nhằm cảm tạ thần linh đã phù hộ cho mọi người được no đủ, mùa màng bội thu. Nghi thức tế lễ này vô cùng trang trọng, mọi người phải chuẩn bị những loại thực phẩm ngon nhất để tế tự bách thần. Bởi thế, người ta phải đi săn (đả liệp), nhằm kiếm thịt thú rừng tươi, có mùi vị thơm ngon để làm tế phẩm. Thời cổ, chữ “liệp” đồng nghĩa với chữ “lạp”, bởi vậy “Lạp tế” còn có ý nghĩa là hoạt động “săn bắt, tế tự”.

Cú " việt vị" đầu xuân của tân CT Hà Nội: thị trường theo luật " cung-cầu" không theo mệnh lệnh như công an ?

Tân Chủ tịch TP.Hà Nội chỉ đạo, các siêu thị “lắc đầu”!

Mặc dù có ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung, các siêu thị phải bán hàng qua giao thừa và mở cửa vào sáng mùng 1 Tết. Tuy nhiên, nhiều siêu thị trong sáng mùng 1 Tết vẫn cửa đóng then cài. Ngay cả siêu thị Hapro (là doanh nghiệp Nhà nước, thuộcTổng Cty Thương mại Hà Nội) cũng đóng cửa trong ngày này.
    Tại siêu thị thị BigC (đường Trần Duy Hưng) cả 2 lối vào cho xe máy và ôtô đều đóng cửa. Khác với ngày thường nhộn nhịp, cả bãi xe vào chiều mùng 1 Tết không bóng người. 
    Trong khi đó, siêu thị Fivimart (nằm trong tòa nhà Goldenland, đường Nguyễn Trãi) bên ngoài cửa ghi điểm bán hàng bình ổn cũng đóng cửa. Tại đây chỉ có một bảo vệ duy nhất đang trông coi. 
    Tương tự là siêu thị Hapro Thanh Xuân Bắc, đây cũng là điểm bán hàng bình ổn nhưng cũng không mở bán ngày mùng 1 Tết.

    Bí quyết trường thọ của Lão Tử: Chỉ cần loại bỏ ‘Lục hại’ và ‘Tam hoạn’

    Posted By ETvn Staff On In Bệnh & thuốc,Liệu pháp tự nhiên,Rèn luyện thân tâm,Sức khoẻ | No Comments

    Chắc hẳn rằng khi nhắc đến Lão Tử, thì mọi người sẽ nghĩ ngay đến những đạo lý làm người mà ông từng giảng, đặc biệt là những lời khuyên răn con người phải biết tu tâm dưỡng thân, để có được một cuộc sống tốt đẹp hơn. Ông cho rằng, muốn có một thân thể khỏe mạnh, sống lâu trăm tuổi, thì cần phải có đôi chút kiến thức về tu dưỡng thân tâm.
    Những điều căn bản nhất mà bạn sẽ bắt gặp ngay từ ngày đầu tìm hiểu, đó chính là “Lục hại”. Để loại bỏ sáu điều hại này, bạn cần phải:
    Một là không màng danh lợi;
    Hai là đoạn tuyệt thanh sắc;
    Ba là coi nhẹ tài vật;
    Bốn là loại đi những ích kỷ, tư lợi cá nhân;
    Năm là không nói lời xu nịnh, a dua giả dối;
    Sáu là không ghen tức, đố kị với người khác.
    Có thể nói ai cũng biết những tai họa mà “lục hại” mang đến. Nhưng để trừ bỏ chúng lại không hề đơn giản chút nào, nó không phải là điều mà người bình thường có thể làm được. Bạn đã từng nghe ca khúc Hảo Liễu Ca trong Hồng Lâu Mộng chưa? Đây là một ca khúc rất đặc biệt, cảm hóa lòng người, giúp người ta biết cách tu thân dưỡng tính, để có được một thân thể khỏe mạnh, sống trường thọ (xem ở cuối bài). Tuy nhiên rất ít người có thể làm được, cũng bởi người ta không thể nào tĩnh lặng những công danh lợi lộc, vinh hoa phú quý, tiền tài mỹ nữ được bày ngay trước mắt. Cũng chính vì lẽ đó, mà lao tâm khổ tứ, hao mòn tinh lực.
    lao tu

    Trung Quốc với quy trình ngược tinh vi trong đấu thầu quốc tế

    NGỌC VIỆT

    (GDVN) - Trung Quốc còn có những công cụ rất tinh vi, triệt hạ đối thủ, khống chế đối tác rất nhẹ nhàng và không phải ai cũng nhận ra được.
    Ngày 1/11/2015, Forbes Asia nêu lại câu hỏi mà Chính phủ Nhật Bản đã tư vấn họ: Tại sao chúng ta lại thất bại trước Trung Quốc trong việc đấu thầu dự án đường sắt cao tốc tại Indonesia? 
    Sau khi phân tích những nội dung mà Trung Quốc và Nhật Bản đưa ra với chủ đầu tư Indonesia, Forbes Asia đã nhận định: Bảy năm nỗ lực của Nhật Bản đã không mang lại kết quả gì.
    Dự án thuộc về Trung Quốc không chỉ là một thành công từ góc độ thương mại thông thường, mà về mặt ngoại giao kinh tế, đó là một bước tiến có ý nghĩa sâu sắc đối với Trung Quốc. Còn đối với Nhật Bản, đây là một dịp để họ suy nghĩ lại về các chính sách và chiến lược của mình ở châu Á.
    Điều đó cho thấy Trung Quốc đã sử dụng nhiều công cụ phục vụ cho ý đồ toàn cục của họ và họ đã có những thành công. Trong quá trình vận dụng, có những công cụ của Trung Quốc mà đối thủ, đối tác có thể nhận ra được và có thể có biện pháp đối phó.
    Nhưng Bắc Kinh cũng có những công cụ người ta không thể tìm ra biện pháp hóa giải mà chỉ thể hiện thái độ bức xúc, thậm chí căm ghét, tẩy chay mà thôi.
    Thủ tướng Lý Khắc Cường – một trong những người hoạch định chính sách kinh tế của Trung Quốc, trong đó có những công cụ khống chế đối tác, đánh gục đối thủ. Ảnh: Reuters/SCMP.
    Đặc biệt, Trung Quốc còn có những công cụ rất tinh vi, triệt hạ đối thủ, khống chế đối tác rất nhẹ nhàng và không phải ai cũng nhận ra được. Vì vậy những công cụ này thường làm cho đối thủ “ngã ngựa”, còn đối tác thì sẵn sàng tự nguyện “chui đầu vào rọ” mà vẫn vui mừng, vẫn tin là mình có lợi, mình thắng lợi.

    Trung Quốc đầy bất trắc trong năm Khỉ 2016

    VietTimes

    2 liên quan
    Theo báo Pháp La Croix, cho dù các chỉ số kinh tế chưa báo hiệu kịch bản tai họa, nhưng Trung Quốc đứng trước ba bất trắc kinh tế, chính trị và xã hội, chưa tính đến những biến chuyển quốc tế như bầu cử tổng thống tại Đài Loan vừa qua và bầu tổng thống Mỹ sắp tới.
    Trung Quốc đầy bất trắc trong năm Khỉ 2016
    Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của ông Tập Cận Bình được dự báo một năm 2016 đầy bất trắc
    La Croix có bài phân tích về Trung Quốc nơi mà chiến dịch «trăm hoa đua nở» trong thập niên 1950 và các đợt thanh trừng tiếp theo đã làm chết hàng chục triệu người, sẽ bước vào năm Bính Thân 2016 như thế nào.

    Táo Quân và những tiếng cười nhục nhã


    Posted By ETvn Staff 10 On In Ý Kiến | No Comments


    Đến hẹn lại lên, chương trình Táo Quân của đài VTV đã trở thành tiết mục được chờ đón nhất của đêm giao thừa tại nhà nhà trên khắp đất nước.
    Có thể nói rằng, chương trình Táo Quân và bản thân những nghệ sĩ hài kịch của chương trình đã làm rất tốt trong khả năng có thể của họ, đã nỗ lực lắm rồi, gửi gắm trong đó là mong muốn người dân và những người có trách nhiệm liên quan hãy thức tỉnh trước các vấn nạn trong xã hội đương thời. Nhưng thật buồn thay nếu họ chỉ biết ngồi đó xem rồi cười cho qua ngày đoạn tháng. Dân ta thật hồn nhiên… Chưa có dân tộc nào mà bi kịch cuộc đời của họ được dàn dựng trong khi họ ngồi xem lại và cười nghiêng ngả. Cười xong, chuẩn bị đi xem bắn pháo hoa ngày Tết và mơ màng chúc nhau một năm mới tốt đẹp hơn. Dân ta thật lạc quan và luôn hướng về phía trước…
    Nhìn bộ dạng của Ngọc Hoàng liên tục mấy năm, với những câu đúc kết không thể nhẹ hơn, tôi cảm thấy Ngọc Hoàng mà như thế thì đúng là rất khó có thể thay đổi, nói gì đến cải cách. Với chương trình năm nay, điểm xoa dịu lòng dân nhất chính là giải pháp “cách chức”, làm không tốt, làm mãi vẫn không tốt thì “cách chức”, nhưng không hiểu với chiếc nón kỳ diệu quay mãi vẫn cứ vào ô trong sạch thì lấy cớ gì để cách chức bây giờ? Có phải Ngọc Hoàng cũng bó tay rồi không? Và có phải cả xã hội này cũng bó tay rồi không?

    Vệ sĩ kể chuyện cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt vi hành

    Cập nhật : 03:01 | 08/02/2016

    Đại tá Hồ Hà, nguyên vệ sĩ tiếp cận bảo vệ Thủ tướng Võ Văn Kiệt khoảng 20 năm trước, đã kể lại cho tôi nghe câu chuyện thú vị về lần vi hành của cố Thủ tướng.
    Từ thuở xa xưa, các bậc vua chúa thường "vi hành" xuống địa phương để có dịp hiểu rõ dân tình ra sao, sau rồi về triều đình ban hành chính sách cho phù hợp.
    Những cảnh ngang trái, rồi chuyện đám quan nha bên dưới sách nhiễu dân đen, nếu nhà vua tận mắt chứng kiến sẽ bị nghiêm trị thẳng tay. Đó là một cách làm hay. Song hồi ấy, mấy ai biết mặt vua nên mới có thể làm như vậy. Nay thì đã quá khác, công nghệ truyền thông hiện đại ghê gớm nên khó có thể “vi hành” bí mật được như thế. Song, nếu như muốn, tôi nghĩ cũng không phải chuyện quá khó. Thực tế là từ 20 năm trước, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã “vi hành” như thế.
    võ văn kiệt, lãnh đạo vi hành
    Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Ảnh: Ngọc Thắng/Thanh Niên
    Đại tá Hồ Hà, nguyên là vệ sĩ tiếp cận bảo vệ Thủ tướng Võ Văn Kiệt khoảng 20 năm trước, đã kể lại cho tôi nghe vào ngày ông Công ông Táo vừa qua câu chuyện thú vị về lần vi hành của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

    Vụ đấu tố khủng khiếp với Chu Ân Lai tại Bộ chính trị Trung Quốc


    Lê Thu | 

    Vụ đấu tố khủng khiếp với Chu Ân Lai tại Bộ chính trị Trung Quốc
    Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai (trái) mở tiệc chiêu đãi Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger tại Bắc Kinh ngày 10/11/1973.

    Trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa Trung Quốc, Thủ tướng Chu Ân Lai từng bị "bè lũ 4 tên" âm mưu lật đổ và phải trải qua cuộc đấu tố khủng khiếp kéo dài gần 1 tháng trời.

    Từ chuyến thăm Trung Quốc của Henry Kissinger...
    Bộ ngoại giao Trung Quốc lập ấn phẩm “Tình hình mới” nhằm thông báo những tình hình mới cập nhật. Nội dung kỳ 153 của ấn phẩm “Tình hình mới” năm 1973 đã khuấy động nên một "cơn bão lớn".
    Tháng 6 năm đó, Tổng Bí thư đảng Cộng Sản (ĐCS) Liên Xô Leonid Brezhnev đến thăm nước Mỹ, tiến hành hội đàm với Tổng thống Mỹ Richard Nixon, đồng thời ký kết một loạt các hiệp định hợp tác.
    Theo chỉ thị của Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai, ngày 16/6, Phó Giám đốc sở ngoại vụ Bộ ngoại giao nước này tại Mỹ là ông Trương Tái đã viết bài xã luận “Quan điểm sơ bộ về cuộc hội đàm giữa Nixon và Leonid Brezhnev”, đăng trên kỳ 153 của “Tình hình mới”.
    Bài viết chỉ trích cuộc hội đàm Brezhnev-Nixon “có tính lừa đảo lớn hơn, không khí Mỹ-Xô thống trị thế giới càng trở nên nồng nặc”.

    Chủ Nhật, 7 tháng 2, 2016

    Sài Gòn chiều cuối năm, đào mai lên xe rác


    06:27 PM - 07/02/2016 Thanh Niên Online


    Hàng chục cây đào của ông Thành bị chất lên xe rác, cán nát vì ông không đủ tiền thuê xe chở về quê - Ảnh: Bùi ThưĐào có giá 600 – 700.000 đồng/cây nhưng sắp đến giờ giao thừa, bán còn 50.000 đồng vẫn không ai mua.
    Kì kèo giá đến phút cuối
    Đến khoảng 11 giờ 45 trưa 29 tháng Chạp, lực lượng trật tự đô thị, bảo vệ công viên và tổ vệ sinh môi trường tiến hành dọn dẹp vệ sinh tại công viên 23.9 (quận 1, TP.HCM). Ngay thời điểm này, nhiều người dân đổ đến mua hoa, ép giá đến cuối cùng. Một phụ nữ chạy đến hỏi giá chậu mai của lô anh Minh Hiếu (Trung Sơn, quận 7), giá bán 1,5 triệu đồng nhưng chị này kì kèo xuống còn 1 triệu: “1 triệu với 1 triệu rưỡi có bao nhiêu, anh bán đi để bỏ cũng vậy. Tôi mua rồi tốn công chở về cũng vậy”.
    Sài Gòn chiều cuối năm, đào mai lên xe rác - ảnh 1
    Lực lượng trật tự đô thị, bảo vệ công viên đến yêu cầu dọn dẹp - Ảnh: Bùi Thư

    CHÚC QUÝ VỊ MỘT NĂM BÍNH THÂN AN KHANG, THỊNH VƯỢNG, VẠN SỰ NHƯ Ý


    Cầu Tường tiền Huế sụp năm Mậu Thân 1968 - Thước phim quý giá