Phạm Viết Đào.
Tháng 4/2012, thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
Nghị định số 23/2012/NĐ-CP, một Nghị định đã góp phần ghi công và đền đáp một phần sự hy
sinh cống hiến của những người lính quân đội nhân dân Việt Nam, Công an nhân
dân, các nhân viên cơ yếu đã tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong cuộc
chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế sau ngày 30/4/1975.
Trước sự xuất hiện của văn bản Nghị
định quan trọng và có ý nghĩa này, một số CCB là sĩ quan cao cấp Quân đội nhân
dân VN gồm: Thiếu tướng Lê Duy Mật, nguyên Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng
Quân khu 2; Đại tá Quách Hải Lượng, nguyên Tùy viên quân sự Đại sứ quán VN tại
Trung Quốc, Đại tá Tạ Cao Sơn, nguyên Tham mưu phó Quân khu 2; Đại tá Phạm Xuân
Phương, nguyên Chuyên viên Tổng Cục chính trị và tôi nhà văn Phạm Viết Đào… đã
bàn bạc và cuối cùng thống nhất soạn một Bản kiến nghị 5 điểm gửi Lãnh đạo
Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và Bộ Quốc phòng hoan nghênh và ủng hộ Nghị
định 23, đồng thời đề nghị:
BỔ SUNG
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN CUỘC CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC SAU 30/4/1975 ĐƯỢC ĐỀ
CẬP TRONG NGHỊ ĐỊNH 23/NĐ-CP/2012…
Bản kiến nghị đã được gửi đi ngày
12/9/2012…
Sau khi Bản kiến nghị đã gửi, sau hơn
30 ngày chờ đợi hồi âm theo Luật khiếu nại tố cáo của công dân; nhóm soạn thảo
đã không nhận được hồi âm từ các cơ quan chức năng mà kiến nghị đã gửi nên đã quyết
định công bố “Bản kiến nghị 5 điểm” này lên blog của Nhà văn Phạm Viết Đào…
Khi bản kiến nghị được đưa lên mạng,
hàng trăm cựu chiến binh từ nhiều địa phương đã hồi âm gửi chữ ký, tán thành và
hưởng ứng bản kiến nghị 5 điểm này…
Một số Đài nước ngoài và trang blog
trong nước đã đã đưa tin, giới thiệu Bản kiến nghị 5 điểm; Một số đài, báo nước
ngoài đã phỏng vấn Thiếu tướng Lê Duy Mật, Đại tá Phạm Xuân Phương, nhà văn
Phạm Viết Đào để tìm hiểu thêm nội dung thông tin của Bản kiến nghị 5 điểm gửi
ngày 12/9/2012…
Bản tin A của Bộ Ngoại giao Việt Nam đã tổng
thuật lại thông tin về bản kiến nghị 5 điểm…
Sau khi “Bản kiến nghị 5 điểm”… được
đưa lên mạng và được dư luận chú ý, phản ứng tích cực, ngày 10/1/2013, Tướng Lê
Duy Mật đã nhận được Công văn số 308/ VPCP của Văn phòng Chính phủ gửi Bộ Quốc
phòng, đồng thời gửi cho ông Lê Duy Mật của Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính
phủ do Phó Chủ nhiệm Nguyễn Khắc Định ký thay thông báo:
“
Căn cứ quy định tại Quy chế làm việc của Chính phủ ban hành theo Nghị định số
08/2012/NĐ-CP ngày 16/2/2012 của Chính phủ, Văn phòng Chính phủ xin chuyển Bộ
Quốc phòng đề nghị ( Bản kiến nghị 5
điểm…) để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền và trả lời ông Lê Duy Mật”…
Sau khi nhận được thông báo chuyển đơn
này từ Văn phòng Chính phủ, cơ quan duy nhất hồi âm; (Bản kiến nghi đã được gửi
tới 7 cơ quan chức năng)…, nhóm soạn thảo không nhận được bất cứ một hồi âm nào
từ phía Bộ Quốc phòng và các cơ quan khác..
Sau Bản kiến nghị này, một loạt sự cố
đã xảy ra với một số người tham gia ký kiến nghị:
1/ Nhà văn Phạm Viết Đào bị khởi tố,
bắt giam vì tội viết blog xâm phạm Điều 258 của Bộ Luật Hình sự;
2/ Tháng 10/2013 Đại tá Quách Hải Lượng
đã qua đời vì bạo bệnh;
3/ Trên mạng internet xuất hiện trên
một trang mạng một bài viết dài, với nội dung chính ca ngợi một vị tướng Quân
đội nhân dân Việt Nam, là bạn chiến đấu của Tướng Lê Duy Mật, có công trong
chống Pháp, chống Mỹ và chống Trung Quốc xâm lược biên giới phía bắc; phần kết
của bài viết nhân đề cập tới cuộc chiến tranh ở Vị Xuyên, Hà Giang, trang mạng
này đã có những lời lẽ khiếm nhã khi viết về Tướng Lê Duy Mật và lên tiếng đe
dọa: đưa Tướng Lê Duy Mật và Tướng Vũ Lập-(Nguyên Tư lệnh Quân khu 2 đã mất) ra
Tòa án binh ?
Ngày 20/10/2015 Tướng Lê Duy Mật đã qua
đời vị bạo bệnh…