Thứ Ba, 16 tháng 2, 2016

Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN: Gia tăng áp lực và ngăn chặn Trung Quốc trên Biển Đông


Dân trí Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN đang diễn ra tại khu nghỉ dưỡng Sunnylands, California (Mỹ) được kỳ vọng sẽ tạo thành một mặt trận liên kết để gia tăng áp lực lên Trung Quốc dừng các hoạt động xây dựng và quân sự hóa các đảo nhân tạo phi pháp trên Biển Đông.
 >> Tiết lộ dự thảo tuyên bố chung của hội nghị thượng đỉnh Mỹ - ASEAN
 >> Tổng thống Philippines sẽ nêu vấn đề Biển Đông tại thượng đỉnh Mỹ-ASEAN
 >> Hé lộ về nơi Tổng thống Obama tiếp đón lãnh đạo ASEAN

Tổng thống Mỹ Barack Obama và lãnh đạo các nước ASEAN (Ảnh: Eastbysoutheast)
Tổng thống Mỹ Barack Obama và lãnh đạo các nước ASEAN (Ảnh: Eastbysoutheast)
Theo AFP, Nhà Trắng nhận định thượng đỉnh Mỹ-ASEAN là cơ hội và diễn đàn có uy tín để chính quyền Tổng thống Obama giương cao “chính sách sách xoay trục sang châu Á” và nêu bật tầm quan trọng của khu vực Đông Nam Á trước khi Tổng thống Obama rời nhiệm sở vào tháng 1/2017.
Tuy nhiên, mục tiêu trước mắt và hàng đầu là nhằm hình thành một mặt trận liên kết để phản đối Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo phi pháp và hạn chế gia tăng bành trướng quân sự trong khu vực.

Theo Nhà Trắng, Trung Quốc không muốn bị nhìn nhận là một cường quốc hiếu chiến trong khu vực và Bắc Kinh chắc chắn cũng nhận ra rằng một liên minh không chính thức hình thành tại châu Á-Thái Bình Dương để yêu cầu Bắc Kinh tôn trọng luật pháp quốc tế.
Ngoài ra, thượng đỉnh Mỹ-ASEAN cũng sẽ đồng thuận ủng hộ phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế dù phán quyết cuối cùng của tòa ra sao. Động thái trên cũng sẽ góp phần gia tăng áp lực lên Trung Quốc, vốn từ chối công nhận phiên tòa này.
Earnest Bower, chuyên gia đến từ Trung tâm Nghiên cứu chiến lược của Mỹ (CSIS), đánh giá: “Mỹ và ASEAN hy vọng rằng không phải ngay lập tức mà phải qua thời gian Trung Quốc sẽ nhìn nhận ra là nước này không muốn bị cô lập và bị xa lánh chỉ vì không tuân thủ luật pháp quốc tế”.
Tuy nhiên, theo các nhà quan sát, Trung Quốc đang cố dùng sức mạnh kinh tế và ngoại giao để gia tăng ảnh ưởng đến một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á nhằm đối phó với làn sóng chỉ trích và lên án từ phía ASEAN và Mỹ về việc Bắc Kinh ngang nhiên bành trướng trong khu vực thông qua hoạt động xây dựng đảo nhân tạo phi pháp trên Biển Đông.
Vũ Duy
Theo AFP


(Quốc tế) - Một thỏa thuận quan trọng về sự giao tiếp giữa Mỹ và Châu Á có thể bao gồm những chi tiết gây tranh cãi đề cập tới hàng hải và quân sự hóa.

Hé lộ ‘Nguyên tắc Sunnylands’ tại hội nghị Mỹ-ASEAN
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama (phải) phát biểu trong cuộc họp Mỹ-ASEAN tại Hội nghị cấp cao ASEAN ở Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 21 tháng 11 năm 2015. Ảnh Reuters
Theo một bản dự thảo ban đầu của một tài liệu mà VOA Tiếng Khmer có được, các nhà lãnh đạo ASEAN và Tổng thống Barack Obama đang thảo luận một tập hợp những điểm được biết tới với tên gọi là “Nguyên tắc Sunnylands,” trong hội nghị thượng đỉnh diễn ra tại điền trang Sunnylands ở thành phố Rancho Mirage, bang California.
Sự giao tiếp chưa có tiền lệ này với 10 nước thành viên của Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á được xem là một phần trong nỗ lực của chính quyền Obama chống lại ảnh hưởng của một nước Trung Quốc đang trỗi dậy.
Bản dự thảo ban đầu được một nhà ngoại giao cung cấp cho VOA Khmer dường như là tiền thân của một tuyên bố chung mà có thể được công bố vào cuối hội nghị hai ngày vào ngày thứ Ba.
Chưa rõ mức độ đồng thuận đạt được là bao nhiêu về những nguyên tắc của bản dự thảo. Bản dự thảo mở đầu với tuyên bố Hoa Kỳ và ASEAN “nhân cơ hội này tái khẳng định những nguyên tắc quan trọng mà sẽ hướng dẫn sự hợp tác của chúng ta tiến về trước.”
Nó khẳng định cam kết của hai bên đối với tự do thương mại và xây dựng “những nền dân chủ mạnh mẽ hơn, nền quản trị tốt, thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền và những quyền tự do căn bản, và thúc đẩy sự khoan dung và ôn hòa.”
Những nguyên tắc trong bản dự thảo dường như ủng hộ phương thức tiếp cận đa phương để giải quyết tranh chấp, bao gồm “sự tôn trọng đối với tính trung lập của ASEAN như một nguyên tắc hướng dẫn trong việc định hình cấu trúc đa phương của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương,” là một trong những nguyên tắc của bản dự thảo.
Có những ngôn từ đề cập đến tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông giữa các nước ASEAN và Trung Quốc.
Khi được hỏi về một tuyên bố chung bao gồm những ngôn từ nhắc tới Biển Đông, Cố vấn An ninh Quốc gia Susan Rice nói rằng Mỹ sẽ tiếp tục làm việc với những đối tác ASEAN về một vấn đề tiềm năng mà có thể được nêu lên cùng nhau.
“Nó sẽ không tập trung chủ yếu vào Biển Đông và trong đó chúng tôi nhất quán nêu bật sự cần thiết phải giải quyết [tranh chấp] thông qua những biện pháp hòa bình và hợp pháp,” bà nói thêm.
Những nguyên tắc chính trong bản dự thảo khẳng định việc “giải quyết hòa bình những tranh chấp, bao gồm cả thông qua trọng tài, phù hợp với luật pháp quốc tế” và “tầm quan trọng của thương mại hợp pháp không bị cản trở, bao gồm quyền tự do hàng hải và bay ngang theo như mô tả trong Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển, cũng như cam kết phi quân sự hóa.”
(Theo Bizlive)

Không có nhận xét nào: