Dự luật báo chí: Phải kiểm soát mạng xã hội bằng luật
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu ý kiến. Ảnh: TTXVN
Lời bàn: Ông Nguyễn Sinh Hùng vừa nhắc câu của ông Hồ: "Dân chủ là phải để cho dân được mở miệng" nhưng lại đôn đốc Quốc hội phải ban hành cho bằng được luật để kiểm soát hành vi "mở miệng" của dân chúng?!Thử hỏi các vị: Dân chúng làm gì có phương tiện báo chí trong tay, họ muốn trình bày ý kiến của mình, họ muốn thực hiện cái "quyền kêu đau", "quyền rên la" chỉ còn cách lập blog, lên mạng; cái hành vi này sắp tới rồi cũng sẽ bị các ông dùng "rừng luật" bịt miệng lại...Cái ông Ksor Phước còn nói câu đại ý: Ai nói trái đường lối chủ trương của Đảng và nhà nước thì dùng Luật để tước giấy phép, bắt không được nói nữa...Một xã hội văn minh và dân chủ là xã hội cho phép người dân được tự do bày tỏ chính kiến của mình; Cái quyền đó các vị đang định ban hành Luật để bịt lại vậy thì các vị nói học theo Cụ Hồ là học cái gì ?!Cụ Hồ mà sống lại thì cũng sẽ phải ngậm miệng chứ không phải là dân đen ?!
Lời bàn: Ông Nguyễn Sinh Hùng vừa nhắc câu của ông Hồ: "Dân chủ là phải để cho dân được mở miệng" nhưng lại đôn đốc Quốc hội phải ban hành cho bằng được luật để kiểm soát hành vi "mở miệng" của dân chúng?!Thử hỏi các vị: Dân chúng làm gì có phương tiện báo chí trong tay, họ muốn trình bày ý kiến của mình, họ muốn thực hiện cái "quyền kêu đau", "quyền rên la" chỉ còn cách lập blog, lên mạng; cái hành vi này sắp tới rồi cũng sẽ bị các ông dùng "rừng luật" bịt miệng lại...Cái ông Ksor Phước còn nói câu đại ý: Ai nói trái đường lối chủ trương của Đảng và nhà nước thì dùng Luật để tước giấy phép, bắt không được nói nữa...Một xã hội văn minh và dân chủ là xã hội cho phép người dân được tự do bày tỏ chính kiến của mình; Cái quyền đó các vị đang định ban hành Luật để bịt lại vậy thì các vị nói học theo Cụ Hồ là học cái gì ?!Cụ Hồ mà sống lại thì cũng sẽ phải ngậm miệng chứ không phải là dân đen ?!
Ngày 18.2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu của dự án Luật Báo chí (sửa đổi). Mặc dù dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) trình ra UBTVQH là dự thảo lần thứ 19, tuy nhiên nhiều đại biểu cho rằng dự luật vẫn “bỏ lọt” trang thông tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội khi không đưa nội dung này vào luật.
Mới quản lý được 40%...
Trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Đào Trọng Thi cho biết, qua tổng hợp có ý kiến đề nghị xem xét đưa trang thông tin điện tử tổng hợp, trang mạng xã hội vào điều chỉnh tại luật này. Tuy nhiên, cũng có ý kiến đề nghị chỉ nên điều chỉnh các sản phẩm thông tin trên tại văn bản dưới luật.
Cho ý kiến về vấn đề này, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước cho rằng, thông tin trên mạng ngày càng tăng nhưng rất tiếc trong Luật Báo chí sửa đổi, việc kiểm soát thông tin trên mạng rất vắng bóng, không đáp ứng thực tiễn hiện tại ngày càng tăng khi nhiều người lấy thông tin từ trên mạng. Trang thông tin trên mạng có nhiều nguồn. Có thông tin từ nước ngoài đưa vào, và thông tin ở trong nước. Ông Phước nhìn nhận rằng: “Nếu không kiểm soát được trang thông tin điện tử trên mạng thì Luật Báo chí mới quản lý được 40%, còn 60%
bỏ ngỏ”.
bỏ ngỏ”.
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son trình bày Dự luật Báo chí sửa đổi.Ảnh: QH |
“Trang tin điện tử tổng hợp đưa ra ngoài phạm vi điều chỉnh của luật này. Vậy nó có phải là sản phẩm báo chí không?” - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đặt vấn đề. Và chính ông chỉ rõ: Các trang này do chính Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép, hiện các trang này truy cập khá nhiều, có ngày lên đến hàng triệu lượt truy cập, người dân vào trang này nhiều mà ta lại bỏ ra ngoài, không quản lý. Bỏ ra ngoài không quản lý thì không biết quản lý thế nào? Không thể để nơi thì dùng luật quản lý, còn nơi thì dùng nghị định để quản lý.
Phải kiểm soát trang mạng xã hội bằng luật
Giải trình, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son cho rằng, việc quản lý các trang thông tin trên mạng được điều chỉnh theo Nghị định 72. Luật Báo chí chỉ điều chỉnh các loại hình báo chí. Báo chí hoạt động theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Ngay trong bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí, ngoài theo luật còn phải theo Quyết định 75 của Bộ Chính trị. Theo Bộ trưởng Son, luật này chỉ quản lý báo chí do Nhà nước thành lập. Song song với Luật Báo chí là quy hoạch báo chí. Sắp tới theo lộ trình quy hoạch báo chí thì mỗi tỉnh, thành chỉ có 1 tờ báo, còn lại là nhiều ấn phẩm khác nhau. Hiện một số tập đoàn, tổng công ty có báo nhưng theo lộ trình quy hoạch báo chí sắp tới thì không có báo chí mà chỉ lo kinh doanh. “Theo quy hoạch sắp tới, báo chí không nhiều nhưng tinh. Và cấp sở sẽ không được phép thành lập cơ quan báo chí. Chỉ có cấp tỉnh, thành phố có 1 tờ báo, còn lại là các ấn phẩm” - Bộ trưởng Son cho hay.
Không đồng tình trước quan điểm của Bộ trưởng Son, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước nói: Điều 4 của Hiến pháp nói Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đảng không thực quyền mà thông qua quyền lực nhân dân, bộ máy quản lý nhà nước. Đảng lãnh đạo xã hội thì phải nắm thông tin tư tưởng trong nhân dân là cực kỳ quan trọng, trong đó có báo chí. Việc các doanh nghiệp ra tạp chí, tập san là do nhu cầu phát triển của xã hội. Bây giờ loại bỏ tập san, tạp chí là trái với quy luật phát triển của xã hội, bởi kinh doanh đương nhiên phải có quảng cáo để cho thị trường biết. Bây giờ cấm là không nên. Chính sách phát triển của báo chí phải đúng với Hiến pháp. “Các trang thông tin điện tử trên mạng được điều chỉnh bởi nghị định, trong khi nghị định đã là lạc hậu so với Hiến pháp và thực tiễn đất nước. Vì vậy cái gì kiểm soát được thì phải làm ngay, phải được điều chỉnh bằng luật” - ông Phước bày tỏ.
Tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh: Hiến pháp nói quyền tự do chỉ được hạn chế bằng luật. Vậy giờ định hạn chế gì, cấm gì đưa vào đây.
Quyền tự do của công dân chỉ bị hạn chế bằng luật, không thể để nghị định xử lý vấn đề này. Trào lưu hiện nay là ít mua báo, trừ những nhà nghiên cứu, nhà này nhà kia thôi. Bây giờ người ta mở điện thoại ra, trên đó Internet có hàng đống. Nghị định mà đụng tới quyền tự do dân chủ là không được. Nếu chưa quy định cụ thể những chỗ này như ông Ksor Phước nói thì phải đưa vào đây, còn bảo đã có nghị định rồi nên luật này không bao vùng đấy, nói thế không phải báo chí thì không ổn chút nào” - Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Cùng ngày, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã cho ý kiến vào báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi). Tại phiên họp, đa số ý kiến đồng tình điều chỉnh độ tuổi trẻ em từ đủ 16 - dưới 18 tuổi và thống nhất đổi tên Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thành Luật Trẻ em.
Bỏ quy định tuổi đảm nhận chức danh Tổng Biên tập
Đó là điểm mới của dự án Luật Báo chí (sửa đổi) trình tại phiên họp thứ 45 của UBTVQH. Về vấn đề này, UBTVQH cho rằng thực tế hiện nay có không ít người đứng đầu cơ quan báo chí, tổng biên tập sau khi về nghỉ hưu theo quy định của pháp luật về lao động vẫn có đủ sức khỏe, trí tuệ, khả năng, uy tín và được cơ quan báo chí thuộc các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, nghề nghiệp đề nghị đảm nhiệm chức danh lãnh đạo, tổng biên tập. Do vậy, không nhất thiết phải quy định tuổi đảm nhiệm chức danh người đứng đầu cơ quan báo chí, tổng biên tập sản phẩm báo chí đối với các trường hợp trên. X.H
“Nghị định mà đụng tới quyền tự do dân chủ là không được”
Lời bàn: Do vậy phải ban hành luật để kiểm soát quyền tự do dân chủ cho chắc ăn ?!
Ông Ksor Phước, Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội (phải), phát biểu tại phiên họp Ảnh: Xuân Hải.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã nói như vậy tại phiên họp sáng 18.2 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến vào báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi).
Trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật báo chí (sửa đổi) tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) sáng nay, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Đào Trọng Thi cho biết, qua tổng hợp có ý kiến đề nghị xem xét đưa trang thông tin điện tử tổng hợp, trang mạng xã hội vào điều chỉnh tại luật này. Tuy nhiên, cũng có ý kiến đề nghị chỉ nên điều chỉnh các sản phẩm thông tin trên tại văn bản dưới luật.
Theo UBTVQH, hiện nay, hoạt động của trang thông tin điện tử và trang mạng xã hội đang được điều chỉnh bởi Nghị định số 72/2013/NĐ-CP và Nghị định số 174/2013/NĐ-CP của Chính phủ. Do vậy, UBTVQH đề nghị Quốc hội cho phép giữ nguyên như quy định của dự thảo Luật, tức không đưa loại hình này vào phạm vi quản lý trong Luật báo chí (sửa đổi); còn trang thông tin điện tử và trang mạng xã hội tiếp tục để văn bản về quản lý mạng internet điều chỉnh.
Tuy nhiên, tại phiên họp, nhiều ý kiến không đồng tình với việc quản lý các trang thông tin điện tử tổng hợp, trang mạng xã hội bằng các văn bản dưới luật. Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội Ksor Phước cho rằng, các thông tin trên mạng ngày càng phổ biến, tràn ngập và lượng người truy cập ngày càng tăng nhưng “tiếc là việc kiểm soát thông tin trên mạng trong luật hiện nay rất vắng bóng, không đáp ứng thực tiễn hiện tại”.
Ông Ksor Phước nói: “Nhất thiết luật phải kiểm soát chặt chẽ loại hình này, tăng cường quản lý từ bên trong, nói cách khác là tăng cường chức năng quản lý nhà nước. Nếu dự thảo Luật báo chí (sửa đổi) không kiểm soát được cái này, thì theo tôi mới chỉ quản lý được 40%, còn 60% vẫn bỏ ngỏ”.
Đồng quan điểm trên, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc băn khoăn: “Đưa trang tin điện tử tổng hợp ra ngoài phạm vi quản lý của Luật báo chí, vậy nó có phải là sản phẩm báo chí không? Trang tin điện tử tổng hợp do cơ quan quản lý nhà nước về báo chí cấp phép, lượng người truy cập rất nhiều, người dân vào đọc nhiều mà ta lại bỏ ra ngoài luật, không quản lý, vậy thì không biết quản lý thế nào?
Giải trình về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Nguyễn Bắc Son thông tin, việc quản lý thông tin trên mạng hiện đang được điều chỉnh theo Nghị định 72. Luật báo chí điều chỉnh các loại hình báo chí và không có tư nhân hóa báo chí. Đúng là truyền thông xã hội đang phát triển mạnh mẽ, tạo cơ hội cho dân tiến cận thông tin cả trong nước và ngoài nước. “Tuy nhiên như đã nói, Luật báo chí chỉ quản lý loại hình báo chí, không tư nhân hóa báo chí, nên không đưa truyền thông xã hội vào phạm vi quản lý của luật này, bởi nếu đưa vào thì vô hình chung là chúng ta thừa nhận truyền thông xã hội, blog cá nhân cũng là loại hình báo chí” – Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nói.
Tại phiên họp Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng đã thẳng thắn nói: Hiến pháp nói quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, tiếp cận thông tin. Tóm lại là quyền dân chủ, như Bác Hồ nói: Tạo điều kiện, làm cho dân mở mồm. Thế thôi. Hiến pháp nói quyền tự do chỉ được hạn chế bằng luật. Vậy giờ định hạn chế gì, cấm gì đưa vào đây.
"Quyền tự do của công dân chỉ bị hạn chế bằng luật, không thể để nghị định xử lý vấn đề này. Trào lưu hiện nay là ít mua báo, trừ những nhà nghiên cứu, nhà này nhà kia thôi. Bây giờ người ta mở điện thoại ra, trên đó internet có hàng đống. Nghị định mà đụng tới quyền tự do dân chủ là không được. Nếu chưa quy định cụ thể những chỗ này như ông Ksor Phước nói thì phải đưa vào đây nguyên tắc, còn bảo nói đã có nghị định rồi nên luật này không bao vùng đấy, nói đấy không phải báo chí thì không ổn chút nào”- Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Theo Chủ tịch Quốc hội, Luật Báo chí sửa đổi phải lấy Hiến pháp làm gốc, cương lĩnh quá trình sáng tạo, đổi mới. Phải tính toán để xã hội này dân chủ hơn, nhân dân được hưởng các quyền tự do, trừ những điều cấm đụng chạm tới quốc phòng an ninh, quyền tự do dân chủ thì phải hạn chế.
“Cứ đàng hoàng mà làm, tôi tin là nhân dân ủng hộ. Các đồng chí bảo nó (các trang mạng xã hội) không phải là báo thì là loại gì ? Nó là loại đi đêm à ?. Nhưng nó như ban ngày rồi. Các đồng chí phải cố gắng đào sâu suy nghĩ, tập trung giải quyết một số điểm mà đất nước này đang vướng mắc, cơ hội của các đồng chí ở luật đây này, các đồng chí bảo để thông tư, nghị định này kia thì không ai chịu đâu”- Chủ tịch Quốc hội nói.
Clip Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội Ksor Phước phát biểu tại phiên họp.
Được lên tiếng là quyền của mỗi người dân
TP - “Các đồng chí nhớ rằng quyền mở mồm ra là quyền của mỗi người dân. Xã hội cần tự do, dân chủ, cởi mở. Những gì cấm thì phải ghi cụ thể, không cấm thì người ta được làm”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh khi đề cập đến Luật Báo chí (sửa đổi).
“Những gì cấm thì phải ghi cụ thể, không cấm thì người ta được làm”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh khi thảo luận về Luật Báo chí (sửa đổi). Ảnh: Phương Hoa – TTXVN.
Để trống 60% trận địa?
Vấn đề quản lý các trang tin, mạng xã hội nhận được nhiều sự quan tâm của các đại biểu khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về Luật Báo chí (sửa đổi) ngày 18/2. Theo Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước, hiện nay lượng người tham gia vào các trang thông tin trên mạng ngày càng gia tăng, nhưng trong dự thảo luật lại không đề cập. Điều này sẽ không đáp ứng được thực tiễn hiện nay.
Ông Ksor Phước phân tích, thông tin trên mạng hiện có các loại: Thông tin của cơ quan báo chí cung cấp, trang mạng blog cá nhân đăng ký ở trong và ngoài nước. “Nếu chưa kiểm soát được bên ngoài thì phải thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trong phạm vi Việt Nam trước. Nếu không làm được điều này thì luật chỉ đảm bảo 40%, còn 60% vẫn để trống trận địa này”, ông Ksor Phước cho hay.
Cùng quan điểm, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng, hiện công dân truy cập vào các trang mạng rất nhiều, trong khi đó dự thảo luật lại đưa việc quản lý lĩnh vực này bằng Nghị định 72 là rất khó hiểu.
Đồng tình với các ý kiến cho rằng, mức độ ảnh hưởng của truyền thông xã hội đang ngày càng lớn, tuy nhiên theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son, đây là Luật Báo chí nên chỉ quản lý các loại hình báo chí. Còn lĩnh vực truyền thông xã hội, trang tin điện tử hiện nay đã có Nghị định 72 của Chính phủ quản lý và có chế tài rất chặt chẽ.
“Nếu đưa vào luật này thì vô hình chung công nhận trang tin điện tử, blog cá nhân là báo chí. Luật Báo chí chỉ quản lý loại hình báo chí, bởi chúng ta không chấp nhận tư nhân hóa báo chí, còn blog cá nhân, mạng truyền thông xã hội là ngoài báo chí”, Bộ trưởng Son lý giải.
Dân chủ là để cho dân được mở mồm
Không đồng tình với quan điểm trên, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho hay, trào lưu hiện nay là người ta ít đọc báo, chỉ mở điện thoại ra xem thông tin trên mạng. Nếu chưa quy định cụ thể mạng xã hội thì phải đưa vào luật bằng nguyên tắc. Còn lý do không phải loại hình báo chí và đã có nghị định quản lý, không đưa vào luật thì không ổn.
“Sắp đến bầu cử, trên mạng có nhiều thông tin, người ta còn in ra cả tập gửi cho tôi. Các đồng chí bảo không phải báo, nhưng nó vẫn xuất hiện. Cứ đàng hoàng mà làm, tôi tin là nhân dân ủng hộ. Các đồng chí bảo các trang mạng, blog không phải báo thì là loại gì? Nó là loại đi đêm à? Nhưng thực tế nó như ban ngày rồi. Các đồng chí bảo để thông tư, nghị định này kia quản lý thì không ai chịu đâu”, Chủ tịch Quốc hội nhìn nhận.
Nhắc lại câu chuyện Bác Hồ hỏi Đại tướng Võ Nguyên Giáp về quyền dân chủ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết: Dân chủ được Bác Hồ định nghĩa đơn giản và dễ hiểu là “để cho dân được mở mồm”. “Các đồng chí nhớ rằng quyền mở mồm ra là quyền của mỗi người dân”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng cho hay, quản lý không có nghĩa là cấm đoán, siết lò xo lại, không cho người ta làm cái gì. Như thế là vi phạm Hiến pháp. “Xã hội cần tự do, dân chủ, cởi mở. Những gì cấm thì phải ghi cụ thể, không cấm thì người ta được làm”, Chủ tịch Quốc hội lưu ý.
Để phát huy quyền công dân, ông Ksor Phước đề nghị luật sửa đổi cần bổ sung quy định, công dân được quyền bảo mật danh tính khi cung cấp thông tin về tội phạm, tham nhũng thông qua báo chí.
“Tôi ví dụ lực lượng kiểm lâm móc ngoặc với chủ thầu để phá rừng. Người ta phản ánh nhiều nhưng không được xử lý. Bực mình người ta cung cấp thông tin cho báo chí, nhưng với yêu cầu phải bảo vệ danh tính để không bị lâm tặc giết. Nếu báo chí đảm bảo đủ tin cậy thì người ta sẽ dám nói. Đó là quyền của công dân”, ông Ksor Phước nêu.
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho biết: Theo lộ trình thực hiện, tiến tới mỗi tỉnh, thành sẽ chỉ có một tờ báo và nhiều ấn phẩm. Theo quy hoạch, các tập đoàn, tổng công ty, cấp sở, ngành sẽ không có báo in, báo điện tử như hiện nay. Với các tập đoàn, Viện hàn lâm, bệnh viện… nếu cần thiết có thể ra tạp chí chuyên ngành.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét