Thứ Tư, 24 tháng 2, 2016

Nguyễn Văn Thơm (CCB F 313): cuối 4/1984, một E của F 312 phản công lấy lại 1250 ( Giả Âm Sơn) thất bại, chết gần hết, 7 ngày chưa lấy hết xác…

Phạm Viết Đào.


Blog Phạm Viết Đào:

Thưa quý vị và các bạn
Loạt clip được thực hiện về các trận đánh ác liệt tại Hà Giang do các CCB từng tham chiến tại mặt trận này kể lại được thực hiện vào giai đoạn tháng 7-8/2012, sau khi blogger Phạm Viết Đào nghỉ hưu ( 1/6/2012...
Những clip này được đưa lên mạng trước gần 1 năm sau đó thì blogger Phạm Viết Đào bị " xộ khám" 15 tháng tù( ngôn ngữ của các dư luận viên  khi viết về việc bắt giam P.V.Đ)...
Nhân dịp tưởng nhớ về ngày 17/2/1979 năm nay, ngày Trung Quốc phát động cuộc chiến tranh xâm lược trên toàn tuyến biên giới các tỉnh phía bắc nước ta, theo yêu cầu của nhiều bạn đọc, blogger Phạm Viết Đào lần lượt khôi phục lại một số clip được thực hiện thời điểm trước khi đi "tu nghiệp" 15 tháng trong tù...
Mời quý vị và các bạn chú ý đón xem !
( Học theo cách mời của VTV...he...he...)

Bài liên quan:

>Ngày 28/4/1984, Cao điểm 1509-Vị Xuyên-Hà Giang bị Trung Quốc đánh chiếm qua lời kể của các nhân chứng...


P.V.Đ và 1 CCB của E 876-F356 đứng trên sườn của đỉnh 1100, sau lưng là đỉnh


685, góc trái xa là đỉnh 772; Ảnh chụp tháng 10/2014 tại chân 685 sau khi Phạm Viết Đào " sau khi mãn khóa lớp " tu nghiệp" 15 tháng ngày 13/9/2014...

Căn cứ vào thông tin trong bài “Trung Quốc viết về trận 28/4/1984 đánh chiếm Cao điểm 1509 và Cao điểm 1250 Vị Xuyên-Hà Giang như thế nào ?” do Trung Quốc viết, trong tháng 4-1984 Trung Quốc đã tung ra 2 đợt tấn công lớn danh nghĩa là “thu hồi” thực chất là lấn chiếm 2 cao điểm tại khu vực cửa khẩu Thanh Thủy, đó là Cao điểm Giả Âm Sơn, còn gọi là Núi Bạc; trên bản đồ đó là Cao điểm 1250 và Cao điểm Lão Sơn, phía Việt Nam gọi là 1509…

Dưới đây Nguyễn Văn Thơm CCB F 313, quê ở Hương Canh Vĩnh Phúc đã kể với blog Phạm Viết Đào về trận đánh giữ chốt cuối tháng tư năm 1984 mà anh tham gia; Theo Nguyễn Văn Thơm, khi phòng giữ Cao điểm 1030, trận đánh ngày 24/4/1984, anh là một trong số 4-5 người còn sống sót của đại đội phòng thủ chốt này…

Theo người viết bài này, rất có thể Nguyễn Văn Thơm đã nhầm lẫn về tên gọi Cao điểm 1250 thành 1030; trên bản đồ không có tên cao điểm 1030 tại khu vực Thanh Thủy; trong tháng 4/1984 phía Trung Quốc chỉ nói về trận đánh chiếm Giả Âm Sơn ( 1250 ) và Lão Sơn ( 1509)…

Theo CCB Nguyễn Văn Thơm: sau khi mất Cao điểm 1250, Quân khu 2 đã điều 1 trung đoàn của Sư đoàn 312 từ Thái Nguyên lên để đánh chiếm lại Cao điểm 1250 nhưng đã thất bại, “quân ta chết hết, chết rụng như sung, 7 ngày chưa lấy hết xác ra” ( lời Nguyễn Văn Thơm)…


Ở đây có thể có sự nhẫm lẫn của Nguyễn Văn Thơm, khi thì anh nói là Sư 312, khi thì anh lại nói là 320; chúng ta thông cảm với người lính xuất thân là nông dân chất phác này, có thể do thời gian nên anh đã nhẫm lẫn về tiểu tiết nhưng bản chất của của cuộc chiến ác liệt thì chúng ta tin lời Nguyễn Văn Thơm…


Không có nhận xét nào: