Tư lệnh phó, Đại tướng Yang Dezhi (杨得志) Dương Đắc Chí. Nguồn:
Hoa Chí Cường
“…Theo tôi biết, xung đột vũ trang hiện
nay rất nghiêm trọng, các chi tiết cướp biên giới hoàn toàn từ phía Trung Quốc,
khói lửa ấy đem đến cho Việt Nam, trái với lòng mong muốn của người dân Trung
Quốc và Việt Nam…”
LTS: Loạt bài về chiến tranh biên giởi Việt Trung 1979 đã
được phổ biến cách đây một năm. Nhân ngày kỷ niệm 17/2/1979, chúng tôi đăng lại
toàn bộ 14 kỳ về cuộc chiến đau thương và nhục nhằn của nhân dân Việt Nam để
tưởng nhớ đến anh linh của các chiến sĩ đã hy sinh cho sự toàn vẹn lãnh thổ của
đất nước. Trong những năm gần đây, đảng CSVN đã có những nỗ lực nhằm xóa bỏ
những chứng tích của một cuộc dàn xếp mua bán một phần lãnh thổ Việt Nam .
Tác giả Huỳnh Tâm là người Việt Nam duy nhất
chứng kiến tận mắt cuộc chiến này trong vị trí của một ký giả chiến trường
Trung Hoa. Tất cả những uẩn khuất của cuộc chiến đã được phơi bày. Các chiến sĩ
Việt Nam đã bị bán đứng vì
trong quân đội Việt Nam đã
có những tên gián điệp Hoa Nam
xâm nhập ở cấp cao trong hàng ngũ lãnh đạo.
Để bưng bít những thông tin này, chính
quyền CSVN đã và đang tìm đủ mọi cách để không tưởng niệm ngày này. Chúng tôi
đăng nhưng loạt bài này để thành kính dâng hương cầu siêu cho những liệt sĩ đã
hy sinh cho Tổ Quốc Việt Nam
nhưng đã bị bỏ quên.
CS Việt Nam không muốn biết hay đã quên Lão
Sơn & Vị Xuyên.
Viên Dung không có ý định đi đường dài
vượt sông núi cùng với Hải Âu (海鸥DF-1, Q:14) và Trịnh Hòa (郑和), một nữ phóng viên trẻ của nhật báo
Giải Phóng (Trung Hoa). Tháp tùng đoàn binh bổ sung trở lại chiến trường sau
khi dưỡng thương tại căn cứ Quân khu Vân Nam . Viên Dung đã từng đi qua vùng
biên giới Lai Châu, Lào Cai và Hà Giang nhưng không có dịp vào sâu Tây Bắc lãnh
thổ của quê hương, nhưng hôm nay được ngồi trên toa tàu hỏa để đến địa danh Lão
Sơn, Vị Xuyên nhờ may mắn trên tay có thông hành "K..". Mọi chuyện
diễn ra thật bất ngờ vì những tình cờ dồn dập, đưa đẩy tạo ra sự việc không kịp
tính toán. Sự hiện diện của Viên Dung ở đây là một tình cờ không có dự tính
trước. Viên Dung không hề biết những người lính Trung Quốc sẽ đến quân đoàn nào
tại Lão Sơn (Trung Quốc gọi Laoshan) tỉnh Lào Cai, và Vị Xuyên tỉnh Hà Giang,
chỉ biết họ phải đến tiền đồn nằm sâu trong lãnh thổ Việt Nam. Đến nơi được
biết CS Trung Quốc đã chiếm cứ và kiểm soát hoàn toàn vùng núi Lão Sơn này
vào ngày 2 tháng 4 năm 1984, và đến nay chiến sự vẫn còn tiếp tục.
Vào lúc 6g30 sáng, ngày 10 tháng 1 năm
1987, tàu hỏa khởi hành trên tuyến đường dài 1.571 km, nó bò qua những đèo
cao giống hệt con rắn mệt mỏi. Toa tàu lắc lư đều đặn, chạy qua những miền đất
hoàn toàn xa lạ, con tàu cứ thế lao tới. Lắm lúc nhìn qua khung cửa, tôi chẳng
thấy phong cảnh nào đẹp hay ít nhất để lại một ấn tượng về thiên nhiên đất nước
Trung Hoa, cũng có thể trái tim tôi vô cảm với CS Trung Quốc nên không còn chỗ
dành riêng cho cảnh tạo hóa hùng vĩ nơi đây!
Ấy thế, hôm nay lại khác thường. Lỗ tai
của tôi hết lãng, nghe rõ hơn và chú ý tỷ mỉ, đồng thời tôi thu âm những lời
của bọn lính Trung Quốc vào máy. Bọn họ nói chuyện quá khoác lác không khác nào
những tràng đại pháo nổ, tuy nhiên những lời nói ấy xoáy sâu vào tình yêu
thiêng liêng của tôi dành riêng cho mẹ Việt Nam . Đôi lúc lòng rung động muốn
ngạt thở khi nghe những lời nói khẳng định con số 42.500 chiến binh Việt Nam tử
vong, cũng như vùng đất Lão Sơn, và Vị Xuyên đã bị mất trắng. Họ còn tiết lộ mật danh "MB84", những tên tình báo Hoa Nam
trong Bộ Chính Trị CS Việt Nam
bán đứng biên giới Việt Nam
cho CS Trung Quốc[1].
Tôi tự nhủ:
– Rồi một ngày có dịp sẽ giải mã mật
danh "MB84", tìm những tên nội gián theo tình báo Hoa Nam phản quốc,
còn hôm nay quyết định tập trung để nghe hiểu thêm, biết nhiều, cùng lúc hình
dung chiến trường trước khi bước chân đến đó. Những tên lính Trung Quốc tiếp
tục khoe khoang về thành tích chiến trường:
– Quý đồng chí có biết không? Trên tay
tôi, lựu đạn sẵn sàng tung vào địch, trước đó tôi phải thu mình vào một hốc đá
có bụi rậm, bởi buổi sáng hôm ấy đã xem địa hình xung quanh. Thấy đằng sau có
một trung đoàn địch đang phục kích ở bên cánh rừng trái, một khoảng cách hẹp
không xa có tuyến đường quan trọng dẫn sâu vào biên giới Việt Nam . Ngày hôm
sau tôi đưa J 4 (đại đội 4) băng nhanh qua đường đến khu rừng lớn, nơi đây địa
thế lập tiền tiêu an toàn. Trong cánh rừng này, cây to bao phủ một màu đen,
địch quân không thể nào thấy J4, lúc ấy tôi liên tưởng chắc chắn có quân phục
kích. Tôi nhìn xuống đồng hồ, điểm phát sáng chỉ hướng Đông. Sáng sớm hôm sau,
bầu trời màu xám dần dần bình minh.
Lần này tôi tự vẽ tọa độ của một vùng
núi đồi Lão Sơn, trong không khí buổi sáng sớm với điếu thuốc thơm làm tươi
râu. Không khí có hơi ẩm ướt, tôi nhún nhún đôi vai liên tục để loại bỏ mệt
mỏi. Nhìn vào chân trời mây kéo hé lộ ánh sáng ban mai. Những con chim trong
rừng, bắt đầu hát giai điệu chiến trường, bản làng vẫn chưa thức giấc, cảnh
sống còn yên tĩnh, thanh bình trong hạnh phúc. Thực sự sâu kín trong trái tim,
tôi muốn giúp họ thực hiện ước mơ đó, chúng tôi đang ở đây để bảo vệ họ, nếu
chiến tranh đến với họ".
Tôi suy nghĩ một hồi lâu, đầu gật vài
lần rồi hỏi:
– Anh là một người Việt gốc Hoa mới có
ý tưởng ấy.
Y không đáp lời nào, ngó xuống ba lô
trầm tư, một người lính Trung Quốc đối diện với Hải Âu DF-1, Q:14, nói:
– Những năm trước vào lúc 5 giờ sáng,
đoàn quân của chúng tôi đã vào tận thị trấn Lào Cai Việt Nam, đột nhiên phía
trước có những âm thanh lớn hơn cơn bão, một luồn khói của đại pháo nổ làm hiệu
xuất lệnh quân sự, mà người ta gọi đây là lệnh tổng tấn công, chúng tôi hối hả
bắt đầu tay súng tự vệ, chính thức bắt đầu chiến đấu với Việt Nam!
Hơn mười triệu (10.200.000) khẩu súng
Trung Quốc giận dữ, một vùng đất rung chuyển mạnh, những núi đồi đồng rung
chuyển cả bầu trời phía Tây Nam .
Nòng súng phát ra những tia màu đỏ trắng. Những tiếng súng nổ mạnh mẽ vang động
chói tai, ngay cả hơi thở trong tim cũng bị nhồi máu. Nhóm 141 không quân đột
ngột xuất hiện, tiếng động cơ vang rền trên không như sấm nổ. Hàng chục máy bay
chiến đấu siêu âm trút đạn về hướng phía trước, bắn vào phòng ngự quân biên
phòng của địch, lực lượng không quân mạnh mẽ trong việc kiểm soát những vị trí
chiến lược, trước khi Bộ binh tiến vào, cùng lúc những quân cảm tử hàng đầu của
chúng tôi phát động các cuộc tấn công khốc liệt vào đối phương.
Thình lình một người có vẻ là sĩ quan
ngồi đối diện với Hải Âu DF-1, Q:14 lên tiếng:
– Sự khởi đầu của chiến tranh, có sai
lầm từ các chỉ huy cơ sở hay trên toàn bộ tuyến đầu tự vệ, họ bố trí các đơn vị
không rõ ràng, ngay cả công tác hiện tại, chúng tôi đối mặt với kẻ thù cũng
không rõ ràng. Nhiệm vụ của chúng tôi được đề cập đến tại địa điểm A. Nơi đó
cho phép chúng tôi được quyền hành động theo khả năng. Không biết lý do nào đưa
chúng tôi rơi vào điểm tử huyệt địch đang cố thủ. Trong thực tế, kế hoạch đã
thành hình, ấn định cuối tháng 11 năm 1978, các lực lượng của 3 quân khu gồm:
Quảng Châu, Côn Minh, Thành Đô chuẩn bị sẵn sàng để chiến đấu theo lệnh, đến
ngày 08 tháng 12/1978, lại ban hành thêm chiến lược mở rộng lệnh, rồi ngày 13
tháng 12/1978, ban hành nhập lệnh vào cuối tháng 12.
Đến 3 lần thay đổi kế hoạch cho thấy
CPC không nhất quán, từ 9 quân đoàn tham dự, tăng lên 11 quân đoàn, tổng số
quân 235.000 binh sĩ, và còn tập kết ở Quảng Tây, Vân Nam trên số quân ra chiến
trường, chuẩn bị mở đường cho các lực lượng sẵn sàng đi sâu vào lãnh thổ Việt
Nam. Như vậy phải mất một thời gian chuẩn bị lâu dài, thế mà tình báo của Việt
Nam không phát hiện, được biết mật mã "MB84" của Hoa Nam trong Bộ chính trị CSVN
đã bán đứng biên
giới, mà khi nãy
đống chí đã đề cập đến!
– Đúng thế.
– Cảm ơn đồng chí.
Một sĩ quan nói tiếp:
– Ngày 17 tháng 2 năm 1979. Bộ binh gồm
9 quân đoàn, hướng Vân Nam Trung Quốc có đến 5 quân đoàn, như Q:41, Q:42, Q:43,
Q:54, Q:55, Bộ tổng tham mưu tư lệnh mặt trận phía Nam Vân Nam, do Đại tướng
Dương Đắc Chí (杨得志- Yang Dezhi) chỉ huy, tấn công 3 tỉnh Lai châu, Lào Cai, và Hà
Giang của Việt Nam.
Theo kế hoạch đã định: "Thời gian
tiến quân hạn chế, tiến sâu vào lãnh thổ Việt Nam cũng có lệnh hạn chế, trước
đó quân lực Trung Quốc đã tập trung một lực lượng vượt trội tại biên giới trước
khi có lệnh tấn công. Công binh thiết lập cầu nổi và sửa chữa cấp bách, quân
tiến đến đâu lập chiến lũy, giao thông hào đến đó, nhiều lớp bao quanh vòng đai
chiến lũy bằng cài trái phá, chiến thuật biển người nhanh chóng với tốc độ tiêu
diệt càng nhiều càng tốt".
Chỉ 2 tuần lễ sau Trung Quốc tăng viện
thêm Quân đoàn 20, và sư đoàn 58. Đồng tham chiến còn có Tham mưu trưởng,
Thượng tướng Trương Đình Phát Tư lệnh Không quân Trung Quốc.
Thượng tướng Trương Đình Phát. Nguồn: Hoa
Chí Cường
Trước đó quân đội Trung Quốc đã khẩn
cấp xây dựng chiến lũy tại biên giới, đến sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979, biển
người nhanh chóng tràn vào biên giới Việt Nam. Chín (9) quân đoàn, tiến sâu vào
11 quận, và 6 tỉnh của Việt Nam trong cả hai hướng từ Quảng Tây, Vân Nam đồng
tấn công, một phần lực lượng Không quân tham chiến, máy bay tuần tra dọc theo
biên giới phía Trung Quốc, ngoài ra còn có tàu chiến của Hải quân bảo vệ các
giàn khoan dầu tại Vịnh Bắc Bộ. Trung Quốc còn sử dụng kế hoạch dự trữ chiến
lược, phía sau có Quân đoàn 54, tại mặt trận Đông.
Một sĩ quan khác nói:
– Kế hoạch, đối mặt với kẻ thù bằng
chiến thuật biển người quá tàn nhẫn không phù hợp với ngày nay; chỉ một giờ
lịch sử tổng quân 11 Sư đoàn, 9 Lữ đoàn theo lệnh cầu hình dòng biển. Tấn công
dòng biển đầu tiên có 6 đơn vị cấp Sư đoàn, và 6 Trung đoàn, tấn công dòng thứ
hai có 7 đơn vị cấp Lữ đoàn, và 5 Trung đoàn, dòng biển thứ ba có 5 đơn vị cấp
Sư đoàn, dự bị triển khai tấn công gần Hà Nội, v.v...
Biển pháo đặt bộ chỉ huy tại Cao Bằng
gồm Sư đoàn Pháo 346, Lữ đoàn 246, Lữ đoàn 611, Lữ đoàn 851, và Lữ đoàn 246,
hướng về chiến trường Tây Bắc.
Đảng CS Trung Quốc đặt bộ chỉ huy Pháo
binh tại Lạng Sơn một Tập đoàn 188, gồm 12 đơn vị Pháo binh, Trung đoàn 141, và
Trung đoàn 68, hướng về chiến trường Đông Bắc.
Ngoài ra Quân báo cho rằng: Lập phòng
tuyến tại vị trí cao nhất tiện cho chiến thuật phòng thủ, những hang động làm
công sự tự nhiên của điểm A nối vào giao thông hào đầu B, tuy gồ ghề nhưng lợi
điểm di chuyển, đổi quân trong chiến lũy thuận tiện, lập được nhiều giao thông
hào, chiến hào, phần lớn nhờ Công Binh.
Phòng tuyến bộ binh của chúng tôi chiếm
được điểm cao, trước tầm mắt đã thấy được phía địch có rất nhiều chiến hào
chống xe tăng, chiến hào rào dây thép gai, bãi mìn, cũng như cái bẫy thanh tre
phòng thủ đơn sơ. Bề mặt phòng thủ chúng tôi có hỏa lực pháo binh từ xa đến
gần, hình thành mạng lưới hỏa lực bộ binh bởi tầm đạn chéo cánh.
Tôi cho rằng phía quân đội Việt Nam có
hệ thống phòng thủ chưa hoàn chỉnh, vị trí hỏa lực không đủ mạnh mẽ, nếu chiến
tranh kéo dài chiến lũy của Việt Nam không còn giá trị như buổi ban đầu, sự
chặt chẽ đó không phải lớp vỏ cứng.
Trước đó một ngày sĩ quan chỉ huy Quân
Đoàn I đã quyết định bắt đầu cho lệnh pháo binh tập trung tấn công vào những vị
trí của địch, bằng hỏa lực bắn phá mạnh mẽ, những địa điểm của địch được chú ý
đầu tiên là bộ chỉ huy, các vị trí pháo binh, khu vực dàn binh, các phương tiện
truyền thông, quân xa.v.v...
Vào lúc 5:30 vào ngày 17 Tháng 2 năm
1979, quân đội sẵn sàng đẩy hỏa lực đến mục tiêu, pháo kích kéo dài đủ 30 phút.
Sau đó thấy phía trước vị trí quân đội Việt Nam, cháy khắp mọi nơi lửa rực
trời, khói cuồn cuộn mang theo hơi nóng. Bộ chỉ huy, vị trí pháo binh, bộ binh
và các phương tiện thông tin của địch bị hỏa lực pháo binh đàn áp, phá hủy hoàn
toàn phòng tuyến một của Việt Nam .
Nói về Lão Sơn 1984. Trận chiến hội
đồng của quân lực Trung Quốc rất khốc liệt đối với quân dân Việt Nam, tin tức từ
chiến trường cho biết nhờ phía Đông có núi cao nhất. Lực lượng bộ binh của
chúng tôi tiến xuống đồng bằng cùng lúc phát động cuộc tấn công thần tốc và
mạnh mẽ, lúc này đã nắm chắc chiến trường, biên giới phía Nam trong lãnh thổ
Việt Nam. Theo báo cáo của Quân đội Nhân Dân (PLA) Trung Quốc, chiến đấu tự vệ
đã chiến thắng sớm hơn một ngày trước bình minh. Trong ngày "Pháo cá heo
màu xanh lá cây" (Không quân Trung Quốc) từ sân bay miền Nam Trung Quốc
cất cánh, một đội máy bay chiến đấu rống tiếng siêu âm, những mũi tên sắc bén
trên bầu trời lao tới.
Mỗi ngày hàng trăm phi vụ qua đầu của
chúng tôi, tuần tra dọc theo biên giới Trung-Việt
Nam . Lực lượng
không quân răn đe Việt Nam, không thấy phi vụ nào của Việt Nam lên ứng
chiến. Chúng tôi đã tiến sâu vào đất địch, chiếm điểm phòng thủ và khiêu khích
địch, chỉ cần ra khỏi giao thông hào 13 bước, là đụng độ với địch. Có thể nói
chiến trường nằm bên cạnh nhà tôi.
Hai tuần sau chúng tôi được lệnh chuyển
quân mở đường biên giới số 2, nối liền với các làng dân cư thiểu số gần biên
giới Quảng Tây. Trên đôi vai của mỗi binh sĩ mang theo các loại vũ khí, đạn
dược, trong chiếc ba lô, dụng cụ đun nước, áo mưa, túi gạo, áo quần mùa hè và
một đôi giày cao su. Chúng tôi đến vị trí quy định để xây dựng công sự phòng
không, chúng tôi sẵn sàng tham gia cuộc chiến, về cơ bản phòng không hợp lực
với quân II pháo binh.
Chúng tôi đóng quân ở đây đã vài ngày,
bỗng nhận được lệnh của PLA nhắn từ phát sóng của máy điện tín, do Tân Hoa Xã
phát :
"Chính quyền và đảng CS Việt Nam
đã biết sợ, một lòng thần phục làm bầy tôi, vừa tuân lệnh cảnh báo của PLA. Nay
các lực lượng vũ trang anh hùng vẫn triển khai thường lệ, đánh gục các hành vi
của nhà nước và nhân dân Việt Nam đã vi phạm lãnh thổ của chúng ta, hãy tấn
công tự vệ. Các lực lượng bộ đội biên phòng và cư dân biên giới tiếp nhận lập
lại lãnh thổ của Trung Quốc. Nhà nước Việt Nam đã suy giảm chiến tranh và sắc
nét của tình hình hiện nay, mối đe dọa nghiêm trọng hòa bình và an ninh biên
giới của chúng ta xem như thắng lợi. Trước đây vì Việt Nam cướp đất của ta,
tình hình biên giới không được an ninh, đã đến lúc không thể chịu đựng nổi,
buộc Trung Quốc phải tăng cường quân sự chống lại để bảo vệ biên giới ".
Viên sĩ quan nói tiếp:
– Theo học tập chính trị và tình hình
trong hai năm qua cho biết, chính quyền Việt Nam thực hiện bành trướng liên tục
trong khu vực biên giới, tràn lan trong lãnh thổ của Trung Quốc, hành động
khiêu khích vũ trang đưa đến chiến tranh là điều không bình thường. Quan trọng
nhất Trung Quốc đã quan hệ hữu nghị với Việt Nam và xem các dân tộc của hai nước
cần phải có an ninh hòa bình. Trung Quốc có thái độ kiềm chế và khoan dung,
liên tục cảnh báo Việt Nam, để tránh tác động trên một quy mô lớn hơn. Tuy
nhiên, các nhà chức trách Việt Nam với sự hỗ trợ của Liên Xô, và từ đó kiềm chế
Trung Quốc, khuyến khích và mong muốn hòa bình như là một dấu hiệu của sự yếu
kém, ngày càng dựa vào sự leo thang, sợ hành vi của cuộc tấn công vũ trang trên
khu vực biên giới Trung Quốc. Nhà cầm quyền Việt Nam đã tập hợp một số lực lượng vũ
trang dọc theo biên giới Trung-Việt. Việt Nam không ngừng vi phạm biên giới,
cướp lãnh thổ của Trung Quốc. Việt Nam công khai chôn mìn, xây dựng các công sự
trên lãnh thổ của Trung Quốc, bắn, phá, thiêu hủy nhiều ngôi làng, giết binh sĩ
và dân thường của chúng ta, cướp lấy đồ đạc, vật chất sản xuất của dân làng,
đưa đến nhiều cuộc xô xát đổ máu nghiêm trọng tại biên giới.
Tháng 6 năm 1978 Việt Nam khiêu khích
vũ trang đã gây thương tích cho 700 bộ đội Biên phòng, và làm thiệt mạng trên
300 binh sĩ tự vệ biên giới Trung Quốc, chưa kể đến số thương vong của cư dân
biên giới. Chính quyền Việt Nam có hành vi xâm lược tràn lan, và kích động cuộc
xung đột quân sự tại biên giới phía Nam của Trung Quốc, mỗi ngày thêm trầm
trọng và căng thẳng suy yếu, trong khi ấy xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc đang
hiện đại hoá không cho phép Việt Nam hỗn láo. Nếu không ngăn chặn sự xâm lăng
của Việt Nam sẽ chắc chắn đe dọa đến hòa bình và ổn định của khu vực Đông Nam
Á, và thậm chí toàn bộ khu vực châu Á.
Một quân nhân trẻ giọng nói pha tiếng
miền Bắc Việt Nam, ngồi đối diện với tôi tiếp lời:
– Phải khách quan mà xét, Việt Nam vi phạm
biên giới hay là chính quân đội nhân dân Trung Quốc. Thuở nay đã có người không
đánh nhau, trái lại mình vẫn đánh họ ở phía sau lưng. Hiện nay tinh thần chúng
tôi vô tổ quốc (Hoa kiều) tuy nhiên nếu bị tấn công, chúng tôi có hành động cấn
thiết cầm vũ khí, hoàn toàn chính đáng. Tôi nhất định không làm tù binh để bảo
vệ biên giới của cả hai quốc gia Trung-Việt, tôi không thể chấp nhận để chiến
tranh bốc cháy cao, và chiến tranh dai dẳng. Suy nghĩ của tôi, kẻ đang thực
hiện chiến tranh có nhiều ý đồ riêng. Ví dụ, tại sao chúng ta lại muốn xây dựng
đất nước trong lòng lãnh thổ của Việt Nam, trong khi ấy chúng ta cần một môi
trường hòa bình quốc tế. Tôi không muốn chiến đấu bởi tôi không có một tấc đất
nào ở Việt Nam, và không bao giờ cho phép người khác bừa bãi vi phạm lãnh thổ
của họ. Tôi chỉ muốn hòa bình và ổn định tại biên giới Trung Quốc. Trong khi ấy
chính phủ nhân dân Trung Quốc làm một việc khó hiểu, cấp giấy phép xâm lược
Việt Nam cho những người Hoa kiều, cầm súng trở lại quê hương của họ để chiến
đấu, nhà nước nhân dân Trung Quốc còn hứa, sau khi bảo vệ biên giới sẽ thuộc
miền đất tự trị của họ. Suy nghĩ sâu xa hơn sau khi chiếm được biên giới tự nhiên
thuộc về quốc gia Trung Quốc không phải của người Hoa kiều. Tôi tin rằng vị trí
người Hoa kiều không có chỗ đứng trong lòng dân tộc Hán, họ khó tiếp nhận được
sự đồng cảm và hỗ trợ tinh thần yêu chuộng hòa bình hay công lý của quốc gia ưu
tiên cho người Hoa kiều!
Chính Trung Quốc tạo ra hay nói một
cách khác họ buộc Việt Nam phải đứng vào cuộc đấu tranh cách mạng chư hầu,
Trung Quốc không thương nghị, không tìm đồng thuận, không hỗ trợ lẫn nhau, và
không thiết lập một tình bạn sâu sắc. Theo tôi biết, xung đột vũ trang hiện nay
rất nghiêm trọng, các chi tiết cướp biên giới hoàn toàn từ Trung Quốc, khói lửa
ấy đem đến cho Việt Nam, trái với lòng mong muốn của người dân Trung Quốc và
Việt Nam. Lịch sử đã chứng minh, có bao giờ những chính quyền Trung Quốc yêu
mến hoà bình và duy trì tình hữu nghị với nhân dân Việt Nam .
Hiện nay, chính phủ nhân dân Trung Quốc
và đảng CS Việt Nam cả hai đồng long trọng tuyên bố ban giao bình thường, tuy
nhiên họ nói một đường, hành động một nẻo bởi tất cả là anh em cộng sản có máu
gian hoạt! Có lần Trung Quốc yêu cầu:
"– Chính quyền Việt Nam lập tức
ngăn chặn cuộc xâm lược vũ trang tại khu vực biên giới Trung Quốc, tất cả các
hoạt động khiêu khích và phá hoại phải nhất định đình chỉ, Việt Nam phải thu
hồi tất cả binh sĩ vũ trang tại vùng lãnh thổ bị chiếm đóng bất hợp pháp, hãy
tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc và toàn vẹn lãnh thổ. Chính phủ Trung Quốc
luôn ủng hộ một giải pháp công bằng và hợp lý để tránh mọi tranh chấp giữa hai
nước thông qua đàm phán hòa bình".
Sự long trọng truyên bố của Trung Quốc
có nhiều bí ẩn, họ tiếp tục đánh chiếm những địa danh vị trí chiến lược của
Việt Nam, và khoanh vùng lập phòng tuyến biến thành lãnh thổ của Trung Quốc,
quý đồng chí có nhận thấy không ?
Mỗi khi đàm phán, người Hán sử dụng
ngôn ngữ trịch thượng, khó nghe, đôi khi đượm giọng xảo trá trong văn tự đàm
phán hay ngoại giao, như "Từ khi Việt Nam không chân thành trong
các cuộc đàm phán trước đây. Bây giờ, chính phủ Trung Quốc đề nghị rằng hai bên
một lần nữa nhanh chóng mở lại các cuộc đàm phán cấp độ thích hợp, vị trí tổ
chức bất kỳ ở hai bên đồng ý, thảo luận để khôi phục lại hòa bình và yên tĩnh
của các khu vực biên giới giữa hai nước, và do đó giải quyết tranh chấp về biên
giới và các vấn đề lãnh thổ. Chính phủ Trung Quốc đang chuẩn bị đàm phán cụ thể
trên bất kỳ phương pháp tiếp cận xây dựng, bảo đảm hòa bình và an ninh, biên
giới".
Thế nhưng, Trung Quốc lại quá nhiều sai
phạm, một lần nữa đưa bộ đội vào lãnh thổ Việt Nam chiến đấu chống lại Việt
Nam, vào thời điểm này chính chúng ta đang trên đường đi đến cuộc xâm lược biên
giới của người khác! Một mặt chính phủ Trung Quốc kêu gọi "Chính quyền
Việt Nam sửa chữa lỗi lầm", và còn thòn một câu đe dọa "Việt
Nam không nên tiếp tục đi trên con đường sai lầm, kẻo khi trở lại đàm phán quá
muộn".
Tôi ngồi bó gối yên lặng, tìm trong suy
nghĩ của những người lính đang trên đường ra chiến trường, lạ thay họ đều có
những trạng thái không đồng nhất, có kẻ khoác lác về chiến thắng, cũng có kẻ
nỗi lòng bi kịch chiến tranh. Tôi thấy Hải Âu DF-1, Q:14, và 郑和…Trịnh Hòa…nháy mắt có vẻ bảo nhau chú
ý trao đổi vô tư của bọn lính Trung Quốc.
Riêng tôi đã chuẩn bị máy thu âm từ
sớm, việc thu âm không ai phát hiện, bởi vậy tôi có nhiều thời gian suy nghĩ về
phương thức ứng phó, nếu có sự kiện đến bất ngờ, phần thu âm chỉ để kiểm tra
lại và định chuẩn chiến trường không thể nghe những cái mòm khoác lác để rồi
lấy đó làm chuẩn cho điểm nóng chiến trường vốn luôn luôn bí ẩn, và trong chiến
tranh có quá nhiều giả thuyết.
Kẻ thắng người thua không bao giờ công
bố sự thật, điều hay nhất là tiếp xúc với binh sĩ tại chiến trường, dù vậy đối
với tư liệu có thể tin cậy được 30%, còn những lời nói của binh sĩ Trung Quốc
trên toa tàu này, cần gạn lọc lại thật kỷ, tin cậy rất thấp 5%, đôi khi vô giá
trị, tuy nhiên không thể bỏ qua những lời nói của họ, vì đôi khi tin tức có
những bất ngờ khác, cho thêm nhận định khái quát trước khi sự kiện diễn ra. Kệ
họ cứ nói, tôi tiếp tục âm thầm như thường lệ và quên đi cái nháy mắt của Hải
Âu DF-1, Q:14 và 郑和…Trịnh Hòa…
Một gã khác, từ lúc lên tàu hỏa đã ngồi
đối diện với tôi, y có gò má cao, nước da hơi xanh xao bạc nhược, hình dạng
khắc khoải, khuôn mặt trần ngâm nói:
– Quý đồng chí, hình như chưa tham dự
chiến tranh, cũng có thể chỉ mới một lần đầu cho nên nói bừa bãi về chiến
trường Việt Nam, và không hiểu lý cớ vì sao có cuộc chiến tranh này, quý đồng
chí ngồi ở đây chỉ kể cho nhau nghe vui, thay cho lời tán gẫu, cho nên không
hình dung được cuộc chiến này.
Gã phản bác tất cả những lời nói từ
sáng nay đến giờ này, đều không có giá trị, lời nói của gã, kéo đầu óc của tôi
bừng tĩnh, chú ý từng lời một. Gã nói tiếp :
– Phải nói kế hoạch dựng đứng chiến
tranh Việt-Trung do Quân ủy trung ương (CPC) truyền lệnh cho Quân đội Giải
phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), khởi hấn, chủ ý tạo ra chiến dịch "Tự vệ
biên giới phía Nam". Tân Hoa Xã được lệnh phát sóng mỗi ngày đưa tin ngắn,
loan tải "phía Nam biên giới Quảng Tây, Vân Nam, có các lực lượng quân đội
Việt Nam xâm lược, đang tấn công các chốt điểm biên phòng của Trung Quốc v.v...".
Họ kích động nhân dân mỗi ngày, nâng
cao thù hận, đẩy nhân dân vào thế cầm súng ra chiến trường, tạo thêm các cuộc
gây hấn mới, tại các vùng biên giới Việt Nam, khi hết thuốc chữa Quân đội Giải
phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) mới kéo nhau đi đánh xứ người, gọi là hành động
theo ý dân để "Tự vệ tổ quốc", sự đời là thế từ lòng dã tâm biến
thành chính nghĩa con người ta thế đấy.
Những cuộc gây hấn nhỏ đến giao tranh tại
Kim Bình tỉnh Lai Châu, Hà Khẩu (河口) Hồng Hà, tỉnh Lào Cai - Nguồn bản đồ:
Maps Google.
Tĩnh Tây (靖西Jingxi), Bách Sắc tỉnh Cao Bằng, và
Long Châu (龙州Longzhou) Sùng Tả tỉnh Cao Bằng - Nguồn
bản đồ: Maps Google. [2]
Tất cả xảo thuật của Trung Quốc điều
được đem ra sử dụng tại chiến trường Việt Nam . Họ đã có ý đồ dùng chiến tranh
để mở rộng biên giới. Trung Quốc lấy cớ "Tự vệ biên giới" để đổ quân
ào ạt vượt biên giới gậm nhấm lãnh thổ VIệt Nam . Lúc nào họ cũng loan tải nào
là "Một tuần nay các quân phản động Việt Nam vũ trang xâm lược, tình hình
biên giới leo thang trở nên tồi tệ hơn v.v...".
Cuối cùng những địa danh như Kim Bình (锦屏Jinping), Hà Khẩu (河口), Tĩnh Tây (靖西Jingxi), Long Châu (龙州Longzhou) của Việt Nam, nay đã trở
thành lãnh thổ của Trung Quốc. Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA)
phát động cuộc chiến, tung quân vào Việt Nam, tăng cường bộ đội biên phòng,
nhân dân Trung Quốc lao vào cuộc chiến. Tờ mờ sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979,
Quân ủy trung ương (CPC) ra lệnh xuất phát và bắn pháo lệnh cướp biên giới Việt
Nam .
ÿ Huỳnh Tâm
[1] Tiết lộ mật mã "MB84" từ tác giả bài viết,
từng là Tùy viên quân sự tại Đại sứ quán Nhật ở VN dưới quyền của Đại sứ
Tsutsumi Koichi, Đại sứ Matano Kachigeaka, và Đại sứ Asomura Kuniaki.
[2] Maps
google.
, Long Châu (龙州Longzhou) của Việt Nam, nay đã trở thành lãnh thổ của Trung Quốc. Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) phát động cuộc chiến, tung quân vào Việt Nam, tăng cường bộ đội biên phòng, nhân dân Trung Quốc lao vào cuộc chiến. Tờ mờ sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979, Quân ủy trung ương (CPC) ra lệnh xuất phát và bắn pháo lệnh cướp biên giới Việt Nam.
ÿ Huỳnh Tâm
[1] Tiết lộ mật mã "MB84" từ tác giả bài viết, từng là Tùy viên quân sự tại Đại sứ quán Nhật ở VN dưới quyền của Đại sứ Tsutsumi Koichi, Đại sứ Matano Kachigeaka, và Đại sứ Asomura Kuniaki.
[2] Maps google.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét