Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2016

Lính Trung Quốc: bắn, hủy đốt thương binh Việt Nam trong cuộc chiến ở Vị Xuyên-Hà Giang...

Phạm Viết Đào.

Lính Trung Quốc bắn thương binh Việt Nam tại Cao điểm 1509

Lão Sơn là tên chung mà phía Trung Quốc nói về những trận đánh ác liệt giữa quân Trung Quốc lấn chiếm với bộ đội Việt Nam trên các mỏm núi tại khu vực ngã ba Thanh Thuỷ, gồm địa bàn 2 xã Thanh Đức, Thanh Thuỷ, Vị Xuyên, Hà Giang giai đoạn từ 1983-1989…
Tại những mỏm núi từng xảy ra những trận đánh giằng co, ác liệt, quân 2 bên tranh dành nhau từng hốc đá, từng khe suối; Phía Việt Nam đã gọi các tên các trận đánh này theo cách riêng:
-Trận đánh bảo vệ 1509 diễn ra ngày 28/4/1984;
- Trận phản công đánh chiếm lại Cao điểm 772, (lính Hà Giang thời đó gọi là “ Đồi thịt băm” ) ngày 12/7/1984;
-Những trận đánh giằng co cuối năm 1984 kéo sang năm 1985 tại Cao điểm 685 ( Lính Hà Giang gọi 685 là “Lò vôi thế kỷ” vì đạn pháo 2 bên ngày đêm bắn phá nên ngọn núi này trắng xoá như vôi)…
-Khu vực Ngã ba Thanh Thuỷ thì lính Hà Giang gọi là “ Cối xay thịt” thế kỷ…
-Còn các trận đánh tại Đồi Đài, Đồi Cô X. thì phía Trung Quốc gọi Điểm cao 211, 400…
Về trận đánh bảo vệ Cao điểm 1509 ngày 28/4/1984, CCB Đường Minh Tuấn, nguyên kế toán pháo binh đại đội 14, trung đoàn 122, Sư 313, quê ở Hương Canh, Phúc Yên; Đường Minh Tuấn là một trong những người lính cuối  cùng rút khỏi 1509 chiều 28/4/1984 đã kể cho người viết bài này: Phía quân ta, Sư đoàn 313 đã bố trí 1 đại đội khoảng 100 tay súng chốt giữ cao điểm này.

Trước khi mở đợt tấn công ồ ạt vào rạng sáng ngày 28/4/1984, phía Trung Quốc đã liên tục bắn pháo vào trận địa của quân ta suốt cả tháng trước đó.
Từ 6 giờ sáng 28/4/1984 cho tới chiều, quân ta đã chống trả quyết liệt, gây cho phía Trung Quốc nhiều thương vong, khoảng 3 giờ chiều thì 1509 bị thất thủ vì quân ta hết đạn, bộ đội của Sư đoàn 313 đã phải “ mở đường máu” để rút lui…
Về thông tin: lính Trung Quốc bắn thương binh Việt Nam trong trận đánh này, theo tài liệu của mạng Quốc Phòng Trung Quốc, Defense-China.com đã mô tả như sau:”Trung đoàn 118 của Trung Cộng phải đến 15h30 mới hoàn toàn chiếm được đỉnh 1509 sau khi đơn vị phòng ngự hy sinh đến người cuối cùng. Đặc biệt, có 4 nữ cán binh CSVN cố thủ trong hang đá, không chịu đầu hàng và lính Trung Cộng đã phải dùng súng phun lửa mới tiêu diệt được những cô gái này.
Quân Trung Cộng cũng bị thương vong nặng: trung đoàn 118 bị chết 198 lính cùng một số bị thương. Trong đó một tiểu đoàn của trung đoàn này có tới 70% quân số bị loại khỏi vòng chiến.
Sự kiện 4 nữ cán bịnh CSVN cố thủ trong hang đá bị lính Trung Cộng dùng súng phóng hoả thiêu chết trong hang, đã được một cán binh Trung Cộng kể lại trong hồi ký của anh, đặng trong mạng Quốc Phòng Trung Quốc. Đoạn thiêu đốt 4 nữ cán binh CSVN, anh ta đã viết:

就在我们连浴血奋战的同时,其他兄弟部队的攻坚战也同样坚苦地进行着:五连打的是老山主峰阵地,他们从开始进攻到占领主峰表面阵地只用了二个小时左右,仗打得也是异常艰苦,敌军依托险峻的地势顽强的抵抗,这使得五连伤亡巨大;快到中午的时候五连的副连长张大仅也牺牲了,他的肠子都叫打出来了,还在那坚持指挥直至牺牲。兄弟团的部队那天打的是老山松毛岭地区,主攻662。6高地,他们的战前准备很充分,步炮协同也好,进攻一开始,九分钟就拿下了662。6的表面阵地。接着又把松毛岭那一片几十个阵地都攻下来了;那天,他们还抓了几个俘虏,都是在一个洞里抓的。在124阵地上,他们还在一个洞子里堵住了四个女兵,这几个女兵死活就是不出来,我们的人也冲不进去,最后没折了,就用火焰喷射器猛干,全烧成球了;敌人的阵地上啥都有,那天他们的战利品最多了,还缴了一大堆便西服呢。”


Nguồn tin thứ hai do anh Hà Minh Thành, một Việt Kiều tại Nhật đã cùng tham gia đoàn làm phim của Đài truyền hình NHK Nhật Bản làm bộ phim về chiến tranh biên giới Việt-Trung, Hà Minh Thành đã lên quay phim trên Cao điểm 1509 vào năm 2009;  đạo diễn Bành Trung Nghĩa, một đạo diễn người Trung Quốc, từng có em hy sinh tại Lão Sơn thực hiện bộ phim này…
Sau đây là điều mà Hà Minh Thành đã nghe thấy một CCB Trung Quốc Vương Hoàn Hải kể với anh:
 “Chào anh Đào ! 
Em là Hà Minh Thành, ở Nhật xin gửi tặng anh Đào một số hình ảnh về núi Đất bây giờ đã thuộc về Trung Quốc sau hiệp định hoạch định biên giới; tên mới của Trung Quốc bây giờ là Lão Sơn mà em đã chụp vào tháng 12 năm ngoái ( 2009 ). Khu vực này hiện tại vẫn còn được xem là khu vực quân sự trọng yếu do quân đội Trung Quốc quản lý. Dĩ  nhiên ngoài những chỗ họ cho phép thì hầu như họ cấm chụp ảnh, quay phim với lý do có rất nhiều mìn. 
Ông Vương Hoàn Hải một sĩ quan Trung Quốc từng tham gia cuộc chiến đó đã cho em biết đó là nơi chôn các binh sĩ Việt Nam bị chết trong trận đó. Ông ta vô tình kể một chi tiết là sau khi chiếm được Núi Đất thì họ thu gom hài cốt binh sĩ cả 2 bên, thi thể lính Trung Quốc thì họ đưa về phía sâu bên Trung Quốc cách đó 10km và làm nghĩa trang liệt sĩ , còn thi thể của các liệt sĩ VN cũng như các thương binh nặng nhẹ, các tù binh bị tập trung xử bắn hàng loạt tại chỗ không phân biệt đã chết hay còn sống, họ liệng xuống cái hố đó và nhờ lực lượng Hóa học đốt, sau đó thì cho xe ủi lấp. 
Ông ta nói rằng không nhớ chính xác nhưng trong cái hố đó có khoảng 3700 xác binh sĩ VN. ( 1 ) Cho đến ngày hôm nay ông ta và các đồng đội vẫn còn ám ảnh tiếng kêu gào của các thương binh VN trong biển lửa khi hỏa thiêu họ. Em đã không cầm được nước mắt và quỳ xuống cảm tạ trước ngôi mộ hoang tàn mà trong đó có thể có thi thể của anh Tạo em của anh, một người bằng tuổi của em đã Vị quốc vong thân…”
(1/http://caonienbachhac2011.blogspot.com/2011/03/cao-iem-1509-mo-tap-cua-chien-si-csvn.html )

Nhân chứng thứ 3: Đường Minh Tuấn kể:
Từ trên Mỏm 1, mỏm cuối cùng Tuấn và đồng đội còn giữ được tới tầm 3 giờ chiều; Tuấn cho biết: bọn em còn nghe rõ đồng đội kêu la từ mỏm 2, đồng hương ơi cứu nhau với…Sau đó thì nghe súng nổ.
Bộ đội ta thương vong và hy sinh đều được đưa vào trong hầm, khi lính Trung Quốc tràn được lên thì chúng xả súng bắn chết cả thương binh. Trong trận đánh bảo vệ 1509 những thương binh liệt sĩ ta không mang được ai về; chắc lính Trung Quốc đã chôn cất anh em mình tại chỗ…

Qua 3 nguồn tin trên có thể xác tín một sự thật: Không có chuyện “có 4 nữ cán binh CSVN cố thủ trong hang đá” bị bắn chết như mạng Trung Quốc đưa mà chắc chắn đó là anh em thương binh của Việt Nam, được đưa vào hầm và đã bị bắn chết, chính Đường Minh Tuấn có nghe tiếng kêu cứu của họ…

Không có nhận xét nào: