Thứ Năm, 18 tháng 2, 2016

Đại tá Phạm Xuân Phương: Một số đặc điểm của cuộc chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược sau năm 1975

Phạm Viết Đào.
Báo Pháp đưa hình ảnh Tướng Pháp Bigeard, viên Tiểu đoàn trưởng nhảy dù 
chi viện Điện Biên Phủ năm 1954 gặp Đại tá Phạm Xuân Phương
trong chuyến thăm gia đình của Đại tá Phạm Xuân Phương ở Pháp...

Bài liên quan:

>Ai, nhằm mục đích gì đã tung tin đe dọa: đưa Tướng Lê Duy Mật, Tướng Vũ Lập ra tòa án binh ? ( Phần 2)

Đại tá Phạm Xuân Phương nguyên Chuyên viên Tổng Cục Chính trị, ông là người giới thiệu Tướng Lê Duy Mật vào Đảng; ông từng tham gia đấu súng với tiểu đoàn quân Pháp nhảy dù xuống Nậm Rốm, chiến trường Điện Biên Phủ năm 1954 của Thiếu tá Bigeard; sau này trở thành một viên tướng nổi tiếng của nước Pháp sau trận Điện Biên Phủ và thành bạn tâm giao với ông...
Trong chiến tranh chống Mỹ, ông đã tham gia chiến trường Quảng Trị năm 1972 với tư cách là đặc phái của Tổng Cục chính trị...
Trong chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược, ông cùng Đại tá Phạm Phú Bằng tham gia việc lấy cung tù binh Trung Quốc...
Cuộc đời binh nghiệp của ông có nhiều chuyện đáng để viết thành sách vì ông chứng kiến nhiều sự thật lịch sử chiến tranh; Về riêng tư ông giữ lon Đại tá và không đảm nhận một chức vụ cao trong quân đội do bởi một điều trắc ẩn trong đời tư của ông...
Mẹ ông sau khi sinh ra ông đã sinh ra ông đã tái hôn với một người Pháp và nhập quốc tịch Pháp; Do vậy hiện ông có nhiều người em cùng mẹ khác cha mang dòng máu Việt-Pháp...
Về cuộc chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược tháng 2/1979, blogger Phạm Viết Đào đã có dịp đàm đạo với Đại tá Phạm Xuân Phương cùng với Đại tá Quách Hải Lượng, Tướng Lê Duy Mật nhiều vấn đề vào quãng tháng 7/2012...
Có thể nói: Đại tá Phạm Xuân Phương là người khởi xướng ra "Bản kiến nghị 5 điểm" sau đó được bổ sung thêm ý kiến của 4 người khác...
Sau đây xin đưa lại một số phân tích của ông về một số đặc điểm đáng chú ý của cuộc chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược; Cuộc chiến tranh này không chỉ kéo dài 30 ngày trong mùa xuân 1979 mà kéo dài suốt từ năm 1975 cho đến ngày hôm nay 2016 chưa kết thúc...
Theo Đại tá Phạm Xuân Phương: Trung Quốc chưa từ bỏ mộng bá quyền Đại Hán; Trung Quốc đang tiến hành một cuộc chiến tranh kiểu mới, toàn diện, thâm hiểm nhằm thôn tính Việt Nam...
Trong cuộc đàm đạo về chuyện chiến tranh, xin giới thiệu những đúc kết của ông về một số đặc điểm của cuộc chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược giai đoạn 1975-1991:
1.Đây là cuộc chiến tranh mà chúng ta phải chống lại Trung Quốc không chỉ trên toàn bộ lãnh thổ: biên giới phía bắc, Tây Nam, ra cả Biển Đông và sang cả Cawmpuchia;
2.Cuộc chiến tranh này kéo dài 16 năm từ 1975-1991 chứ không chỉ 30 ngày; tiếng súng nổ ra giữa lực lượng vũ trang của quân đội ta và quân Trung Quốc kéo dài trong 13 năm;
3.Quân đội Việt Nam đã phải đương đầu với nhiều Đại quân khu của quân đội Trung Quốc; Lúc cao điểm Trung Quốc huy động 60 vạn quân đánh toàn tuyến biên giới của ta;
4. Cuộc chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược diễn ra trong một bối cảnh kinh tế-chính trị-ngoại giao trong và ngoài nước ít thuận lợi, nhiều khó khăn thách thức...do lợi ích giữa các cường quốc có nhiều điểm đan xen, phức tạp trong đó nổi lên các mối quan hệ: Trung-Mỹ, Trung-Xô, Việt-Mỹ, Việt-Trung, Việt-Lào, Việt-Cămpuchia rất phức tạp...
Do việc Việt Nam buộc phải đưa quân vào Cawmpuchia để cứu nhân dân Cămpuchia khỏi nạn diệt chủng mà chúng ta bị cô lập về chính trị, bị thế giới bao vây, cấm vận...
5. Cuộc chiến tranh trên đất Campuchia là một cuộc chiến tranh gây nhiều tổn thất cho ta, chúng ta phải đánh một đội quân 18 sư đoàn do Trung Quốc trang bị và huấn luyện; Quân đội Việt Nam là đội quân quen tấn công, chưa quen phòng ngự do vậy khi phải đối phó với quân du kích Pol Pot, chúng ta đã phải chịu nhiều tổn thất..
Kết luận cuối cùng của Đại tá Phạm Xuân Phương trong cuộc đàm đạo này là:
Trung Quốc đang tiến hành một cuộc chiến tranh đặc biệt, toàn diện để thực hiện mưu đồ bá quyền Đại Hán với Việt Nam; Trung Quốc hiện nay không còn là một quốc gia cộng sản mà là một đế quốc mới nổi đang tìm cách xưng hùng, xưng bá...
Do vậy, ai đó hy vọng vào một sự liên minh chính trị giữa 2 đảng để giải quyết, để kiềm chế âm mưu xâm lược; xây dựng quan hệ hữu nghị hòa bình, hòa hoãn, hợp tác giữa 2 nước là ảo tưởng...không hợp thời là một sự mộng du ?!


Không có nhận xét nào: