ĐÔNG BÌNH
(GDVN) - Thượng tướng họ Vương nói sẽ kiên trì yêu sách "đường lưỡi bò", "dám đánh, có thể đánh và đánh thắng" các đối thủ ở Biển Đông.
Trung Quốc sẽ dùng "quái thú" để đâm tàu chiến Mỹ ở Biển Đông?Những thủ đoạn tinh vi của Trung Quốc ở Biển ĐôngKéo HQ-9 ra Hoàng Sa, Trung Quốc đang lấy cường quyền làm công lý
Ngày 28/2, Nhân Dân nhật báo Trung Quốc đăng bài phỏng vấn Vương Giáo Thành, Tư lệnh Chiến khu miền Nam - một trong 5 chiến khu của Quân đội Trung Quốc vừa thành lập.
Tư lệnh Vương Giáo Thành và Chính ủy Ngụy Lượng của Chiến khu miền Nam, Quân đội Trung Quốc đứng ở hai bên ông Tập Cận Bình - Chủ tịch Trung Quốc
Vương Giáo Thành là người Hán, sinh tháng 12/1952 ở Hàng Châu, Chiết Giang, theo nghiệp nhà binh và phục vụ trong các đơn vị Lục quân, công tác lâu năm ở Đại quân khu Nam Kinh, lon Thượng tướng.
Trong bài phỏng vấn, Vương Giáo Thành đã đề cập đến nhiều vấn đề, đáng chú ý là chức trách, nhiệm vụ của Chiến khu miền Nam có liên quan đến Biển Đông và Việt Nam.
Vương Giáo Thành tuyên bố trên Nhân Dân nhật báo rằng: “Chiến khu miền Nam trấn giữ cánh cửa lớn phía nam của Tổ quốc, gánh sứ mệnh quan trọng ứng phó các mối đe dọa an ninh, bảo vệ hòa bình, ngăn chặn chiến tranh, đánh thắng chiến tranh, bảo vệ chủ quyền và quyền lợi biển…
Trong đó, bảo vệ chủ quyền và lợi ích của Trung Quốc trên Biển Đông là sứ mệnh quan trọng nhất của chiến khu. Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo và vùng biển lân cận ở Biển Đông. Chúng tôi sẽ kiên trì bảo vệ chủ quyền và quyền lợi biển…
(Trung Quốc) Cảnh giác cao đối với các loại mối đe dọa và thách thức ảnh hưởng đến an ninh khu vực, thúc đẩy mạnh mẽ khả năng sẵn sàng chiến đấu, bảo đảm một khi có biến, ứng phó hiệu quả các mối đe dọa an ninh, tuyệt đối không cho phép bất cứ nước nào lấy bất cứ lý do nào, hành vi nào đe dọa chủ quyền và an ninh của Trung Quốc.
Phải dám đánh, có thể đánh và đánh thắng… chuẩn bị đầy đủ cho đánh thắng chiến tranh cục bộ thông tin hóa”.
Vương Giáo Thành khi còn đeo lon Trung tướng, ảnh: ifeng.com.
Tóm lại, Trung Quốc có thể tiến hành chiến tranh ở Biển Đông nếu như các nước chống lại yêu sách “đường lưỡi bò” vô lý, phi pháp và bành trướng của Trung Quốc, .
Tuyên bố trên của Vương Giáo Thành có lẽ là để phản ứng lại những tuyên bố cứng rắn của Mỹ trong thời gian qua, nhất là Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ trong các phiên điều trần ngày 23 và 24/2 tại Thượng viện và Hạ viện Mỹ.
Mỹ muốn tăng cường triển khai quân sự ở khu vực Tây Thái Bình Dương, trong đó có Biển Đông, ngăn chặn Trung Quốc tiến hành quân sự hóa Biển Đông cản trở tự do hàng hải, đe dọa hòa bình và an ninh khu vực.
Chiến khu miền Nam là một trong 5 chiến khu do Trung Quốc mới thành lập vào ngày 1/2/2016. 5 chiến khu này thay thế cho 7 đại quân khu trước đó, gồm có: Chiến khu Trung tâm, Chiến khu miền Bắc, Chiến khu miền Đông, Chiến khu miền Nam và Chiến khu miền Tây.
Trong đó, Chiến khu miền Nam phụ trách tác chiến trên hướng đông nam Trung Quốc và Biển Đông, phạm vi bao gồm Đại quân khu Quảng Châu (trước đó), tỉnh Vân Nam và tỉnh Quý Châu (của Đại quân khu Thành Đô trước đó), Hạm đội Nam Hải, các lực lượng không quân, tên lửa, cảnh sát vũ trang trong phạm vi phụ trách.
Chiến khu này chỉ huy lực lượng vũ trang các tỉnh Hồ Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Vân Nam và Quý Châu.
Trung Quốc tập trận tên lửa bất hợp pháp trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa, Đà Nẵng, Việt Nam. Ảnh: 81.cn.
Thông qua thành lập 5 chiến khu mới, Trung Quốc muốn tăng cường hoàn thiện thể chế chỉ huy tác chiến liên hợp, xây dựng hệ thống tác chiến liên hợp.
Các chiến khu mới đều có 4 quân chủng trực thuộc gồm có: lục quân, hải quân, không quân và lực lượng tên lửa.
Đây là đợt cải cách quân sự quy mô lớn nhất của Trung Quốc kể từ khi thành lập “Trung Quốc mới” (năm 1949) đến nay. Các chuyên gia cho rằng, Bắc Kinh đang xây dựng quân đội theo mô hình của Mỹ, muốn xây dựng một đội quân chuyên nghiệp, giỏi “đánh trận” hơn.
Đáng chú ý, có 3 trong số 5 tân Tư lệnh Chiến khu Trung Quốc từng tham gia chiến tranh xâm lược toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam giai đoạn 1979-1989. Cùng với Vương Giáo Thành còn có Lưu Việt Quân - Chiến khu Đông và Triệu Tông Kỳ - Chiến khu Tây.
Ngoài ra, còn có 3 viên Thượng tướng Trung Quốc đương nhiệm tham gia chiến tranh xâm lược biên giới phía Bắc Việt Nam giai đoạn 1979-1989 gồm Lý Tác Thành - Tư lệnh Lục quân, Vương Ninh - Tư lệnh Cảnh sát Vũ trang và Trương Hựu Hiệp - Tư lệnh Phát triển trang bị.
Đông Bình
(GDVN) - Thượng tướng họ Vương nói sẽ kiên trì yêu sách "đường lưỡi bò", "dám đánh, có thể đánh và đánh thắng" các đối thủ ở Biển Đông.
Ngày 28/2, Nhân Dân nhật báo Trung Quốc đăng bài phỏng vấn Vương Giáo Thành, Tư lệnh Chiến khu miền Nam - một trong 5 chiến khu của Quân đội Trung Quốc vừa thành lập.
Tư lệnh Vương Giáo Thành và Chính ủy Ngụy Lượng của Chiến khu miền Nam, Quân đội Trung Quốc đứng ở hai bên ông Tập Cận Bình - Chủ tịch Trung Quốc |
Vương Giáo Thành là người Hán, sinh tháng 12/1952 ở Hàng Châu, Chiết Giang, theo nghiệp nhà binh và phục vụ trong các đơn vị Lục quân, công tác lâu năm ở Đại quân khu Nam Kinh, lon Thượng tướng.
Trong bài phỏng vấn, Vương Giáo Thành đã đề cập đến nhiều vấn đề, đáng chú ý là chức trách, nhiệm vụ của Chiến khu miền Nam có liên quan đến Biển Đông và Việt Nam.
Vương Giáo Thành tuyên bố trên Nhân Dân nhật báo rằng: “Chiến khu miền Nam trấn giữ cánh cửa lớn phía nam của Tổ quốc, gánh sứ mệnh quan trọng ứng phó các mối đe dọa an ninh, bảo vệ hòa bình, ngăn chặn chiến tranh, đánh thắng chiến tranh, bảo vệ chủ quyền và quyền lợi biển…
Trong đó, bảo vệ chủ quyền và lợi ích của Trung Quốc trên Biển Đông là sứ mệnh quan trọng nhất của chiến khu. Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo và vùng biển lân cận ở Biển Đông. Chúng tôi sẽ kiên trì bảo vệ chủ quyền và quyền lợi biển…
(Trung Quốc) Cảnh giác cao đối với các loại mối đe dọa và thách thức ảnh hưởng đến an ninh khu vực, thúc đẩy mạnh mẽ khả năng sẵn sàng chiến đấu, bảo đảm một khi có biến, ứng phó hiệu quả các mối đe dọa an ninh, tuyệt đối không cho phép bất cứ nước nào lấy bất cứ lý do nào, hành vi nào đe dọa chủ quyền và an ninh của Trung Quốc.
Phải dám đánh, có thể đánh và đánh thắng… chuẩn bị đầy đủ cho đánh thắng chiến tranh cục bộ thông tin hóa”.
Vương Giáo Thành khi còn đeo lon Trung tướng, ảnh: ifeng.com. |
Tóm lại, Trung Quốc có thể tiến hành chiến tranh ở Biển Đông nếu như các nước chống lại yêu sách “đường lưỡi bò” vô lý, phi pháp và bành trướng của Trung Quốc, .
Tuyên bố trên của Vương Giáo Thành có lẽ là để phản ứng lại những tuyên bố cứng rắn của Mỹ trong thời gian qua, nhất là Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ trong các phiên điều trần ngày 23 và 24/2 tại Thượng viện và Hạ viện Mỹ.
Mỹ muốn tăng cường triển khai quân sự ở khu vực Tây Thái Bình Dương, trong đó có Biển Đông, ngăn chặn Trung Quốc tiến hành quân sự hóa Biển Đông cản trở tự do hàng hải, đe dọa hòa bình và an ninh khu vực.
Chiến khu miền Nam là một trong 5 chiến khu do Trung Quốc mới thành lập vào ngày 1/2/2016. 5 chiến khu này thay thế cho 7 đại quân khu trước đó, gồm có: Chiến khu Trung tâm, Chiến khu miền Bắc, Chiến khu miền Đông, Chiến khu miền Nam và Chiến khu miền Tây.
Trong đó, Chiến khu miền Nam phụ trách tác chiến trên hướng đông nam Trung Quốc và Biển Đông, phạm vi bao gồm Đại quân khu Quảng Châu (trước đó), tỉnh Vân Nam và tỉnh Quý Châu (của Đại quân khu Thành Đô trước đó), Hạm đội Nam Hải, các lực lượng không quân, tên lửa, cảnh sát vũ trang trong phạm vi phụ trách.
Chiến khu này chỉ huy lực lượng vũ trang các tỉnh Hồ Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Vân Nam và Quý Châu.
Trung Quốc tập trận tên lửa bất hợp pháp trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa, Đà Nẵng, Việt Nam. Ảnh: 81.cn. |
Thông qua thành lập 5 chiến khu mới, Trung Quốc muốn tăng cường hoàn thiện thể chế chỉ huy tác chiến liên hợp, xây dựng hệ thống tác chiến liên hợp.
Các chiến khu mới đều có 4 quân chủng trực thuộc gồm có: lục quân, hải quân, không quân và lực lượng tên lửa.
Đây là đợt cải cách quân sự quy mô lớn nhất của Trung Quốc kể từ khi thành lập “Trung Quốc mới” (năm 1949) đến nay. Các chuyên gia cho rằng, Bắc Kinh đang xây dựng quân đội theo mô hình của Mỹ, muốn xây dựng một đội quân chuyên nghiệp, giỏi “đánh trận” hơn.
Đáng chú ý, có 3 trong số 5 tân Tư lệnh Chiến khu Trung Quốc từng tham gia chiến tranh xâm lược toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam giai đoạn 1979-1989. Cùng với Vương Giáo Thành còn có Lưu Việt Quân - Chiến khu Đông và Triệu Tông Kỳ - Chiến khu Tây.
Ngoài ra, còn có 3 viên Thượng tướng Trung Quốc đương nhiệm tham gia chiến tranh xâm lược biên giới phía Bắc Việt Nam giai đoạn 1979-1989 gồm Lý Tác Thành - Tư lệnh Lục quân, Vương Ninh - Tư lệnh Cảnh sát Vũ trang và Trương Hựu Hiệp - Tư lệnh Phát triển trang bị.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét