Đó là lời giản dị nhưng được đúc kết cả cuộc đời của một bậc cao tăng năm nay tròn 100 tuổi - Đức Pháp chủ Hội đồng Chứng minh GHPGVN - sống giản dị và khiêm cung ở một ngôi chùa làng ở Hà Tây cũ, nay thuộc Hà Nội.
Bạch Hòa thượng, người xưa nói, thất thập cổ lai hy, nhưng ngài năm nay nữa sẽ tròn trăm, được xem là bậc đại thụ không chỉ Phật giáo VN, mà cả Phật giáo thế giới. Trong ngót trăm năm ấy, hẳn ngài đã trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống tu hành. Xin Hòa thượng cho chúng con hay về tâm nguyện cũng như những chặng đường gian khó mà Hòa thượng đã vượt qua?
Năm qua, trong Phật giáo có nhiều điều không hay được báo chí khai thác, như hiện tượng một số tu sĩ ăn mặn uống rượu và cho đó là điều bình thường. Đạo Phật quan niệm vấn đề đó là như thế nào, bạch Hòa thượng?
Tôi xuất gia từ lúc 5 tuổi, được người cô ruột là Ni trưởng Thích nữ Đàm Cơ đưa về chùa Quán ở Ninh Bình. Năm tôi 17 tuổi, được gửi đến tu học tại chùa Viên Minh (chùa Giáng) làm đệ tử Hòa thượng Thích Quảng Tốn. Thuở ấy toàn vùng này là nơi xa xôi vắng vẻ, lau sậy mọc um tùm, thú dữ rắn rết rất nhiều. Tuy ở nơi hẻo lánh, nhưng chùa Viên Minh là tổ đình của sơn môn Đa Bảo, là một trong 3 sơn môn lớn nhất miền Bắc. Tại đây, năm Nhâm Dần 1902, Tổ Thích Nguyên Uẩn mở đạo tràng Viên Minh pháp hội, quy tụ được hơn 100 Tăng Ni giảng dạy và tu học trong 12 năm. Sau đó, Tổ Nguyên Uẩn về cõi Niết-bàn, thì Tổ Quảng Tốn nối chí.
Cả đời tôi luôn kính ngưỡng các vị sư tổ chùa Giáng. Các ngài cả đời tận lực vì đạo, cả đời gắng công truyền bá Phật pháp: giảng kinh, thuyết pháp, viết sách, khắc ván in kinh, lập “Viên Minh pháp hội”, không cầu danh lợi. Tôi được như ngày nay cũng là nhờ nhẫn nại noi tấm gương chư Tổ. Từ khi được học giáo pháp của chư Tổ, tôi luôn ghi lòng tạc dạ “giấy rách phải giữ lấy lề”, kiên trì giữ nền nếp của tổ đình, của Viên Minh pháp hội.
Gần như cả cuộc đời tu hành của tôi là kinh qua các cuộc chiến tranh, pháp nạn. Những năm kháng chiến chống Pháp, toàn bộ sơn môn bị giặc Pháp đốt hết. Cứ dăm bữa, nửa tháng chúng lại đến càn quét, đốt phá. Làng mạc điêu tàn, chùa chiền sụp đổ. Nhưng tôi xác định, nếu không bám trụ, kiên trì ở lại, không duy trì thì tan nát hết. Cho dù biết rằng ở lại có thể chết, mà ra đi, như một vài huynh đệ của tôi, thì cũng không thể quay về. Mỗi lần chạy loạn đi đâu thì tôi cũng luôn mang theo bên mình những tài sản tinh thần, lịch sử của chư Tổ. Thà chết thì tôi cũng giữ, vì vẫn tin rằng rồi sẽ có cơ phục hồi.
Hòa bình lập lại ở miền Bắc, mình tôi trở về nhìn cảnh tan nát mà lòng xót xa, nhưng phải xây dựng lại để nối dòng sơn môn Đa Bảo. Những năm đầu, người ta tổ chức cho dân đi các khu kinh tế mới. Dân ở lại cũng toàn người nghèo, ai cũng phải bươn chải để kiếm sống, làm gì có tiền hay lương thực đem đến cúng chùa. Chúng tôi tự cày cấy làm ăn, đồng thời tham gia các công việc xã hội, việc làng nước. Tôi trực tiếp tham gia giảng dạy các lớp bình dân học vụ, rồi hộ đê, cứu đê, chống lũ lụt. Việc gì tốt thì làm.
Năm 1969 vỡ đê vùng này, nước ngập chùa, kinh sách ướt hết. Canh cánh nỗi lo mất mát, hư hỏng tài liệu, kinh sách của chư Tổ, nhất là những thư tịch độc bản, tôi chạy đua với thời gian, tìm mọi cách để giữ gìn cơ nghiệp của tiền nhân. Ngay cả khi tôi đã tám mươi tuổi vẫn còn ra đồng làm lụng tự nuôi thân để ngày đêm miệt mài nghiên cứu kinh Phật theo nếp của Tổ xưa. Trải qua nhiều thăng trầm thế sự, tôi cùng các đệ tử phải bền bỉ xây dựng dần lại chùa qua hàng chục năm mới được như ngày nay. Nhờ chư Phật, chư Tổ gia hộ, nhờ Thầy tin tưởng ủy thác, nhờ ký tính huân tập từ nhiều đời mà tôi tạm hoàn thành công nghiệp dịch các bộ kinh Phật. Ân đức của chư Phật, chư Tổ làm sao báo đền cho hết.
Tự cày cấy nuôi thân, chạy đua với thời gian để dịch, nghiên cứu kinh Phật để lại công nghiệp cho Phật giáo nước nhà, mà ngài đã bách niên vẫn không tỏ ra mỏi mệt. Hòa thượng có bí quyết gì trường thọ để truyền lại cho hậu thế?
Tôi không có bí quyết gì. Tuổi thọ không phải là thước đo giá trị của đời người. Vấn đề là sống để thực hiện sứ mệnh gì, mang lại lợi ích gì cho Đời, cho Đạo. Ngài Trần Nhân Tông chỉ ở đời có 51 năm, ngài Pháp Loa có 47 năm mà công nghiệp thì bất khả tư nghì. Tôi trụ thế đến nay 99 năm, ở chùa 94 năm, thụ Đại giới được 78 năm, nghiệp là tu hành, nuôi thân thể chủ yếu bằng nghề làm ruộng, chưa từng dám lạm dụng một bát gạo, một đồng tiền của tín thí thập phương, khi nào chư Phật, chư Tổ cho gọi thì về thôi.
Nhưng đã hỏi, thì tôi cũng khuyên muốn sống lâu trước hết phải sạch sẽ từ thân đến tâm. Bốn mùa, các Tăng trong chùa Giáng đều tự trồng lấy rau ăn mà không phải mua ở bên ngoài. Rau trồng ở đây không bón phân vô cơ, không phun thuốc trừ sâu nên đảm bảo luôn sạch, không có chất độc hại. Hàng ngày phải dưỡng sinh, tập thể dục, luôn vận động thân thể, sinh hoạt điều độ thì có thể hỗ trợ để tăng cường sức khỏe cơ thể. Về tinh thần, cần tu tâm dưỡng tính, tiết chế mọi ham muốn dục vọng, sống trong tinh thần lục hòa thì sẽ tăng được tuổi thọ. Nhưng dù sao, cũng không thể loại trừ được vô thường của sinh lão bệnh tử, vì đó là quy luật của mọi kiếp nhân sinh.
Với người thế tục, để có được cuộc sống thanh bần, an lạc dường như khó khăn hơn... Lời dạy nào của Hòa thượng nhằm xây dựng một đời sống an lạc, “trường thọ”, an lạc thực sự?
Đạo nghĩa Lục hòa vốn là điều căn bản của Phật giáo. Thân hòa cùng ở; miệng hòa không cãi nhau; ý hòa cùng vui vẻ; giới hòa cùng tu; kiến hòa cùng giải - thấy biết kiến thức thì chia sẻ cho nhau hiểu; lợi hòa cùng chia - có của cải, lợi ích thì chia cân nhau không ai tranh tham phần hơn cho mình. Vui với đạo pháp mà quên hết phiền não, xóa bỏ đau khổ cho mình và người khác. Nếu tinh thần lục hòa của Phật giáo mà được đem áp dụng vào đời thì trên từ quốc gia, dưới đến gia đình, khắp nơi đều an lạc vui vầy.
Bạch Hòa thượng, hiện ngài ở ngôi Pháp chủ của Giáo hội nhưng quanh năm vẫn sống và tu ở ngôi chùa làng...
Suốt đời tôi chỉ mong được niệm Phật, cầu kinh, không mong cầu danh lợi. Tôi tự thấy mình chưa có công đức gì nhiều đối với Giáo hội, nhưng các vị trong Giáo hội nước ta lại ép, đưa tôi lên ngôi Pháp chủ. Lẽ ra, ngôi vị Pháp chủ chỉ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có đầy đủ phúc đức, trí tuệ nắm giữ. Miễn cưỡng ngồi lên ngôi cao, đó không phải là phước mà là cái họa cho chúng tôi. Xin các vị đừng gọi tôi là Pháp chủ mà hãy cứ nhìn tôi như một lão tăng thanh bần sống trong ngôi chùa làng là tôi mãn nguyện.
Chùa to cảnh lớn dù sao cũng chỉ là phương tiện, nên không quan trọng trong việc quyết định thành tựu của người tu. Tôi cũng được người ta mời trụ trì một vài ngôi chùa lớn, hoặc những ngôi chùa ở trong nội thành Hà Nội với lời khuyên rằng: Hòa thượng già rồi, nên ở những ngôi chùa trong thành phố, gần các bệnh viện lớn để tiện theo dõi, chăm sóc sức khỏe. Nhưng tôi từ chối hết. Vì tôi có trách nhiệm phải nối dòng sơn môn Đa Bảo, duy trì mạng mạch Phật pháp của Viên Minh pháp hội, nên phải bám trụ chùa Giáng này.
Sạch sẽ thân tâm...
Năm qua, trong Phật giáo có nhiều điều không hay được báo chí khai thác, như hiện tượng một số tu sĩ ăn mặn uống rượu và cho đó là điều bình thường. Đạo Phật quan niệm vấn đề đó là như thế nào, bạch Hòa thượng?
Phật giáo theo hệ phái Nam tông (còn gọi là Tiểu thừa) không ăn chay, nhưng hệ phái Bắc tông (Đại thừa) thì thường ăn chay. Xưa kia Đức Phật và chư Tăng đi khất thực, ai cho gì thì các Ngài và chư Tăng dùng cái đó, không đòi hỏi, phân biệt chay mặn.
Trong Phật giáo Ðại thừa, đối với những người thụ Bồ-tát giới phải chịu 48 điều kiêng cấm, trong đó có nội dung cấm ăn thịt chúng sinh. Thế nhưng thụ Bồ-tát giới theo truyền thống Tây Tạng, không có giới nào cấm ăn thịt cả. Nói vậy để thấy rằng, vấn đề ăn chay hay không là tùy thuộc ở từng hệ phái, từng sơn môn, chứ nói đến chuyện có bắt buộc ăn chay hay không thì Đức Phật không bắt. Riêng sơn môn chùa Giáng (Viên Minh), tất thảy mọi người đều phải ăn chay trường. Nhà chùa chúng tôi ăn chay là vì quan niệm thịt các loài vật với thịt mình thì cũng là thịt thôi."Tuổi thọ không phải là thước đo giá trị của đời người. Vấn đề là sống để thực hiện sứ mệnh gì, mang lại lợi ích gì cho Đời, cho Đạo".
Vấn đề là một số báo chí đề cập về cách sống, cách nói chuyện kiểu “chầy bửa” như người trần tục của một số Tăng Ni. Là một bậc lãnh đạo Phật giáo VN, ngài nghĩ gì về việc này?
Tôi đọc báo thấy phê phán một số nhà tu đã phóng dật, sống buông thả theo thế gian chứ không phải tu. Tu là gì? Là sửa chữa những tai hại, sai lầm cho mình và cho người. Việc uống bia rượu, sống xa hoa với người tu hành là không nên. Người xuất gia nếu không dụng công tu tập thì chỉ là người tại gia ở chùa. Kính mong quý vị Tăng Ni nếu thấy mình không có đủ sự tinh tấn tu trì thì nên xả giới hoàn tục, kẻo lâm chung đọa vào ba nẻo ác.
Trước đây chưa có Giáo hội, chỉ có các sơn môn, tổ đình, ai theo hệ phái nào thì cứ theo đó mà tu. Từng sơn môn học theo giáo lý của Đức Phật rồi lại truyền dạy cho mọi người theo Kinh, theo Luật, theo Luận. Luật thì nghiêm, luận thì sáng suốt, kinh thì thẳng thắn để đưa người tiến hóa. Từ nhiều năm nay tất cả các sơn môn, các hệ phái Phật giáo nước nhà đã được thống nhất trong một tổ chức Giáo hội Phật giáo VN. Giáo hội đã đoàn kết được Tăng Ni cả nước để cùng thực hiện các Phật sự lớn không chỉ ở tầm quốc gia mà còn ở cả tầm quốc tế. Tuy vậy, việc duy trì luật lệ trong từng sơn môn có phần lơi lỏng, đó là nguyên nhân khiến một bộ phận Tăng Ni không được kiềm thúc vào khuôn khổ, xa rời giới luật.
Trong sơn môn chùa Giáng, chúng tôi duy trì luật lệ rất nghiêm, các Tăng không được sống buông thả, xa hoa mà phải luôn tu sửa mình. Tôi cũng luôn dạy các đệ tử không được lạm dụng một bát gạo, một đồng tiền của tín thí thập phương, mà phải tự mình vừa cày cấy làm ăn, vừa truyền bá giáo lý đạo Phật đem lại lợi lạc cho đời.
Năm mới, qua Báo Giác Ngộ, Hòa thượng có lời nhắn nhủ, chúc Tết gì gửi đến Tăng Ni, Phật tử cả nước?
Kính mong các bậc tu hành luôn gắng tâm, dụng sức giữ gìn lấy cơ nghiệp của chư Tổ, giữ gìn lấy hạnh nguyện, Chính pháp của chư Phật. Chúc chư tôn đức Trưởng lão, chư quý vị Tăng Ni, cư sĩ Phật tử và mọi người dân khỏe mạnh trường thọ, thân tâm an lạc, có sức, có tuệ, tinh tiến tu tập, trau dồi giới hạnh, nghiêm trì giới luật, xiển dương Chính pháp, hòa hợp Tăng-già, góp phần xây dựng đất nước hòa bình, an lạc.
Kính cảm ơn Hòa thượng!
Theo Giác Ngộ Online
Số liệu thống kê đáng quan ngại trên liệu có chính xác, khi nhìn chung sinh hoạt Phật giáo
khởi sắc từ Bắc vào Nam những năm gần đây?
Tín đồ Phật giáo Việt Nam chỉ còn 6.802.318 người!
Không thể làm ngơ trước con số thống kê:
GN - Điều làm nhiều người giật mình là số liệu người theo đạo Phật tại Việt Nam từ cuộc tổng điều tra dân số năm 2009, do Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số công bố vào năm 2010 đã cho thấy số lượng tín đồ Phật giáo Việt Nam giảm đến mức chưa từng thấy: 6.802.318 người, chiếm 7,92% dân số!
Quan tâm, nghiên cứu, tự thực hiện và sử dụng các số liệu thống kê liên hệ đến tôn giáo là một yêu cầu của hoạt động tôn giáo hiện đại. Rất tiếc, Phật giáo chúng ta đã chưa làm được điều này như các tôn giáo khác. Điều đó chắc chắn có những ảnh hưởng nhất định đối với hoạt động hoằng pháp cũng như các hoạt động Phật sự khác của Phật giáo.
Nhưng sẽ càng đáng tiếc hơn nữa nếu bỏ qua những số liệu mà các cơ quan có thẩm quyền về thống kê, điều tra xã hội học thực hiện. Chúng tôi muốn nói đến số liệu tín đồ Phật giáo do Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số thực hiện trong cuộc tổng điều tra dân số năm 2009 được nhiều tài liệu nghiên cứu mới dẫn lại. Điều rất tiếc là số liệu của cuộc tổng điều tra này không được giới Phật giáo quan tâm. Các cây bút Phật giáo hầu như đều sử dụng các nguồn số liệu tín đồ Phật giáo khác đã cũ, không có tính cách chính thức. Trong rất nhiều số liệu về tín đồ Phật giáo tại Việt Nam, con số thấp nhất chỉ dừng lại ở mức khoảng 10 triệu người.Thế nhưng, điều giật mình là số liệu người theo đạo Phật tại Việt Nam từ cuộc tổng điều tra dân số năm 2009, do Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số công bố vào năm 2010 đã cho thấy số lượng tín đồ Phật giáo Việt Nam giảm đến mức chưa từng thấy: 6.802.318 người, chiếm 7,92% dân số. Như vậy là giảm đến 1/3 so với con số thấp nhất trước đây, vào khoảng 10 triệu.
Số liệu thống kê đáng quan ngại trên liệu có chính xác, khi nhìn chung sinh hoạt Phật giáo khởi sắc từ Bắc vào Nam những năm gần đây? Chắc chắn sẽ có nghi vấn như thế nêu ra. Thế nhưng, chúng ta còn có cuộc điều tra dân số nào khác để căn cứ vào đó? Tầm vóc, vai trò, quy mô của cuộc tổng điều tra dân số năm 2009 là một thực tế khách quan. Không lẽ gì Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số thiếu công bằng khi điều tra số liệu tín đồ Phật giáo? Hiện nay, năm 2009, bối cảnh tự do tôn giáo đâu có thể làm người dân kê khai thiếu trung thực về tôn giáo của mình như những năm 1979, 1989. Số liệu do Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số về số lượng tín đồ các tôn giáo khác không sai biệt lớn so với số liệu do chính các tôn giáo đó thống kê và công bố.
Nếu có một sai số nào đó, thì chỉ có thể trong khoảng vài triệu người: 10 - 20%. Nếu có thêm vào số liệu đã có ước đoán như thế để vớt vát, thì con số cuối cùng vẫn cho thấy tín đồ Phật giáo Việt Nam đã giảm và đang trong tiến trình giảm. Đó là một kết luận mà chúng ta phải chấp nhận.
Phật giáo chúng ta phải đối mặt với vấn đề để tìm cách và có cách mà giải quyết. Nếu cứ bằng lòng, an tâm với con số 50%, 60%, 70%... người Việt Nam theo đạo Phật, thì đến cuộc tổng điều tra dân số sau, số liệu thực tế sẽ thấp hơn nữa, cay đắng hơn nữa, đau lòng hơn nữa.
Đạo Phật là đạo của sự thật, của chân chánh. Người con Phật không thể bỏ qua sự thật, ngoảnh mặt, bưng tay trước sự thật.
Sự thật là Phật giáo Việt Nam đang giảm sút tín đồ và mức giảm sút đã đến mức chưa từng thấy. Phật giáo Việt Nam đang đi vào một khúc quanh quan trọng. Đó là giai đoạn Phật giáo mất vị trí tôn giáo đa số tại Việt Nam. Số lượng tín đồ đã xấp xỉ mức Cơ Đốc giáo (hay Ki-tô giáo, một khái niệm gộp chung những giáo phái Thiên Chúa giáo). Nếu không có giải pháp tích cực, xu hướng giảm thiểu tiếp tục diễn tiến, thì trong lần tổng điều tra dân số sau, kết cục không thể tránh khỏi là Phật giáo trở thành tôn giáo thiểu số tại Việt Nam.
Như vậy, nói Tăng Ni Phật tử Việt Nam đang ở một khúc quanh lịch sử và chịu trách nhiệm nặng nề về vai trò, vị trí của Phật giáo Việt Nam mai hậu là việc không hề cường điệu một chút nào. Đây là những thời khắc quyết định. Có giữ được vị trí Phật giáo như là tôn giáo lớn nhất của dân tộc như truyền thống gần 2.000 năm qua hay không, hoặc chấp nhận Phật giáo trở thành tôn giáo thiểu số ở đất nước mình, tất cả tùy thuộc vào Tăng Ni, Phật tử Việt Nam hôm nay.
Người Phật tử cần tự hào và ý thức khi đặt bút khai vào lý lịch của mình
Giác tha là hóa độ mọi người nhận thức và thực hành theo con đường thiện lành mà Đức Phật đã hướng dẫn. Hiện trạng như đã dẫn ra với số liệu dẫn trên cũng gián tiếp nói rằng, nhìn chung, hiện trạng hành đạo, tu tập của Phật tử tại Việt Nam có vấn đề, dẫn tới việc giảm thiểu đối tượng “giác tha”. Không lẽ gì khi đã được giác ngộ đạo Phật mà người ta lại khước từ việc nhìn nhận mình theo đạo Phật.
Do đó, trong hoàn cảnh hiện nay, vẫn nghĩ rằng 80%, 70% người Việt Nam theo đạo Phật là không thể phù hợp. Chúng ta không thể nói người ta theo đạo Phật trong khi người ta đặt bút viết rằng “không”!
Chúng tôi nghĩ đây là giờ phút Tăng Ni, Phật tử Việt Nam phải bừng tỉnh. Chúng ta vẫn còn một ít khả năng để xoay chuyển tình hình, bảo tồn vị trí mà tổ tiên đã truyền lại qua hàng ngàn năm lịch sử. Ngồi yên, buông xuôi, bỏ mặc là chúng ta không có trách nhiệm với cha ông và các thế hệ sau. Để rồi khi con số điều tra dân số mới phũ phàng hiện ra thì thời khắc quyết định đã qua, tình trạng sẽ là bi đát hơn nhiều.
Liệt vị tôn đức tiền bối hữu công đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp chấn hưng Phật giáo mấy mươi năm trước, liệu các ngài thế nào khi biết rằng, chưa đến nửa thế kỷ sau đó, số liệu tín đồ Phật giáo kê khai trong một cuộc điều tra quốc gia chỉ còn là khoảng trên 6 triệu người trên tổng số người Việt hơn 85 triệu người.
Con số là một lẽ, nhưng điều quan trọng hơn là việc trả lời câu hỏi, diễn tiến số lượng tín đồ Phật giáo Việt Nam là tăng hay giảm. Người ta đã kê khai chính thức rành rành như thế thì hôm nay, chúng ta cáo bạch như thế nào với anh linh liệt vị tiền bối Phật giáo Việt Nam.
Thời gian không chờ đợi chúng ta. Vấn đề hết sức cấp bách khi chúng ta đang xác định ở một khúc quanh lịch sử. Mười năm trước vẫn còn có nhiều người không chấp nhận con số 10 triệu tín đồ Phật giáo, thì 10 năm sau con số đó đã chỉ còn hơn 6 triệu. Thế thì, 10 năm sau nữa thì sao?
Không lẽ người Phật tử hôm nay sẽ là những người chứng kiến việc xác định nước Việt Nam có tôn giáo đa số đã là một tôn giáo khác không phải Phật giáo?
Đạo Phật là một tôn giáo không cạnh tranh. Nhưng đạo Phật cũng là một tôn giáo kêu gọi người tu hành trong đạo phải “giác tha”. Thịnh suy của đạo Phật tuy biết rằng “như hạt sương trên đầu ngọn cỏ”, “không nên sợ hãi” (ý thơ của Thiền sư Vạn Hạnh), nhưng chúng ta còn có trách nhiệm. Chúng ta không lo sợ trước nghiệp vận, nhưng đối với đạo Phật, chúng ta vẫn là người chủ nghiệp vận. Trong khúc quanh thịnh suy này của Phật giáo, trách nhiệm của Tăng Ni, Phật tử, những người còn chính thức kê khai mình theo đạo Phật, là hết sức nặng nề.
Con cháu mai hậu sẽ nhìn vào chúng ta trong thời điểm hiện nay, đúng vào lúc những con số đáng quan tâm, chưa từng có được ghi nhận. Cha anh chúng ta đã làm gì để còn có một nước Việt Nam có số đông người theo đạo Phật, hay ngậm ngùi sửa lại mục tôn giáo trong các quyển sách giáo khoa địa lý, từ điển bách khoa, Atlas… như đã phải làm đối với Hàn Quốc.
Đây là việc lớn, không thể xem thường một số liệu thống kê từ một cuộc điều tra quốc gia như vậy. Rất mong Giáo hội, quý Tăng Ni, Phật tử cùng nhau lưu ý với ghi nhận quan tâm xem đó là vấn đề mà tích cực tìm hướng giải quyết. Hoằng pháp nên được coi là ưu tiên hàng đầu trong bối cảnh như thế.
Minh Thạnh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét