Người Việt khắp thế giới biểu tình phản đối Trung Quốc, trong nước muốn biểu tình phải làm sao?
(VTC News) – Trung tướng Nguyễn Quốc Thước cho rằng Đảng và Nhà nước cần nhìn vào hành động của những người dân Việt Nam xa xứ, từ đó phải hành động quyết liệt hơn nữa.
Hôm qua, người Việt trên khắp nước Đức đã mang cờ đỏ sao vàng cùng khẩu hiệu đến thành phố Frankfurt biểu tình rầm rộ phản đối Trung Quốc xâm lược biển đảo của Việt Nam. Tuần trước, cuộc biểu tình tương tự cũng diễn ra tại Philippines.
Những cuộc biểu tình như vậy cũng đã diễn ra ở Pháp và nhiều nước châu Âu có Việt kiều sinh sống. Trong khi đó, dù được Quốc hội quyết liệt vào cuộc đốc thúc, chúng ta vẫn chưa có Luật biểu tình để người Việt có thể tổ chức các cuộc biểu tình ôn hòa, trật tự nhưng quyết liệt phản đối Trung Quốc xâm lược biển, đảo Việt Nam.
Phóng viên báo VTC News đã phỏng vấn Trung tướng Nguyễn Quốc Thước về vấn đề này. Ông nói:
Không phải khi Trung Quốc tiến hành bồi đắp đảo nhân tạo, đưa tên lửa, máy bay ra Hoàng Sa thì chúng ta mới biết “tim đen” của Trung Quốc. “Tim đen” của Trung Quốc là xuyên suốt từ xưa đến bây giờ.
Các hành động gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông là cực kỳ nguy hiểm. Rõ ràng đây là một âm mưu xuyên suốt thuộc về bản chất của Trung Quốc.
Hôm qua, người Việt trên khắp nước Đức đã mang cờ đỏ sao vàng cùng khẩu hiệu đến thành phố Frankfurt biểu tình rầm rộ phản đối Trung Quốc xâm lược biển đảo của Việt Nam. Tuần trước, cuộc biểu tình tương tự cũng diễn ra tại Philippines.
Những cuộc biểu tình như vậy cũng đã diễn ra ở Pháp và nhiều nước châu Âu có Việt kiều sinh sống. Trong khi đó, dù được Quốc hội quyết liệt vào cuộc đốc thúc, chúng ta vẫn chưa có Luật biểu tình để người Việt có thể tổ chức các cuộc biểu tình ôn hòa, trật tự nhưng quyết liệt phản đối Trung Quốc xâm lược biển, đảo Việt Nam.
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước. Ảnh: Tiền Phong |
Phóng viên báo VTC News đã phỏng vấn Trung tướng Nguyễn Quốc Thước về vấn đề này. Ông nói:
Không phải khi Trung Quốc tiến hành bồi đắp đảo nhân tạo, đưa tên lửa, máy bay ra Hoàng Sa thì chúng ta mới biết “tim đen” của Trung Quốc. “Tim đen” của Trung Quốc là xuyên suốt từ xưa đến bây giờ.
Các hành động gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông là cực kỳ nguy hiểm. Rõ ràng đây là một âm mưu xuyên suốt thuộc về bản chất của Trung Quốc.
Trung Quốc quyết tâm hiện thực hóa đường lưỡi bò và thực hiện quyết liệt giấc mộng Trung Hoa làm chủ thế giới. Muốn làm được điều đó thì phải làm chủ được Biển Đông.
Muốn làm chủ Biển Đông, Trung Quốc phải hiện thực hóa được đường lưỡi bò. Vì vậy, Trung Quốc quyết tâm chiếm Hoàng Sa, Trường Sa.
Trung Quốc đã đưa máy bay và tên lửa ra Hoàng Sa và đưa cả radar ra đá Châu Viên, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Đây không còn là thời điểm dự báo mà Trung Quốc đã và đang thực hiện dã tâm chiếm bằng được Biển Đông.
Vấn đề này vừa qua nhà nước đã lên án, có kiến nghị lên Liên Hợp Quốc. Việc làm này là đúng đắn nhưng chưa đủ để ngăn chặn Trung Quốc. Chúng ta cần có những hành động quyết liệt hơn để đấu tranh bằng tất cả các biện pháp hòa bình như đấu tranh chính trị, đấu tranh ngoại giao, đưa vấn đề pháp lý ra tòa án quốc tế.
- Ông có nói tình hình căng thẳng biển đảo giữa ta và Trung Quốc giờ không còn là cảm cúm nữa mà là ung thư rồi...
|
Đến lúc này, Việt Nam phải đấu tranh một cách quyết liệt. Lúc này Trung Quốc cứ làm còn chúng ta chỉ cứ nói thì không ăn thua.
Vấn đề Biển Đông không chỉ là của riêng Việt Nam mà cần sự ủng hộ của các nước trong khu vực và trên thế giới. 10 nước Đông Nam Á phải tạo được sự đồng thuận. Tôi tin sẽ có sự đồng thuận chung để lên án bằng hành động chứ không chỉ lời nói.
Tôi nghĩ lúc này Mỹ, Úc, Nhật Bản, Ấn Độ cần phải lên tiếng và phải ra tay. Ý đồ bành trướng là Trung Quốc phải là trung tâm của thế giới. Vì vậy, cả thế giới, cả khu vực phải hành động còn riêng Việt Nam thì quyết liệt hơn nữa.
Nếu chỉ có tuyên bố phản đối Trung Quốc thì chưa đủ, Việt Nam phải có những đấu tranh trực diện. Nếu chúng ta không hành động bằng các biện pháp tổng hợp thì chúng ta sẽ mất luôn cả Trường Sa.
- Cộng đồng thế giới đang phản đối mạnh mẽ các hành động bồi đắp đất đá và xây dựng căn cứ hải quân trái phép của Trung Quốc trên Biển Đông nhưng nước này đang cố tình làm ngơ, thưa ông?
Trung Quốc ỷ lại là nền kinh tế thứ hai thế giới và có tham vọng bá chủ thế giới nên cứ “giả câm giả điếc” để làm.
Tôi không phản đối một nước Trung Hoa phát triển nhưng phản đối một nước Trung Hoa bành trướng với dã tâm “nuốt chửng” Biển Đông, trong đó có Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Dân tộc Việt Nam quyết hy sinh để bảo vệ độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia.
Trung Quốc đã đi ngược lại những tuyên bố của các nguyên thủ nước ngày trên các diễn đàn quốc tế.
Bây giờ, các nước trên thế giới đã không còn tin tưởng Trung Quốc, làm ăn với Trung Quốc về kinh tế, nhưng ở lĩnh vực chính trị thì luôn cảnh giác.
Người biểu tình giương cao tấm biểu ngữ “Chúng tôi ủng hộ Việt Nam”, “Việt Nam - Philippines chung tay phản đối Trung Quốc”, “Trung Quốc hãy ngừng bắt nạt Việt Nam và Philippines”. Ảnh: Getty. |
- Ông nghĩ gì khi Người Việt ở nhiều quốc gia bạn bè rầm rộ biểu tình trước Đại sứ quán Trung Quốc để phản đối hàng loạt hoạt động gần đây của Bắc Kinh trên Biển Đông?
Khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào Biển Đông thì cộng đồng người Việt trên khắp thế giới đã biểu tình chống Trung Quốc.
Việt Kiều ở Philippines đã lên tiếng. Tôi nghĩ rằng đó là sự bày tỏ thái độ yêu nước một cách thực sự, quyết liệt chứ không chỉ yêu nước bằng lời nói.
Điều đó thể hiện rằng, dù người dân Việt Nam xa xứ mấy chục năm nhưng Tổ quốc vẫn trong trái tim của họ. Trường Sa và Hoàng Sa là một phần trong trái tim của họ.
Người Việt ở nước ngoài biểu tình như vậy là rất hợp lý và chính xác.
Hành động đó thể hiện ý chí của người Việt. Mặc dù xa quê hương nhưng họ luôn hướng về Tổ quốc và kiên quyết bảo vệ lãnh hải, lãnh thổ của đất nước mình.
Đảng và Nhà nước cần nhìn vào hành động của những người dân Việt xa xứ, từ đó, các tổ chức chính trị xã hộitrong nước cần phải hành động quyết liệt hơn nữa.
Người dân trong nước phải có hành động tương xứng để cho Trung Quốc biết rằng Trường Sa, Hoàng Sa là của 90 triệu dân Việt Nam.
Truyền thống của ông cha ta không chịu khuất phục trước bất kỳ thế lực nào. Từ thời kỳ Bắc thuộc cách đây hàng nghìn năm, người Việt vẫn lấy lại được đất nước.
Vì vậy, bây giờ người dân Việt Nam phải noi gương tổ tiên, không để mất một tấc đất nào. Những gì chúng ta còn thì phải giữ lấy, những gì đã mất đi rồi thì phải cương quyết đòi lại cho dù phải mất 10 năm, 100 năm, 1.000 năm như ông cha ta ngày xưa. Người dân Việt Nam sẽ không chịu bó tay.
Việc làm này trước hết phải thể hiện từ ý chí của Đảng và Nhà nước. Đảng và Nhà nước phất cờ lên để bảo vệ thì 90 triệu dân cả nước sẵn sàng.
Việt Nam có hơn 4 triệu người đang làm việc và sinh sống ở nước ngoài. Sau khi người Việt ở Philippines biểu tình thì tôi nghĩ người Việt ở các nước khác cũng hành động.
Tôi nghĩ người Việt Nam ở bất kỳ đâu cũng sẽ kịch liệt lên án việc làm của Trung Quốc bằng hành động, bằng các hình thức phù hợp mà họ thực hiện được.
Biểu tình tại Frankfurt (Đức) hôm qua, 28/2, phản đối Trung Quốc xâm lược biển đảo Việt Nam |
- Ở nước ngoài thì người Việt Nam được biểu tình, còn ở trong nước thì không được trong khi giặc ngoại bang đang ngày ngày từ âm thầm đến công khai chiếm đảo, chiếm biển của Tổ quốc. Điều đó có khiến ông cảm thấy xót xa?
Việc này cứ lùng nhùng mãi 4-5 năm nay nhưng vẫn chưa tìm ra giải pháp. Quốc hội đã nói không thể trì hoãn việc đưa ra Luật biểu tình.
Biểu tình là quyền của người dân. Biểu tình để bảo vệ chủ quyền quốc gia là quyền thiêng liêng nhất thì không ai có thể cấm được. Nhưng tôi nhấn mạnh rằng biểu tình phải có tổ chức, phải trong khuôn khổ pháp luật. Ở nước nào thì cũng thế, không thể có biểu tình tự phát rồi từ đó dẫn đến rất nhiều hệ lụy như chúng ta từng biết khi Trung Quốc đưa giàn khoan 981 vào thềm lục địa Việt Nam.
Chưa được biểu tình thì chúng ta có nhiều cách. Đoàn thanh niên, hội phụ nữ, ở các cơ quan, trường học. khu phố, mọi người mít tinh, biểu tình tại chỗ thể hiện ý chí của người dân.
Những cuộc mít tinh tại các cơ quan, khu phố này có thể đưa lên các phương tiện truyền thông để cả thế giới cùng biết. Đó là tiếng nói của 90 triệu dân, được đưa lên trên các phương tiện thông tin phát đi khắp thế giới.
Vì vậy, thời điểm hiện nay khi chưa có Luật biểu tình thì chúng ta cũng không cần phải ra đường để các thế lực thù địch dựa vào đó để tuyên truyền xuyên tạc, kích động. Điều đó không có lợi cho việc đấu tranh của chúng ta. Ra đường biểu tình mà không có tổ chức để thế lực thù địch lợi dụng thì rất nguy hiểm.
Khi chưa có Luật Biểu tình, chúng ta vẫn có thể mít tinh trong các cơ quan, các trường học với các khẩu hiệu, biểu ngữ : “Đả đảo Trung Quốc xâm lược biển đảo Việt Nam”. Chúng ta cần khẳng định không đả đảo Trung Quốc mà đả đảo hành động xâm lược biển đảo của Việt Nam.
- Nhưng nếu tình hình ngày càng căng thẳng hơn nữa trong khi vẫn chưa có Luật Biểu tình thì phải làm thế nào để nhân dân thể hiện thái độ mạnh mẽ được, thưa ông?
Tôi cho rằng bí thư đảng ủy các trường học, cơ quan, khu dân phố cần tổ chức mít tinh để lên án hành vi xâm chiếm biển đảo của Trung Quốc. Tôi nghĩ rằng không nên kéo nhau ra ngoài đường để các thế lực thù địch trà trộn vào khiến cho vụ việc càng phức tạp.
Trong khi chưa có luật biểu tình thì chúng ta có thể xin phép để tổ chức các cuộc mít tinh tại chỗ ở ngay các trường học, cơ quan, tổ chức chính trị xã hội. Đó là cách nên làm. Tôi cũng cho rằng không ai cấm được việc đó cả.
Chúng ta đang phản đối Trung Quốc xâm lược biển đảo của Việt Nam thì không ai có thể bắt được.
Những việc này, Đảng và Nhà nước phải cho phép dân thể hiện ý chí, nguyện vọng này. Những sinh hoạt chính trị này phải có tổ chức, có người lãnh đạo. Tôi nghĩ rằng, người bí thư đảng ủy ở các cơ sở có thể đứng ra để tổ chức, thông báo đến những người dân.
- Ông nghĩ gì khi vừa qua Chính phủ bị nhắc nhở khi nhiều lần xin lùi trình dự án luật biểu tình ra Quốc hội và gần đây, Thường vụ QH đã quyết định không cho lùi và yêu cầu trình ra kỳ họp Quốc hội 11 vào tháng 3/2016?
Biểu tình là quyền dân chủ của người dân. Hiến pháp năm 1946, Bác Hồ đã ký sắc lệnh Quyền tự do dân chủ, trong đó có luật Biểu tình. Đã 70 năm rồi, nhưng chúng ta không thể thực hiện.
Vì vậy, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã nói rằng không thể lùi Luật Biểu tình nữa.
Biểu tình để bảo vệ Tổ quốc của chúng ta thì tôi nghĩ cái đó chỉ có lợi, không có hại. Đừng có ép dân, không cho dân nói nguyện vọng, ý chí của mình để bảo vệ Tổ quốc.
Những kẻ lợi dụng việc này để chống Đảng, chống nhà nước thì cần phải ngăn chặn.
Tôi hoan nghênh ý kiến của Chủ tịch Quốc hội khi cho rằng không thể lùi dự án Luật Biểu tình hơn nữa. Tôi tin rằng, Quốc hội với vai trò là cơ quan quyền lực cao nhất sẽ thông qua Luật Biểu tình.
- Xin cảm ơn ông!
Phạm Thịnh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét