Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2016

Tập đoàn Formosa: Hung thần gieo rắc ung thư ở Đài Loan

Thế Dương | 

Tập đoàn Formosa: Hung thần gieo rắc ung thư ở Đài Loan

Kể từ khi khu phức hợp hoá dầu của tập đoàn Formosa đi vào hoạt động năm 1998 tại xã Đài Tây (Đài Loan), người dân dần cảm nhận thấy rằng “thần chết” đang rình rập gõ cửa.

“Kỉ lục gia” về tàn phá môi trường
Người dân xã Đài Tây đang tiến hành đệ đơn kiện Tập đoàn Formosa, đòi bồi thường 70 triệu Đài tệ (khoảng hơn 2 triệu đô la Mỹ) vì các tổn thương về sức khoẻ do môi trường độc hại từ các nhà máy của Formosa.
Chính các quan chức địa phương, những người mới ngày nào, trải thảm đỏ đón Formosa vào đầu tư, nay cũng phải thay đổi quan điểm dưới sức ép của người dân.

Lập trường của bà Aung San Suu Kyi về Biển Đông


HỒNG THỦY

(GDVN) - Aung San Suu Kyi có thể ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông như đài phát thanh quốc tế Trung Quốc có thể là ảo tưởng.

Tờ Tin tức Bành Bái ngày 7/5 bình luận, việc tân Tổng thống Myanmar Htin Kyaw và tân Cố vấn nhà nước kiêm Ngoại trưởng Myanmar Aung San Suu Kyi chọn thăm Lào chứ không phải Trung Quốc đầu tiên là "phá vỡ thông lệ". Quan điểm lập trường của các nhà lãnh đạo mới ở Myanmar về Biển Đông còn rất phức tạp, khó đoán.
Cố vấn nhà nước kiêm Ngoại trưởng Myanmar, bà Aung San Suu Kyi, ảnh: The Independent.
Trong bối cảnh tranh chấp Biển Đông ngày càng nóng lên như hiện nay, lập trường của bà Aung San Suu Kyi về Biển Đông là rất đáng chú ý. The New York Times gần đây nhận định rằng, cả Lào và các quốc gia Đông Nam Á khác sẽ không lựa chọn đứng về bên nào, và đây sẽ là vấn đề khó khăn đối với bà Aung San Suu Kyi.

Hoang tàn bãi biển Quảng Bình

Đáy biển Quảng Bình: Cá chết không thấy, cá sống lèo tèo

08/05/2016 08:27 GMT+7
TTO - Có hay không “nghĩa địa cá” với xác cá chết chất chồng dày đặc tại khu vực đáy biển xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình?
Đáy biển Quảng Bình: Cá chết không thấy, cá sống lèo tèo
Để làm rõ tin đồn "cá chết xếp lớp" dưới đáy biển Nhân Trạch, Quảng Bình, phóng viênTuổi Trẻ đã nhờ các thợ lặn mang máy quay ghi lại hình ảnh ở đáy biển khu vực này - Ảnh: Quốc Nam
Những ngày qua, nhiều phương tiện truyền thông đưa thông tin: khu vực đáy biển thuộc xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) trở thành một “nghĩa địa cá”, xác các loại cá chết chất chồng dày đặc. Những thông tin này khiến người ta liên tưởng tới một vùng biển chết.
Thực hư chuyện này ra sao? Điều gì đang xảy ra dưới đáy biển Nhân Trạch? Phóng viên Tuổi Trẻ cùng với đội thợ lặn tại xã Nhân Trạch đã ra khơi lặn xuống vùng biển này để ghi lại những hình ảnh trung thực nhất. 12g ngày 7-5, thuyền chúng tôi trực chỉ biển khơi.
Điểm quay thứ nhất ở bãi Rạn
Không thấy xác cá chết xếp lớp
Phương tiện để chúng tôi thực hiện clip này là chiếc camera hành trình chịu nước. Hai thợ lặn Phạm Văn Hoàn và Trương Đô kỹ càng mặc áo quần lặn, ngậm ống dưỡng khí và mang dép cao su chống vật sắc như san hô, hàu cắt chân, đeo máy quay, ngần ngừ một chút rồi nhảy xuống biển.

Formosa thách thức chính quyền và báo chí Việt Nam về việc lắp đặt ống xả ngầm...

Formosa Hà Tĩnh từ chối trả lời về “ống xả thải ngầm” ở đáy biển Vũng Áng
(LĐO) NHÓM PV BẮC TRUNG BỘ -
Bộ trưởng TNMT Trần Hồng Hà trong chuyến thị sát hệ thống xả thải của FHS ngày 28.4 đã khẳng định Pháp luật Việt Nam không cho phép xả thải ngầm.Bộ trưởng TNMT Trần Hồng Hà trong chuyến thị sát hệ thống xả thải của FHS ngày 28.4 đã khẳng định Pháp luật Việt Nam không cho phép xả thải ngầm.
Ngay sau khi Bộ trưởng TNMT Trần Hồng Hà có chuyến thị sát hệ thống xả thải của Formosa Hà Tĩnh và phát biểu khẳng định pháp luật Việt Nam không cho phép xả thải ngầm, Báo Lao Động đã nỗ lực liên hệ với Cty Formosa Hà Tĩnh và đặt ra nhiều câu hỏi xung quanh "vấn đề nóng" dư luận rất quan tâm này, nhưng Cty này đã từ chối trả lời
Từ chối trả lời vấn đề "nóng"
Như Lao Động đã thông tin, chiều ngày 28.4, Bộ trưởng Bộ TNMT Trần Hồng Hà đã có buổi thị sát kiểm tra hệ thống xả thải của Cty Formosa Hà Tĩnh (FHS). Tại đây, Bộ trưởng Hà đã khẳng định, mặc dù chưa kết luận nguyên nhân dẫn đến cá chết hàng loạt trong thời gian gần đây, nhưng luật pháp Việt Nam không cho phép chôn ngầm ống xả thải sâu dưới đáy biển như hệ thống thải của Formosa Hà Tĩnh. 

Thủ tướng: Xử lý nghiêm hành vi xâm phạm vùng biển nước ta


05/05/2016 18:27

(NLĐO)- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh cần tăng cường bảo vệ chủ quyền biển đảo, bảo vệ, hỗ trợ ngư dân và xử lý nghiêm hành vi xâm phạm các vùng biển của nước ta.


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2016. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2016. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Chiều ngày 5-5, Văn phòng Chính phủ đã có thông báo về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4-2016 diễn ra trong 2 ngày 4, 5-5 do Thủ tướngNguyễn Xuân Phúc chủ trì.

Cuộc chiến Biển Đông đã bắt đầu!

2016-05-07T16:39:02+07:00

Có lẽ chưa bao giờ Trung Quốc lại thể hiện khẩu khí quyết tâm chiếm Biển Đông một cách ngông cuồng ra mặt như bây giờ!
Phải chăng Bắc Kinh đang muốn đẩy nhanh tiến độ phát động một cuộc chiến trên Biển Đông?
National Interest ước tính Trung Quốc ước tính có khoảng 700.000 tàu cá
Dư luận quốc tế đang hết sức chú ý đến các diễn biến, thông tin xung quanh kỳ họp Quốc hội Trung Quốc đang diễn ra tại Bắc Kinh, trong đó, chính sách và hành động của Bắc Kinh trong vấn đề Biển Đông là một trong những chủ đề được quan tâm nhất.

Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2016

Người trình siêu dự án thủy lộ sông Hồng lên Chính phủ nói gì?

Hoàng Đan | 
Người trình siêu dự án thủy lộ sông Hồng lên Chính phủ nói gì?
Ông Nguyễn Xuân Tự.

Ông Nguyễn Xuân Tự, Vụ trưởng Vụ Giám sát và thẩm định đầu tư Bộ Kế hoạch - Đầu tư đã có những trả lời về siêu dự án thủy lộ trên sông Hồng:


'Việc đầu tư nâng cấp tuyến sông Hồng sẽ tận dụng được tiềm năng sông ngòi sẵn có, tận dụng được ưu thế vận tải thủy để vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng với cước phí thấp, ít gây ô nhiễm..."


Lời bàn của Phúc Lộc Thọ:

Tổ "con chuồn chuồn" chính là chỗ này đây:
Cải tạo sông Hồng thực chất là phá hệ sinh thái sông Hồng để làm "cửu vạn", chở hàng thuê cho Trung Quốc; Trung Quốc cần đường thủy sông Hồng để chở hàng ra biển Đông rẻ hơn là đi đường bộ...Còn Việt Nam chở hàng gì sang Trung Quốc qua sông Hồng? Chở thanh long, vải thiều, dưa hấu chăng ?
Đây là một dự án phá hoại môi sinh, cực kỳ phản động vì biến sông Hồng thành tài sản của "nhóm lợi ích" quê Ninh Bình; Biến hệ sinh thái sông Hồng thành "con tin" của ông bạn vàng Trung Cộng ?!
Cũng có thể: đây là cú " ném đá dò sông"; "quả bóng" thăm dò của "ông bạn vàng" tung ra để...đo, cân khả năng khuynh đảo chính trường của "nhóm lợi ích" quê Ninh Bình ???

Mới chỉ ở bước sơ khai
Dự án do Công ty TNHH Xuân Thiện, thành viên Tập đoàn Thái Group (trước là Tập đoàn Xuân Thành) đề xuất làm nhiều phần trong đó sẽ làm 6 nhà máy thủy điện nhỏ trên sông Hồng...
Liên quan đến dự án này, ông Nguyễn Xuân Tự, Vụ trưởng Vụ Giám sát và thẩm định đầu tư Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho hay, đề xuất của Xuân Thiện mới là bước rất sơ khai, ý tưởng đề xuất ban đầu.
Tuy nhiên, nhận thức được dự án này có tầm quan trọng, ảnh hưởng đến môi trường, vấn đề khác nên Bộ Kế hoạch - Đầu tư đã gửi xin ý kiến của các Bộ, ngành địa phương có liên quan.

Bí ẩn người Trung Quốc ở Hội An

2016-05-06
Nghe hoặc Tải xuống

 Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
Bờ biển các xã Duy Nghĩa, Duy Hải, Duy Xuyên, nơi đang chuẩn bị trở thành khu du lịch sinh thái của vùng Nam Hội An tỉnh Quảng Nam nhờ vào đường nối cầu Cửa Đại đang dần rơi vào tay người Trung Quốc một cách bí ẩn. Hầu hết những bãi phi lao do bà con nông dân tự trồng và lấn biển cách đây hai mươi, hai mươi lăm năm đã nghiễm nhiên trở thành đất vàng để bán cho những ông chủ “lạ” mà người nông dân không hề hay biết. Câu chuyện bờ biển Quảng Nam đang là một ẩn số đối với người dân.

Khai thác Titan và chiếm trọn

Một cán bộ quản lý địa chính vẫn đương chức ở Quảng Nam, không muốn nêu tên, tỏ ra bức xúc: “Qua bên khỏi cầu Cửa Đại, diện tích cho người ta thuê là gần 1000 hectare. Xây dựng trong vòng 35 năm thành một khu phức hợp giải trí, sòng bạc, và nhiều thứ khác… của tụi Đài Loan và Hồng Kông thì cũng là Trung Quốc thôi. Bây giờ tụi Trung Quốc nó lừa lọc đủ thứ, nó nấp bóng đủ thứ để lừa lọc. Ai mà lường được tụi nó…”.

Theo vị này, hầu hết vùng bãi biển đẹp, thơ mộng chạy dọc từ Nam Hội An vào đến Quảng Ngãi đã rơi vào tay người Trung Quốc theo nhiều cách. Trong đó có cả chuyện mượn tay người Việt Nam để mua và chính người Trung Quốc thuê lâu dài để khai thác quặng titan rồi sau đó trồng dừa, tiếp tục xây thành bao chia khu và cuối cùng là trở thành biệt địa của họ.

Trước đây vài năm, hầu hết các vùng bãi biển này là của người dân các xã biển Duy Xuyên trồng phi lao để giữ đất và lấn biển. Mỗi năm, sau một mùa mưa lụt, cát biển lại bồi thêm một lớp vào bờ, người nông dân, ngư dân lại ra đó trồng thêm vài cây phi lao để giữ cát, giữ đất. Và theo thời gian, rừng phi lao dọc bờ biển Duy Xuyên thêm mở rộng nhờ vào công trồng cây, chăm sóc, tưới tắm của bà con nhân dân nơi đây.

Thế rồi những năm 2010, đồng thời với hàng loạt dự án khai thác quặng titan ở khắp bờ biển miền Trung, vùng bờ biển Duy Hải, Duy Nghĩa cũng không tránh khỏi tình trạng này. Đất của bà con nông dân lấn biển mấy chục năm nay đã bị nhà nước thu hồi một cách khéo léo. Thay vì nói rõ rằng đất sẽ bị thu hồi, chính quyền địa phương lại mời bà con có rừng phi lao lên họp và nói rằng hiện tại cần khai thác quặng nên tạm thời mượn đất để rút quặng và sẽ đền bù mỗi cây phi lao với giá hai chục ngàn đồng.
Bà con đã đồng ý để nhà nước khai thác quặng với hy vọng sau khi khai thác quặng thì nhà nước sẽ giao lại diện tích cho bà con tiếp tục trồng phi lao chắn sóng, tạo rừng phòng hộ. Bởi vì dù sao đây cũng là đất mà bà con ở đây đã khám phá, khai thác và gìn giữ mấy chục năm nay. Thế nhưng câu chuyện lại lệch sang hướng khác. Thay vì trả đất hoặc giao đất cho bà con nông dân, ngư dân Duy Xuyên thì chính quyền lại âm thầm cho thuê hoặc bán cho các nhà đầu tư mà người dân không hề hay biết.

“Bây giờ tụi Trung Quốc nó lừa lọc đủ thứ,
nó nấp bóng đủ thứ để lừa lọc. Ai mà lường
được tụi nó…”
- Một cán bộ ở Quảng Nam

Trung Quốc bị tố đổ hoá chất giết chết cá ở Trường Sa

Một nhóm thanh niên Philippines cáo buộc chính phủ Trung Quốc đầu độc khu vực rộng lớn ở Biển Đông để ngăn ngư dân Philippines và các ngư dân nước ngoài khai thác nguồn lợi.
trung-quoc-bi-to-do-chat-doc-lam-ca-chet-o-truong-sa
Hình ảnh cá chết trôi dạt lên đảo ở Trường Sa được Phong trào Kalayaan Atin Ito (KAI) chụp lại. Ảnh: KAI
"Khi chúng tôi ở đó hồi năm ngoái, cư dân địa phương xác nhận với chúng tôi rằng các tàu Trung Quốc thường xuyên thải hoá chất để phá hoại san hô và sinh vật biển", trang Breibart hôm 5/5 dẫn Phong trào Kalayaan Atin Ito (KAI), một tổ chức của thanh niên Philippines, cho biết trên trang Facebook.
"Trung Quốc hung hăng phá hoại hoạt động kinh tế của cộng đồng dân cư địa phương tại Quần đảo Kalayaan (Quần đảo Trường Sa) để đuổi dân thường đi, cách ly các đảo. Một khi tất cả dân thường rời đi, hoạt động quân sự chiếm các đảo của Trung Quốc sẽ dễ dàng hơn", nhóm này cho hay và đăng ảnh họ cho là chụp cá chết trôi dạt lên đảo. 

Chiến dịch "ném đá" Phạm Viết Đào-Hà Minh Thành: "Sự ngụy tạo tinh vi" của Phạm Viết Đào về cuộc chiến Vị Xuyên-Hà Giang...( bài 12 )

Ghi chép của Phạm Viết Đào.

Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện Vị Xuyên-Hà Giang Lục Đức Chung ( người Việt gốc Hoa), nguyên Tiểu đoàn phó chính trị-Ban chỉ huy quân sự huyện Vị Xuyên cho biết:
Tháng 12/1986, dịp Đại hội Đảng lần thứ 6, vào 12 giờ trưa, do phía ta mất cảng giác nên lính sơn cước Trung Quốc đã tập kích, tiêu diệt một tiểu đoàn của Việt Nam tại Bình độ 1300...
Theo CCB Lục Đức Chung, tiểu đoàn này có khoảng 200 tay súng, sau tập kích, tiểu đoàn chỉ sống sót khoảng 17 chiến sĩ, thuộc trung đội của trung úy Nguyễn Văn Bun là trung đội trưởng ...
Tiểu đoàn phó của Tiểu đoàn này là Nguyễn Văn Giang...