Ông Nguyễn Xuân Tự, Vụ trưởng Vụ Giám sát và thẩm định đầu tư Bộ Kế hoạch - Đầu tư đã có những trả lời về siêu dự án thủy lộ trên sông Hồng:
'Việc đầu tư nâng cấp tuyến sông Hồng sẽ tận dụng được tiềm năng sông ngòi sẵn có, tận dụng được ưu thế vận tải thủy để vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng với cước phí thấp, ít gây ô nhiễm..."
Lời bàn của Phúc Lộc Thọ:
Tổ "con chuồn chuồn" chính là chỗ này đây:
Tổ "con chuồn chuồn" chính là chỗ này đây:
Cải tạo sông Hồng thực chất là phá hệ sinh thái sông Hồng để làm "cửu vạn", chở hàng thuê cho Trung Quốc; Trung Quốc cần đường thủy sông Hồng để chở hàng ra biển Đông rẻ hơn là đi đường bộ...Còn Việt Nam chở hàng gì sang Trung Quốc qua sông Hồng? Chở thanh long, vải thiều, dưa hấu chăng ?
Đây là một dự án phá hoại môi sinh, cực kỳ phản động vì biến sông Hồng thành tài sản của "nhóm lợi ích" quê Ninh Bình; Biến hệ sinh thái sông Hồng thành "con tin" của ông bạn vàng Trung Cộng ?!
Cũng có thể: đây là cú " ném đá dò sông"; "quả bóng" thăm dò của "ông bạn vàng" tung ra để...đo, cân khả năng khuynh đảo chính trường của "nhóm lợi ích" quê Ninh Bình ???
Cũng có thể: đây là cú " ném đá dò sông"; "quả bóng" thăm dò của "ông bạn vàng" tung ra để...đo, cân khả năng khuynh đảo chính trường của "nhóm lợi ích" quê Ninh Bình ???
Mới chỉ ở bước sơ khai
Dự án do Công ty TNHH Xuân Thiện, thành viên Tập đoàn Thái Group (trước là Tập đoàn Xuân Thành) đề xuất làm nhiều phần trong đó sẽ làm 6 nhà máy thủy điện nhỏ trên sông Hồng...
Liên quan đến dự án này, ông Nguyễn Xuân Tự, Vụ trưởng Vụ Giám sát và thẩm định đầu tư Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho hay, đề xuất của Xuân Thiện mới là bước rất sơ khai, ý tưởng đề xuất ban đầu.
Tuy nhiên, nhận thức được dự án này có tầm quan trọng, ảnh hưởng đến môi trường, vấn đề khác nên Bộ Kế hoạch - Đầu tư đã gửi xin ý kiến của các Bộ, ngành địa phương có liên quan.
"Và chúng tôi đã nhận được ý kiến có sự đồng thuận khá cao của Bộ, ngành, địa phương. Nhưng sự đồng thuận ở đây mới là bước báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho tiếp tục chủ đầu tư nghiên cứu tiếp dự án", ông Tự nói.
Theo ông Tự, nếu muốn đầu tư tiếp dự án phải qua 2 bước nữa là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đề xuất dự án và sau đó thì sẽ tổ chức báo cáo khả thi, đồng thời, cơ quan Nhà nước phê duyệt báo cáo khả thi đó.
"Khi đó, chủ đầu tư mới được tiếp tục đầu tư và việc đầu tư này thì chúng ta rất ủng hộ các đề xuất những sáng kiến nhưng không có nghĩa là được lựa chọn đầu tư.
Quá trình lựa chọn đầu tư phải theo quy định luật đấu thầu, quy định của Nghị định 15. Chúng tôi nghĩ rằng, dự án này sẽ ảnh hưởng đến môi trường.
Nhưng nó ảnh hưởng như thế nào trong quá trình họ dự kiến nạo vét dòng sông, xây dựng các đập thủy điện, âu tầu... thì phải có đánh giá tác động môi trường", ông Tự nhấn mạnh.
Cũng theo ông Tự, trong bước báo cáo khả thi thì chủ đầu tư sẽ phải báo cáo rõ về tác động môi trường và khi đó Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng như các cơ quan, ban ngành khác có liên quan sẽ thẩm định.
"Bước đầu chúng tôi đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ là dự án này kéo dài từ Lào Cai đến suốt dọc dòng sông như vậy sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến đồng bằng châu thổ sông Hồng và đặc biệt đến vấn đề thủy văn, thủy lợi, lấy nước, xói lở bờ sông... thì dự án mới chỉ ở bước đề xuất ý tưởng ban đầu.
Ngoài ra còn việc xây dựng các đập dâng nước như vậy sẽ xây dựng ở vị trí nào, mua bán điện như thế nào sẽ đều phải có báo cáo chi tiết", ông Tự nói thêm.
"Rất cần thiết" !?
Theo báo cáo chi tiết dự án, Công ty TNHH Xuân Thiện (Ninh Bình) dự tính làm siêu công trình trị thủy kết hợp thủy điện, thủy lợi trong thời gian khá nhanh, chỉ sáu năm.
Chủ đầu tư cũng công bố sẽ miễn toàn bộ phí cho các phương tiện vận tải trong ba năm đầu.
Theo văn bản số 071/CV-XT gửi đi ngày 7-1-2016 của Công ty Xuân Thiện được Bộ Kế hoạch - đầu tư (KH-ĐT) tiếp nhận, siêu dự án thủy lộ xuyên Á trên sông Hồng kết hợp thủy điện được khẳng định “rất cần thiết” để đầu tư.
Bởi theo Công ty Xuân Thiện, sông Hồng bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc) chảy qua nhiều tỉnh thành từ Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Nội... ra đến cửa Ba Lạt (Nam Định).
Con sông có tổng chiều dài 556km, là tuyến sông lớn duy nhất của miền Bắc có thể tổ chức liên vận hàng hóa.
Chủ đầu tư cũng không giấu tham vọng sẽ kết nối thẳng thủy lộ với Trung Quốc để từ đây có thể tổ chức vận tải hàng hóa từ Trung Quốc ra các cảng biển VN cũng như từ các cảng biển VN tới Trung Quốc qua đường thủy.
Cho rằng khu vực trung du miền núi phía Bắc có nhiều mỏ khoáng sản, nhu cầu vận chuyển quặng, hàng hóa giao thương trong khu vực, hàng hóa quá cảnh từ Trung Quốc là rất lớn, báo cáo của Công ty Xuân Thiện nêu:
Do sông Hồng chưa được cải tạo nên hàng hóa hiện nay phải vận chuyển bằng đường bộ và đường sắt.
Với đề xuất làm sáu đập và âu tàu để nâng mực nước, chủ đầu tư cũng cho thấy mong muốn đường vận tải này sẽ cho phép những con tàu trọng tải lớn có thể đi qua khi đưa ra viễn cảnh:
Việc đầu tư nâng cấp tuyến sông Hồng sẽ tận dụng được tiềm năng sông ngòi sẵn có, tận dụng được ưu thế vận tải thủy để vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng với cước phí thấp, ít gây ô nhiễm...
theo Trí Thức Trẻ
Tỷ phú Ninh Bình muốn đầu tư dự án hơn 1 tỷ USD dọc sông Hồng, hoàn vốn bằng bán điện và phí đường thủy
Nếu được chấp thuận, đây sẽ là dự án cơ sở hạ tầng được đầu tư dọc sông Hồng lớn nhất từ trước đến nay, theo hình thức BOO (xây dựng - sở hữu - vận hành).
Theo đề xuất của Chủ đầu tư, siêu dự án này có tổng vốn đầu tư 24.510 tỷ đồng tương đương khoảng gần 1,08 tỷ USD (trong đó, 30% tổng mức đầu tư do nhà đầu tư góp; phần còn lại huy động vốn vay thương mại).
Đây là dự án do Công ty TNHH Xuân Thiện thành viên Tập đoàn kinh tế Xuân Thành đề xuất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Bộ này cũng vừa trình Thủ tướng xem xét và thông qua chủ trương đầu tư.
Theo như tính toán, nhà đầu tư này sẽ xây dựng khoảng 6 đập dâng nước và âu tàu, náo vét 288km luồng sông Hồng từ Việt Trì lên Lào Cai, kết hợp xây 6 nhà máy thủy điện nhỏ (cấp 2), kiểu tuabin trục ngang cột nước thấp, được thiết kế có công xuất 228MW; Đồng thời xây dựng 7 cảng từ Hà Nội tới Lào Cai để khai thác giao thông đường thủy dọc tuyến đường thủy này. Dự án cũng sẽ cung cấp điện khoảng 0,91 tỷ kWh/năm.
Nhà đầu tư này kỳ vọng dự án sẽ hoàn vốn trong 25 năm. Nguồn thu chính là bán điện với giá khởi đầu 1.900 đồng/kWh và sau đó có lộ trình tăng dần lên 3.560 đồng/kWh, và nguồn thu từ thu phí đường thủy tính trên lượng hàng hóa vận chuyển (dự kiến giá phí mà nhà đầu tư đưa ra đoạn Việt Trì - Yên Bái thu 10.000 - 15.000 đồng/tấn; đoạn Yên Bái thu 40.000 - 45.000 đồng/tấn).
Xuân Thiện thuộc tập đoàn kinh tế tư nhân Xuân Thành, một tỷ phú ở Ninh Bình. Xuân Thiện chuyên hoạt động đầu tư xây dựng trong lĩnh vực thủy điện, nhà máy xi măng, khách sạn nghỉ dưỡng…
Nhà máy thủy điện trong và ngoài nước với tổng công suất gần 3.000 MW và các nhà máy xi măng có tổng công suất gần 10 triệu tấn/năm. Là một trong những doanh nghiệp tư nhân hàng đầu sở hữu các nhà máy thủy điện và nhà máy xi măng tại Việt Nam.
Theo giới thiệu của Xuân Thiện, Công ty này sẽ tìm kiếm cơ hội trong và ngoài nước để đầu tư vào các dự án sản xuất xi măng, thủy điện và khách sạn có tổng mức đầu tư từ 1 tỷ USD đến 3 tỷ USD.
Theo Trí thức trẻ
Lòng sông Hồng sẽ sụt, ngập lụt diện rộng nếu thêm đập
08/05/2016 02:00 GMT+7
- Xung quanh dự án giao thông đường thủy xuyên Á kết hợp thủy điện trên sông Hồng do công ty TNHH Xuân Thiện đề xuất, các chuyên gia lên tiếng cảnh báo ở nhiều góc độ.
GS.TS Vũ Trọng Hồng, Chủ tịch Hội thủy lợi Việt Nam: Lòng sông sụt nếu chịu thêm đập
Hiện nay lòng sông Hồng đã tụt xuống khoảng 1m so với trước. Nếu làm thêm vài đập nữa, lòng sông sẽ tiếp tục sụt xuống. Điều này có thể dẫn đến hai bên bờ sông và cửa sông bị phá, nước biển có thể xâm lấn gây ngập mặn cả vùng đồng bằng sông Hồng.
Nếu công ty Xuân Thiện xây dựng 6 đập dâng ở thượng nguồn, chắc chắn ở khu vực hạ nguồn sông từ Hà Nội trở xuống sẽ bị phá hai bên bờ. Hà Nội sẽ đối mặt với nguy cơ bị dòng chảy khoét, ăn sâu vào đất liền.
Việt Nam đã có "bài học thực tế" từ việc Trung Quốc làm thủy điện ở thượng nguồn khi trở nên bị phụ thuộc họ rất nhiều về nguồn nước. Nếu không cân nhắc kỹ, vì lợi ích trước mắt sẽ để lại hậu quả khó lường.
Nhiều chuyên gia cho rằng cần thận trọng với dự án tỷ USD trên sông Hồng
|
Chuyên gia kinh tế, TS Lê Đăng Doanh: Lợi cho Trung Quốc rất rõ
Cần thận trọng với dự án giao thông đường thủy xuyên Á kết hợp thủy điện trên sông Hồng vì dự án quá tham vọng và có rất nhiều rủi ro đối với nền kinh tế, với môi trường và đời sống người dân.
Đặc biệt, cần làm rõ việc ngăn lại thành các đập trên sông Hồng sẽ ảnh hưởng đến sinh thái và nguồn nước trồng lúa cho đồng bằng Bắc Bộ.
Theo đó, phải lập Hội đồng độc lập nhà nước và lấy ý kiến của cơ quan tư vấn quốc tế về tác động của dự án chứ không thể đưa ra đánh giá tác động sơ sài rồi để dự án thực hiện.
Trong khi, nếu dự án được triển khai, cái lợi cho Trung Quốc có thể thấy rất rõ vì nó khai thông đường thủy từ Vân Nam (Trung Quốc) đến cảng Hải Phòng, khi đó xuất khẩu của Trung Quốc tiếp tục tăng lên, chúng ta lại nhập siêu nhiều hơn và sẽ trở thành người làm thuê cho Trung Quốc.
Về phương án tài chính, công ty TNHH Xuân Thiện không có khả năng để làm dự án lớn với mức đầu tư 1 tỷ USD. Bởi, xét về số vốn đầu tư, công ty này phải đi vay 70% với lãi suất 4-9% trong vòng 20 năm thì rất khó thực hiện, trong khi nguồn thu của dự án là bán điện và thu phí vận chuyển đường thủy.
Dự án giao thông đường thủy xuyên Á kết hợp thủy điện là dự án BO nên khi xây dựng xong, họ sở hữu vận hành và thu tiền mãi mãi không bàn giao lại cho nhà nước nên các cơ quan bộ, ngành cần phải có thẩm định cụ thể trước khi cho phép nghiên cứu triển khai dự án.
GS.TS Phạm Hồng Giang, Chủ tịch Hội Đập lớn và phát triển nguồn nước Việt Nam: Nguy cơ ngập lụt diện rộng
Đã có không ít chuyên gia cho rằng, vị trí địa lý, địa hình của sông Hồng không phù hợp cho việc xây dựng đập, rất dễ gây ra ngập lụt.
Nếu xây dựng các đập như thế, chắc chắn sẽ gây ra ngập lụt trên diện rộng. Hơn nữa, lưu vực đồng bằng sông Hồng chủ yếu do phù sa sông Hồng bồi đắp, tiếp tục làm đập sẽ làm mất phù sa của sông về hạ du.
Bộ ngành thận trọng
Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa VN (Bộ GTVT) Hoàng Hồng Giang:
Dự án mới dừng ở giai đoạn ý tưởng. Chỉ khi nhà đầu tư lập phương án đầu tư và đưa ra các phương án tài chính cụ thể mới đánh giá được.
Vận tải thủy trên sông Hồng đang phát triển. Tới đây khi hoàn thành dự án mở rộng cửa Lạch Giang (Nam Định), các tàu lớn có thể vào được thì vận tải thủy trên sông Hồng sẽ phát triển rất mạnh.
Đặc biệt, nếu kết nối vận chuyển tàu lớn được bằng đường thủy từ Việt Trì (Phó Thọ) lên Lào Cai sẽ góp phần giảm tải được phương tiện đường bộ và giảm chi phí vận chuyển hàng hóa.
Lúc đó, vận tải thủy từ Hà Nội lên Lào Cai sẽ rất tốt, tạo sự thuận tiện thông thương hàng hòa qua vận tải thủy từ Trung Quốc sang.
Về dự án do công ty NTHH Xuân Thiện trong phương án đầu tư có tính đến phương án thu phí vận chuyển đường thủy, muốn phát triển được vận tải thủy từ Phú Thọ lên Lào Cai phải có công trình đập cho nước dâng thì tàu trọng tải lớn mới có thể đi được.
Trong điều kiện vốn ngân sách không có để đầu tư như hiện nay thì phải để tư nhân đầu tư và họ thu hồi bằng phí vận chuyển.
Tuy nhiên, những phân tích trên mới chỉ dựa trên góc độ vận tải thủy. Khi xem xét phương án khả thi của dự án nhà đầu tư đề xuất còn phải tính đến những vấn đề phát triển đập thủy điện, phát điện kiểu gì và thu được bao nhiêu.
Gia Văn
Siêu dự án sông Hồng: ‘Không chỉ là sinh thái mà còn là long mạch’
Một số chuyên gia cho rằng sông Hồng không chỉ mang giá trị sinh thái mà còn là cái nôi văn hóa, cội nguồn dân tộc, đừng vì lợi ích trước mắt của doanh nghiệp mà vội vàng...
Trong cuộc trao đổi với PV Người đưa tin, một số chuyên gia đã chia sẻ như trên trước thông tin về siêu dự án nhiều nghìn tỷ trên sông Hồng mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) vừa trình lên Chính phủ.
"Sông Hồng là long mạch của đất nước"
Tiến sĩ Đào Trọng Tứ - Phó Chủ tịch Hội Tưới tiêu Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Phát triển bền vững Tài nguyên Nước và Thích nghi Biến đổi Khí hậu (CEWAREC) cho rằng, dự án này không chỉ tác động đến môi trường, ảnh hưởng cuộc sống người dân mà còn động đến long mạch, huyết mạch của đất nước.
"Quá nhiều dự án thủy điện đã phải dừng lại rồi, đây không chỉ là một dòng sông lớn nó còn là dòng sông huyết mạch, long mạch của đất nước.... nếu động đến thì có nhiều mặt ảnh hưởng lắm" - TS Tứ chia sẻ.
Siêu dự án sông Hồng bị đánh giá tác động ảnh hưởng đến môi trường - (Ảnh: Internet).
|
Cũng theo TS Tứ sông Hồng không đơn thuần chứa giá trị về môi trường, nông nghiệp mà còn là giá trị văn hóa hình thành nên cả 1 nền văn hóa.
Theo TS Tứ, việc nói rằng làm dự án như vậy mà không ảnh hưởng đến môi trường, đến đời sống người dân thì là điều không có lý.
"Người ta có nhiều lý lẽ lắm nhưng tôi nhìn đi nhìn lại thấy rằng cái được có lẽ quá nhỏ so với ảnh hưởng môi trường, cuộc sống nhân dân" - ông Tứ nói.
TS Tứ cho rằng phía thượng nguồn của dòng sông đã bị phía Trung Quốc xây dựng nhiều thủy điện. Nếu Việt Nam tiếp tục xây dựng các dự án thủy điện trên sông Hồng chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến dòng chảy ở phía hạ du.
Theo ông Tứ, tài nguyên nước đứng trước thách thức lớn do ảnh hưởng từ phát triển thủy điện. Việt Nam có hai hệ thống sông lớn là sông Cửu Long và sông Hồng.
Sông Cửu Long đang gặp khó khăn về nguồn nước do ảnh hưởng từ các thủy điện trên sông Mekong và lâu nay có nhiều ý kiến phản đối mạnh mẽ đối với các thủy điện của các nước ở thượng nguồn.
"Đó là bài học lớn để cân nhắc xây dựng thủy điện trên sông Hồng. Nếu xây dựng thủy điện sẽ băm nát dòng sông” - ông Tứ cảnh báo.
"Có dòng sông lớn chảy thông thoáng ấy mà lại chặn thì chắc chắn ảnh hưởng đến sức khỏe người dân", TS Tứ nói và cho rằng dự án này khó có thể triển khai được.
"Đừng vì lợi ích trước mắt của doanh nghiệp mà ảnh hưởng nhân dân"
Đó là những lời đau đáu của một chuyên gia văn hóa, lịch sử khi bàn về siêu dự án thủy điện trên sông Hồng trong cuộc trao đổi với PV Người đưa tin chiều 6/5.
Vị chuyên gia nhấn mạnh: "Sông Hồng là dòng sông lớn mang giá trị lịch sử hình thành nên căn cốt, cái nôi của nền văn minh sông Hồng, cội nguồn của ta".
"Tôi không biết cơ sở nào mà Bộ KH&ĐT lại đưa ra dự án này. Tôi cho rằng đây là 1 dự án không phải lớn nhưng khi động vào sông Hồng thì thành lớn nên cần có sự cẩn trọng nhất định" - vị chuyên gia chia sẻ.
Cũng theo vị chuyên gia, chúng ta đã có quá nhiều bài học kinh nghiệm về các dự án thủy điện và 1 số dự án, công trình khác vì vậy cần nghiên cứu kỹ tác động.
"Đừng chỉ biết khai thác lợi ích kinh tế trước mắt cho doanh nghiệp mà không có đầu tư nghiên cứu, đánh giá những tác động về môi trường. Môi trường ở đây không chỉ là môi trường sinh thái mà còn là môi trường văn hóa" - vị chuyên gia chia sẻ.
Chuyên gia này cũng cho rằng sông Hồng có rất nhiều năng lượng nhưng để khai thác được thì cần sự đầu tư, nghiên cứu. "Tôi cho rằng đây là đề xuất vội vàng" - vị chuyên gia kết luận.
Như đã biết, Bộ KH&ĐT vừa đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét thông qua đề xuất đầu tư dự án giao thông thủy xuyên Á trên sông Hồng kết hợp với Thủy điện theo hình thức BOO (xây dựng - sở hữu - vận hành) của công ty thuộc Tập đoàn kinh tế Xuân Thành (Ninh Bình).
Siêu dự án có vốn đầu tư dự kiến là 24.510 tỷ đồng (trong đó, 30% tổng mức đầu tư do nhà đầu tư góp; phần còn lại huy động vốn vay thương mại) do Công ty TNHH Xuân Thiện thuộc Tập đoàn kinh tế Xuân Thành đề xuất.
Dự án có mục tiêu kép là nâng cấp tuyến vận tải đường thủy dọc sông Hồng trên cơ sở kết nối 2 tuyến vận tải thủy lớn là Hải Phòng - Việt Trì và Hà Nội - Lạch Giang; đồng thời cung cấp lượng điện năng lên tới 0,91 tỷ kWh/năm.
Chủ đầu tư dự kiến sẽ xây dựng 6 đập dâng nước và âu tàu, nạo vét hơn 288 km luồng sông Hồng đoạn từ Việt Trì lên Lào Cai đạt tiêu chuẩn sông cấp 3; kết hợp xây dựng 6 nhà máy thủy điện nhỏ (cấp 2), kiểu tuabin trục ngang cột nước thấp với tổng công suất thiết kế khoảng 228 MW; xây dựng 7 cảng dọc tuyến từ Hà Nội lên tới Lào Cai.
Với nguồn thu chính là phí luồng tuyến (đoạn Việt Trì - Yên Bái thu 10.000 - 15.000 đồng/tấn; đoạn Yên Bái thu 40.000 - 45.000 đồng/tấn); giá bán điện khởi đầu là 1.900 đồng/kWh và có lộ trình tăng giá lên tới 3.560 đồng/kWh)… nhà đầu tư kỳ vọng hoàn vốn dự án trong vòng 25 năm.
Dự án giao thông thủy xuyên Á trên sông Hồng (đoạn Việt Trì - Lào Cai) kết hợp với thủy điện thuộc địa phận các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, TP Hà Nội. Dự án thuộc công trình đường thủy cấp III, quy mô đầu tư luồng tàu kỹ thuật cấp III, đội tàu vận tải tự hành 400 tấn, sà lan 600 tấn; 5 cảng hàng hóa.
Đây là công trình đầu mối giao thông - thủy điện - thủy lợi, với 3 công trình Mậu A, Lâm Giang, Bảo Châu gồm đập dâng nước (đập trụ đỡ bê tông cót thép có cửa van thoát lũ); âu tầu bê tông cốt thép 1 cấp, 1 - 2 tuyến, cửa âu 2 cánh chữ nhân; Nhà máy thủy điện lòng sông (công suất 36 MW - 155 triệu kWh).
Để thực hiện dự án này, chủ đầu tư là công ty Xuân Thành đã xin hàng loạt ưu đãi như hỗ trợ giá bán điện; có lộ trình tăng giá điện để hỗ trợ bù giá thu phí vận tải thủy; miễn thuế sử dụng đất, thuế tài nguyên nước, thuế dịch vụ môi trường rừng, thuế thu nhập doanh nghiệp đến khi hoàn vốn… Ngoài ra, việc thu phí với phương tiện được thay đổi 3 năm/lần.
Đề cập đến siêu dự án 1 tỷ USD, tại phiên họp báo Chính phủ diễn ra chiều 5/5, ông Nguyễn Xuân Tự - Vụ trưởng Vụ Giám sát và Thẩm định Đầu tư, Bộ KH&ĐT cho biết, dự án này mới ở bước sơ khai, dưới dạng đề xuất, thí điểm ban đầu.
Theo đại diện Bộ KH&ĐT, nhận thức được tầm ảnh hưởng về môi trường cũng như các vấn đề khác của dự án, Bộ KH&ĐT đã xin ý kiến các bộ ngành, địa phương liên quan và "nhận được sự đồng thuận cao của các bộ ngành, địa phương".
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét