Không có cá, chỉ có nghêu sò đang phân hủy

Không có cá, chỉ có nghêu sò đang phân hủy

Ngư dân Quảng Bình tiết lộ bí mật: Rừng bia mộ các loài dưới biển
   Ngư dân nói dưới đáy biển gần bờ ở các làng biển bãi ngang Quảng Bình hiện là một cái nghĩa trang rất lớn. Xác cá nằm la liệt. Các đợt cá chết trôi dạt vào bờ chỉ là một phần nhỏ. Dưới đáy biển kia mới nhiều hơn nữa.
Chiều ngày 6.5, có ba nhà báo thường trú tại Quảng Bình đã thuê thuyền nan của ngư dân đi lặn khảo sát đáy biển. Thật sự họ bị sốc trước cái chết bên dưới, tàn nhẫn, tang thương, tận cùng mất mát. Ai đã đầu độc biển là câu hỏi thật khó giải nghĩa lúc này.
Hai thợ lặn sừng sỏ của làng biển Nhân Nam xã Nhân Trạch (Bố Trạch, Quảng Bình) tình nguyện dẫn chúng tôi ra với chút thù lao nhỏ, họ muốn chúng tôi cùng biết về một bí mật dưới đó mà lâu nay chỉ lời ngư dân kể trên bờ. Phạm Văn Quý và Phạm Văn Thùy cùng vợ con chòm xóm đẩy cái thuyền nan trên cát xuống mé biển, chiếc thuyền nhỏ bé ấy từng bao năm nuôi sống vợ con họ. Cả mảnh làng chài này mưu sinh bằng nan bơ gần bờ, thủy sản ở đây ngon nức tiếng, nhưng nay nó là câu chuyện quá khứ, tất cả thuyền nhỏ đều im lìm trước cát làng trắng au.

Nhím biển, đặc sản hảo hạng cũng chết trong uất nghẹn.
Quý cho thuyền nan ra 2 hải lý, con nước thường ngày mỗi năm trước đây nó xanh ngắt và thơm lừng mùi biển, nay màu nước xanh đau, có những trảng nước đi qua bốc mùi khắt, có những chỗ nước bốc mùi thối khó chịu. Dùng máy định vị loại nhỏ, Thùy vừa ra hiệu vừa xác định nơi để lặn. Chiếc áo lặn của làng chài nghèo cũng khó khăn như tấm lưới, mang vào cho bó sát người nhưng nước vẫn thấm. Thùy quẫy chân đã mất hút dưới nước, mọi người theo sau ống thở, nước biển dưới đáy nhờ nhờ, chỉ ba phút sau ngoi lên, Thùy đã đưa ra hơn mười con cá chết đang phân hủy, vẹm biển, ốc biển các loại, ghẹ biển, tôm biển...cũng qua đời. Cả một vùng biển quanh thuyền nan thối nồng nặc bởi xác cá đưa lên, đồng nghiệp của tôi buồn nôn vì mùi nặng không thể chịu thấu đó. Quý nhìn những gì vừa được đưa lên mà than thở: "Nếu không cứu biển, ngư dân sẽ đói nghèo trở lại, sẽ kiệt quệ dài dài". Nơi các thợ lặn chỉ cho chúng tôi đáy biển sâu chừng 8m, đó là chốn mà trước đây, hải sản ngon lừng, con cá con tôm đánh lên đều được thu mua để bán cho các nhà hàng hải sản thượng hạng ven biển. Nay chốn này là rừng bia mộ của các loài đã chết.

Hải sản ngon tươi của hệ sinh thái biển gần bờ sụp đổ.
Ra xa hơn nữa là rạn san hô khổng lô, nơi đó mái nhà của vô số loài sinh vật biển từng nuôi sống làng chài nhỏ bé Nhân Quang, những gác nhà kiên cố cũng đi lên từ nguồn lực hải sản này. Nhưng các đợt lặn xuống đều cho thấy đáy biển hư không, tịnh chả có con gì còn hoạt động trong lúc đó. Những rặng san hô đẹp lộng lẫy đang ủ ê chết, nhiều cội san hô tách khỏi đồng loại, lăn lóc dưới đáy biển. Ngư dân Phạm Văn Quý bảo: "San hô mà cũng chết thì còn con gì sống đây".
San hô, nhím biển, các loài giáp xác, loài vỏ cứng, nhuyễn thể đều chết một cách thê lương. Dưới đáy biển như đi dưới rừng bia mộ. Một cảnh tượng tang thương khó có thể phục hồi được trong sớm nhất.
Chúng tôi không phải là những nhà khoa học để giải nghĩa vì sao cá chết, chúng tôi chỉ là những người đưa tin, nghe lời ngư dân rồi kiểm chứng thực địa và thấy quang cảnh biển chết thật tàn khốc. Một trong những nơi thủy hải sản ngon có tiếng nay đã không còn gì. Quý bảo, có muốn đánh bắt thì đi xa hơn 20 hải lý mới bắt đầu có chút ít, còn trong này có sót lại con gì thì chúng cũng đã nhiễm độc. Không chỉ người Nhân Trạch mà người ở Đức Trạch, Thanh Khê (Bố Trạch), Quảng Đông, Quảng Xuân (Quảng Trạch), Hải Ninh (Quảng Ninh), Ngư Thủy (Lệ Thủy) đều chung cảnh kể chuyện tầng đáy là cả rừng bia mộ của các loài đã không còn sống sót.

Xác cá biển dưới đáy như rừng bia mộ vô danh. 
Gần bờ biển Quảng Bình là một rạn san hô chạy dài từ cửa vịnh Hòn La giáp Hà Tĩnh xuống đến vùng biển Hạ Cờ giáp Quảng Trị. Đấy là rạn san hô khổng lồ, dải cả trăm cây số, chúng là hệ sinh thái đặc biệt của biển gần, nuôi sống hàng trăm ngàn tính mạng ngư dân làng chài bãi ngang, cũng là nơi góp phần tạo ra năng lượng lao động cho người dân các vùng miền khác bằng hải sản hảo hạng bao nhiêu năm qua. Nhưng nay hệ sinh thái đó đã chết đi, ai giết biển, ai đầu độc biển, ai tạo ra rừng bia mộ vô danh dưới hệ sinh thái kia đến giờ vẫn chưa thể biết. Hàng vạn con thuyền nan nằm bờ, hàng vạn ngư dân bãi ngang nằm bờ, gạo chính phủ cứu đói dân biển đã nhận, nhưng cái nghề lao động truyền đời mấy trăm năm nay bổng nhiên tắt lửa, cái chân, tái tay cứ bối rối không có búng cá nào thì người cũng ngây dại ra mà chết dần chết mòn vì đớn đau thao thức.
Cu Làng Cát
Ảnh bìa: San hô đỏ bị chết.
 


Lực lượng lặn khảo sát trên vùng biển Quảng Bình đã cương quyết yêu cầu thuyền chở phóng viên vào bờ mới tiến hành tác nghiệp.
Sáng 7.5, đoàn cán bộ của Trung tâm Điều tra tài nguyên – môi trường biển (Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam) cùng nhóm thợ lặn ở Nha Trang đã phối hợp với Sở TN-MT Quảng Bình thực hiện khảo sát, tìm kiếm trên vùng biển cách cửa sông Nhật Lệ (TP.Đồng Hới) khoảng 3 hải lý.
Quan sát của chúng tôi cho thấy đoàn chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ cho cuộc khảo sát từ sáng sớm; sau khi tìm kiếm trên bề mặt, đến khoảng 12 giờ trưa, thuyền của đoàn mới thả neo.
Khi phát hiện thuyền chở phóng viên xuất hiện gần đó, đoàn đã yêu cầu thuyền của phóng viên quay vào bờ để cho họ khảo sát. Trước đó, Sở TN-MT Quảng Bình nhận được thông tin ngư dân xã Nhân Trạch, H.Bố Trạch đi thả lưới ngoài biển, lúc kéo lên lưới trắng sạch... như giặt.
Lặn biển tìm nguyên nhân “lưới sạch như giặt” 1
Để ghi nhận tình hình, nhóm chúng tôi đã có mặt trên 1 thuyền cá của ngư dân ở xã Quang Phú, TP.Đồng Hới đi ra vùng biển cách cửa Nhật Lệ khoảng 3 hải lý.
Theo các ngư dân, đây là vùng mà hải sản cũng như các loài vật sống trong biển chết rất nhiều. Trên thuyền còn có 2 thợ lặn Lê Xuân Hòa (36 tuổi) và Phạm Văn Trị (37 tuổi).
Trước lúc đi, các thợ lặn này đều tỏ vẻ e dè sợ sệt với lý do sợ ảnh hưởng đến sức khỏe khi lặn xuống đáy biển. Họ bày tỏ sự buồn bã vì khi xảy ra sự việc cá chết bất thường đến nay, ngư dân và các thợ lặn hải sản quý không còn tìm thấy cá và sản vật nữa, thay vào đó là tầng lớp xác cá dưới biển.
Lặn biển tìm nguyên nhân “lưới sạch như giặt” 3
Không còn thấy bóng dáng tôm cá, những thứ các thợ lặn đưa lên được chỉ là san hô, ngao sò trong quá trình phân hủy Ảnh: Huệ Minh
Thuyền chúng tôi ra đến địa điểm thì thả neo để các thợ lặn tác nghiệp. Khoảng 30 phút tìm kiếm dưới đáy biển, hai thợ lặn Hòa và Trị vớt lên được những mảnh san hô đã bị chuyển màu và chỉ có xác hải sâm, vẹm, sò...đã chết, đang trong quá trình phân hủy.
“Nước dưới đáy rất đục, bẩn, có lẽ do xác cá phân hủy và có mùi tanh rất khó chịu” – các thợ lặn cho hay. Sau khi lặn lên, hai thợ lặn cũng nhanh chóng tắm bằng nước ngọt mang đi theo trên thuyền vì sợ chất độc ngấm vào người; điều mà xưa nay họ chưa từng làm trong mỗi chuyến đi lặn biển.
Lặn biển tìm nguyên nhân “lưới sạch như giặt” 4
Nhóm thợ lặn của ngư dân lặn tìm hải sản dưới đáy biển cách cửa Nhật Lệ khoảng 3 hải lý Ảnh: Huệ Minh
Lặn biển tìm nguyên nhân “lưới sạch như giặt” 6
Nhóm công tác của Trung tâm Điều tra tài nguyên – môi trường biển lên thuyền ra biển khảo sát sáng nay Ảnh: Huệ Minh
Huệ Minh