Thứ Tư, 24 tháng 8, 2016

Đi tiểu bao nhiêu lần trong ngày là bình thường?

11:35 AM - 24/08/2016 Thanh Niên Online

Uống cà phê có thể khiến bạn phải đi tiểu thường xuyên hơn /// Ảnh: Shutterstock
Uống cà phê có thể khiến bạn phải đi tiểu thường xuyên hơnẢNH: SHUTTERSTOGOOGLE+
'Đi tiểu bao nhiêu lần trong ngày sẽ được coi là bình thường?', là câu hỏi phổ biến của nhiều người quan tâm đến sức khỏe.
Theo tiến sĩ Neil Grafstein, trợ lý giáo sư về tiết niệu tại Bệnh viện Mount Sinai tại New York (Mỹ) nói với CNN, tuy không có con số quy định chính xác số lần một người bình thường nên đi tiểu, nhưng hầu hết mọi người sẽ đi tiểu với tần suất dao động từ 4 - 7 lần trong một ngày.
Tần suất này có thể bị ảnh hưởng, thay đổi tùy theo lượng chất bạn nạp vào cơ thể. Ví dụ, uống rượu hay cà phê có thể khiến bạn phải đi tiểu thường xuyên hơn, vì đây là những chất lỏng có xu hướng kích thích bàng quang.
Gradstein cũng giải thích rằng sự nhạy cảm bàng quang cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phá vỡ chỉ số cân bằng, và trong nhiều trường hợp một người có thể sẽ đi tiểu nhiều hơn bất kể lượng chất lỏng họ đưa vào cơ thể là nhiều hay ít. Ngoài ra, tuổi tác và thuốc như thuốc cao huyết áp cũng có thể ảnh hưởng đến tần số đi tiểu.
Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng nhà vệ sinh nhiều hơn 8 lần trong vòng 24 giờ, đó có thể là một dấu hiệu cho thấy sự khác thường đang xảy ra. Lúc này, bạn nên có sự kiểm tra hoạt động của bàng quang, theo dõi và thay đổi thói quen nạp chất lỏng cho cơ thể.
Tóm lại, số lần đi tiểu trong một ngày chỉ là con số ở mức tương đối vì còn có nhiều yếu tố bên ngoài khác tác động. Nhưng các bác sĩ khuyến cáo là mỗi khi cơ thể có nhu cầu, bạn không nên nhịn quá lâu để tránh ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của bàng quang, hoặc tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.

Campuchia kêu gọi Việt Nam ‘chấm dứt xâm phạm biên giới’

Các tài liệu liên quan đến biên giới Việt Nam - Campuchia.
Các tài liệu liên quan đến biên giới Việt Nam - Campuchia.
Chính phủ Campuchia kêu gọi đồng minh lâu năm Việt Nam chấm dứt điều được gọi là xâm phạm lãnh thổ nước này.
Một bức thư được Bộ Các Vấn đề Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế Campuchia gửi cho Hà Nội cuối tuần qua nêu chi tiết về những cáo buộc vi phạm lãnh thổ Campuchia bởi nước láng giềng Đông Nam Á, trong đó các việc đào 9 hồ chứa nước, xây dựng các tòa nhà và đường xá tại phía đông nước này cũng như xây một tiền đồn ở tỉnh Kandal và một cửa khẩu trên đất Campuchia trong tỉnh Takeo.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: không ai có quyền can thiệp vào "siêu ủy ban"

Dân trí "Việc tách chức năng sở hữu vốn Nhà nước khỏi chức năng quản lý doanh nghiệp là có quyết tâm chính trị rất cao của lãnh đạo Chính phủ, thậm chí được đưa vào Nghị quyết. Về chính thống không ai nói ngược quan điểm này. Quyết tâm của Chính phủ đặt ra là không để các Bộ, địa phương có thể can thiệp trái pháp luật vào cơ quan này cả!”
 >> Chuyên gia quốc tế nói gì về việc lập "siêu ủy ban" quản 5 triệu tỷ đồng?
 >> Bộ Tài chính lo “siêu ủy ban” cồng kềnh, tốn kém tiền ngân sách
 >> Sắp có "siêu ủy ban" quản lý tập đoàn, doanh nghiệp Nhà nước

Đây là khẳng định của ông Đặng Huy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) xung quanh nghi ngại về quyết tâm chính trị của Việt Nam khi cải cách khu vực doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) và việc có hay không sự can thiệp thô bạo, có chủ đích vào hoạt động của cơ quan chuyên trách quản lý vốn Nhà nước sau khi tách khỏi quản lý các Bộ, ngành.
Vốn Nhà nước đang là “của chung không ai xót”
Tại Hội thảo tạo lập cơ quan chuyên trách đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (DN) vừa được tổ chức tại Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) vừa qua, Thứ trưởng Đông khẳng định: Về việc lập cơ quan chuyên trách quản lý vốn Nhà nước, đây là mô hình không mới nhưng trước thách thức chúng ta không làm được ở SCIC và việc quản lý hiệu quả theo mô hình mới, chúng ta phải nghiên cứu cách thức nào làm cho phù hợp.

Tại hội thảo trên, các chuyên gia quốc tế băn khoăn về quyết tâm cải tổ khu vực công của các Việt Nam, trong đó có bản thân các lãnh đạo DN, tập đoàn.
Tại hội thảo trên, các chuyên gia quốc tế băn khoăn về quyết tâm cải tổ khu vực công của các Việt Nam, trong đó có bản thân các lãnh đạo DN, tập đoàn.

Có phải Trung Quốc mới là người đầu tiên khám phá ra Châu Mỹ?

Chúng ta vẫn biết rằng Christopher Columbus là người đầu tiên tìm ra Châu Mỹ, tuy nhiên có nhiều ý kiến tin rằng Trung Quốc tìm ra Châu Mỹ trước cả Columbus. Vậy thực tế ai mới là người đầu tiên đặt chân lên Thế Giới Mới?

Trung Quốc khám phá châu Mỹ, người đầu tiên tìm ra châu Mỹ, Columbus,
Phải chăng Columbus không phải là người đầu tiên tìm ra Châu Mỹ?
Năm 1405 dưới triều Minh, một thái giám Trung Quốc người dân tộc Hồi có tên Trịnh Hòa đã thực hiện chuyến đi đầu tiên trong 7 chuyến đi của ông từ phía tây Trung Quốc qua Ấn Độ Dương. Trong 30 năm tiếp theo, theo chỉ huy của hạm đội lớn nhất thế giới và được tài trợ bởi hoàng đế nhà Minh, ông đã đến bờ biển phía đông châu Phi và đi sâu vào Vịnh Ba Tư.
Những chuyến đi phía trên đều đã được chứng minh là có thật trong lịch sử. Tuy nhiên, một số người tin rằng ông đã đi xa hơn, đặc biệt là sau khi xuất hiện bản đồ “Bảng xếp hạng chung của thế giới hội nhập” ra đời vào thế kỉ 18, bản sao của một bản đồ đã từng xuất hiện vào năm 1418.
Nếu bản đồ này được chứng thực thì lịch sử sẽ được ghi lại, vì nó cho thấy rằng Trịnh Hòa đã đi vòng quanh thế giới, không những thế, có khả năng ông đã phát hiện ra Châu Mỹ trước Columbus tới 70 năm.
Theo Economist, bản đồ được ra mắt công chúng vào năm 2001 khi một luật sư người Thượng Hải, Liu Gang, cho biết ông đã mua nó từ một đại lý ở địa phương với giá khoảng 500 USD. Ông tin bản đồ này chứng minh rằng Trịnh Hòa đã đi tới cả hai Cực, Châu Mỹ, Địa Trung Hải và Úc. Năm 2003, Gavin Menzies sử dụng bản đồ này như là bằng chứng cho cuốn sách của ông “Năm 1421: Trung Quốc đã khám phá ra thế giới”.
Bản đồ rất chi tiết, nó cho thấy hai bán cầu của thế giới, một quy ước để mô tả trái đất tròn trên mặt phẳng. Các đường nét của Bắc Mỹ và Nam Mỹ rất rõ ràng, cũng như những con sông chạy ra biển. Chúng ta có thể nhìn thấy Bắc Cực và dãy Himalaya, được đánh dấu là dãy núi cao nhất thế giới. Trên đó có một số điểm mang đặc trưng của Trung Quốc như phần vẽ biển có màu xanh và hình sóng chìm, cũng như những chữ chú thích về các địa điểm.
Trung Quốc khám phá châu Mỹ, người đầu tiên tìm ra châu Mỹ, Columbus,
Hình ảnh trên bản đồ cho ta thấy rõ các lục địa.
Tuy nhiên đó chính là những yếu tố tiết lộ sự thật, chỉ có người châu Âu mới có thể mô tả thế giới theo cách này. Các nhà thám hiểm châu Âu đã hoàn thành chuyến đi trong suốt hàng trăm năm, 30 năm của Trịnh Hòa mà đã có thể phác họa chi tiết các địa điểm, thậm chí cả những con sông, thì đó gần như là điều không thể xảy ra. Bắc Cực lần đầu tiên xuất hiện trên bản đồ thời nhà Minh vào năm 1593, còn dãy núi vĩ đại nhất của thế giới được đưa vào bản đồ ở thế kỷ 19.

Đâm chìm tàu Thành Đạt 01, tàu của người TQ bị bắt giữ

23/08/2016  23:10 GMT+7

 - Tàu GUO SHUN 21 đã bị bắt giữ sau vụ va chạm khiến tàu Thành Đạt 01 chở số thép trị giá hơn 33 tỉ đồng chìm xuống biển.
TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ra quyết định bắt giữ tàu GUO SHUN 21 (quốc tịch Campuchia, chủ tàu người Trung Quốc) để giải quyết khiếu nại hàng hải từ đơn yêu cầu của chủ tàu - Công ty Cổ phần vận tải biển Hải An (Q.Hải An, TP Hải Phòng).
Thành Đạt 01, Bà Rịa – Vũng Tàu, Trung Quốc, tàu GUO SHUN 21, đâm chìm
Tàu GUO SHUN 21 đang neo đậu tại Bà Rịa – Vũng Tàu.
GUO SHUN 21 là tàu đã va chạm với tàu Thành Đạt 01 (Công ty Hải An) chở 11 người và 131 cuộn thép cán nguội (trị giá hơn 33 tỉ đồng) đi từ cảng quốc tế SSIT – Cái Mép (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đi cảng Nghi Sơn (tỉnh Thanh Hóa) khi cách biển Vũng Tàu 118 hải lý về hướng Đông Bắc.

Sẽ công bố cá biển ‘Formosa’ ăn được hay chưa vào tháng 9; Biển miền trung qna toàn kiểu gì ?; TP - Gần 2.000 tấn cá tồn kho ở Quảng Bình ; NGƯỜI NHẬT MẤT BAO NHIÊU NĂM ĐỂ “TẨY ĐỘC” BIỂN?; Sẽ làm sạch biển bằng công nghệ Nhật Bản?

Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục ATTP: Hiện chưa thể khẳng định tất cả mẫu cá an toàn, đã' ăn được', vì chỉ còn 1/2 mẫu bị ô nhiễm, chưa đạt yêu cầu thì cũng vẫn còn nguy cơ cho sức khỏe.

Người dân vẫn chưa rõ cá 4 tỉnh miền Trung sau sự cố môi trường Formosa đã ăn được hay chưa
Người dân vẫn chưa rõ cá 4 tỉnh miền Trung sau sự cố môi trường Formosa đã ăn được hay chưa
Chiều 23.8, bà Trần Việt Nga, Phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (ATTP, Bộ Y tế) cho biết đã có 435 mẫu cá được lấy trong các tháng qua để kiểm nghiệm, sau khi có sự cố Formosa gây chết cá hàng loại tại vùng biển 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế.

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2016

Dân Hà Tĩnh: Dân Hà Tĩnh cười ra nước mắt vì cá ăn bị ngộ độc, gạo cứu tế không nuốt được...; Ngư dân Hà Tĩnh khốn đốn sau thảm họa môi trường do Formosa




Ngư dân Hà Tĩnh khốn đốn sau thảm họa môi trường do Formosa

Từ sau thảm họa môi trường Formosa, sức tiêu thụ hải sản bị suy giảm đã khiến cuộc sống của ngư dân Hà Tĩnh đang gặp nhiều khó khăn.

Tháng 6 là mùa thu hoạch cao điểm nhưng bãi nuôi ngao ở Cửa Sót thuộc xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh không một bóng người. Những năm trước đây vào thời điểm này, mỗi ngày trên bãi Cửa Sót có từ 200 - 300 lao động tham gia thu hoạch ngao. Tuy nhiên, hiện tại có khoảng 600 tấn ngao đến kỳ xuất bán nhưng không thể thu hoạch.
Ngao không thể xuất bán cũng đồng nghĩa hàng chục tỷ đồng của người dân để mặc cho tự nhiên quyết định, bởi vì vòng đời của ngao chỉ sống được trong vòng 15 - 18 tháng.
Không riêng người nuôi trồng thủy hải sản ở các xã bãi ngang Hà Tĩnh chịu thiệt hại mà hàng ngàn hộ dân sống dựa nghề đánh bắt, buôn bán, kho lạnh ở các địa phương cũng rơi vào tình cảnh tương tự.
Cảng cá không một bóng người, nhiều nhà máy, hợp tác xã thu mua chế biến thủy hải sản đóng cửa là những hệ lụy phản ứng dây chuyền từ sau thảm họa môi trường Formosa làm cho người dân sống dựa vào nghề biển khốn đốn.
Theo Vĩnh Lộc, Trọng Hoàng
VTV

BT ĐINH LA THĂNG THÚC GIỤC " TÁI CƠ CẤU" CÁC CUỘC ĐÌNH CÔNG TỰ PHÁT; CÔNG NHÂN CẦN CÓ THỦ LĨNH TỔ CHỨC ĐÌNH CÔNG

“Công đoàn đã tổ chức cuộc đình công nào thành công chưa?”

23/08/2016 10:22 GMT+7
TTO - Câu hỏi rất bất ngờ này của Bí thư Thành ủy TP.HCM đã được chủ tịch Liên đoàn Lao động TP.HCM Trần Kim Yến trả lời: “Chưa bao giờ!”
“Công đoàn đã tổ chức cuộc đình công nào thành công chưa?”
Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng chất vất chủ tịch Liên đoàn Lao động TP.HCM - Ảnh: THUẬN THẮNG
Câu hỏi và câu trả lời được đưa ra tại buổi làm việc của Bí thư Đinh La Thăng ở Khu chế xuất Tân Thuận sáng 23-8 với vấn đề trọng tâm là nhà ở và đáp ứng các nhu cầu hưởng thụ văn hóa, đời sống của công nhân.
Trở lại câu hỏi “Công đoàn đã tổ chức cuộc đình công nào thành công chưa?”, Bí thư Thành ủy yêu cầu Liên đoàn Lao động TP.HCM nếu chưa tổ chức thành công thì cứ mạnh dạn tổ chức cho thành công. Ông cũng cho rằng chưa thành công là do tổ chức công đoàn chưa mạnh dạn làm việc đó.

Hà Nội: 'Ghê răng' nhìn những tòa nhà tái định cư dọa sập; Nước, không khí ô nhiễm đe dọa người dân Thủ đô; Bao nhiêu người Hà Nội không thấy rợn người trước hình ảnh này?

Infonet  5 đăng lại 2 liên quan


Nền đất sụt lún, lộ hố tử thần, chân đế nứt toác, tường nghiêng lệch... các tòa nhà thảm hại dọa sập đổ bất cứ lúc nào… vẫn đang cõng trên mình hàng ngàn người dân sinh sống. Báo động nguy hiểm nhà tái định cư Hà Nội sau khi sử dụng khoảng 10 năm.
Hàng loạt các khu nhà tái định cư trên địa bàn Hà Nội như: Tái định cư Đền Lừ, Đồng Tàu (Hoàng Mai), khu tái định cư Trung Hòa Nhân Chính (Cầu Giấy)… đã xảy ra tình trạng xuống cấp nguy hiểm.
Ha Noi: 'Ghe rang' nhin nhung toa nha tai dinh cu doa sap - Anh 1
Khu tái định cư Đền Lừ (Hoàng Mai, Hà Nội) đang có nhiều tòa nhà xuống cấp nguy hiểm.
Theo phản ánh của người dân sinh sống trong chung cư A1 khu tái định cư Đền Lừ, quận Hoàng Mai, Hà Nội, để giải phóng mặt bằng cho dự án làm cầu Vĩnh Tuy từ tháng 8/2005, hàng trăm hộ dân ở phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng đã chuyển đến tòa nhà cao 11 tầng thuộc Khu tái định cư Đền Lừ để sinh sống.
Thế nhưng, sau 11 năm, hiện nhiều hạng mục của nhà chung cư A1 đã xuống cấp nghiêm trọng, thậm chí dãy nhà dịch vụ ở tầng 1 đang đe dọa người dân nơi đây khi nó có nguy cơ sập bất cứ lúc nào.
Ha Noi: 'Ghe rang' nhin nhung toa nha tai dinh cu doa sap - Anh 2
Khu nhà dịch vụ ở tầng 1 của tòa tái định cư A1 Đền Lừ sau khi quây tôn vì sự xuống cấp bỗng trở thành bãi rác bẩn thỉu giữa khu chung cư.

Hải sản miền Trung ăn được hay chưa, BT Bộ Y tế đứng trước quả "PENALTY" ( xút phạt 11 m)...; Vẫn còn nợ dân câu trả lời: ăn cá được chưa?; Chuyên gia nước ngoài khuyến cáo chưa nên ăn cá biển ở miền Trung

Thơ Trương Tuần ( Trannhuong.com)


Bộ Y tế lý giải vì sao chưa khẳng định hải sản miền Trung ăn được hay chưa

Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế đã lý giải vì sao chưa khẳng định hải sản ở biển miền Trung đã ăn được hay chưa.

Ngày 23/8, ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (ATTP) - Bộ Y tế cho biết trong thời gian qua, cơ quan này đã lấy mẫu thủy hải sản ở khu vực miền Trung để xét nghiệm xác định mức độ an toàn cho phép. Kết quả cho thấy các mẫu có tỷ lệ vượt ngưỡng về kim loại nặng đã giảm đi nhiều.
Tuy nhiên, ông Phong cho rằng cần có thêm các đánh giá để có thể khẳng định chính xác mức độ an toàn của thuỷ hải sản đối với sức khỏe con người. Chất lượng an toàn của hải sản miền Trung có tăng nhưng chưa đủ cơ sở để đánh giá chính xác nguy cơ. Ông Phong cho biết Cục ATTP đang phối hợp với các cơ quan của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục giám sát.


ttxvn_haisanmientrung-1010

Chất lượng an toàn của hải sản miền Trung có tăng nhưng chưa đủ cơ sở để đánh giá chính xác nguy cơ. 


Ngày 22/8 tại Quảng Trị đã tổ chức hội nghị báo cáo kết quả đánh giá hiện trạng môi trường biển 4 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế. Bộ Tài nguyên và Môi trường kết luận vùng biển 4 tỉnh miền Trung xảy ra hiện tượng cá chết đã an toàn nhưng câu hỏi cá biển khu vực này ăn lại được chưa, an toàn hay không thì vẫn chưa có câu trả lời.

Cơ quan điều tra đã nắm được nguyên nhân vụ nổ súng vào 2 lãnh đạo tỉnh Yên Bái ( nhưng chưa công bố )

(Pháp luật) - Thiếu tướng Đặng Trần Chiêu, Giám đốc Công an tỉnh Yên Bái cho biết, mặc dù đối tượng gây án đã chết nhưng Công an tỉnh Yên Bái vẫn ra quyết định khởi tố vụ án giết người để điều tra, xác minh động cơ gây án và các vấn đề liên quan. Kết quả điều tra ban đầu đã hé lộ nguyên nhân án mạng.

Hé lộ nguyên nhân vụ nổ súng vào 2 lãnh đạo tỉnh Yên Bái
Hiện trường vụ án đã bị phong tỏa.
Giám đốc Công an tỉnh Yên Bái giải thích rõ hơn, việc khởi tố vụ án nhằm điều tra nguyên nhân vụ việc, xác định nghi phạm có đồng phạm hay không. Quá trình điều tra nếu có đủ căn cứ xác định vụ án không có đồng phạm thì cơ quan điều tra có thể ra quyết định đình chỉ vụ án và quyết định không khởi tố bị can.

Tập Cận Bình sẽ " lấy đầu" Vương Nghị ( giống Tào Tháo mượn đầu Vương Mậu thời Tam Quốc) để biện minh cho chính sách ngoại giao nước lớn thất bại...


Ông Vương Nghị bị quở trách vì ngoại giao thất sách?


(GDVN) - Văn phòng ông Tập Cận Bình ở Trung Nam Hải vang lên những cơn thịnh nộ, mà kẻ chịu trận không ai khác là Ngoại trưởng Vương Nghị.


Tuần san Tài Tấn, Đài Loan số 509 đăng bài bình luận của tác giả Cao Đạt Mỹ về những thất bại trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc gần đây. 
Cao Đạt Mỹ nhận định: "Bắc từ Hàn Quốc, Nam đến Việt Nam, một chuỗi đảo mới vây Trung Quốc đang dần xuất hiện, mà kẻ đứng sau đạo diễn là Hoa Kỳ.
Chiến lược đối ngoại của Tập Cận Bình ra quân thất bại, đối nội thì càng gỡ càng rối, nếu không nghĩ cách giải vây thì "CEO"  thất bại sẽ bị buộc phải từ chức."
Thất bại của ngoại giao Trung Quốc
Cao Đạt Mỹ liệt kê một số sự kiện được tác giả nhận định là thất bại của ngoại giao Trung Quốc dưới thời ông Tập Cận Bình.
Thứ nhất là vụ Mỹ - Hàn tuyên bố hôm 8/7 rằng sẽ lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD tại Hàn Quốc. Bán kính quan trắc hệ thống ra đa của THAAD khoảng 1500 km, bao trùm toàn bộ Đông Bắc Trung Quốc.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ảnh: wealth.com.tw.
Nói cách khác là các hoạt động quân sự của Bắc Kinh ở khu vực Đông Bắc nằm trong tầm ngắm của ra đa Mỹ - Hàn.

Kiên trì về nguyên tắc, linh hoạt về sách lược

QĐND Online - Sáng 22-8, Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29 với chủ đề “Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế - thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XII” đã khai mạc tại Hà Nội. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

Tham dự lễ khai mạc còn có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Đinh Thế Huynh, Thường trực Ban Bí thư; Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Tòng Thị Phóng, Phó chủ tịch Quốc hội; Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an; Trương Thị Mai, Trưởng ban Dân vận Trung ương; Võ Văn Thưởng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Nguyễn Văn Bình, Trưởng ban Kinh tế Trung ương và các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước, lãnh đạo các cơ quan Trung ương, các tỉnh, thành phố; các đồng chí nguyên lãnh đạo và cán bộ lão thành của Bộ Ngoại giao; các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và hơn 400 đại biểu là cán bộ, công chức Bộ Ngoại giao và phụ trách công tác đối ngoại của các địa phương.
Đối ngoại là một phương thuốc hòa bình, thu hẹp bất đồng, ngăn chặn xung đột, gia tăng hợp tác, mở đường cho những giải pháp
Phát biểu khai mạc hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh: Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế có những diễn biến mới rất phức tạp, tiềm ẩn nhiều bất trắc, khó lường; môi trường đối ngoại chiến lược đang nổi lên những thách thức chưa từng có, tác động trực tiếp đến lợi ích an ninh và phát triển của đất nước ta. Tình hình quốc tế thời gian tới sẽ tiếp tục vận động, phức tạp và đa chiều hơn với các đặc trưng là tốc độ, đổi mới, kết nối, hội nhập và phát triển bền vững.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí lãnh đạo dự hội nghị.