Thơ Trương
Tuần ( Trannhuong.com)
Bộ Y tế lý giải vì sao chưa khẳng định hải sản miền Trung ăn được hay chưa
Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế đã lý giải vì sao chưa khẳng định hải sản ở biển miền Trung đã ăn được hay chưa.
Ngày 23/8, ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (ATTP) - Bộ Y tế cho biết trong thời gian qua, cơ quan này đã lấy mẫu thủy hải sản ở khu vực miền Trung để xét nghiệm xác định mức độ an toàn cho phép. Kết quả cho thấy các mẫu có tỷ lệ vượt ngưỡng về kim loại nặng đã giảm đi nhiều.
Tuy nhiên, ông Phong cho rằng cần có thêm các đánh giá để có thể khẳng định chính xác mức độ an toàn của thuỷ hải sản đối với sức khỏe con người. Chất lượng an toàn của hải sản miền Trung có tăng nhưng chưa đủ cơ sở để đánh giá chính xác nguy cơ. Ông Phong cho biết Cục ATTP đang phối hợp với các cơ quan của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục giám sát.
Ngày 22/8 tại Quảng Trị đã tổ chức hội nghị báo cáo kết quả đánh giá hiện trạng môi trường biển 4 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế. Bộ Tài nguyên và Môi trường kết luận vùng biển 4 tỉnh miền Trung xảy ra hiện tượng cá chết đã an toàn nhưng câu hỏi cá biển khu vực này ăn lại được chưa, an toàn hay không thì vẫn chưa có câu trả lời.
Trước đó, vào tháng 5/2016, Cục ATTP đã công bố kết quả lấy gần 140 mẫu xét nghiệm hải sản, nước sử dụng và rau ăn ở các khu vực có cá chết ở 4 tỉnh miền Trung cho thấy tất cả đều đạt chỉ số an toàn hoặc trong ngưỡng cho phép.
Kết quả xét nghiệm cho thấy trong 139 mẫu hải sản tươi sống, mẫu nước sử dụng và rau ăn tại khu vực xuất hiện hiện tượng cá chết, có 97 mẫu hải sản tươi sống đạt chỉ số an toàn. Còn lại là các mẫu rau và nước sử dụng cũng đều nằm trong ngưỡng cho phép.
Trong đó, các mẫu hải sản tươi sống được lấy xét nghiệm hầu hết là hải sản đánh bắt xa bờ. Ngoài việc lấy mẫu xét nghiệm như trên, Cục ATTP còn tổ chức lấy các mẫu thủy hải sản tươi sống 2 lần vào buổi sáng và chiều ở 4 tỉnh miền Trung để gửi ra Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia ở Hà Nội xét nghiệm xác định độc tố. Kết quả xét nghiệm có trong ngày hôm sau để phục vụ công tác tuyên truyền sử dụng thực phẩm.
Video: Nước biển miền Trung đạt chuẩn tắm và nuôi trồng thủy hải sản
Nợ dân câu trả lời: ăn cá được chưa?
TTO - Phát biểu kết luận hội nghị công bố hiện trạng biển miền Trung sáng 22-8, Bộ trưởng Bộ
TN-MT Trần Hồng Hà khẳng định “những công bố về hiện trạng biển miền Trung chưa trả lời được trọn vẹn câu hỏi của đồng bào miền Trung”.
Chiều 22-8, chợ trung tâm thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh đìu hiu cảnh mua bán cá biển khi chỉ có một tiểu thương bán là bà Nguyễn Thị Huân. Bà Huân cho biết chiều 22-8 có lấy hai mớ cá đốm biển về bán nhưng không ai hỏi mua - Ảnh: VĂN ĐỊNH |
Chúng ta tiếp tục chờ đợi Bộ Y tế có giám sát chặt chẽ hơn với các khu vực đánh bắt hải sản, có nghiên cứu kết luận toàn diện, chính xác về an toàn thực phẩm. Rất mong bà con thông cảm vì việc này cần có thời gian, cần làm thận trọng, phải đáp ứng các tiêu chí, phương pháp khoa học, tiêu chuẩn.
Tôi cho rằng sau công bố của Bộ TN-MT, chờ kết quả của Bộ NN&PTNT, Bộ Y tế, khi đó mới thực sự tuyên bố sự cố môi trường đã kết thúc.
|
Bộ trưởng Bộ TN-MT TRẦN HỒNG HÀ |
Ông Hà cho rằng đến khi Bộ NN&PTNT công bố việc lấy nước nuôi trồng thủy sản an toàn, Bộ Y tế công bố ăn hải sản an toàn, khi đó biển miền Trung mới an toàn trên các phương diện.
Mới an toàn tắm biển
GS Mai Trọng Nhuận (Đại học Quốc gia Hà Nội), đại diện nhóm các nhà khoa học trình bày báo cáo kết quả hiện trạng biển miền Trung, cho biết mức độ ô nhiễm môi trường biển và các hệ sinh thái biển cũng như ven biển bốn tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế nằm trong giới hạn tiêu chuẩn của VN.
“Chất lượng nước và trầm tích đạt quy chuẩn đối với vùng bãi tắm, thể thao dưới nước, nuôi trồng thủy sản và bảo tồn thủy sinh” - ông Nhuận nhấn mạnh.
Ông Đặng Quốc Khánh, chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, cho rằng nhân dân bốn tỉnh miền Trung mong chờ hội nghị này. “Với kết quả vừa thông báo, cùng với việc kiểm soát đánh giá môi trường và khả năng tự làm sạch của biển, hi vọng thời gian rất ngắn môi trường biển quay trở lại như trước đây” - ông Khánh nói.
Về câu hỏi của người dân có thể lấy nước nuôi trồng thủy sản hoặc ăn hải sản được chưa, ông Khánh nói: “Chúng tôi muốn được nghe hai ý kiến quan trọng của Bộ NN&PTNT, Bộ Y tế” - ông Khánh kiến nghị.
Đồng tình với ý kiến của Hà Tĩnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Lê Minh Ngân cũng nói những câu hỏi của người dân với Bộ NN&PTNT, Bộ Y tế được nhắc tới nhiều lần, nhiều nơi, đó là mong muốn của người dân cần sớm được trả lời.
Bao giờ ăn được cá, đợi Bộ Y tế
Trước những băn khoăn của các địa phương, ông Đỗ Hữu Tuấn - phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) - cho biết từ ngày 28-4 đến 9-8, Bộ Y tế phối hợp với Bộ NN&PTNT lấy mẫu thủy sản giám sát.
“Mẫu giám sát ở trong 20 hải lý và ngoài 20 hải lý. Kết quả bước đầu cho thấy từ tháng 6-2016 trở lại đây, các mẫu phát hiện chất ô nhiễm giảm dần nhưng chưa có kết luận cuối cùng” - ông Tuấn nói.
Theo ông Tuấn, với các chất tích tụ trong hải sản đòi hỏi phải có độ trễ trong đào thải nên việc công bố hải sản an toàn cũng có độ trễ.
“Sau khi Bộ TN-MT công bố vùng biển an toàn, chúng tôi sẽ cùng Bộ NN&PTNT giám sát và bao giờ có kết quả chắc chắn mức độ an toàn hải sản khi đó sẽ công bố” - ông Tuấn cho hay.
Về trách nhiệm của Bộ NN&PTNT, bà Nguyễn Thị Phương Dung - phó vụ trưởng Vụ Bảo tồn phát triển nguồn lợi thủy sản - nói: “Căn cứ vào kết quả công bố, ngay hôm nay
(22-8), Bộ NN&PTNT họp và yêu cầu các đơn vị chức năng thực hiện việc khuyến cáo ngư dân khai thác và lấy nước nuôi thủy hải sản ở những khu vực an toàn. Hướng dẫn này sẽ được công
bố sớm”.
Kết luận hội nghị, Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà cho rằng với nhiệm vụ trả lời mong mỏi của người dân trước sự cố môi trường của bốn tỉnh miền Trung, phải trả lời ba câu hỏi rất cụ thể: vấn đề môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm hải sản, nuôi trồng hải sản. Kết quả công bố chưa trả lời được trọn vẹn câu hỏi của đồng bào miền Trung.
Tuy nhiên, qua báo cáo cho thấy tín hiệu đáng mừng về môi trường tự nhiên, biển miền Trung hoàn toàn có thể tự làm sạch, tự đào thải những chất ô nhiễm.
GS Trần Nghi (ĐH Quốc gia Hà Nội): Vài tháng nữa ăn được cá
Với câu hỏi khi nào ăn được cá, tôi cho rằng trong một thời gian không xa môi trường biển sẽ trở lại bình thường và sẽ ăn được cá. Vấn đề này cần giám sát tiếp, nhưng tôi đồng tình với ông chuyên gia người Đức về nhận định chỉ vài tháng nữa có thể đánh bắt và ăn được cá bình thường.
Yếu tố tự nhiên về dòng chảy ở khu vực biển miền Trung rất nhanh, có thể làm sạch biển, không nên can thiệp bất cứ một giải pháp nào của con người.
PGS.TS Trịnh Văn Tuyên (viện trưởng Viện Công nghệ môi trường): Hết năm 2016, biển miền Trung sẽ sạch
Bao lâu nữa hệ sinh thái biển miền Trung hồi sinh? Trước mắt có thể trả lời chỉ trong năm 2016 vấn đề ô nhiễm môi trường biển sẽ hết, còn các rạn san hô phục hồi thế nào thì phải tiếp tục
chờ đợi.
Hiện toàn bộ dải biển vẫn còn những điểm tích tụ do địa hình đáy biển khác nhau, không phải bằng phẳng như nhau nên vẫn còn lưu giữ hàm lượng ô nhiễm.
Với kết quả khảo sát, hiện có những loài cá nhỏ xuất hiện. Nguồn cá to - cá đánh bắt cho kinh tế - thì chưa thấy. Cho nên chưa thể nói đã mang lại nguồn lợi hải sản nhưng theo thời gian cá to sẽ về.
Cũng theo thời gian, diễn biến môi trường nếu kiểm soát tốt, cuộc sống sinh kế của người dân sẽ trở lại.
TS Friedhelm Schoeder (Viện Nghiên cứu tài nguyên và môi trường biển của Đức):
Sắp tới có thể nuôi thủy sản bình thường
Tôi được mời phản biện báo cáo công bố hôm nay, tôi khẳng định các số liệu đánh giá rất chính xác. Trên thực tế đa số vùng biển khu vực này đã an toàn. Việc bơi lội, tắm biển có thể thực hiện thoải mái. Cá nhân tôi nếu có cơ hội cũng sẽ tắm biển.
Về vấn đề ăn hải sản, Bộ Y tế phải quan sát thêm, phải lấy mẫu từ biển cũng như thị trường để phân tích, đánh giá. Bên cạnh việc phân tích mẫu tại VN, cơ quan chức năng nên lấy mẫu gửi ra các nước khác như Úc, Nhật để đối chứng.
Riêng vấn đề nuôi trồng thủy sản, hi vọng 1-2 tháng có thể nuôi trồng bình thường khi chúng ta kiểm soát được chất lượng nước.
Ngoài ra, cần phải kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải ra biển, không chỉ với Formosa mà còn tất cả các công trình xả thải ở bốn tỉnh bị ảnh hưởng.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét