Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2016

Bí mật thảm họa hạt nhân khiến Liên Xô bưng bít suốt 3 thập kỷ

Trang Ly | 

Bí mật thảm họa hạt nhân khiến Liên Xô bưng bít suốt 3 thập kỷ
Hình minh họa.

Sau 30 năm xảy ra thảm họa hạt nhân tồi tệ bậc nhất này tại Liên Xô, người ta mới biết được sự thật mà nước này bưng bít trong rất nhiều năm.

Suốt gần 3 thập kỷ dài, không một ai đủ sức được biết bí mật khủng khiếp này: Tính đến năm 1961, thời điểm căng thẳng nhất của cuộc Chiến tranh Lạnh, Liên Xô đã sở hữu lượng vũ khí hạt nhân đủ để hủy diệt hành tinh lớn gấp 2 lần Trái Đất.
Con số này chưa là gì khi Mỹ, đối thủ lớn nhất của Liên Xô trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh, có đủ lượng vũ khí hạt nhân "thổi bay" hoàn toàn sự sống trên một hành tinh lớn gấp... 10 lần Trái Đất!
Bí mật thảm họa hạt nhân khiến Liên Xô bưng bít suốt 3 thập kỷ - Ảnh 1.
Chiến tranh Lạnh là cuộc đua về vũ khí, công nghệ và không gian của Mỹ và Liên Xô. Hình minh họa.
Vậy mà, cả Mỹ và Liên Xô vẫn không ngừng đua sản xuất những loại vũ khí và phương tiện phục vụ cho cuộc "chiến tranh nóng" có thể châm ngòi bất cứ lúc nào trong suốt 44 năm dài của Chiến tranh Lạnh.
Và trong cuộc đua vô cùng căng thẳng đó, không ít những sự cố xảy ra gây nên những thảm họa hạt nhân và phi hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử.
Thảm họa xảy ra ngày 4/7/1961 là một trong những sự kiện như thế.
Năm 1961 được xem là giai đoạn "nóng" nhất, căng thẳng nhất của Chiến tranh Lạnh. Chỉ một sai lầm nhỏ cũng có thể thổi bùng lên cuộc chiến khốc liệt giữa 2 cường quốc đối đầu nhau.
Cũng trong năm này, cả Mỹ và Liên Xô đều điều tàu ngầm hạt nhân đến những vùng biển của đối phương nhằm tấn công đối thủ bất cứ lúc nào khi "ngòi nổ" của cuộc chiến bùng lên.
Nếu như Washington (Mỹ) điều tàu ngầm hạt nhân đến vùng biển giữa Moscow và Leningrad (của Liên Xô) thì ngay lập tức Moscow đáp trả. Liên Xô tức tốc điều tàu ngầm K-19 án ngữ vùng biển giữa thủ đô Washington D.C và thành phố New York (của Mỹ).
Bí mật thảm họa hạt nhân khiến Liên Xô bưng bít suốt 3 thập kỷ - Ảnh 2.
Mỹ và Liên Xô hằm hè nhau, điều tàu ngầm án ngữ vùng biển đối phương. Hình minh họa.
Liên Xô không dự tính được vụ tai nạn hạt nhân khiến 1 bên (Mỹ) thì lờ như không nhận thấy, còn 1 bên (Liên Xô) tìm mọi cách che giấu thế giới và dư luận. Trong rất nhiều năm, không một ai nghe đến thảm họa mang tên K-19 cho đến ngày Liên Xô tan rã, người ta mới có cơ hội giải mật hồ sơ này.
Thời khắc định mệnh của thế hệ tàu ngầm đầy kiêu hãnh của Liên Xô
Tàu ngầm K-19 là một trong hai tàu ngầm đầu tiên thuộc dự án 658 (lớp Hotel) do Liên Xô hoàn thành năm 1960. Nó được xem là thế hệ tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo đầu tiên của Liên Xô.
Kết thúc cuộc tập trận hải quân tại vùng biển Bắc Đại Tây Dương, K-19 được lệnh trở về Liên Xô. Vị thuyền trưởng cấp 1 của Hải quân Liên Xô Nikolai Vladimirovich Zateyev cùng toàn thủy thủ đoàn không thể ngờ rằng chuyến trở về này đã trở thành định mệnh.
Bí mật thảm họa hạt nhân khiến Liên Xô bưng bít suốt 3 thập kỷ - Ảnh 3.
Thuyền trưởng cấp 1 của Hải quân Liên Xô Nikolai Vladimirovich Zateyev.
4h sáng ngày 4/7/1961, K-19 đang tiến vào vùng biển Na Uy ở độ sâu 100 mét, một lỗi sơ đẳng trong thiết kế máy hơi nước của tàu ngầm đã khiến cho chu trình làm mát của lò phản ứng số 2 mất áp lực đột ngột do bị rò rỉ. Tệ hại hơn, chỗ rò rỉ lại chính là đoạn ống đi qua vật liệu phóng xạ cao.
Trong khi, trước đó, 2 lò phản ứng hạt nhân kim loại lỏng (nguồn năng lượng giúp con tàu vận hành) lại không có hệ thống dự phòng giúp ngăn chặn việc quá nhiệt lò phản ứng. Do đó, một vụ nổ hạt nhân khổng lồ là kịch bản không thể tránh khỏi.
Ngay khi còi báo động vang lên, kim đồng hồ chỉ áp lực nước làm mát (tại chu trình làm mát sơ cấp) tụt về số 0. Khi chu trình làm mát bị hỏng, lò phản ứng nhanh chóng bị quá nhiệt và có thể nóng đến mức tan chảy.
Sau 2 giờ xảy ra sự cố, thuyền trưởng Zateyev quyết định cho tàu nổi lên mặt nước và phát tín hiệu khẩn cấp yêu cầu trợ giúp. Tuy nhiên, tình hình càng tệ hại hơn khi hệ thống ăng-ten tầm xa của còn tàu không hoạt động. Moscow vẫn không hay biết gì. Còn K-19 thì nguy cấp giữa dòng biển cách căn cứ 2.400km.
Bí mật thảm họa hạt nhân khiến Liên Xô bưng bít suốt 3 thập kỷ - Ảnh 4.
Câu chuyện về K-19 bị chôn giấu hàng chục năm.
Toàn đội buộc phải thực hiện một nhiệm vụ tự sát: Bơm nước vào bình áp lực để hạ nhiệt. Thuyền trưởng Zateyev biết điều đó và toàn bộ thủy thủ đoàn cũng biết điều đó.
Vì để hạ nhiệt, họ phải phá vỏ ngoài của lò phản ứng (ở khoang 6) và chui vào trong đó để cắt rời van thông gió, hàn ống cấp nước vào ống thông gió. Từ đó, dẫn nước vào để làm nguội tim lò.
Toàn bộ 7 thủy thủ dũng cảm đã chui vào lò, khi cắt van thông gió, họ lập tức bị nhiễm hơi độc phóng xạ. Vì có mặt gần lò phản ứng nhất, họ nhanh chóng bị nhiễm liều chiếu xạ từ 5.000 – 6.000 rems (nếu nhiễm liều 800 rems đã là nhận chắc lấy cái chết).
Quyết định sống còn của thuyền trưởng cấp 1 Hải quân Liên Xô
Mặc dù nhiệm vụ hạ nhiệt đã hoàn thành, thảm họa nổ hạt nhân tạm thời bị đẩy lùi, nhưng 7 thủy thủ đoàn không thể thoát khỏi cái chết đầy đau đớn. Chưa hết, phóng xạ theo hơi nước đã phát tán khắp con tàu khiến cho sinh mạng của toàn bộ hơn 100 thủy thủ đoàn như "ngàn cân treo sợi tóc".
Vì để quay được về căn cứ, K-19 mất 1 tuần trời đi về hướng Bắc, như thế toàn bộ thủy thủ có nguy cơ nhiễm xạ liều cao. Thuyền trưởng Zateyev quyết định quay tàu hướng về phương Nam để cầu cứu sự trợ giúp của đồng đội sau cuộc diễn tập tại Bắc Đại Tây Dương.
Sau 10h đồng hồ tiến về phía Nam, K-19 vẫn không liên lạc được với tàu đồng đội. Giây phút hi vọng của thuyền trưởng tưởng chừng mãi mãi vụt tắt trong biển phóng xạ thì họ bắt được tín hiệu của tàu S-270 từ phía chân trời.
Vài giờ sau, tất cả các thủy thủ đoàn K-19 lần lượt được đưa lên tàu S-270 và các tàu ngầm đồng đội khác. Họ được thực hiện các phương pháp "tẩy xạ" nhanh chóng.
Bí mật thảm họa hạt nhân khiến Liên Xô bưng bít suốt 3 thập kỷ - Ảnh 5.
7 thủy thủ đã hi sinh 3 tuần sau khi thảm họa xảy ra. Hình minh họa.
Với 7 thủy thủ nhiễm xạ nặng, họ phải chịu những triệu chứng đau đớn, phù nề, mất khả năng hoạt động và bất tỉnh cho tới chết chỉ sau 3 tuần khi sự cố xảy ra.
Hơn 20 người trong tổng những người được cứu cũng hi sinh 2 năm sau đó do nhiễm xạ. Phần lớn những người còn lại bị nhiễm xạ khác nhau và được đặt dưới cái tên "suy nhược sinh dưỡng" nhằm che giấu dư luận.
Thuyền trưởng K-19 may mắn cùng nhiều thủy thủ khác sống sót. Nhưng ông không được phép chỉ huy bất cứ con tàu ngầm nào và phải thề chôn giấu bí mật về sự cố tàu ngầm K-19 cho đến chết.
Bí mật thảm họa hạt nhân khiến Liên Xô bưng bít suốt 3 thập kỷ - Ảnh 6.
K-19 về sau được các thủy thủ đoàn gọi là "Hiroshima". Hình minh họa.
37 năm sau, thuyền trưởng Nikolai Vladimirovich Zateyev mất vì bệnh phổi. Ông được mai táng tại nghĩa trang ở Moscow, gần các thủy thủ tàu K-19 đã hi sinh.
Sau vụ thảm họa hạt nhân tồi tệ bậc nhất trong lịch sử, thủy thủ đoàn K-19 đã gọi con tàu này là"Hiroshima".
theo Trí Thức Trẻ

Không có nhận xét nào: