Thứ Tư, 31 tháng 8, 2016

Philippines "tỏ thái độ chiếu trên" không phủ phục như Việt Nam trước Trung Quốc: dỗ Trung Quốc chấp nhận phán quyết Biển Đông...; Manila nêu rõ điều kiện, Trung Quốc đáp ứng thì mới đàm phán; Trung Quốc bất ngờ xuống nước...

Philippines : Trung Quốc sẽ thiệt nếu bác bỏ phán quyết về Biển Đông


mediaNgoại trưởng Philippines Perfecto Yasay trong cuộc họp báo ở bộ Ngoại giao, Manila, ngày 27/07/ 2016.NOEL CELIS / AFP
Trung Quốc sẽ « thiệt thòi » nếu không công nhận phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye, bác bỏ yêu sách của Bắc Kinh tại Biển Đông. Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay hôm nay 30/08/2016 tuyên bố như trên.




Điều trần trước Quốc hội Philippines, ông Yasay nói : « Chúng ta cố gắng làm cho Trung Quốc đặc biệt hiểu rằng, khi tình hình yên ắng lại, rốt cuộc họ sẽ là người thua thiệt trong vấn đề này, trừ phi họ tôn trọng và công nhận phán quyết của Tòa Trọng Tài ».
Ông cho biết, trước khi tiến hành đối thoại song phương, Manila muốn Bắc Kinh để cho ngư dân Philippines hành nghề tại bãi cạn Scarborough. Trung Quốc đã chiếm vùng biển giàu tài nguyên này vào năm 2012, không cho ngư dân Philippines vào đánh bắt - đây là một trong những yếu tố khiến Manila phải tìm đến giải pháp trọng tài.
Ngoại trưởng Philippines tuyên bố : « Khi chúng ta khởi động đàm phán chính thức hay cam kết song phương với Trung Quốc, cần phải tiến hành trong khuôn khổ phán quyết của Tòa Trọng Tài. Chính sách của chúng ta về vấn đề này dứt khoát là như thế ».
Tuần trước, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nói rằng ông hy vọng bắt đầu đối thoại với Bắc Kinh trong năm nay.
Hôm 12/7, Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye khẳng định Trung Quốc không có « quyền lịch sử » tại Biển Đông, cho rằng yêu sách chủ quyền theo đường lưỡi bò tự vẽ là vô căn cứ. Bắc Kinh không công nhận phán quyết của tòa.

Tổng thống Mỹ gặp tổng thống Philippines tại Lào
AFP hôm nay 30/08/2016 trích tuyên bố của Nhà Trắng cho biết tổng thống Mỹ Barack Obama nhân thượng đỉnh ASEAN tuần tới tại Lào, sẽ gặp đồng nhiệm Philippines, ông Rodrigo Duterte – người đã nhiều lần đe dọa cắt đứt quan hệ với Hoa Kỳ.
Philippines vốn là một trong những quốc gia Đông Nam Á thân thiết nhất với Hoa Kỳ, đặc biệt trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc tại Biển Đông. Hai nước có ký kết một hiệp ước liên minh quân sự.
Nhưng từ khi lên làm tổng thống hồi tháng Năm, sau một chiến dịch tranh cử thô bạo và mị dân, ông Duterte liên tục đưa ra những lời thóa mạ - nhất là đối với đại sứ Mỹ. Ông đe dọa rút ra khỏi Liên Hiệp Quốc, cắt đứt quan hệ với Washington và Canberra.
Tổng thống Philippines bị Liên Hiệp Quốc và bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chỉ trích vì đã cổ vũ các công dân tự tay sát hại những người sử dụng và buôn bán ma túy, để diệt trừ tệ nạn này. Theo con số chính thức, các vụ giết người ngoài luật pháp đã làm cho gần 2.000 người chết.
Ông Ben Rhodes, cố vấn thân cận của tổng thống Mỹ cho báo chí biết đang rất chờ đợi ông Obama bày tỏ quan ngại về những tuyên bố mới đây của ông Duterte. Theo ông, thì Hoa Kỳ thường xuyên gặp gỡ lãnh đạo các nước đồng minh được ràng buộc qua các hiệp ước ; và khi có những bất đồng về nhân quyền hay những tuyên bố khó nghe, nhân các cuộc gặp gỡ Mỹ sẽ đề cập trực tiếp vấn đề.

(Quốc tế) - Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay tuyên bố hôm 29/8 về điều kiện cụ thể mà Trung Quốc phải đáp ứng nếu muốn Manila chấp thuận đàm phán song phương về biển Đông.

Biển Đông: Manila nêu rõ điều kiện, TQ đáp ứng thì mới đàm phán
Tại Diễn đàn truyền thông Nhật Bản-ASEAN, do Quỹ Japan Foudation tổ chức ở Manila, Philippines trong hai ngày 29-30/8, ông Yasay yêu cầu Trung Quốc chấm dứt mọi hành vi khiêu khích ở biển Đông.
“Chúng tôi muốn thấy rằng, khi chúng tôi bằng lòng tiếp tục đối thoại, thì không ai có thêm hành động thách thức nào nữa,” ông nói.
Cụ thể, Ngoại trưởng Philippines đặc biệt nhấn mạnh Trung Quốc không được tiến hành cải tạo ở Bãi cạn Scarborough, trước khi Manila đồng ý xúc tiến bất kỳ đối thoại song phương nào. Ông thêm rằng, đây cũng là “lằn ranh đỏ” mà Mỹ tỏ rõ thái độ rằng Bắc Kinh không được vượt qua.
Thứ hai, ông Yasay cũng yêu cầu Trung Quốc dỡ bỏ những biện pháp cản trở nhằm vào ngư dân Philippines tác nghiệp ở gần Scarborough.
Thứ ba, Ngoại trưởng Yasay nói Philippines “sẽ tôn trọng phán quyết của Tòa trọng tài thường trực (PCA) và kêu gọi Trung Quốc cũng làm như vậy”, đồng thời tái khẳng định tuyên bố trước đó của Tổng thống Rodrigo Duterte rằng nước này không chấp nhận phớt lờ phán quyết chỉ để đạt được đối thoại với Trung Quốc.
Cho đến nay, Bắc Kinh vẫn từ chối tuân thủ phán quyết vụ kiện biển Đông do PCA công bố hôm 12/7, bác bỏ (cái gọi là) “quyền lịch sử” của Trung Quốc ở biển Đông, cũng như căn cứ pháp lý của yêu sách “Đường 9 đoạn”.
Bên cạnh đó, Yasay thúc giục hai bên thiết lập các biện pháp củng cố lòng tin trước khi bắt đầu các cuộc thương lượng, cụ thể là tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, du lịch…
“Việc cho Trung Quốc cơ hội giữ thể diện là rất quan trọng đối với chúng ta,” ông nói về đàm phán song phương với Bắc Kinh, “tranh chấp của chúng ta với Trung Quốc chỉ là một phần rất nhỏ trong quan hệ hai nước”.
Hồi giữa tháng 8, Tổng thống Duterte cũng thể hiện thiện chí với Trung Quốc khi nói rằng Philippines sẽ không đề cập vấn đề biển Đông tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN vào đầu tháng 9, tổ chức ở thủ đo Vientiane, Lào.
(Theo Soha News)

Trung Quốc bất ngờ xuống nước, đồng ý để ngư dân Philippines trở lại bãi cạn Scarborough

Dân trí Hơn 2 tháng kể từ khi tòa trọng tài quốc tế ra phán quyết bác “đường chín đoạn” ở Biển Đông, Trung Quốc đã đồng ý để ngư dân Philippines trở lại bãi cạn Scarborough, Manila cho biết.
 >> Philippines: Trung Quốc sẽ “thua cuộc” nếu phớt lờ phán quyết Biển Đông
 >> Tổng thống Philippines nói sẵn sàng tạm gác phán quyết Biển Đông với Trung Quốc


(Ảnh minh họa: Getty)
(Ảnh minh họa: Getty)
Tại cuộc họp báo hôm qua 30/8, phát ngôn viên của Tổng thống Philippines, Ernesto Abella, cho biết Trung Quốc đã đồng ý để ngư dân Philippines trở lại bãi cạn Scarborough - khu vực được coi là ngư trường truyền thống của Philippines theo phán quyết của tòa trọng tài. Tuy nhiên, hiện chưa rõ bắt đầu từ khi nào ngư dân Philippines có thể tự do trở lại Scarborough.
Ông Abella cho biết, đây là một trong những vấn đề mà Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã nêu ra tại một sự kiện với sự có mặt của Đại sứ Trung Quốc Triệu Giám Hoa hôm 26/8. “Đó chính xác là một trong những vấn đề mà Tổng thống Duterte đề nghị: Đừng cư xử với người dân của chúng tôi như kẻ thù, thay vì đối đầu chúng ta hãy là bạn bè, để họ được đánh bắt ở Scarborough”, ông Abella nói.
Tuy nhiên quan chức này nói: “Tôi không biết chính xác ngày ngư dân Philippines được trở lại bãi cạn Scarborough, nhưng vấn đề này đã được thảo luận với giới chức Trung Quốc, họ đã nhất trí”.
Trong cuộc hội đàm kéo dài 4 giờ đồng hồ với Đại sứ Trung Quốc, ông Duterte cũng đề cập đến khả năng đám phán với Trung Quốc về tranh chấp ở Biển Đông. Ông nói, Philippines sẵn sàng tạm gác phán quyết của tòa trọng tài vì không muốn gây chiến với Bắc Kinh, nhưng chắc chắn sẽ động đến phán quyết này trong tương lai.
Thời gian gần đây, ông Duterte được cho là đưa ra những phát ngôn trái chiều trong vấn đề giải quyết tranh chấp ở Biển Đông Trung Quốc. Lúc ông tỏ ra mềm mỏng với tuyên bố sẵn sàng đàm phán song phương, lúc lại cứng rắn với tuyên bố sẵn sàng “đối đầu đẫm máu.
Tòa trọng tài của Liên Hợp Quốc ngày 12/7 đã ra phán quyết bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc ở Biển Đông. Tòa cũng kết luận không thực thể nào ở quần đảo Trường Sa có thể tạo ra vùng đặc quyền kinh tế cho Trung Quốc.
Về các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông, tòa kết luận Trung Quốc đã vi phạm quyền chủ quyền của Philippines trong vùng đặc quyền kinh tế với việc quấy rối hoạt động đánh bắt và khai thác dầu khí của Philippines; xây dựng các đảo nhân tạo; để ngư dân đánh bắt trong vùng đặc quyền của Philippines. Ngoài ra, theo tòa, các tàu chấp pháp của Trung Quốc đã gây ra các rủi ro va chạm khi tìm cách ngăn cản tàu Philippines.
Đối với bãi cạn Scarborough, mặc dù nhấn mạnh không đưa ra phán quyết về chủ quyền đối với bãi cạn này nhưng tòa cho rằng Trung Quốc đã vi phạm trách nhiệm phải tôn trọng quyền đánh bắt ở ngư trường truyền thống của Philippines khi luôn tìm cách ngăn tàu cá Philippines tiếp cận khu vực này kể từ sau tháng 5/2012.
Minh Phương
Tổng hợp

Không có nhận xét nào: