Thứ Ba, 23 tháng 8, 2016

Hà Nội: 'Ghê răng' nhìn những tòa nhà tái định cư dọa sập; Nước, không khí ô nhiễm đe dọa người dân Thủ đô; Bao nhiêu người Hà Nội không thấy rợn người trước hình ảnh này?

Infonet  5 đăng lại 2 liên quan


Nền đất sụt lún, lộ hố tử thần, chân đế nứt toác, tường nghiêng lệch... các tòa nhà thảm hại dọa sập đổ bất cứ lúc nào… vẫn đang cõng trên mình hàng ngàn người dân sinh sống. Báo động nguy hiểm nhà tái định cư Hà Nội sau khi sử dụng khoảng 10 năm.
Hàng loạt các khu nhà tái định cư trên địa bàn Hà Nội như: Tái định cư Đền Lừ, Đồng Tàu (Hoàng Mai), khu tái định cư Trung Hòa Nhân Chính (Cầu Giấy)… đã xảy ra tình trạng xuống cấp nguy hiểm.
Ha Noi: 'Ghe rang' nhin nhung toa nha tai dinh cu doa sap - Anh 1
Khu tái định cư Đền Lừ (Hoàng Mai, Hà Nội) đang có nhiều tòa nhà xuống cấp nguy hiểm.
Theo phản ánh của người dân sinh sống trong chung cư A1 khu tái định cư Đền Lừ, quận Hoàng Mai, Hà Nội, để giải phóng mặt bằng cho dự án làm cầu Vĩnh Tuy từ tháng 8/2005, hàng trăm hộ dân ở phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng đã chuyển đến tòa nhà cao 11 tầng thuộc Khu tái định cư Đền Lừ để sinh sống.
Thế nhưng, sau 11 năm, hiện nhiều hạng mục của nhà chung cư A1 đã xuống cấp nghiêm trọng, thậm chí dãy nhà dịch vụ ở tầng 1 đang đe dọa người dân nơi đây khi nó có nguy cơ sập bất cứ lúc nào.
Ha Noi: 'Ghe rang' nhin nhung toa nha tai dinh cu doa sap - Anh 2
Khu nhà dịch vụ ở tầng 1 của tòa tái định cư A1 Đền Lừ sau khi quây tôn vì sự xuống cấp bỗng trở thành bãi rác bẩn thỉu giữa khu chung cư.

Trao đổi với PV Infonet, bà Nguyễn Thị Phê, Tổ trưởng khu nhà A1 cho biết, hiện khu nhà A1 có 2 đơn nguyên với hơn 110 hộ dân, khoảng 400 nhân khẩu.
Theo bà Phê, tình trạng mất nước, một số hạng mục hư hỏng đã cơ bản được sửa chữa tuy nhiên hiện có 2 vấn đề nhức nhối nhất ở tòa nhà là thang máy liên tục hỏng và công trình đang xuống cấp, đặc biệt tầng 1 khiến cư dân thấp thỏm lo lắng nếu nó sập thì ảnh hưởng không nhỏ đến người dân.
Ha Noi: 'Ghe rang' nhin nhung toa nha tai dinh cu doa sap - Anh 3
Nhiều kết cấu đã bị lệch rời khỏi vị trí xây dựng ban đầu ở khu nhà dịch vụ của tòa A1.
“Mỗi đơn nguyên có 2 tháng máy nhưng hiếm khi chúng hoạt động được cả bởi cứ thay nhau hỏng, thậm chí có lúc hỏng tất, người dân phải đi bộ. Cư dân đã phải đóng tiền để sửa chữa nhưng thang máy đã xuống cấp quá rồi nên cứ sửa cái nọ lại hỏng cái kia”, bà Phê cho hay.
Ha Noi: 'Ghe rang' nhin nhung toa nha tai dinh cu doa sap - Anh 4
Ha Noi: 'Ghe rang' nhin nhung toa nha tai dinh cu doa sap - Anh 5
Nhiều vết nứt toác nguy hiểm....
Sở dĩ người dân phải đóng tiền sửa chữa bởi các hộ dân nhận nhà từ trước khi có quy định đóng 2% quỹ bảo trì nên tòa nhà này hiện không có một đồng quỹ bảo trì nào.
“Thang máy cứ hỏng liên tục, thay từng bộ phận cũng mất từ vài triệu đến vài chục triệu, nguyên tiền bảo dưỡng cũng đã “ngốn” khá nhiều rồi nên nếu cứ hô hào dân đóng góp cũng sẽ rất khó khăn”, bà Tổ trưởng nói.
Liên quan đến khu nhà dịch vụ cho thuê ở tầng 1, bà Phê cho biết, nó đã xuống cấp rất nguy hiểm đến nỗi các đơn vị thuê đã phải di dời đi nơi khác, hiện dãy nhà này được quây tôn để đảm bảo an toàn, tránh nguy cơ đổ sập vào người đi đường.
Song, bà Phê cùng người dân tòa nhà vô cùng bức xúc khi khu nhà tầng 1 này từ ngày quây tốn kín xung quanh bỗng có hẳn một góc khu nhà thành nơi chất rác của người dân khắp nơi mang đến đổ trộm, bốc mùi nồng nặc, rất ô nhiễm.
Theo quan sát, hầu như toàn bộ khu nhà dịch vụ tầng 1 đã nứt ra khỏi khung nhà. Có những chỗ khoảng trống giữa 2 căn đã bị tách ra tới 20-30cm, để lộ nguyên phần lõi gạch bên trong. Người dân sống trong tòa nhà và xung quanh đây luôn trong tình trạng lo lắng, bất an về sự đổ sập của khu nhà này có thể xảy ra bất kỳ lúc nào.
Ha Noi: 'Ghe rang' nhin nhung toa nha tai dinh cu doa sap - Anh 6
Nền nhà để xe tòa A2 Đến Lừ đã sụt lún, dù được sửa chữa nhưng hiện tượng này vẫn đang tiếp diễn.
Tình trạng xuống cấp cũng đang diễn ra ở khu nhà A2, A3 khu tái định cư Đền Lừ này. Theo ông Hồ Đức Diễn, Tổ trưởng 2 tòa nhà này thì hiện tượng bong tróc tường, thấm dột đã xảy ra ở nhiều căn hộ khiến tường bị ẩm mốc, mọc rêu. Nhà để xe đã từng bị sụt lún và đã được sửa chữa, nhưng tình trạng này chưa dừng mà hiện vẫn đang tiếp tục sụt.
Ha Noi: 'Ghe rang' nhin nhung toa nha tai dinh cu doa sap - Anh 7
Nhà để xe thấm nước, bong tróc xuống cấp...
Đặc biệt, theo ông Diễn hệ thống đường ống nước thải của tòa nhà đang báo động khi nhiều năm nay không được hút vệ sinh nên đã xảy ra tình trạng tràn, tắc do quá đầy.
Ha Noi: 'Ghe rang' nhin nhung toa nha tai dinh cu doa sap - Anh 8
.... các căn hộ bị dột, cứ mưa phải mang chậu vào hứng nước.
Thảm cảnh xuống cấp tại khu tái định cư Đồng Tàu tại phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội cũng đã báo động từ nhiều năm nay.
Ha Noi: 'Ghe rang' nhin nhung toa nha tai dinh cu doa sap - Anh 9
Cảnh tượng này khá phổ biến ở khu tái định cư Đồng Tàu (Hoàng Mai, Hà Nội)
Khu Đồng Tàu gồm 10 tòa nhà (N1-N10) được sử dụng từ năm 2006 phục vụ tái định cư của thành phố. Sau 10 năm sử dụng, nhiều tòa nhà như N4, N5, N6, N7, N10 đã có nhiều vết nứt toác, dài hàng mét. Thậm chí, nhiều đoạn vỉa hè, chân tường phía ngoài đã sụt lún.
Ha Noi: 'Ghe rang' nhin nhung toa nha tai dinh cu doa sap - Anh 10
Sụt lún sảnh tòa nhà N5 khu Đồng Tàu vừa xảy ra tối 12/8.
Đặc biệt, vấn đề sụt lún nền nhà đã xảy ra, gần đây nhất là sự sụt lún tại sảnh tòa nhà N5 khiến nhiều hộ dân lo lắng khi nguy cơ đổ sập có thể xảy ra.
Theo phản ánh của cư dân đang sinh sống tại đây, khi phát hiện công trình xuống cấp, tổ dân phố cũng đã có văn bản kiến nghị gửi các cơ quan ban ngành, yêu cầu bảo trì, sửa chữa các hạng mục xuống cấp nhưng số lượng hạng mục được sửa chữa là rất ít.
Theo tìm hiểu, các khu nhà tái định cư này đều do Xí nghiệp Quản lý dịch vụ và Khai thác khu Đô thị, trực thuộc Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội quản lý.
Vậy, trách nhiệm của đơn vị quản lý này như thế nào trước hàng loạt khu nhà tái định cư đang xuống cấp nguy hiểm cũng như ý kiến của cơ quan chức năng ra sao? Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin ở bài viết tiếp theo.
Minh Thư


Nước, không khí ô nhiễm đe dọa người dân Thủ đô

22/08/2016 18:54 Bản in


Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, nguồn nước... Năm 2013, Hà Nội có tới 237 ngày chất lượng không khí kém, 21 ngày chất lượng không khí xấu và một ngày chất lượng không khí vào mức nguy hại.
Hầu hết nước mặt ở các hồ ao, sông đều ô nhiễm
Báo cáo Môi trường quốc gia gần đây nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy, Hà Nội có mức độ ô nhiễm cao hơn TP Hồ Chí Minh dù dân số và phương tiện cơ giới ít hơn. Năm 2013, Hà Nội có tới 237 ngày chất lượng không khí kém, 21 ngày chất lượng không khí xấu và một ngày chất lượng không khí vào mức nguy hại. 
Hà Nội có mức độ ô nhiễm cao hơn TP Hồ Chí Minh
Theo ông Ngô Thái Nam, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội), giai đoạn 2011-2015, chất lượng không khí tại các khu vực dân cư, đường giao thông, làng nghề và công nghiệp có xu hướng được cải thiện, nhưng riêng chỉ tiêu benzen tại hầu hết các vị trí quan trắc không khí giao thông đều vượt tiêu chuẩn QCVN06: 2009/BTNMT và có xu hướng tăng do gia tăng phương tiện giao thông và sử dụng nhiên liệu hóa thạch (xăng).
Cụ thể, chất lượng môi trường không khí tại 8 khu công nghiệp, 22 cụm công nghiệp ở mức từ trung bình đến tốt, đang có xu hướng được cải thiện. Tuy nhiên, tại một số khu dân cư như thị trấn Văn Điển, Yên Viên, Vĩnh Tuy, Yên Nghĩa, Ngọc Hồi, Quan Hoa... thông số quan trắc bụi tổng số (TSP), CO, SO2, NO2 đều vượt ngưỡng quy chuẩn 1,04 - 2 lần. Chất lượng môi trường không khí tại các khu vực giao thông, hầu hết đều vượt QCVN từ 1,3 đến 2 lần.


Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, có nhiều nguyên nhân dẫn tới nhiễm không khí tại Hà Nội. Trong đó, chủ yếu bắt nguồn từ hoạt động giao thông và xây dựng. Ước tính, Hà Nội có hơn 5,3 triệu phương tiện giao thông cơ giới được đăng ký, chưa kể số xe vãng lai từ các địa phương khác; nhiều xe trong số đó đã cũ, nát, không bảo đảm tiêu chuẩn phát thải. Tình trạng ùn tắc giao thông cũng làm gia tăng nguồn khí thải tại các nút giao vào giờ cao điểm.  Ngoài ra, tại Hà Nội xe máy chiếm 95% số lượng phương tiện, chỉ tiêu thụ 56% xăng, nhưng lại thải ra 94% hydro cacbon (HC), 87% cacbon ôxit (CO), 57% ôxit nitơ (NO)... trong tổng lượng phát thải của các loại xe cơ giới và là nguồn chính gây ô nhiễm không khí.
Đối với tình trạng ô nhiễm nước, Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội cũng cảnh báo khá nghiêm trọng ở nước mặt ao, hồ, sông trên địa. Cụ thể tới hơn 110 ao, hồ, đa số đều ô nhiễm. Đặc biệt, một số hồ có lưu lượng nước thải chảy vào vượt quá khả năng tự làm sạch của hồ, đã bị ô nhiễm hữu cơ, dầu mỡ, kim loại nặng, vi sinh. Với hệ thống sông: Đuống, Cầu, Cà Lồ, Đáy, Nhuệ, Tích, Tô Lịch, Kim Ngưu... kết quả quan trắc hằng năm đều cho thấy, nhiều thông số hóa lý (TSS), chất hữu cơ (COD, BOD), chất dinh dưỡng (amoni, nitrit, phosphat)... vượt ngưỡng cho phép nhiều lần. Đáng chú ý, hệ thống nước ngầm cũng đứng trước nguy cơ ô nhiễm do việc khoan khai thác quá mức nhưng không lấp giếng khi không còn sử dụng. Cùng với đó là ô nhiễm tầng nước mặt, do chôn lấp chất thải, gia súc, gia cầm bị dịch bệnh không đúng quy cách nên đã dẫn đến tình trạng thẩm thấu xuống các tầng nước ngầm.
Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội Mai Trọng Thái cho biết, hầu hết hồ trong nội thành đều là hồ điều hòa, có chức năng chủ yếu là chứa và tiêu thoát nước mưa. Tuy nhiên, do hệ thống thoát nước thải chưa hoàn thiện, chưa được tách riêng với thoát nước mưa, nên nước thải sinh hoạt vẫn chảy trực tiếp vào hồ, ao. Tình trạng nuôi thả cá kinh doanh và ý thức giữ gìn cảnh quan, môi trường hồ của một bộ phận người dân chưa cao cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm nước hồ. Tương tự, 4 con sông thoát nước chính của thành phố là Lừ, Sét, Kim Ngưu, Tô Lịch cũng đang tiếp nhận nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý, nên dù đã được cải tạo, nạo vét, kè bờ, làm đường hai bên... nhưng nguồn nước vẫn ô nhiễm nặng. Cũng theo ông Mai Trọng Thái, ngoài nguồn nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, làng nghề không có hệ thống xử lý tập trung, thải trực tiếp ra hệ thống thoát nước cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm nước mặt.
Giải pháp nào?
Để giảm tình trạng ô nhiễm không khí, Hà Nội đã tập trung phát triển giao thông công cộng trong đó xe bus vẫn là chủ lực nhằm từng bước hạn chế phương tiện cá nhân. Ngoài ra, tránh ùn tắc, góp phần gia tăng ô nhiễm không khí, Hà Nội cũng đã không cấp phép thêm cho xe taxi hoạt động trên địa bàn.
Đối với tình trạng ô nhiễm sông, hồ, Sở TN&MT Hà Nội cho biết, từ năm 1995 đến nay, thành phố triển khai đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách hoặc kêu gọi doanh nghiệp hợp tác cải tạo nhiều ao, hồ bị ô nhiễm, xây dựng các trạm xử lý nước thải tập trung. Đến nay, tình trạng ô nhiễm ao, hồ đã bước đầu được cải thiện. Nhiều ao, hồ từ chỗ là nơi đổ đất, rác thải đã thành điểm vui chơi, sinh hoạt cộng đồng cho khu dân cư. Tuy nhiên, để giải quyết tận gốc vấn đề ô nhiễm sông, hồ, thành phố cần đầu tư hệ thống thoát nước thải sinh hoạt riêng, trong đó có các nhà máy xử lý nước thải tập trung quy mô lớn trước khi đưa ra kênh, sông thoát nước chính.
Ngoài ra, Hà Nội cũng đang xem xét để ban hành kế hoạch chống ồn, bụi trên địa bàn với rất nhiều mục tiêu, như ngăn ngừa, kiểm soát, xử lý, giảm phát sinh các nguồn gây ô nhiễm không khí; đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật về môi trường; tiếp tục cải thiện chất lượng môi trường sống của người dân hướng tới phát triển bền vững. Cùng với đó, thành phố cũng đặt ra những nhiệm vụ cụ thể, như hoàn chỉnh hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường không khí; giảm nguồn phát sinh bụi, phát tán bụi... Tuy nhiên, việc thực hiện kế hoạch là một quá trình liên tục, lâu dài, liên quan tới cộng đồng và phải áp dụng nhiều giải pháp tổng hợp về truyền thông, cơ chế chính sách, cải tiến công nghệ, quy hoạch. Đặc biệt, cần phải có là sự chung tay của cộng đồng, ý thức của người dân.
N. Huyền

Bao nhiêu người Hà Nội không thấy rợn người trước hình ảnh này?

Thu Trang | 
Bao nhiêu người Hà Nội không thấy rợn người trước hình ảnh này?

Channel News Asia đã so sánh bầu không khí người Hà Nội hít thở với "khí quyển ngày tận thế" (Airpocalypse) trong một bài báo nói về ô nhiễm môi trường tại thủ đô Việt Nam.

Sương khói bao phủ bầu trời thủ đô Hà Nội, một thành phố đang trên đà phát triển thịnh vượng của Việt Nam.
“Nếu đến Hà Nội vào ban ngày, bạn sẽ thấy ai ai cũng đeo khẩu trang và trang bị “áo giáp” từ đầu tới chân để tránh khói bụi”, Phó Giáo Sư Phạm Thúy Loan, Phó giám đốc Viện Kiến trúc Việt Nam, thuộc Bộ xây dựng cho biết.
“Hầu như người dân ở đây không còn được nhìn thấy một bầu trời trong xanh nữa.
Trên Facebook, mọi người vẫn hàng ngày chia sẻ chỉ số ô nhiễm ở Hà Nội do Đại sứ quán Hoa Kỳ công bố. Ai cũng đều cảm thấy quan ngại”, ông Nguyễn Thanh, người trước đây từng làm công tác quy hoạch đô thị chia sẻ.
Ô nhiễm môi trường ở Hà Nội, Việt Nam.
Chất lượng không khí thảm họa
Ngày 1/3/2016, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội đã ghi nhận Chỉ số Chất lượng Không khí (AQI) tại đây vào khoảng 388, một con số không ngờ về mức độ ô nhiễm không khí thảm họa tại Hà Nội.
“Với mức ô nhiễm cao như vậy, mọi người không nên ra khỏi nhà. Thế nhưng ở Hà Nội, mọi người vẫn thoải mái tung tăng khắp nơi bằng xe máy, thậm chí còn chẳng buồn đeo khẩu trang”, Mai Hoàng Nam, một nhân viên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết.
Năm 2012, một công ty phân tích ô nhiễm của Pháp là ARIA Technologies đã xếp hạng Hà Nội là thành phố ô nhiễm nhất Đông Nam Á và là một trong những thành phố ô nhiễm nhất Châu Á về chất lượng không khí.
“Nếu nói không khí ở Hà Nội ô nhiễm không khác gì Bắc Kinh thì không chính xác cho lắm mặc dù chất lượng không khí ở đây cũng là vấn đề đáng quan ngại”, phát biểu trước báo giới ông Hoàng Dương Tùng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho biết.

Giao thông hỗn loạn ở Hà Nội giờ cao điểm.
Giao thông hỗn loạn ở Hà Nội giờ cao điểm.
Giao thông là “thủ phạm” lớn nhất
Theo báo cáo của Trung tâm Quản lý Môi trường Việt Nam, 70% tác nhân gây ô nhiễm môi trường ở Hà Nội là do khí thải từ những dòng xe không ngừng lưu thông trên đường, vấn đề đã tồn tại ở thành phố này từ khoảng 20 trở lại đây.
Cho tới tận giữa những năm 90, xe đạp vẫn là phương tiện di chuyển chính tại Việt Nam. Tuy nhiên, trên đà phát triển kinh tế mạnh, xe đạp đã gần như bị xe máy thay thế hoàn toàn.

Xe đạp đã gần như bị xe máy thay thế hoàn toàn.
Xe đạp đã gần như bị xe máy thay thế hoàn toàn.
Số liệu chính thức cho thấy hiện Hà Nội có 5.3 triệu xe máy và 560.000 ô tô và con số này dự tính sẽ tăng 11% mỗi năm đối với xe máy và 17% đối với ô tô.
“Hầu như ai cũng có một chiếc xe máy trong khi phương tiện giao thông công cộng thì hạn chế và cũng không phổ biến lắm. Người dân thì không có thói quen đi bộ. Di chuyển dù chỉ một đoạn ngắn cũng phải xách xe máy ra”, Tùng cho biết.
Tính tới năm 2020, sẽ có gần 1 triệu ô tô và 7 triệu xe máy chen chúc nhau trên đường phố Hà Nội.

Những chiếc xe máy thồ đủ thứ như này nhan nhản trên đường phố Hà Nội.
Những chiếc xe máy thồ đủ thứ như này nhan nhản trên đường phố Hà Nội.
Hiểm họa đối với sức khỏe
Theo số liệu từ các cơ quan y tế, ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia cho biết ô nhiễm không khí khiến khoảng 44.000 người Việt Nam tử vong mỗi năm.

Sương khói bao phủ bầu trời Hà Nội.
Sương khói bao phủ bầu trời Hà Nội.
Ô nhiễm không khí ở thủ đô Hà Nội còn trầm trọng hơn ở Hồ Chí Minh, thành phố lớn nhất Việt Nam.
Theo số liệu của Bộ Giao thông, số lượng người mắc các bệnh về đường hô hấp ở Hà Nội cao hơn nhiều so với người dân ở miền Nam.
“Tắc đường thường xuyên và kéo dài là một nhân tố khác khiến mức độ ô nhiễm tăng cao", Giáo sư Lê Huy Bá, Viện trưởng Viện khoa học, công nghệ và quản lý môi trường, ĐH Công nghệ Hồ Chí Minh cho biết.
Tắc đường ở mức báo động
Mặc dù chính phủ Việt Nam đã cố gắng mở rộng và nâng cấp hạ tầng giao thông nhưng vấn không thể đáp ứng được số lượng phương tiện tăng đột biến, dẫn tới tình trạng tắc nghẽn giao thông ngày càng trầm trọng.
Bên cạnh đó, đặc trưng thành phố với nhiều ngõ ngách nhỏ, ô tô không thể di chuyển cũng góp phần làm vấn đề trầm trọng thêm.

Công an giao thông bận rộn điều khiển vào giờ cao điểm buổi sáng.
Công an giao thông bận rộn điều khiển vào giờ cao điểm buổi sáng.

Ở Hà Nội, hầu như mỗi người đều sở hữu một chiếc xe máy.
Ở Hà Nội, hầu như mỗi người đều sở hữu một chiếc xe máy.
“Những ngõ ngách này không phải dành cho ô tô. Nhiều con đường chỉ có hai làn nhưng với số lượng lớn phương tiện và người tham gia giao thông như hiện này cần phải có những con đường rộng hơn.
Tuy nhiên, thành phố chưa thể đáp ứng được vì chi phí đền bù để làm đường lớn quá đắt đỏ”, Thanh cho biết.

Ông Nguyễn Thanh, người trước đây từng làm công tác quy hoạch đô thị, cho rằng Hà Nội ô nhiễm hơn thành phố Hồ Chí Minh.
Ông Nguyễn Thanh, người trước đây từng làm công tác quy hoạch đô thị, cho rằng Hà Nội ô nhiễm hơn thành phố Hồ Chí Minh.
Ngay cả khi làm mới thì những con đường đó cũng sẽ chẳng mấy mà lại rơi vào tình trạng “quá tải” ngay sau khi thông xe. Để theo kịp với số lượng xe cộ tăng nhanh, Hà Nội ước tính sẽ phải đầu tư khoảng 20 tỷ USD trong vòng 5 năm tới để mở rộng mạng lưới đường xá.
Ngoài ra, chính phủ cũng đưa ra một số kế hoạch khác để cải thiện chất lượng không khí, bao gồm việc ban hành quy định khắt khe hơn về mức khí thải đối với cả ô tô và xe máy cũng như tìm kiếm các nguồn năng lượng sạch hơn.
Sở hữu ô tô là một cách để khoe địa vị xã hội
Quy định về mức thuế 200% đối với ô tô vừa được ban hành hồi tháng 1/2016. Mỉa mai thay, một số người cho biết giá xe càng lên cao thì họ càng muốn sở hữu.
“Trong những năm 90, có một chiếc xe máy trong nhà là quý lắm rồi. Một căn hộ chỉ khoảng từ 30 tới 40 triệu đồng. Giờ đây mua một chiếc ô tô trung bình cũng phải từ 500 tới 600 triệu đồng vậy mà người ta vẫn thi nhau mua xe mới”, Thanh cho biết.

Một ngã tư Hà Nội trong giờ cao điểm.
Một ngã tư Hà Nội trong giờ cao điểm.
Theo anh Nam, nhiều người mua ô tô chỉ để “khoe mẽ”. Họ muốn người khác biết họ thành đạt và giàu có.
Tuy nhiên, Phó giáo sư Loan lại cho rằng có những người mua xe ô tô vì lý do khác, đặc biệt là những ông bố bà mẹ có con nhỏ. Họ mua xe chỉ để đưa đón con đi học cho đỡ khói bụi.

Phó Giáo Sư Phạm Thúy Loan, Phó giám đốc Viện Kiến trúc Việt Nam.
Phó Giáo Sư Phạm Thúy Loan, Phó giám đốc Viện Kiến trúc Việt Nam.
Giải pháp duy nhất: Phương tiện giao thông công cộng
Theo Phó giáo sư Loan, giải pháp không phải là “làm đường to” hay “ưu tiên ô tô” mà thay vào đó chính phủ nên tập trung phát triển giao thông công cộng. “Đầu tiên là xe buýt, xe buýt tốc hành rồi tới xe điện, tàu điện ngầm”.
Hiện tại, xe buýt là phương tiện giao thông công cộng duy nhất ở Hà Nội, phục vụ một số lượng nhỏ chỉ từ 3 – 10% dân số Việt Nam thế nhưng con số này còn có xu hướng giảm do bất tiện khi sử dụng.

Anh Mai Hoàng Nam, nhân viên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Anh Mai Hoàng Nam, nhân viên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
“Nếu hệ thống giao thông công cộng tốt thì tôi sẽ chọn đi các phương tiện đó thay vì phải tự lái xe máy hoặc ô tô”, Nam cho biết.
Cho đến thời điểm này, thủ đô Hà Nội đã lên kế hoạch xây dựng 8 đường tàu điện ngầm do Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á và Ngân hàng Đầu tư Châu Âu phối hợp và đầu tư.
theo Trí Thức Trẻ

Không có nhận xét nào: