Thứ Ba, 6 tháng 9, 2016

Việt Nam: Trên có chính sách thì dưới có ngay đối sách

TRƯƠNG KHẮC TRÀ

(GDVN) - Việc xuất hiện đối sách để “điều chỉnh” chính sách không nằm ngoài bàn tay của “lợi ích nhóm”. Tại sao “nhóm lợi ích” muốn bẻ cong chính sách?
Chính sách là tập hợp các chủ trương và biện pháp về một lĩnh vực nào đó của Chính phủ, nó bao gồm các mục tiêu mà Chính phủ muốn đạt được và cách thức để thực hiện các mục tiêu đó.
Những mục tiêu này bao gồm sự phát triển toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng…
Chuyện quốc gia “no ở giữa” ngày xưa và “quốc nạn” tham nhũng ngày nay (Ảnh minh họa trên giaoduc.net.vn).
Đối sách là cách thức, biện pháp để đối phó lại với một vấn đề nào đó.
Chính sách vạch ra con đường dài hơi cho một hoặc một nhóm vấn đề cần được giải quyết, còn đối sách chỉ là biện pháp tạm thời để giải quyết vấn đề mang tính cấp bách theo kiểu “nóng tay bắt lỗ tai”.

"Hoàng hôn nhiệm kỳ là bình minh lợi ích"

Ở Việt Nam, từ lâu người ta thường hay lấy cụm từ “trên bảo dưới không nghe” để ví von cho tình trạng thiếu hiệu quả, hiệu lực trong các mệnh lệnh chỉ đạo của cấp trên đối với cấp dưới.
Ví dụ như nhờn luật, phớt lờ chỉ đạo của cấp trên, hành xử kiểu cát cứ, “ông vua con”…
Những lỗ hổng to bự trong công tác nhân sự, quản lý tài sản công hay trong cải cách hành chính… gần đây cho thấy một mẫu số chung rằng: Rất nhiều chính sách ở Trung ương đúng đắn, phù hợp nhưng khi về tới địa phương thì trở thành méo mó một cách khó hiểu!
Việc xuất hiện đối sách để điều chỉnh chính sách không nằm ngoài bàn tay của lợi ích nhóm. Tại sao “nhóm lợi ích” muốn bẻ cong chính sách?
Mục đích cuối cùng là lợi ích. Cốt lõi của vấn đề là việc một khi thực hiện đúng chính sách của Đảng, Nhà nước lại là hòn đá tảng ghè chân “nhóm lợi ích”.
Nên bộ phận không nhỏ này tìm mọi cách lèo lái chính sách sao cho đẻ ra càng nhiều bổng lộc càng tốt.
Xào nấu, điều chỉnh lại chính sách là một trong những biểu hiện và là vũ khí lợi hại của “nhóm lợi ích”, là trở lực lớn nhất khiến ý đảng không gặp được lòng dân.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI của Đảng về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” đã xác định một trong những nhiệm vụ quan trọng phải đấu tranh chống “lợi ích nhóm”.
Bởi vì, “lợi ích nhóm” (theo nghĩa tiêu cực) sẽ làm cho sự phát triển của đất nước và lợi ích quốc gia, dân tộc suy yếu và tổn thất nghiêm trọng; nhân dân bị tước đoạt quyền lực và lợi ích; thành quả cách mạng và chế độ chính trị - xã hội không được bảo vệ, dẫn đến đổ vỡ.
Câu chuyện xe công, xe tư xảy ra hồi đầu năm nay là một ví dụ điển hình, rõ ràng Chính phủ đã có Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg, ngày 4/8/2015 quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng xe ô tô trong cơ quan Nhà nước.
Nhưng khi về địa phương những bàn tay vô hình, những bộ óc sáng tạo đã ngang nhiên phớt lờ chỉ đạo theo tinh thần của Quyết định này, và hậu quả là có đến 7.000 chiếc xe công nằm “trùm mền” vì dư thừa.

Ba vấn đề trực tiếp ảnh hưởng đến phát triển kinh tế quốc dân

Câu hỏi đặt ra ở đây tại sao các địa phương muốn mua thêm nhiều xe trong khi nhu cầu đã đủ?
Phải chăng việc mua xe và những chữ ký duyệt chi là bút sa… hoa hồng nở?
Hậu quả của việc “phá” chính sách không chỉ dừng lại ở việc mấy nghìn tỷ đồng bốc hơi mà nguy hiểm hơn là nó tác động tiêu cực đến niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước, kích hoạt sự bất công, chênh lệch giàu nghèo.
Trước nhất, nó làm cho đất nước bị tổn thất các nguồn lực và giảm hiệu quả đầu tư, bị kìm hãm không thể phát triển nhanh, thậm chí không thể phát triển bình thường, mất sức sống, nền kinh tế sẽ bị khiếm khuyết, dị tật
Chệch hướng khỏi mục tiêu xã hội chủ nghĩa chân chính đất nước đi theo một con đường khác. Chúng ta mong muốn xây dựng một xã hội trên nền tảng của các giá trị nhân cách thì “nhóm lợi ích” lại thúc đẩy đồng tiền cộng với quyền lực chiếm địa vị thống trị.
Phải ngăn chặn sự thao túng của các nhóm lợi ích (Ảnh: tienphong.vn).
Tại phiên họp thường kỳ tháng 7 vừa qua của Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu “chúng ta tìm người tài chứ không tìm người nhà”. [1]
Yêu cầu của Thủ tướng cũng là chính sách quan trọng và cần thiết cho công tác nhân sự trong bộ máy Nhà nước, tuy nhiên sự thật cho thấy, rất nhiều địa phương đã có đối sách vê công tác nhân sự cho riêng mình đó là vấn nạn “tìm người nhà” bỏ qua người tài.
Năm 2015 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam gây xôn xao dư luận vì một quy định về ưu tiên con cháu trong tuyển dụng:
“Đối tượng ưu tiên là: con cán bộ hiện đang công tác tại các chi nhánh, văn phòng đại diện, các đơn vị thuộc Trụ sở chính của Agribank chưa có người con nào làm việc tại Agribank (con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi hợp pháp) được cộng 30 điểm (thang điểm 100)”. [2]
Rất may sự việc sau đó đã được ngăn chặn, nhưng quá rõ ràng đây là một đối sách để tìm người nhà chứ không phải tìm người tài, bởi chẳng có chính sách nào có những quy định “thân hữu” như vậy!

Chính phủ mới và những vấn đề cũ

Luật cán bộ, công chức vẫn có quy định ưu tiên con thương binh, liệt sỹ nhưng không phải quá ngang nhiên vi phạm đến mức đó.
Ở một xã nọ, có câu chuyện thật như đùa rằng mỗi khi nhà Chủ tịch có việc hiếu, hỷ,  ma chay thì cả ủy ban đóng cửa mấy ngày, hỏi ra mới biết vì cán bộ, công chức của cả xã này… cùng gia phả!
Kiểu bố của Chủ tịch là cậu của anh A, vợ Chủ tịch là cô của chị B.
Mấy hôm nay, ông Cục trưởng Cục thuế Bà Rịa – Vũng Tàu đề nghị bổ nhiệm vợ mình vào vị trí Cục phó đã gây ì xèo trong dư luận.
Xét khách quan việc bổ nhiệm đề bạt nếu tuân thủ nguyên tắc đúng năng lực, đủ phẩm chất để hoàn thành nhiệm vụ được giao là hoàn toàn xứng đáng, bất kể đó là ai.
Nhưng dư luận cũng có lý do để đặt câu hỏi: Phải chăng không còn ai tài giỏi hơn vợ Cục trưởng?
Hơn nữa có nhiều thân nhân ông Cục trưởng nắm giữ các vị trí lãnh đạo khác nhau trong cơ quan Cục thuế khiến người ta có lý do để bàn tán xôn xao.

Tiền có cánh, đất có chân và những thứ đúng quy trình!

Làm sao để chính sách, chủ trương của Đảng có thể đi vào cuộc sống?
Một trong những biện pháp hàng đầu là triệt tiêu đối sách của “nhóm lợi ích”. Đến khi nào vẫn còn đối sách để chống lại chính sách thì lúc đó vẫn còn đầy rẫy tiêu cực.
Đừng để công tác chỉ đạo điều hành của cấp trên với cấp dưới như cái cây, chỉ có phần “ngọn” xôn xao chuyển động còn phần “gốc” luôn im ỉm chẳng lung lay.
Gốc nào không chịu chuyển động nên đánh bật loại bỏ như Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chỉ đạo: “Kỷ luật theo quy trình thì lâu lắm, tốt nhất là cho nghỉ việc”. [3]
Tài liệu tham khảo:
[3] http://giaoduc.net.vn/Kinh-te/Pho-thu-tuong-Vuong-Dinh-Hue-Nhac-nho-sai-pham-khong-xong-thi-ky-luat-post170385.gd 
Trương Khắc Trà

" Đường lưỡi bò" được coi là 1 trong "5 tội ác lớn" của Trung Quốc: Thảm sát Thiên An Môn","Đàn áp Pháp Luân Công"...

5 hành động của Trung Quốc bị cả thế giới lên án suốt nhiều thập kỷ

Trong suốt hơn 50 năm kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lên nắm quyền, quốc gia này đã có rất nhiều những hành động ngang ngược khiến cả thế giới không ngừng lên án.

đàn áp, Trung Quốc, tín ngưỡng, lên án, Bài chọn lọc,
Chính quyền Trung Quốc đàn áp các tu sĩ Tây Tạng. (Ảnh: Internet)
1. Đàn áp Phật giáo Tây Tạng
Trung Quốc vẫn thường tuyên bố rằng Tây Tạng là một phần thuộc Trung Quốc bất chấp sự phản đối từ người dân Tây Tạng. Vào 07/10/1950, chính quyền Trung Quốc mang quân đi đánh chiếm xứ này. Chính phủ Tây Tạng dưới sự lãnh đạo của đức Đạt Lai Lạt Ma đã sử dụng các biện pháp hòa bình để đám phán, nhưng chính phủ Trung Quốc không giữ đúng cam kết.
Đầu năm 1957, quân đội Trung Quốc đã pháo kích, ném bom, phá hủy các làng mạc, chùa chiền của Tây Tạng. Nhiều dân lành Tây Tạng bị tra tấn, sát hại. Những nông dân nào tỏ ý chống đối chính quyền Trung Quốc, thì con gái của họ từ 13 đến 20 tuổi bị cưỡng bức lõa thể đi diễu hành ngoài đường phố. Nhiều ni cô Tây Tạng bị lính Trung Quốc hãm hiếp tập thể. Các nhà sư và ni cô bị cưỡng ép phải kết hôn.
Nạn nhân đôi khi còn bị tra tấn bằng cách lột da sống. Chồng bị tàn sát trước mặt vợ; phụ nữ bị cưỡng hiếp và bắn chết trước sự chứng kiến của thân nhân. Trẻ con Tây Tạng bị bắt buộc cầm súng bắn giết cha mẹ v.v… Theo bản báo cáo của một Ủy ban Điều tra tại Quốc hội Hoa Kỳ về các nạn nhân bị sát hại dưới chính quyền ĐCS Trung Quốc trong thời gian những năm 1949-1971 là vào khoảng từ 32- 63 triệu người.
Cho đến ngày nay, người dân Tây Tạng vẫn đang sống dưới sự áp bức của chính quyền Trung Quốc. Sự việc bức hại lên chính tín này đã bị cả thế giới lên án.
2. Đán áp Cơ Đốc giáo
đàn áp, Trung Quốc, tín ngưỡng, lên án, Bài chọn lọc,
Các nhà thờ và thánh giá bị phá hủy. (Ảnh: Internet)
Với lý do rằng sự phát triển nhanh chóng của một tôn giáo có “nguồn gốc ngoại lai” là mối đe dọa an ninh, ĐCSTQ đã bức hại các tín đồ Cơ Đốc giáo ở nước này. Ước tính khoảng 6 triệu người tin theo nhà thờ Công giáo Rôma và Vatican đã chịu bức hại vì không tuân theo các Giáo hội do Đảng kiểm soát.
Các mục sư là do chính quyền Trung Quốc chỉ định. Chỉ trong năm 2014 hơn 2000 cây thập tự giá bị phá hủy, các cơ sở tôn giáo bị dở bỏ. Các linh mục thường bị giam cầm hoặc đưa đi trại cải tạo lao động và bị tra tấn. Các linh mục bị chính quyền giam giữ, đánh đập và nếu họ chết thì được xem như tự tử.
Bất chấp sự đàn áp từ chính quyền, nhiều người dân Trung Quốc vẫn không từ bỏ đức tin của mình với chúa Giê-su.
3. Thảm sát Thiên An Môn
đàn áp, Trung Quốc, tín ngưỡng, lên án, Bài chọn lọc,
Ảnh tư liệu về cuộc thảm sát Thiên An Môn năm 1989. (Ảnh: Internet)
Năm 1989, kinh tế Trung Quốc gặp khó khăn, lạm phát tăng cao, người dân đói khổ trong khi tham nhũng tràn lan trong hàng ngũ các quan chức Trung Quốc. ĐCSTQ vẫn luôn ca ngợi bản thân với ngôn từ “Đảng là quang vinh vĩ đại”, là “không bao giờ sai” và dập tắt tất cả các tiếng nói hay nguyện vọng của giới trí thức và sinh viên thời bấy giờ. Điều này gây ra nhiều bất bình trong dân chúng.
Các cuộc biểu tình dấy lên sau cái chết của ông Hồ Diệu Bang, cựu Tổng Bí thư ĐCSTQ, một nhà cải cách theo đường lối tự do bị phế truất vì đi ngược lại những đường lối bảo thủ của cuộc cải cách kinh tế và chính trị bấy giờ. Khoảng 100.000 sinh viên đã xuống đường nhân dịp tang lễ để biểu tình chống lại tham nhũng, đòi hỏi tự do báo chí, tự do ngôn luận và tái lập quyền kiểm soát của công nhân đối với ngành kinh doanh. Vào lúc cao điểm, ước tính có hơn một triệu người cùng tham gia.
Khi đó, quân đội đang đóng ở ngoại ô được lệnh tiến vào thành phố. Những người lính này được thông báo rằng Bắc Kinh có một cuộc bạo động, nhiều người lính đã bị bắt cóc và giết chết. Quảng trường Thiên An Môn hiện đang bị chiếm giữ bởi những kẻ bạo loạn phản cách mạng và cần phải bị tiêu diệt.
Tiếng súng nổ… Nhiều người trúng đạn đổ vật xuống trong vũng máu, tiếng xe tăng gầm lên san bằng tất cả. Quảng trường Thiên An Môn ngập trong máu, hàng ngàn sinh viên đã bị giết hại.
Đến nay ĐCSTQ vẫn che giấu và không thừa nhận cuộc đàn áp này với người dân Trung Quốc. Hàng năm cứ đến ngày 4/6, chính quyền lại kiểm soát chặt chẽ thông tin tưởng niệm cuộc biểu tình này, internet cũng được kiểm soát rất gắt gao. Tuy nhiên diễn biến của sự kiện này được truyền thông quốc tế đưa tin và những người dân ủng hộ dân chủ sẽ không bao giờ ngừng nhớ đến.
4. Đàn áp Pháp Luân Công
đàn áp, Trung Quốc, tín ngưỡng, lên án, Bài chọn lọc,
Đàn áp Pháp Luân Công năm 1999. (Ảnh: Internet)
Pháp Luân Công, một môn tu luyện tinh thần cổ xưa, được truyền ra công chúng tại Trung Quốc vào năm 1992. Với những lợi ích sức khỏe và tinh thần, môn khí công này nhanh chóng được xã hội đón nhận. Chỉ trong vòng 7 năm ngắn ngủi, Pháp Luân Công đã thu hút hơn 100 triệu người theo tập, con số này là lớn hơn nhiều so với số lượng Đảng viên ĐCSTQ lúc bấy giờ là 70 triệu người.
Ông Giang Trạch Dân, Tổng Bí thư ĐCSTQ đương thời, cho rằng sự phát triển nhanh chóng của Pháp Luân Công là mối nguy hại cho quốc gia, nên đã sử dụng bộ máy truyền thông của nhà nước bắt đầu vu khống với người dân ở Trung Quốc về môn tu luyện theo “Chân Thiện Nhẫn” này. Kể từ đó ông Giang đã phát động cuộc đàn áp đối với các học viên Pháp Luân Công, bằng các hình thức: Bắt bớ, tra tấn, đánh đập dã man để ép họ từ bỏ niềm tin của mình.
Ngày 20/6/2015, Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc đàn áp  Pháp Luân Công (WOIPFG) đã công bố kết luận điều tra cho thấy ước tính có hơn 2 triệu học viên Pháp Luân Công đã bị giết để lấy nội tạng.
Hôm 13/6 vừa qua, Hạ viện Mỹ đã thông qua Nghị quyết 343 yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay lập tức cuộc đàn áp Pháp Luân Công và hoạt động mổ cướp nội tạng. Đây là một cuộc bức hại lên chính tín lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
đàn áp, Trung Quốc, tín ngưỡng, lên án, Bài chọn lọc, đàn áp, Trung Quốc, tín ngưỡng, lên án, Bài chọn lọc,
5. Đường Lưỡi Bò
Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông gồm các tranh chấp về đảo và vùng biển. Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là hai quần đảo trên các rạn san hô ở Biển Đông, trong đó quần đảo Hoàng Sa đang là nơi tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan. Quần đảo Trường Sa là nơi tranh chấp chủ quyền của 6 quốc gia và lãnh thổ: Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei.
đàn áp, Trung Quốc, tín ngưỡng, lên án, Bài chọn lọc,
Bản đồ Đường lưỡi bò gây nhiều tranh cãi của Trung Quốc. (Ảnh: Internet)
Năm 1947, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đưa ra yêu sách chủ quyền trên Biển Đông với đường lưỡi bò 11 đoạn, sau này chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sử dụng lại đường lưỡi bò này nhưng chỉ còn 9 đoạn.
Mở đầu trong hành động khiêu khích với các nước có cùng tranh chấp, chính quyền Bắc Kinh đã mang dàn khoan HD 981 để khai thác dầu khí trên ngay thềm lục địa của Việt Nam. Chưa dừng lại ở đó, nước này còn cho tàu quân sự đâm chìm nhiều tàu cá của các nước trong khu vực. Tình trạng căng thẳng còn leo thang hơn nữa khi Bắc Kinh xây lắp các công trình quân sự trên các quần đảo có tranh chấp cũng như ngang nhiên thiết lập Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) trên Biển Đông.
Vào ngày 12/7 vừa qua,  Tòa án quốc tế La Haye đã ra phán quyết bác bỏ ‘yêu sách’ của Bắc Kinh về đường lưỡi bò và yêu cầu Bắc Kinh tuân thủ chấp hành. Tuy nhiên chính quyền nước này lại kiên quyết phản đối và tiếp tục cho các hạm đội tàu vào vùng biển có tranh chấp.
Chính những hành động ngang ngược về chủ quyền và lãnh thổ, chính quyền Trung Quốc bị người dân trên toàn thế giới lên án gay gắt.
Theo Daikynguyenvn

Tổng thống Philippines “giang hồ hơn cả giang hồ”

06/09/2016 15:59 GMT+7

TTO - Ông từng tuyên bố với các tổ chức khủng bố rằng nếu chúng tàn bạo bao nhiêu thì ông có thể “tàn bạo hơn gấp 10 lần”.
​Tổng thống Philippines “giang hồ hơn cả giang hồ”
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte - Ảnh: AFP
Có lẽ trong lịch sử chính trị đương đại, chưa có vị nguyên thủ quốc gia nào gây nhiều sóng gió tầm quốc tế và liên tục như Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte.
Sau thời gian ông nắm quyền rất ngắn đến nay, truyền thông quốc tế phải xem ông Duterte như một hiện tượng, thậm chí đang ngày càng có độ hot cao hơn cả tỉ phú Donald Trump bên Mỹ.
Việc ông đòi "chửi thẳng mặt" Tổng thống Mỹ với ngôn ngữ đường phố mới nhất chỉ là một chuỗi rất dễ hiểu nếu nhìn lại những gì ông đã làm, đã nói.
Tuổi thơ dữ dội
Chào đời tại Maasin (tỉnh Nam Leyte) ngày 28-3-1945, ông Duterte có tuổi thơ dữ dội. Từng hai lần bị đuổi học vì đạo đức kém, cậu học trò Duterte được kể là đòi giết bạn học vì dám trêu ghẹo nguồn gốc thiểu số của mình.
Ông Duterte được cho là mang nhiều dòng máu trong người: Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Ảrập, Malaysia và thậm chí các dòng máu thiểu số ở Philippines là visayas, maranao và kamayo.
Nhưng gia đình ông thuộc hàng có tiếng tăm. Cha ông, ông Vicente Duterte từng là thống đốc của một tỉnh và là cố vấn của tổng thống Ferdinand Marcos, người bị lật đổ năm 1986.
Ông Duterte tốt nghiệp cử nhân luật để từ đó làm công tố viên của Davao - thủ phủ kinh tế của tỉnh Mindanao. Bước chân đầu tiên vào con đường chính trị đã đưa ông trở thành thị trưởng của Davao và ông đã giữ đến 7 nhiệm kỳ ở vị trí này nhờ tính cách quyết đoán trong việc duy trì tình hình an ninh cho địa phương.
Trong các biện pháp trị an của ông ở Davao có việc cấm bán và cấm uống rượu bia từ 1g đến 8g sáng mỗi ngày, cấm hút thuốc trong thành phố. Giai thoại kể rằng ông từng bắt một du khách nước ngoài phải nuốt tàn thuốc vất xuống đất vì người này tái phạm lệnh cấm hút thuốc.
Ông cũng từng hút thuốc và thông tin cho biết vì thế ông đã bị bệnh Buerger - một dạng bệnh lý liên quan mạch máu.
Chơi mạnh tay, nói mạnh bạo
Từ khi còn làm thị trưởng Davao, ông đã nổi tiếng với việc triệt hạ tội phạm ma túy ở địa phương qua việc cho lập các “biệt đội tử thần” tiền trảm hậu tấu với các nghi phạm dính dáng ma túy.
Hồi năm 2009, tên ông đã được nhắc đến trước Đại hội đồng LHQ qua bản báo cáo về những vụ giết hại tội phạm không qua xét xử ở Davao.
Có lẽ mối thâm thù đó đã khiến ông không ngại ngần phản ứng mạnh với cảnh báo gần đây của LHQ về chuyện ông ra lệnh tiệu diệt các tội phạm ma túy ở Philippines khi ông lên làm tổng thống từ đầu tháng 7 năm nay. Ông thậm chí dọa rút khỏi LHQ và lập ra tổ chức mới "với Trung Quốc và các nước châu Phi" dù sau đó có nói lại là chỉ đùa.
​Tổng thống Philippines “giang hồ hơn cả giang hồ”
Tổng thống Duterte (trái) có mặt tại Vientiane chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao ASEAN. Đây là chuyến công du quốc tế đầu tiên của ông - Ảnh: Reuters
Có lẽ cho đến giờ, những phát ngôn hơn cả gây sốc của tổng thống Duterte đã được cả thế giới biết đến. Nhưng đó chỉ là một chuỗi của kiểu ăn nói bạt mạng của ông lâu nay.
Tháng 11-2015, khi Đức Giáo hoàng Francis đến thăm Philippines và gây ra vụ kẹt xe khủng khiếp ở thủ đô Manila, lúc đó Duterte đã phát biểu không cần dòm ngó: “Thằng chó đẻ, về nước mày đi!”.
Người ta cũng đang tìm cách giải mã lý do vì sao ông lại nặng lời với nhà lãnh đạo tôn giáo hàng đầu thế giới đến như vậy. Nhưng rõ ràng là ông không thích Thiên Chúa giáo, như ông từng tuyên bố: “Nếu nghe theo Mười điều răn của Chúa thì chắc tôi không làm thị trưởng được”.
"Tôi đang xài Viagra!"
Trong quá trình vận động tranh cử hồi tháng 4 năm nay, ông cũng làm dậy sóng dư luận khi bình về vụ hiếp dâm nhà nữ truyền giáo Úc cách đây 27 năm.
Cô Jacqueline Hamill, 36 tuổi, bị hãm hiếp và sát hại trong một cuộc nổi loạn của tù nhân Philippines vào năm 1989 tại nhà tù ở Davao nơi ông làm thị trưởng.
Trong một đoạn video lan truyền trên YouTube, người ta thấy ông ứng viên tổng thống phát biểu trước đám đông đang cười lớn những câu khó tin: “Nhìn thấy mặt cô ấy tôi đã tự nhủ, mẹ nó, tiếc thật. Tụi nó đã hãm hiếp cô ấy, đứng chờ đến lượt mình. Tôi thấy nổi giận vì chúng đã hãm hiếp cô ấy nhưng mà cô ấy đẹp thiệt! Tôi tự nhủ lẽ ra chúng phải để thị trưởng làm tua đầu chứ!”.
Phát ngôn này của ông Duterte bị các tổ chức nhân quyền và bảo vệ phụ nữ ném đá mạnh sau đó và đại sứ Úc tại Philippines cũng đã lên tiếng.
Sau đó, hôm 20-4, tổ chức "Woman against Duterte" (Phụ nữ chống Duterte) đã đệ đơn kiện lên Ủy ban Nhân quyền của LHQ về tội xúi giục hành vi hãm hiếp phụ nữ và thiếu tôn trọng phụ nữ.
Ông Duterte cũng chẳng vừa khi đáp trả: "Nếu điều đó là không chấp nhận được với những người có văn hóa, thì cứ để vậy đi. Nếu nó đồng nghĩa với việc tôi thất bại trong kỳ bầu cử, tôi cũng chịu". Ông còn cầu mong cái tổ chức tố ông “xuống thẳng địa ngục”!
Cá tính đến vậy, ông Duterte cũng không hề giấu diếm chuyện mình rất nam tính. Ông khoe có đến 3 nhân tình.
Có lẽ vì vậy mà người vợ đầu Elizabeth Zimmerman đã phải chia tay ông sau 27 năm chung sống và có đến 4 mặt con. Ông đã lấy vợ mới là một nữ y tá và có thêm một con gái.
Ngay cả trong khoản tình dục, ông cũng chẳng giấu diếm gì vì mình đang ở tuổi 71. “Tôi uống Viagra và thấy nó cứng ngắc”!
​Tổng thống Philippines “giang hồ hơn cả giang hồ”
Tổng thống Duterte trong lần đến nói chuyện với dân nghèo ở ngoại ô Manila - Ảnh: AFP
Khi ông làm thị trưởng Davao và cho thực thi những giải pháp quyết liệt đảm bảo an ninh, có thể ai đó không hài lòng với kiểu quá mạnh bạo hoặc cũng có thể là thô bạo nhưng ít nhất 5 đời tổng thống ở Philippines từng đề nghị ông giữ chức Bộ trưởng Nội vụ.
Ông đã từ chối hết cả để cuối cùng quyết định ra ứng cử tổng thống năm 2016.
Ông đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử diễn ra ngày 9-5, dù sít sao so với các đối thủ khác nhưng đó là cả một bất ngờ bởi dẫu sao ông chỉ là một thị trưởng nhỏ, ít kinh nghiệm chính trường.
Rodrigo Duterte đã được người dân chọn lựa bởi ông đã hứa đem lại bình yên cho đất nước như ông đã làm được ở Davao.
NGUYỄN QUÂN

Ấn Độ được gì khi quan hệ chặt chẽ với Việt Nam ?

Thời gian gần đây, Ấn Độ gia tăng sự hiện diện trong khu vực Biển Đông. Động thái này cho thấy New Dehli khẳng định chiến lược « Hướng Đông » nhằm đối đầu với việc Trung Quốc tìm cách gia tăng ảnh hưởng sang khu vực phía nam châu Á. Chính sách ngoại giao này của Ấn Độ mang một tầm quan trọng lớn hơn với việc thắt chặt quan hệ song phương với Việt Nam. Câu hỏi đặt ra : Ấn Độ sẽ được gì trong mối quan hệ này ?

media
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc (T) và đồng nhiệm Ấn Độ Narendra Modi duyệt đội quân danh dự trong lễ đón tiếp tại Hà Nội, ngày 03/09/2016. REUTERS/Kham
Trong bài phân tích đề tựa « Liệu Ấn Độ có được đền đáp trong cuộc chơi với Việt Nam ? », báo mạng dnaindia.com nhắc lại rằng Hà Nội cũng giống như Bắc Kinh là một nước theo chế độ cộng sản. Nhưng trong thời gian gần đây quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, đã có những chuyển biến ngoạn mục : từ thù nghịch nay trở thành đối tác. Hà Nội và Washington giờ có vẻ sát cánh bên nhau cùng dàn trận chống lại Bắc Kinh trong các vụ tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông.

Về phần mình, trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam, Ấn Độ đã ủng hộ chế độ Bắc Việt Nam chống lại Hoa Kỳ. Nay trong bối cảnh mới, trước sự lớn mạnh của Trung Quốc, cả Ấn Độ, Việt Nam và Hoa Kỳ đều đứng cùng chiến tuyến.

Lúc ban đầu, quan hệ Việt - Ấn chỉ dừng ở mức hợp tác thăm dò dầu khí ngoài khơi vịnh Bắc Bộ. Bắc Kinh lên tiếng phản đối dự án này, nhưng cũng không buộc được Ấn Độ và Việt Nam phải từ bỏ ý định.

Nhân chuyến công du Việt Nam hồi đầu tháng Chín này của thủ tướng Modi, hai nước quyết định nâng mức quan hệ, từ Đối tác Chiến lược lên thành Đối tác Chiến lược Toàn diện, ký kết 12 hiệp định hợp tác kinh tế và quốc phòng. Đồng thời, thủ tướng Ấn Độ thông báo cấp 500 triệu đô-la tín dụng để Việt Nam cải thiện năng lực quốc phòng.

Trong một cử chỉ mang ý nghĩa biểu tượng cao, thông cáo chung sau chuyến đi Việt Nam của ông Modi còn ghi nhận phán quyết ngày 12/7/2016 của Tòa Trọng tài Thường trực, chiếu theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Cả hai bên nhấn mạnh sự ủng hộ đối với hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do lưu thông hàng không và hàng hải trên Biển Đông.

Những thỏa thuận trên cho thấy Ấn Độ tham gia tích cực vào cảnh quan quốc phòng trong khu vực. Tuy nhiên, bài báo cho rằng sẽ rất là khờ dại khi nghĩ rằng việc thắt chặt quan hệ chiến lược giữa Việt Nam và Ấn Độ không gây thách thức nào cho Trung Quốc. Bởi vì, các thỏa thuận hợp tác quốc phòng giữa Hà Nội và New Delhi là một dấu hiệu cho thấy Ấn Độ đang đặt cược vào vùng Biển Đông. Việc Ấn Độ tăng cường hiện diện trong khu vực này cũng bắt nguồn từ mối hợp tác tích cực giữa New Dehli và Washington.

Đây mới chính là điểm đáng quan tâm. Hoa Kỳ đang tìm kiếm những đối tác đáng tin cậy và hùng mạnh tại châu Á để xây dựng chuỗi liên minh, một phần trong chiến lược toàn cầu của Washington. Đương nhiên, Hoa Kỳ phải lên tiếng trấn an là không nhằm kềm hãm hay bao vây Trung Quốc. Nhưng cũng không thể quên rằng Mỹ cũng đang tìm cách duy trì ảnh hưởng của mình trong khu vực.

Thế nhưng, bài viết cho rằng việc Ấn Độ muốn tham gia cuộc chơi này như thế nào cần phải được đưa ra bàn luận. Với tư cách là cường quốc kinh tế thế giới, Ấn Độ cũng không nên chỉ đóng vai trò người quan sát bên lề. Và có lẽ là Ấn Độ cũng muốn tham gia cuộc chơi bằng chính phương tiện của mình, như là Trung Quốc và Hoa Kỳ đang làm theo cách riêng của họ.

Do đó, việc lo ngại vai trò của Ấn Độ bị thu hẹp xuống còn là đối tác thứ yếu của Hoa Kỳ cũng là điều chính đáng và cần được tranh luận. Bất kể đảng phái chính trị nào lên cầm quyền hay một hệ phái tư tưởng nào thống trị thì không một chính phủ đơn lẻ nào tại Ấn Độ có thể đưa đất nước tham gia vào một liên minh toàn cầu. Một điểm khác không kém phần quan trọng : Ấn Độ là một đất nước rộng lớn, đa dạng, đông dân và có một nền dân chủ lớn nên không thể để bị đưa xuống vai trò thứ yếu trong bàn cờ chính trị thế giới.

Minh Anh

(RFI)

“Né” sân golf là nguyên nhân gây tắc nghẽn, ngập sân bay Tân Sơn Nhất?

Theo báo Tuổi trẻ ngày 04/09, để giải quyết nạn tắc nghẽn tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, mới đây liên danh nhà đầu tư gồm Tổng công ty 319 (Bộ Quốc phòng), Công ty TNHH dịch vụ thương mại, sản xuất, xây dựng Đông Mêkong và Công ty Cổ phần hạ tầng Đông Á đề xuất dự án xây dựng hệ thống đường trên cao kết nối sân bay Tân Sơn Nhất (Q.Tân Bình) với đường Nguyễn Văn Trỗi – Hoàng Văn Thụ (Q.Phú Nhuận) theo hình thức đầu tư PPP (nhà nước và tư nhân hợp tác) nhằm giải quyết ùn tắc giao thông ở khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, dự kiến vốn đầu tư khoảng 3.500 tỷ đồng.

Kẹt xe, nhiều người phải chạy bộ vào nhà ga để kịp giờ bay là hình ảnh thường xuyên ở sân bay Tân Sơn Nhất.
Cổng vào sân bay kẹt cứng, nhiều người phải chạy bộ vào nhà ga để kịp giờ bay là hình ảnh thường xuyên ở sân bay Tân Sơn Nhất.
Sân bay Tân Sơn Nhất hiện trong tình trạng quá tải cả trong và ngoài sân bay. Dù có lượng khách cực lớn nhưng tới nay toàn bộ sân bay chỉ có một cổng vào duy nhất trên đường Trường Sơn, mọi tuyến đường đều đổ về một cửa ngõ duy nhất nên việc thường xuyên tắc nghèn hoàn toàn dễ hiểu.

Trong khi các tuyến đường đổ về cửa ngõ duy nhất của sân bay Tân Sơn Nhất không có “lối thoát”, thì ở các mặt khác của sân bay trên đường Tân Sơn (dẫn vào sân golf Tân Sơn Nhất), đường Trường Chinh, Quang Trung hoàn toàn thông thoáng

Để giải quyết tình trạng này, mới đây bất chấp tình hình kinh tế khó khăn, người ta vẫn “cố” đề xuất dự án xây hệ thống đường trên cao đổ về Tân Sơn Nhất trị giá 3.500 tỷ đồng. Liệu rằng khi xây xong, tình trạng kẹt xe trước ngõ vào sân bay có được giải quyết? Hay lại tăng thêm áp lực cho khu vực này khi không chỉ 3, 4 tuyến đường đổ về cùng lúc mà tận 6,7 tuyến? Liệu rằng khi đề xuất dự án “điên rồ” này, người ta có tính đường giải quyết nút thắt ngay cửa ngõ Tân Sơn Nhất không? Hay chỉ chăm chăm “vẽ” dự án nghìn tỷ “trên trời”, dự án càng nhiều, càng lớn lại càng có lợi?

Nguyên nhân chính khiến cửa ngõ duy nhất của sân bay trên đường Trường Chinh ách tắc nghiêm trọng là do áp lực từ dòng xe cộ liên tục đổ dồn về. Vậy mà họ lại giải quyết theo kiểu xây thêm đường, tăng lưu lượng xe đổ về sân bay? Tình trạng tắc nghẽn sẽ được giải quyết, hay người ta chi số tiền hàng ngàn tỷ đồng để rồi sân bay bị bức tử nghiêm trọng hơn và gia tăng nạn kẹt xe cho khu vực?

Sơ đồ kẹt xe sân bay Tân Sơn Nhất, đúng là “không có cửa ra”.
Trong khi các tuyến đường đổ về cửa ngõ duy nhất của sân bay Tân Sơn Nhất không có “lối thoát”, thì ở các mặt khác hoàn toàn thông thoáng
Có một hướng giải quyết vô cùng đơn giản, ít tốn kém nhưng không hiểu sao các nhà quy hoạch không ai “nhìn ra” hay người ta “thấy” nhưng cố tình né tránh? Tại sao không xây thêm cổng vào từ các tuyến đường Cộng Hòa – Hoàng Hoa Thám, Trường Chinh, Tân Sơn (khu vực cổng vào sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất)? Tại sao vẫn kiên quyết giữ cái sân golf chỉ chuyên phục vụ giới nhà giàu, rồi lại rút cạn ngân sách, tiền mồ hôi nước mắt của dân để “vẽ” ra những dự án trên trời, chẳng những không giải quyết được mà còn khiến vấn đề thêm trầm trọng?

Chưa kể, nếu “dẹp” cái sân golf đang nằm chễm chệ trong sân bay Tân Sơn Nhất, người ta còn có thể giải quyết phần nào nạn ách tắc kinh hoàng từ trong sân bay ra ngoài cửa ngõ, từ trên trời xuống dưới đất tại sân bay quốc tế hàng đầu Việt Nam. Thay vì cứ đề nghị những dự án từ vài đến hàng chục ngàn tỷ để chắp vá sân bay, tại sao chúng ta không mà chẳng đi được đến đâu.

Tại sao cứ phải vay hàng chục, hàng trăm ngàn tỷ để xây mới sân bay quốc tế mà không phải là mở rộng diện tích sử dụng tại sân bay Tân Sơn Nhất, trả lại quy hoạch đồng bộ ban đầu cho khu vực sân bay, xây thêm các Terminal tại những cửa ngõ khác đi vào sân bay để tăng cường và khai thác hết công năng của Tân Sơn Nhất? Tại sao lại cắt đất sân bay làm sân golf, vừa lấn chiếm diện tích làm đường băng mới, vừa tạo thêm chướng ngại vật cho các phi công trong quá trình hạ cánh sau một chuyến bay dài đầy mệt mỏi và căng thẳng? Tại sao phải giữ dự án sân golf vốn chỉ dành phục vụ vài ông chủ của giới thượng lưu, cổng vào rộng thênh thang không một bóng người, mà không biến nó thành một cửa ngõ vào sân bay quốc tế, vừa giảm tải cho nhà ga sân bay, vừa giảm áp lực tại các cửa ngõ và các tuyến đường đổ về khu vực này?

Hàng dài máy bay xếp hàng chờ cất cánh như kẹt ô tô ở đường bộ, trong khi ngay sát cạnh là sân golf rộng thênh thang chỉ thỉnh thoảng phục vụ vài ông chủ
Hàng dài máy bay xếp hàng chờ cất cánh như kẹt ô tô ở đường bộ, trong khi ngay sát cạnh là sân golf rộng thênh thang chỉ thỉnh thoảng phục vụ vài ông chủ
14141579_880748148693559_3680391776155092119_n
Không thể nhận ra đây là sân bay quốc tế sầm uất, đông đúc nhất Việt Nam.
Tại sao cứ đổ lỗi cho hệ thống mương cũ kỹ, không đáp ứng được nhu cầu khi người ta đã cắt xén và lấp không ít mương trong hệ thống để tạo nên những thảm cỏ sân golf xanh mướt hay bê tông hóa chúng thành những con đường rải nhựa phục vụ cho các ông chủ thỉnh thoảng đến giải trí. Tại sao người ta chỉ đề xuất chi hàng trăm tỷ đồng cho dự án làm kênh thoát nước chống ngập cho sân bay Tân Sơn Nhất, trong khi phần gốc của vấn đề vẫn còn đó? Tại sao không phải là trả lại quy hoạch ban đầu cho sân bay, nâng cấp mương thoát nước vốn cũ kỹ, phục hồi hệ thống thoát nước khổng lồ trong sân bay mà tiếp tục “né” sân golf, đào xới ngang dọc khiến sân bay như một chiếc áo chắp vá cũ nát?

Chúng ta thường đổ lỗi sân bay Tân Sơn Nhất nằm trong khu dân cư đông đúc nên không thể tránh khỏi tình trạng kẹt xe nhưng quên rằng vị trí lịch sử của nó nằm trong một không gian rất thoáng đãng. Sân bay bao giờ cũng đặt ở nơi cao nhất thành phố, đảm bảo không bị ngập vì nó là lối thoát cuối cùng cho những thứ quan trọng (con người, tài liệu, tài sản quốc gia…) khi xảy ra sự cố.

Chính vì vậy mà năm 1930, khi người Pháp xây dựng sân bay đã chọn làng Tân Sơn Nhất là nơi được coi là cao nhất Sài Gòn và yên tâm rằng nó không bao giờ bị ngập. Do quá trình quy hoạch dân cư và phát triển chưa tốt đã khiến không gian sân bay Tân Sơn Nhất bị biến dạng, rúm ró và thu hẹp đi đáng kể, bản thân Tân Sơn Nhất không có lỗi. Nếu không có sân bay Tân Sơn Nhất, TP.HCM và các tỉnh miền Nam sẽ bị động trong giao thương, kinh tế, chính trị và quân sự, mất đi ngõ cứu sinh tức thời khi cần cứu trợ hoặc tiếp tế khi có thiên tai, dịch họa… Việc cần làm là trả lại không gian và vị trí của nó, cho dù có tốn kém vì Tân Sơn Nhất mang lại lợi ích dân sinh nhiều hơn cả.

(Tuổi trẻ)

Putin ?

Vì sao TQ sợ VN nhất trên Biển Đông? Vũ khí gì giúp VN khắc chế được TQ?