Thứ Ba, 6 tháng 9, 2016

“Né” sân golf là nguyên nhân gây tắc nghẽn, ngập sân bay Tân Sơn Nhất?

Theo báo Tuổi trẻ ngày 04/09, để giải quyết nạn tắc nghẽn tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, mới đây liên danh nhà đầu tư gồm Tổng công ty 319 (Bộ Quốc phòng), Công ty TNHH dịch vụ thương mại, sản xuất, xây dựng Đông Mêkong và Công ty Cổ phần hạ tầng Đông Á đề xuất dự án xây dựng hệ thống đường trên cao kết nối sân bay Tân Sơn Nhất (Q.Tân Bình) với đường Nguyễn Văn Trỗi – Hoàng Văn Thụ (Q.Phú Nhuận) theo hình thức đầu tư PPP (nhà nước và tư nhân hợp tác) nhằm giải quyết ùn tắc giao thông ở khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, dự kiến vốn đầu tư khoảng 3.500 tỷ đồng.

Kẹt xe, nhiều người phải chạy bộ vào nhà ga để kịp giờ bay là hình ảnh thường xuyên ở sân bay Tân Sơn Nhất.
Cổng vào sân bay kẹt cứng, nhiều người phải chạy bộ vào nhà ga để kịp giờ bay là hình ảnh thường xuyên ở sân bay Tân Sơn Nhất.
Sân bay Tân Sơn Nhất hiện trong tình trạng quá tải cả trong và ngoài sân bay. Dù có lượng khách cực lớn nhưng tới nay toàn bộ sân bay chỉ có một cổng vào duy nhất trên đường Trường Sơn, mọi tuyến đường đều đổ về một cửa ngõ duy nhất nên việc thường xuyên tắc nghèn hoàn toàn dễ hiểu.

Trong khi các tuyến đường đổ về cửa ngõ duy nhất của sân bay Tân Sơn Nhất không có “lối thoát”, thì ở các mặt khác của sân bay trên đường Tân Sơn (dẫn vào sân golf Tân Sơn Nhất), đường Trường Chinh, Quang Trung hoàn toàn thông thoáng

Để giải quyết tình trạng này, mới đây bất chấp tình hình kinh tế khó khăn, người ta vẫn “cố” đề xuất dự án xây hệ thống đường trên cao đổ về Tân Sơn Nhất trị giá 3.500 tỷ đồng. Liệu rằng khi xây xong, tình trạng kẹt xe trước ngõ vào sân bay có được giải quyết? Hay lại tăng thêm áp lực cho khu vực này khi không chỉ 3, 4 tuyến đường đổ về cùng lúc mà tận 6,7 tuyến? Liệu rằng khi đề xuất dự án “điên rồ” này, người ta có tính đường giải quyết nút thắt ngay cửa ngõ Tân Sơn Nhất không? Hay chỉ chăm chăm “vẽ” dự án nghìn tỷ “trên trời”, dự án càng nhiều, càng lớn lại càng có lợi?

Nguyên nhân chính khiến cửa ngõ duy nhất của sân bay trên đường Trường Chinh ách tắc nghiêm trọng là do áp lực từ dòng xe cộ liên tục đổ dồn về. Vậy mà họ lại giải quyết theo kiểu xây thêm đường, tăng lưu lượng xe đổ về sân bay? Tình trạng tắc nghẽn sẽ được giải quyết, hay người ta chi số tiền hàng ngàn tỷ đồng để rồi sân bay bị bức tử nghiêm trọng hơn và gia tăng nạn kẹt xe cho khu vực?

Sơ đồ kẹt xe sân bay Tân Sơn Nhất, đúng là “không có cửa ra”.
Trong khi các tuyến đường đổ về cửa ngõ duy nhất của sân bay Tân Sơn Nhất không có “lối thoát”, thì ở các mặt khác hoàn toàn thông thoáng
Có một hướng giải quyết vô cùng đơn giản, ít tốn kém nhưng không hiểu sao các nhà quy hoạch không ai “nhìn ra” hay người ta “thấy” nhưng cố tình né tránh? Tại sao không xây thêm cổng vào từ các tuyến đường Cộng Hòa – Hoàng Hoa Thám, Trường Chinh, Tân Sơn (khu vực cổng vào sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất)? Tại sao vẫn kiên quyết giữ cái sân golf chỉ chuyên phục vụ giới nhà giàu, rồi lại rút cạn ngân sách, tiền mồ hôi nước mắt của dân để “vẽ” ra những dự án trên trời, chẳng những không giải quyết được mà còn khiến vấn đề thêm trầm trọng?

Chưa kể, nếu “dẹp” cái sân golf đang nằm chễm chệ trong sân bay Tân Sơn Nhất, người ta còn có thể giải quyết phần nào nạn ách tắc kinh hoàng từ trong sân bay ra ngoài cửa ngõ, từ trên trời xuống dưới đất tại sân bay quốc tế hàng đầu Việt Nam. Thay vì cứ đề nghị những dự án từ vài đến hàng chục ngàn tỷ để chắp vá sân bay, tại sao chúng ta không mà chẳng đi được đến đâu.

Tại sao cứ phải vay hàng chục, hàng trăm ngàn tỷ để xây mới sân bay quốc tế mà không phải là mở rộng diện tích sử dụng tại sân bay Tân Sơn Nhất, trả lại quy hoạch đồng bộ ban đầu cho khu vực sân bay, xây thêm các Terminal tại những cửa ngõ khác đi vào sân bay để tăng cường và khai thác hết công năng của Tân Sơn Nhất? Tại sao lại cắt đất sân bay làm sân golf, vừa lấn chiếm diện tích làm đường băng mới, vừa tạo thêm chướng ngại vật cho các phi công trong quá trình hạ cánh sau một chuyến bay dài đầy mệt mỏi và căng thẳng? Tại sao phải giữ dự án sân golf vốn chỉ dành phục vụ vài ông chủ của giới thượng lưu, cổng vào rộng thênh thang không một bóng người, mà không biến nó thành một cửa ngõ vào sân bay quốc tế, vừa giảm tải cho nhà ga sân bay, vừa giảm áp lực tại các cửa ngõ và các tuyến đường đổ về khu vực này?

Hàng dài máy bay xếp hàng chờ cất cánh như kẹt ô tô ở đường bộ, trong khi ngay sát cạnh là sân golf rộng thênh thang chỉ thỉnh thoảng phục vụ vài ông chủ
Hàng dài máy bay xếp hàng chờ cất cánh như kẹt ô tô ở đường bộ, trong khi ngay sát cạnh là sân golf rộng thênh thang chỉ thỉnh thoảng phục vụ vài ông chủ
14141579_880748148693559_3680391776155092119_n
Không thể nhận ra đây là sân bay quốc tế sầm uất, đông đúc nhất Việt Nam.
Tại sao cứ đổ lỗi cho hệ thống mương cũ kỹ, không đáp ứng được nhu cầu khi người ta đã cắt xén và lấp không ít mương trong hệ thống để tạo nên những thảm cỏ sân golf xanh mướt hay bê tông hóa chúng thành những con đường rải nhựa phục vụ cho các ông chủ thỉnh thoảng đến giải trí. Tại sao người ta chỉ đề xuất chi hàng trăm tỷ đồng cho dự án làm kênh thoát nước chống ngập cho sân bay Tân Sơn Nhất, trong khi phần gốc của vấn đề vẫn còn đó? Tại sao không phải là trả lại quy hoạch ban đầu cho sân bay, nâng cấp mương thoát nước vốn cũ kỹ, phục hồi hệ thống thoát nước khổng lồ trong sân bay mà tiếp tục “né” sân golf, đào xới ngang dọc khiến sân bay như một chiếc áo chắp vá cũ nát?

Chúng ta thường đổ lỗi sân bay Tân Sơn Nhất nằm trong khu dân cư đông đúc nên không thể tránh khỏi tình trạng kẹt xe nhưng quên rằng vị trí lịch sử của nó nằm trong một không gian rất thoáng đãng. Sân bay bao giờ cũng đặt ở nơi cao nhất thành phố, đảm bảo không bị ngập vì nó là lối thoát cuối cùng cho những thứ quan trọng (con người, tài liệu, tài sản quốc gia…) khi xảy ra sự cố.

Chính vì vậy mà năm 1930, khi người Pháp xây dựng sân bay đã chọn làng Tân Sơn Nhất là nơi được coi là cao nhất Sài Gòn và yên tâm rằng nó không bao giờ bị ngập. Do quá trình quy hoạch dân cư và phát triển chưa tốt đã khiến không gian sân bay Tân Sơn Nhất bị biến dạng, rúm ró và thu hẹp đi đáng kể, bản thân Tân Sơn Nhất không có lỗi. Nếu không có sân bay Tân Sơn Nhất, TP.HCM và các tỉnh miền Nam sẽ bị động trong giao thương, kinh tế, chính trị và quân sự, mất đi ngõ cứu sinh tức thời khi cần cứu trợ hoặc tiếp tế khi có thiên tai, dịch họa… Việc cần làm là trả lại không gian và vị trí của nó, cho dù có tốn kém vì Tân Sơn Nhất mang lại lợi ích dân sinh nhiều hơn cả.

(Tuổi trẻ)

Không có nhận xét nào: