Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2016

'Đừng đặt tương lai con cháu lên lưng hổ; Đề nghị lập ủy ban lâm thời trung ương rà soát bộ máy

04/11/2016  00:25 GMT+7

- "Có cử tri nhắc nhở chúng tôi rằng với một nhiệm kỳ 5 năm, các vị hãy có trách nhiệm với tương lai lâu dài, đừng đặt tương lai của con cháu chúng ta lên lưng hổ để đâm lao phải chạy theo lao". 
ĐB Dương Trung Quốc nói tại phiên thảo luận kinh tế xã hội hôm nay.
Ông cho rằng, với tần số nửa năm một lần bản báo cáo Chính phủ tuy cũng phải đề cập tới những vấn đề vĩ mô, những vấn đề liên quan đến những mục tiêu dài hạn. Nhưng những vấn đề nóng bỏng, nảy sinh từ thực tiễn và đang tác động vào đời sống của đất nước hay nhân dân phải là những ưu tiên hàng đầu.
Ông lấy ví dụ, trong thời gian vừa qua, có hiện tượng chưa từng xảy ra là liên tiếp 4 chiếc máy bay thuộc loại hiện đại của nhiều chủng loại khác nhau gặp nạn.
Rủi ro là điều khó tránh và việc mất mát về nhân lực, những phi công dày công đào tạo hy sinh trong khi làm nhiệm vụ là điều vô cùng đau sót, phải chăng vì thế ít ai nỡ nhắc tới. 
Dương Trung Quốc, máy bay rơi, Formosa, 8B Lê Trực
ĐB Dương Trung Quốc. (Ảnh: Quốc Anh)
Nhưng 4 chiếc máy bay hiện đại là một tài sản rất lớn, bị hư hại, nếu so sánh với ngân sách của các địa phương hay hiệu quả của ngành kinh tế mà báo cáo Chính phủ không hề đề cập tới là không chấp nhận được.
“Chúng ta vừa thảo luận về tài sản công thì đây là một bằng chứng điển hình về thất thoát tài sản rất lớn. Liên quan đến sự thất thoát ấy còn có trách nhiệm của những ai đã được Nhà nước và nhân dân giao phó”, ông nói.
ĐB kỳ cựu cũng nêu thực trạng né tránh cung cấp thông tin còn mang đến những hệ quả tiêu cực, khi trên mạng vô tình hay hữu ý lan truyền những cách nhìn nhận không đúng sự thật, xuyên tạc gây hại đối với lòng tin của người dân.
Lấy ví dụ từ vụ Formosa, ĐB Quốc cho rằng vụ việc này để lại những hậu quả nặng nề nên phản ứng của dân là tất nhiên và luôn cần sự ủng hộ của Nhà nước.
Thể hiện phản ứng có thể có những cách chưa phù hợp với quan điểm của Nhà nước nhưng không phải vì thế chúng ta quy kết tất cả đều là xấu. Những gì diễn ra liên quan đến cuộc huy động đông đảo người biểu tình, về căn bản là ôn hòa, lên án Formosa ở Hà Tĩnh mới đây.
ĐB Đồng Nai cho rằng, lẽ ra chúng ta phải kịp thời phản ánh, tuyên truyền, phân tích theo chiều hướng tích cực để định hướng cho sự bức xúc của bà con thì chúng ta tựa như “vùi đầu xuống cát”, khiến cho nhiều người đặt ra câu hỏi về tính minh bạch của CP.
Nhắc đến những bằng chứng của những công trình đắp chiếu làm thất thoát tài sản của nhân dân có thể định lượng được hàng ngàn, hàng chục ngàn tỷ đồng, ĐB Dương Trung Quốc đặt vấn đề: “Chúng ta nghĩ gì về những công trình còn nguy hại hơn như Formosa sẽ đeo đẳng nỗi lo phải đối phó đủ 70 năm thuê đất”.
Hay như những thông tin về dự án Nghi Sơn ĐBQH đưa ra khiến mọi người giật mình nghĩ đến những thất thoát được báo trước trong tương lai. 
“Có cử tri nhắc nhở chúng tôi rằng với một nhiệm kỳ 5 năm, các vị hãy có trách nhiệm với tương lai lâu dài, đừng đặt tương lai của con cháu chúng ta lên lưng hổ để đâm lao phải chạy theo lao”, ông nhắc nhở.
QH hình như vẫn đứng ngoài quyết định của CP
Theo ĐB Dương Trung Quốc, thông điệp của Chính phủ hướng tới một CP hành động, kiến tạo, liêm chính, đặt cho chúng ta những hy vọng tốt đẹp nhưng cũng đòi hỏi chúng ta phải có trách nhiệm như những người trong cuộc. 
Ông cũng đặt câu hỏi “dấu ấn của QH trong báo cáo của CP ở đâu?”. “QH nào, Chính phủ nấy là điều dễ hiểu. Một QH kém năng lực thỏa hiệp thì sẽ có một CP kém chất lượng và dễ lạm quyền. Do vậy, không thể không nhìn nhận vai trò QH trong những thành bại của CP”, ĐB Quốc nói.
ĐB Quốc cho rằng trong thực tế QH hình như vẫn đứng ngoài những quyết định của CP. Cho nên khi hành pháp có sai lầm dường như QH và rộng hơn là các tổ chức đại biểu dân cử luôn thể hiện sự vô can của mình. Đứng trước sự bức xúc của xã hội về việc phần lớn các dự án đấu thầu đều rơi vào một đối tượng trúng thầu chất lượng và tín nhiệm thấp thì câu trả lời là làm theo đúng luật QH ban hành.
Ông dẫn chứng vụ tòa nhà 8B Lê Trực xây ngay ở trung tâm thủ đô, gần QH, đứng trước mắt các ĐBQH mà có ai trong QH, trước hết là ĐB Hà Nội Nội, sau đó là ĐB sống ở Hà Nội như ông phát hiện ra rằng chủ đầu tư làm sai, làm bậy.
“Chắc chắn công tác lập pháp và giám sát của QH góp phần vào những sai phạm, hạn chế hiệu quả hoạt động của CP, nợ công chồng chất, tài sản hư hao, tham nhũng không kiểm soát là trách nhiệm của CP nhưng cũng có một phần của QH”.
Ông đề nghị trong báo cáo của CP cần dành một phần đòi hỏi QH những gì để CP làm tốt hơn, ít sai phạm hơn.
Thu Hằng - Hồng Nhì


Đề nghị lập ủy ban lâm thời trung ương rà soát bộ máy

03/11/2016 09:37 GMT+7
TTO - Đại biểu Dương Văn Thống (Yên Bái) cho rằng nếu có biện pháp để triệt tiêu chủ nghĩa cá nhân và lòng tham của cán bộ, công chức thì sẽ tiết giảm được ngân sách chi cho bộ máy.

Ông Dương Văn Thống là Phó bí thư thường trực, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái, đã dành toàn bộ thời gian phát biểu trước Quốc hội sáng nay (3-11) để đề cập đến những vấn đề của bộ máy và cán bộ.
Ông Thống cho rằng thời gian qua đã xảy ra tình trạng coi nhẹ, buông lỏng giáo dục cán bộ các cấp. Vị đại biểu này nhận định: “Tôi thấy cán bộ đứng đầu, cán bộ lãnh đạo các cấp khi đến đâu đó chỉ đạo thì chỉ tập trung nói nhiều về phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng chính trị chung chung”.
“Nói như vậy là đúng nhưng chưa đủ. Hầu như không thấy ai nói mấy về đạo đức, phong cách. Bốn chữ “cần, kiệm, liêm, chính” có chăng chỉ nói đến chữ “cần”, còn “kiệm, liêm, chính” thì chỉ thấy Tổng Bí thư và các giảng viên học viện, nhà trường nói khi phải giảng dạy”.
“Khi xem xét bố trí cán bộ thì nặng về hiệu quả công tác, sự nhanh nhạy, năng động, nhưng ít nói về đạo đức”.
Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái cho rằng “công tác cán bộ là then chốt thì thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác cán bộ là công việc quan trọng bậc nhất của lãnh đạo. Cho nên phải tập trung kiểm tra từ tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đến bố trí cán bộ”.
“Kiểm tra, thanh tra phải chặt chẽ, gắn với xử lý, kỷ luật phải nghiêm”.
“Nếu chúng ta rà soát sửa đổi cả bộ máy hệ thống hợp lý hơn, ít tổ chức, đầu mối hơn, chấn chỉnh đội ngũ cán bộ kiên quyết hơn, cộng với thực thi đúng luật pháp, chính sách gắn với rèn nắn phong cách, lối sống trong sạch, vì dân thì hạn chế được chủ nghĩa cá nhân và lòng tham thì chắc chắn giảm được chi ngân sách vào bộ máy. Nguồn lực đất nước sẽ được sử dụng hiệu quả hơn. Tham nhũng, nhũng nhiễu sẽ giảm. Niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ sẽ được nâng lên”.
Đại biểu Dương Văn Thống “đề nghị nghiên cứu rà soát sửa đổi một cách tổng thể cả bộ máy hệ thống chính trị, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và sự phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực.
Phải giảm được cả tổ chức và con người, trong đó bộ máy phải giảm 20% trở lên chứ không phải 10%”.
“Tôi đề nghị lập ủy ban lâm thời của trung ương tập trung rà soát tham mưu để trong vòng 1-2 năm thì thiết kế tổng thể, rà soát lại, cắt giảm bộ máy, sau đó cấp có thẩm quyền phê duyệt để thi hành trong 1-2 năm để gọn bộ máy lại, giảm nhân sự” - ông nói.
“Quốc hội khi tiến hành sửa đổi, bổ sung luật thì không được tăng bộ máy, biên chế. Hàng năm Chính phủ, các cơ quan nhà nước khác phải báo cáo Quốc hội về việc thực hiện tinh giảm bộ máy, số kinh phí tiết giảm được trong chi thường xuyên”.
“Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác tổ chức cán bộ, người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương về đạo đức, lối sống, tài sản".
“Thường xuyên giáo dục, rèn luyện cán bộ, trong đó chú trọng rèn về đức “cần, kiệm, liêm, chính”, tôn trọng và phục vụ dân. Muốn làm được thì cấp trên phải làm trước và cấp trên phải ít khuyết điểm hơn cấp dưới”.
LÊ KIÊN


Không loại trừ hành vi cố ý vi phạm trong các dự án nghìn tỉ thua lỗ

Xót xa một loạt dự án hàng nghìn tỉ đồng được đầu tư bằng tiền ngân sách đắp chiếu, các đại biểu truy trách nhiệm Bộ Công thương trong phiên thảo luận tại Quốc hội sáng nay 3.11.

Khong loai tru hanh vi co y vi pham trong cac du an nghin ti thua lo - Anh 1
Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh
Trước đó, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh đã giải trình về 5 dự án bị thua lỗ hơn 30 nghìn tỉ đồng, đưa ra nguyên nhân và giải pháp xử lý. Cũng theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, ngoài ra, còn có một số dự án khác tiềm ẩn nguy cơ.
Tuy nhiên, Ủy viên Thường trực Ủy ban kinh tế Phùng Văn Hùng bày tỏ sự băn khoăn sau phần giải trình của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, ông đặt câu hỏi: "Bộ Công Thương đã tính toán phương án để xử lý số dự án đắp chiếu hay chưa? Mong Bộ trưởng cho Quốc hội, công luận biết".
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa đề nghị Bộ Công Thương sớm lập danh mục các dự án đầu tư đắp chiếu, có nguy cơ thua lỗ mà Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nêu tại phần giải trình. "Phải rạch ròi số này ra, vì thua lỗ một ngày, một tháng rồi một năm cộng lại thì sẽ là số vốn thất thoát rất lớn. Trong khi người dân tại những vùng sâu, vùng xa lại đang cần Nhà nước đầu tư", ông Nghĩa nhấn mạnh.
Làm rõ cá nhân, tổ chức sai phạm
Theo Bộ trưởng Bộ Công thương, 5 dự án tồn đọng kém hiệu quả là: xơ sợi Đình Vũ, gang thép Thái Nguyên, bột giấy Phương Nam, đạm Ninh Bình, các dự án ethanol nhiên liệu sinh học. Bộ trưởng cho biết, những dự án này đều diễn ra một thời gian quá dài, nhiều vướng mắc, thay đổi về bối cảnh thị trường, điều kiện thực hiện dự án…
“Bộ Công thương cùng bộ ngành đang tổng hợp, đánh giá, rà soát, kiểm tra một cách triệt để và toàn diện tất cả những vấn đề tồn tại của các dự án này và có báo cáo cụ thể với Chính phủ”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói.
Bộ trưởng cho biết, với dự án xơ sợi Đình Vũ , Chính phủ đã thanh tra và có kết luận hướng xử lý tiếp theo. Với Nhà máy gang thép Thái Nguyên và đạm Ninh Bình, Bộ Công thương đang thanh tra và sắp có kết quả báo cáo Thủ tướng về những biện pháp xử lý dứt điểm. “Ngoài 5 dự án này, còn một số dự án khác tiềm ẩn những nguy cơ, vướng mắc, nếu không can thiệp kịp thời sẽ có khả năng hoạt động kém hiệu quả”, Bộ trưởng khẳng định.
Bộ trưởng Bộ Công thương đề nghị, tới đây sẽ phải rạch ròi và làm rõ hơn trong việc quản lý đầu tư của Nhà nước, không chỉ đầu tư công mà đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, và đặc biệt phải làm rõ vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong việc phát triển thị trường, phát triển sản xuất, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khác tham gia thị trường.
Thứ hai, các dự án này bộc lộ sự khiếm khuyết và lỗ hổng trong quản lý nhà nước cả về khung pháp lý và thể chế, vai trò giữa bộ chủ quản và các bộ quản lý nguồn vốn nhà nước, bộ quản lý quy trình thủ tục đầu tư. Vì vậy, rất cần làm rõ trách nhiệm cơ quan quản lý nhà nước đối với các phần vốn trong doanh nghiệp nhà nước trong thời gian tới.
Thứ ba, trong trách nhiệm của bộ chủ quản và bộ chuyên ngành, cần xem xét lại việc chấp hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật nhà nước. Làm rõ trách nhiệm của các cấp quản lý nhà nước cũng như chủ đầu tư doanh nghiệp. Không loại trừ những hành động cố ý trong vi phạm hoạt động quản trị, điều hành đầu tư của doanh nghiệp nhà nước.
Anh Vũ

RFI: Chủ tịch Trung Quốc tố giác « âm mưu tạo phản » trong đảng Cộng Sản



Tú AnhẢnh minh họa chiến dịch 'đả hổ' của ông Tập Cận Bình. (Ảnh: Adolfo Arranz/SCMP)


mediaChủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh minh họa.Flickr.com
Chính quyền Trung Quốc bị lung lay vì những âm mưu chính trị, tham ô, lạm quyền, gian lận bầu cử. Trên đây là những lời cảnh cáo của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, trước hàng trăm đảng viên cao cấp vào tuần trước, mới được tiết lộ hôm nay.
Báo đảng Nhân Dân Nhật Báo trong số ra ngày hôm nay, 03/11/2016, cho biết nội dung hai văn kiện liên quan đến hội nghị Ban Chấp Hành Trung Ương đảng Cộng Sản Trung Quốc hồi tuần trước và bình luận của lãnh đạo Tập Cận Bình.
Theo nhân vật số một của Trung Quốc, từ nay có thêm tước hiệu « hạch tâm » (hạt nhân), thì đảng Cộng Sản bị lung lay vì lòng tham không đáy của một « nhóm lãnh đạo bị tiền tài và quyền lực làm mê hoặc, giả vờ tôn trọng đường lối của đảng, thành lập phe nhóm phục vụ quyền lợi riêng tư và mưu toan chính trị ».
Chủ tịch Trung Quốc thừa nhận là các chiến dịch bài trừ tệ đoan trong nội bộ đảng Cộng Sản không mang lại kết quả : Tệ nạn gia đình trị, con ông cháu cha và gian lận bầu cử không chấm dứt, nạn lạm quyền, tham ô, vi phạm pháp luật và kỷ luật cũng gia tăng.
Theo Nhân Dân Nhật Báo, liều thuốc mới đối phó với tình trạng bất trị này là tăng cường các nguyên tắc nghiêm khắc kiểm soát đảng viên như : không tuyên bố, không phán tán tài liệu đi ngược lại chủ trương và đường lối chính thức.
Tuy nhiên, theo nhận định của AFP, chỉ đạo chống tham nhũng của chủ tịch Trung Quốc không áp đặt các biện pháp cụ thể như « kê khai tài sản » và « giám sát độc lập »


Tập Cận Bình đích thân "đăng đàn" công kích âm mưu chính trị đen tối trong Trung Nam Hải

Lưu Bình - Hải Võ | 
Tập Cận Bình đích thân "đăng đàn" công kích âm mưu chính trị đen tối trong Trung Nam Hải
(Ảnh: AFP)

Ông Tập Cận Bình lên án hiện trạng "âm mưu đen tối" và "lòng tham quyền lực" trong nội bộ lãnh đạo cấp cao của đảng Cộng sản Trung Quốc - tờ The Guardian (Anh) cho hay.

Chỉ ít ngày sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình được xác lập vị thế "lãnh đạo hạt nhân" của đảng Cộng sản Trung Quốc, tờ báo đảng Nhân dân Nhật báo đã đăng bài xã luận do ông viết, công kích "một số quan chức cấp cao theo đuổi lợi ích cá nhân".
Ông Tập nhắm vào "các âm mưu" trong nội bộ Trung Nam Hải thông qua bài xã luận trên. Ông nói nạn tham nhũng và gian lận phiếu bầu đã hủy hoại chính quyền nhà nước, vì vậy các vị trí lãnh đạo cần phải nắm vững tư tưởng trong sạch, đây là điều cần thiết.
Tuyên bố mạnh mẽ của Tập Cận Bình trên báo đảng được đưa ra vài ngày sau khi kết thúc Hội nghị trung ương 6 khóa XVIII của ĐCSTQ, mà ông được thừa nhận là "lãnh đạo hạt nhân" và tuyên bố sẽ cải cách "các quy tắc trong đời sống chính trị".
Kể từ khi nắm quyền vào cuối năm 2012, ông Tập đã phát động chiến dịch chống tham nhũng mạnh mẽ.
Nhân dân Nhật báo ngày 2/11 cũng đăng hai văn kiện về các quyết định đưa ra tại hội nghị trung ương kéo dài 4 ngày vừa qua (24-27/10), cùng với bài xã luận của ông Tập.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc chỉ trích: "Một số quan chức cấp cao bị khuất phục bởi lòng tham chính trị và ham muốn quyền lực, đã thực hiện các âm mưu chính trị bằng cách tỏ ra phục tùng bề ngoài, nhưng ngầm thành lập nhóm để theo đuổi lợi ích ích kỷ."
"Hiện tượng gia đình trị và gian lận bầu cử đã kéo dài," ông nói, "lạm quyền, tham nhũng cũng như tình trạng vi phạm kỷ luật của đảng và vi phạm pháp luật đã lan rộng".
Trong bình luận của mình, ông đặc biệt đề cập đến những "hổ béo" bị Bắc Kinh xử lý trong cuộc chiến chống tham nhũng như cựu Ủy viên Bộ chính trị Trung Quốc, Bí thư Ủy ban chính pháp trung ương Chu Vĩnh Khang.
Chu được truyền thông Trung Quốc cáo buộc là có âm mưu "thách thức ban lãnh đạo đất nước", một cách diễn giải có thể hiểu là ý đồ đảo chính giành quyền lực.
"Hành vi của họ không chỉ bộc lộ các vấn đề kinh tế trầm trọng, mà cả các vấn đề chính trị nghiêm trọng," ông Tập cho hay.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc thống kê, chiến dịch "đả hổ diệt ruồi" của Tập Cận Bình đã trừng phạt hơn 1.000.000 quan chức từ các cấp phổ thông, trùng bình đến cấp cao như Bộ trưởng, Chủ tịch, Bí thư các tỉnh thành... bao gồm hai cựu Phó chủ tịch Quân ủy trung ương là Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng.
Theo The Guardian, bên cạnh vai trò làm trong sạch bộ máy chính quyền, hành động chống tham nhũng cũng được giới quan sát cho là cách thức để ông Tập củng cố quyền lực của mình trước các đối thủ, trong bối cảnh chỉ còn không đầy 1 năm trước kỳ chuyển giao ở Đại hội khóa XIX của ĐCSTQ.
"Giống hệ sinh thái tự nhiên, môi trường chính tị cũng dễ bị tổn thương bởi sự ô nhiễm," Tập Cận Bình viết trên Nhân dân Nhật báo. "Khi các vấn đề trở phát sinh thì chúng ta phải trả giá đắt để đưa nó về tình trạng ban đầu."
Các quy định mới của Trung Nam Hải sau Hội nghị trung ương 6 đã siết chặt kiểm soát về tư tưởng và kêu gọi các đảng viên ĐCSTQ không hành động hoặc phát ngôn ngược lại với ban lãnh đạo.
"Các đảng viên không nên thực hiện, tham gia vào các tuyên bố đi ngược lại lý luận, đường lối, nguyên tắc, chính sách và các quyết định của đảng," truyền thông nhà nước Trung Quốc nói.
Tuy vậy, The Guardian cho hay, các quy định mới cũng chưa đáp lại yêu cầu về sự minh bạch như công khai tài sản của các lãnh đạo Trung Quốc.
theo Trí Thức Trẻ

Ông Tập Cận Bình tấn công ‘âm mưu đen tối’ và ‘lòng tham quyền lực’ trong nội bộ

ít ngày sau khi trở thành ‘lãnh đạo nòng cốt’, Chủ tịch Trung Quốc đã viết một bài bình luận trên Nhân dân nhật báo để tấn công ‘một số quan chức cấp cao theo đuổi lợi ích cá nhân’, theo The Guardian (Anh).
Chủ tịch Trung Quốc đã nhắm vào “các âm mưu” ở trong nội bộ đảng thông qua bài bình viết. Ông nói nạn tham nhũng và gian lận phiếu bầu đã hủy hoại chính quyền nhà nước, vì vậy các vị trí lãnh đạo cần phải nắm vững tư tưởng trong sạch.
Ông Tập đưa ra những từ ngữ mạnh mẽ này sau khi đại hội Đảng tổ chức ở Bắc Kinh vào tuần trước. Tại kỳ họp này, ông đã trở thành “lãnh đạo hạt nhân” của Trung Quốc và cam kết sẽ cải cách “các quy tắc của đời sống chính trị”.
Kể từ khi ông Tập nắm quyền vào năm 2012, đảng CSTQ đã tiến hành cuộc chiến chống tham nhũng mạnh mẽ.
Ngày 2/11, tờ Nhân dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ, đã đăng hai văn kiện về các quyết định đưa ra trong cuộc họp đại hội đảng 4 ngày, cùng với những bình luận của ông Tập.
Ông Tập viết: “Một số quan chức cao cấp có lòng tham chính trị, có ham muốn quyền lực, đã dùng đến những âm mưu chính trị để thăng tiến, đồng thời hình thành các nhóm lợi ích”.
Báo The Guardian (Anh) dẫn lời ông Tập nói thêm: “Gian lận phiếu bầu đã kéo dài. Lạm dụng quyền lực, tham nhũng cũng như các vi phạm kỷ luật đảng và vi phạm luật pháp đã lan rộng”.
Trong bài viết, ông Tập đã đặc biệt nêu tên các quan chức đã bị điều tra tham những, như cựu trùm an ninh Chu Vĩnh Khang, người mà truyền thông nhà nước trước đó đã tố cáo có âm mưu đảo chính.
Ông Tập nói: “Hành vi của họ cho thấy không chỉ các vấn đề tham nhũng nghiêm trọng, mà còn cho thấy các vấn đề chính trị nghiêm trọng của họ”.
Chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập đã điều tra hơn một triệu quan chức, với các đối tượng từ quan chức nhỏ đến các quan chức lớn như Chu Vĩnh Khang và các tướng lĩnh trong quân đội, gọi là chiến dịch “đả hổ diệt ruồi”.
Ông Tập viết: “Giống như hệ sinh thái tự nhiên, ô nhiễm cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái chính trị. Một khi vấn đề trở thành nổi cộm thì chúng ta phải trả giá rất đắt để khôi phục lại nguyên trạng”.
Dương Lương
Xem thêm

Bộ Công Thương yêu cầu triệu tập ông Vũ Đình Duy, không cho nghỉ đi chữa bệnh; Cựu 'sếp' nhà máy 7.000 tỷ thua lỗ vắng mặt bất thường

Bộ Công Thương không chấp nhận đơn xin nghỉ đi chữa bệnh của ông Vũ Đình Duy và chỉ đạo Vinachem triệu tập ông Vũ Đình Duy có mặt tại cơ quan để thực hiện đúng quy định của pháp luật.
Trước thông tin ông Vũ Đình Duy, nguyên Tổng giám đốc Công ty cổ phần hóa dầu và xơ sợi dầu khí - chủ đầu tư dự án xơ sợi Đình Vũ, hiện là thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất (Vinachem) đã nhiều ngày không xuất hiện tại văn phòng làm việc và đã có giấy xin phép nghỉ phép, trong đó có nói “có thể phải đi chữa bệnh nước ngoài”, Bộ Công thương vừa có thông tin chính thức về sự việc.
Theo đó, ngày 2/11, tập đoàn Hóa Chất Việt Nam (Vinachem) có công văn gửi Bộ Công Thương thông báo việc nguyên Tổng giám đốc PVTex Vũ Đình Duy có đơn xi nghỉ để đi chữa bệnh. 
Liên quan đến việc này, Bộ Công Thương có quan điểm như sau: 
-Bộ không chấp nhận đơn xin nghỉ đi chữa bệnh của ông Vũ Đình Duy. 


-Bộ đã chỉ đạo Vinachem triệu tập ông Vũ Đình Duy có mặt tại cơ quan để thực hiện đúng quy định của pháp luật. 
-Vinachem có trách nhiệm xem xét chấp hành pháp luật của cán bộ tập đoàn và xử lý theo thẩm quyền và thủ tục đúng quy định của Nhà nước.
Ông Vũ Đình Duy
Nhà máy xơ sợi Đình Vũ là một trong những điển hình về đầu tư không hiệu quả. Với tổng vốn đầu tư lên tới 325 triệu USD (7.000 tỷ đồng), Nhà máy xơ sợi Đình Vũ dự định dùng nguyên liệu từ Nhà máy Lọc dầu Dung Quất để chế biến thành xơ sợi, giúp ngành dệt may trong nước tự chủ một phần nguyên liệu. Ban đầu, Dự án được góp vốn bởi Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex). Tuy nhiên phần vốn góp 200 tỷ đồng của Vinatex và 1 đơn vị thành viên là Tổng công ty cổ phần Phong Phú đã nhanh chóng được các đơn vị này thoái hết và rút lui khỏi Dự án vào năm 2015.
Sau khi cơ cấu lại cổ đông chỉ còn PVN và Tổng công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí tham gia góp vốn đầu tư với tỷ lệ tương ứng 75:25 tại PVTEX.
Sau gần 6 năm đầu tư, ngay từ khi chạy thử rồi vận hành thương mại vào tháng 5/2014, Nhà máy  liên tục đối mặt với việc không bán được hàng, tạm dừng sản xuất và thua lỗ nặng lên tới hàng ngàn tỷ đồng.
Trước đó, Tập đoàn Hóa chất có công văn "kêu cứu" gửi đề xuất, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành cấp đủ vốn điều lệ cho Tập đoàn từ nguồn Qũy hộ trợ phát triển doanh nghiệp Trung ương để phục vụ sản xuất, kinh doanh, đầu tư và trả nợ vốn vay đầu tư. 
Theo đó, Căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm, Tập đoàn dự báo tình hình 6 tháng cuối năm sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Có 3 đơn vị có doanh thu giảm mạnh so với cùng kỳ là Công ty cổ phần DAP (50,8%), Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình (51,8%), Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (18,6%)…
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam dự kiến kết quả sản xuất kinh doanh năm 2016 của Tập đoàn lỗ 806 tỷ đồng và đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2017 là 107 tỷ đồng.
Trước những khó khăn, lãnh đạo Vinachem đề xuất, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành cấp đủ vốn điều lệ cho Tập đoàn từ nguồn Qũy hộ trợ phát triển doanh nghiệp Trung ương để phục vụ sản xuất, kinh doanh, đầu tư và trả nợ vốn vay đầu tư.
Tập đoàn đề nghị Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng xem xét sửa đổi Luật số 71 đưa phân bón ure vào đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng với mức thuế 0%; có cơ chế bán than cho sản xuất phân bón bằng 80% so với giá than hiện nay TKV đang bán.
Vinachem cũng đề nghị cho phép chuyển nợ vay vốn đầu tư của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) cho dự án nhà máy Đạm Ninh Bình thành vốn đầu tư của Nhà nước tại Tập đoàn với số tiền 2.708 tỷ đồng.
Trong trường hợp không được chuyển nợ vốn vay thành vốn Nhà nước đầu tư nêu trên, Vinachem đề nghị cho phép thanh toán khoản nợ vay của VDB trong thời gian 5 năm, từ 2016 đến 2020 (không trả nợ gốc và không tính lãi vay phát sinh trong 5 năm).
Tập đoàn đề nghị cho phép khoanh nợ vay của dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình tại Ngân hàng Eximbank Trung Quốc trong giai đoạn tương ứng.
Đồng thời khoanh nợ khoản vay của Dự án cải tạo- mở rộng Nhà máy Phân đạm Hà bắc tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam (dư nợ đến cuối tháng 2/2016 là gần 4.000 tỷ đồng) trong thời gian 5 năm, từ 2016- 2020.
Tập đoàn kiến nghị Bộ Công thương trình Thủ tướng Chính phủ trong thời gian tới xem xét cho phép điều chỉnh lãi suất đối với dư nợ gốc vay VDB cho Dự án Đạm Ninh Bình (371,74 tỷ đồng) và Dự án cải tạo mở rộng nhà máy phân đạm Hà Bắc (3.043,6 tỷ đồng) có lãi suất trên 8,55% năm trở lên về lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của nhà nước hiện hành là 8,55%/năm.
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam còn đề nghị Công ty Đạm Hà Bắc được giãn trích khấu hao 50% cho năm 2016, 2017 và 30% năm 2018 tương tự cơ chế đã được chấp thuận như Công ty Đạm Ninh Bình.
Ngoài ra, Vinachem mong muốn Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nước Việt Nam chỉ đạo các NHTM BIDV, Vietcombank, Vietinbank tiếp tục cho Công ty Đạm Ninh Bình và Công ty Đạm Hà Bắc vay vốn đề đảm bảo sản xuất kinh doanh.
Diệu Thùy

Cựu 'sếp' nhà máy 7.000 tỷ thua lỗ vắng mặt bất thường



Một nguồn tin cho biết, ông Vũ Đình Duy - hiện là Ủy viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam - đã không có mặt ở Tập đoàn Hóa chất Việt Nam nhiều ngày nay.
Ông Vũ Đình Duy cũng chính là cựu Tổng giám đốc Nhà máy xơ sợi Đình Vũ - Hải Phòng (PVtex) - nhà máy 7.000 tỷ đang thua lỗ 1.400 tỷ.
Nguồn tin này cho hay, ông Vũ Đình Duy đã có giấy xin nghỉ ốm, có thể phải ra nước ngoài chữa bệnh. Nhưng ông Duy vẫn nghỉ khi chưa được cho phép.
Trong thông cáo mới nhất của Bộ Công Thương gửi báo chí, thì ngày 2/11, Tậpđoàn Hóa Chất Việt Nam (Vinachem) có công văn gửi Bộ này thông báo việc nguyên Tổng giám đốc PVTex Vũ Đình Duy có đơn xin nghỉ để đi chữa bệnh.
Quan điểm của Bộ Công Thương là không chấp nhận đơn xin nghỉ đi chữa bệnh của ông Vũ Đình Duy.
Bộ đã chỉ đạo Vinachem triệu tập ông Vũ Đình Duy có mặt tại cơ quan để thực hiện đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, Vinachem có trách nhiệm xem xét chấp hành pháp luật của cán bộ tập đoàn và xử lý theo thẩm quyền và thủ tục đúng quy định của Nhà nước.
Vũ Đình Duy, nhà máy 7.000 tỷ, thua lỗ, PVtex, tập đoàn hóa chất Việt Nam, tơ sợi Đình Vũ
Ông Vũ Đình Duy (bên trái) khi được trao quyết định bổ nhiệm Phó cục trưởng Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp. Ảnh: Bộ Công Thương
Ông Vũ Đình Duy sinh năm 1975, giữ chức Tổng giám đốc PVTex từ ngày 15/7/2009 đến tháng 2/2014. Giữa tháng 4/2016, ông được điều động và bổ nhiệm về Vinachem. Trước đó, từ vị trí Phó Giám đốc Sở Công Thương Hải Phòng, ông chuyển lên giữ chức Phó Cục trưởng Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp thuộc Bộ Công Thương.
Trong thời điểm ông Duy làm tổng giám đốc PVTex, nhà máy xơ sợi này luôn trong tình trạng khó khăn, không bán được hàng và phải nhiều lần dừng hoạt động.
Mới đây, Thanh tra Chính phủ đã công bố kết luận thanh tra tình hình tại PVTex và phát hiện nhiều sai phạm. Quá trình thanh tra dự án đã phát hiện có dấu hiệu cố ý làm trái và thiếu trách nhiệm trong việc phê duyệt dự án, lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng với nhà thầu gây thất thoát, lãng phí vốn đầu tư.
Do đó, cơ quan này kiến nghị Bộ Công an tiếp nhận hồ sơ để điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.
Cá nhân ông Vũ Đình Duy sau khi rời PVTex tiếp tục được giữ nhiều vị trí quan trọng ở nhiều cơ quan khác nhau.
Đó là làm Phó giám đốc Sở Công Thương Hải Phòng, rồi làm Cục phó An toàn kỹ thuật và Môi trường công nghiệp của Bộ Công Thương vào tháng 6/2015
Đến ngày 8/4/2016, Bộ trưởng Công Thương khi đó là ông Vũ Huy Hoàng đã ký quyết định điều động và bổ nhiệm ông Vũ Đình Duy, phó cục trưởng Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, giữ chức Thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam kể từ ngày 8/4/2016.
Ông Duy giữ chức vụ đó từ thời điểm tháng 4/2016 đến nay.
Trước đó, cựu cán bộ của Bộ Công Thương, sau đó được luân chuyển làm Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, Trịnh Xuân Thanh, đã bị phát hiện có những dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Trong khi chờ xem xét, xử lý, ông này cũng đã bỏ trốn ra sang châu Âu và Bộ Công an đã phát lệnh truy nã quốc tế. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa phát hiện được tung tích của Trịnh Xuân Thanh. 
L.Bằng

Thế nào là 18 'suy thoái' và 9 'tự diễn biến'?

  • 3 tháng 11 2016
Bí thư Hà Giang, ông Triệu Tài Vinh (hàng hai, giữa TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc), là người bị phê là có 'cả nhà làm quan'.Image copyrightEPA
Image captionBí thư Hà Giang, ông Triệu Tài Vinh (hàng hai, giữa TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc), là người bị phê là có 'cả nhà làm quan'.
Lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam vừa đưa con số cụ thể các dạng tư duy và hành vi mà ban lãnh đạo hiện nay cho là 'suy thoái' về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống và biểu hiện của 'tự suy thoái' và 'tự diễn biến' trong nội bộ.
Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành ngày 30/10, sau Hội nghị Trung ương 4 mô tả ba nhóm định nghĩa, mỗi nhóm gồm đúng chín điều.
Báo chí Việt Nam hôm 02/11/2016 trích văn bản này nói tổng cộng có 27 "biểu hiện suy thoái" nhưng không giải thích vì sao mỗi nhóm lại gồm đúng 9 định nghĩa mà không phải là ít hơn hoặc nhiều hơn.
Nhóm đầu tiên ghi rõ là "Chín biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị", nhấn mạnh đến tư duy ý thức hệ.
Điều đầu tiên là "Phai nhạt lý tưởng cách mạng; dao động, giảm sút niềm tin vào mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hoài nghi, thiếu tin tưởng vào chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh."
Tiếp sau là "Xa rời tôn chỉ, mục đích của Đảng; không kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; phụ hoạ theo những nhận thức lệch lạc, quan điểm sai trái."
Sau đó là 7 điều khác, gồm cả "lười học tập chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh", và "làm việc qua loa, đại khái, kém hiệu quả; không còn ý thức hết lòng vì nước, vì dân"...
Các thói xấu trong dân gian như "nịnh bợ, lấy lòng nhau hoặc vu khống, bôi nhọ, chỉ trích, phê phán người khác với động cơ cá nhân không trong sáng" cũng được đưa vào nhóm này.
Điều đáng chú ý là "nói và làm không nhất quán giữa khi đương chức với lúc về nghỉ hưu" cũng trở thành một mục cần né tránh, cảnh giác.
Trong dư luận Việt Nam nhiều năm qua có ý kiến một số lãnh đạo Đảng Cộng sản, Chính quyền sau khi về hưu thì phát biểu "gần dân" hơn và phê phán bộ máy mạnh hơn.
Nay hành vi này bị cho là một dạng "suy thoái".
Police and militiamen stand guard at an intersection where buses transporting delegates attending a local communist party congress are expected to ride past in downtown Hanoi on November 2, 2015.Image copyrightHOANG DINH NAM/AFP/GETTY IMAGES
Và có vẻ như Trung ương Đảng CSVN nhắc nhở cả các quan chức đương quyền khi đưa vào mục suy thoái số 8 nói về "tham vọng chức quyền", và số 9 nói về "tư duy nhiệm kỳ".
"Tranh thủ bổ nhiệm người thân, người quen, người nhà dù không đủ tiêu chuẩn, điều kiện giữ chức vụ lãnh đạo..." cũng được đặt vào mục này.
Nhiều báo Việt Nam đã đăng tải về các trường hợp "cả họ làm quan" như ở Hà Giang hoặc đưa con cái, thân quyến vào các chức vụ của chính quyền và bộ máy kinh tế.
Trong 9 điều về "suy thoái về đạo đức, lối sống" thì "tham ô, tham nhũng" chỉ đứng số 7, gần cuối, thấp hơn nhiều so với các mục nói về đạo đức thuần tuý như "cá nhân chủ nghĩa, sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi" (số 1), hoặc "gây mất đoàn kết nội bộ" (số 2).
Một số vấn đề dân sinh và tệ nạn xã hội như "đánh bạc, rượu chè bê tha, mê tín dị đoan" được cho vào điểm số 9, nằm cuối cùng trong hạng mục suy thoái lối sống.
Sau 18 điều đã nêu thì đến 9 biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ của chính Đảng Cộng sản Việt Nam.
Khác với thời chiến tranh, có vẻ như hiện nay lo ngại 'tự vỡ' trong Đảng này lớn hơn các mối lo về đối lập chính trị hoặc kẻ thù bên ngoài.
Chẳng hạn "Móc nối, cấu kết với các thế lực thù địch, phản động...truyền bá tư tưởng, quan điểm đối lập; vận động, tổ chức, tập hợp lực lượng để chống phá Đảng và Nhà nước", mà theo các điều luật khác thì thuộc tội phản quốc, lại chỉ đứng số 6.
Mục này thấp hơn hẳn so với các điều trừu tượng như "phản bác, phủ nhận chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh" (số 1) và "phủ nhận nền dân chủ xã hội chủ nghĩa" (số 2).
Vận động và tổ chức chống Đảng cũng không quan trọng về hạng mục bằng việc "sử dụng các phương tiện thông tin, truyền thông, mạng xã hội để nói xấu, bôi nhọ, hạ thấp uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng" (số 4).

'Giành lại lòng tin'

Ngay từ giữa tháng 10/2016, báo chí chính thống ở Việt Nam đã nhất loạt đăng tải nhiều ý kiến trong giới quan chức nói về nhu cầu phải chống lại các biểu hiện "tự suy thoái" và "tự diễn biến" mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu ra.
Mục tiêu chung là để "giành lại lòng tin của người dân" đối với Đảng Cộng sản và hệ thống chính trị.
An armed policeman stands guard next to a portrait of late president Ho Chi Minh (R), founder of today's communist Vietnam, and Russian communist leader Vladimir Lenin (L), outside the venue of the current 11th national congress of the Vietnam Communist Party (VCP) in Hanoi on January 17, 2011.Image copyrightHOANG DINH NAM/AFP/GETTY IMAGES
Image captionViệc "hoài nghi, thiếu tin tưởng vào tư tưởng Hồ Chí Minh" được coi là thuộc biểu hiện suy thoái đầu tiên
Chẳng hạn, trước Hội nghị Trung ương 4, ông Phạm Xuân Hằng, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho rằng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng phải có những giải pháp cụ thể, thiết thực để tạo lòng tin trong nhân dân, để dân thấy Đảng nói và đang làm".
Ông hối thúc "Phải quyết liệt, quyết liệt hơn nữa", theo trang VOV hôm 15/10.
Còn tạp chí Tuyên giáo của Đảng CSVN thì kêu gọi chủ động phòng và chống 'tự diễn biến', 'tự chuyển hóa' trong bộ máy chính trị hiện hành.
Hiện chưa có nhiều đánh giá quốc tế về phong trào này tại Việt Nam nhưng một số điểm nêu ra ở trên trùng hợp với mục tiêu của công cuộc 'Đả hổ diệt ruồi' mà lãnh đạo Tập Cận Bình tung ra mấy năm qua ở Trung Quốc.
Theo học giả Cheng Li từ Viện Brookings thì chiến dịch chống tham nhũng và trừng phạt các quan chức có mục tiêu phục hồi niềm tin trong dân về tính chính danh cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (to restore public confidence in the Communist Party's mandate to rule).
Còn học giả phương Tây, ông Jonathan Fenby viết trên trang BBC lại cho rằng ông Tập Cận Bình chống tham nhũng còn vì mục tiêu kinh tế: phá tính độc quyền kiên cố của các nhóm lợi ích (entrenched vested interests) để thu hồi tiền bạc bị thất thoát và tái định hướng nguồn lực và tài chính quốc gia.

KHÔNG THỄ XỬ VŨ HUY HOÀNG THEO KIỂU: TREO LONG BÀO ĐÁNH VÀI CÁI NHƯ XỬ DƯ NHƯỢNG THỜI CHIẾN QUỐC

Dù thể hiện ý chí, nhưng mặt khác cũng cho thấy sự bất lực của công lý. Nó có thể thỏa mãn cái khí phách của cá nhân, xoa dịu sự phẫn nộ của quần chúng, nhưng về bản chất là không có tác dụng với đối tượng đả kích. 

Sử Tàu có chép tích Dự Nhượng, vì muốn báo thù rửa nhục cho tri kỷ là Trí Bá, mà dăm lần bảy lượt tìm cách hành thích một người rất có thế lực là Triệu Vô Tuất. Âm mưu bại lộ, Dự Nhượng bị đem đi hành quyết. Được ban ân huệ cuối cùng, Nhượng chỉ xin Triệu Vô Tuất cởi áo khoác, cho Nhượng đâm vào đó, coi như thỏa phần nào nỗi thống hận. Tích này về sau được soạn giả Viễn Châu đưa vào cải lương, với tên gọi là “Dự Nhượng đả long bào”, là một trong những tích tuồng nổi tiếng và được hâm mộ nhất.

Suy cho cùng, sự “đả long bào” dù thể hiện ý chí, nhưng mặt khác cũng cho thấy sự bất lực của công lý. Nó có thể thỏa mãn cái khí phách của cá nhân, xoa dịu sự phẫn nộ của quần chúng, nhưng về bản chất là không có tác dụng với đối tượng đả kích.
Hôm nay Ban Bí thư TƯ Đảng công bố quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Công Thương trong thời gian 2011 - 2016 đối với ông Vũ Huy Hoàng. Ông Hoàng nguyên là Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban cán sự Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương. Ban Bí thư cũng đề nghị thực hiện quy trình xử lý kỷ luật về hành chính đối với ông Hoàng.

Nhưng từ 8/4 năm nay, ông Vũ Huy Hoàng đã về hưu rồi, xử lý một cán bộ đã về hưu bằng hình thức cách chức – than ôi, chẳng phải cũng như “Dự Nhượng đả long bào” hay sao?

Cũng ngày hôm nay, đương kim Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh có phần giải trình trước Quốc hội. Nội dung đầu tiên được người đứng đầu ngành công thương tập trung giải trình là về các dự án “đắp chiếu”, hoạt động kém hiệu quả. Theo báo cáo của Chính phủ hiện có 5 dự án tồn đọng có số vốn đầu tư lên đến hàng nghìn tỉ đồng là: Xơ sợi polyester Đình Vũ, lọc dầu Dung Quất, bột giấy Phương Nam, đạm Ninh Bình, gang thép Thái Nguyên và nhiên liệu sinh học ethanol Phú Thọ.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh thẳng thắn nhìn nhận: các dự án này đã bộc lộ những khiếm khuyết, lỗ hổng trong quản lý Nhà nước, đặc biệt là khung pháp lý. Đặc biệt, trong trách nhiệm của bộ chủ quản cũng như bộ chuyên ngành cần phải xem xét lại việc chấp hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật, nhất là trong chất lượng các dự án đầu tư, khâu chiến lược, quy hoạch, chủ trương đầu tư, .... Không loại trừ những tồn tại, những hành động có sự cố ý vi phạm pháp luật Nhà nước trong quản trị, điều hành các hoạt động đầu tư tại DNNN.

Phần giải trình này của ông Trần Tuấn Anh được nhiều đại biểu ủng hộ.

Bởi vì nhiều người hẳn còn nhớ rằng, đúng 1 năm trước, cũng trong 1 phiên họp Quốc hội, với chính chất vấn về những dự án nghìn tỷ đang thua lỗ vạn tỷ, ông Vũ Huy Hoàng – tiền nhiệm của ông Trần Tuấn Anh – đã phủi sạch trách nhiệm quản lý của mình và thuộc cấp. Những lý do ông Hoàng đưa ra lúc đó, nào là “Dự án có công nghệ rất hiện đại, lần đầu tiên được đầu tư ở Việt Nam nên năng lực vận hành của đội ngũ cán bộ quản lý cũng như công nhân còn hạn chế…” (Dự án xơ sợi ở Đình Vũ - Hải Phòng). Nào là, “…do giai đoạn 2007 đến 2011 chi phí xây lắp tăng cao, do giá vật tư, nguyên liệu tăng, bình quân vật liệu xây dựng trong giai đoạn này tăng…” (Dự án gang thép Thái Nguyên).

Kiểu như vậy, không có một câu một từ nào nhận trách nhiệm về phía mình – dù ông Hoàng chính là “tư lệnh ngành” tới 2 nhiệm kỳ liên tiếp.

Chỉ mới tiếp nhiệm ít tháng, nhưng ông Trần Tuấn Anh đang được kỳ vọng như một mẫu hình chính khách hành động. Việc ông bãi bỏ Thông tư 37, “cởi trói” cho doanh nghiệp dệt may, được cho là làm lợi hàng nghìn tỷ đồng, vốn tiêu phí cho các thủ tục hành chính hoặc nhũng nhiễu. Nhưng di sản mà ông Tuấn Anh tiếp nhiệm quá…hoang mang, và chỉ qua 2 phiên giải trình trước Quốc hội về cùng 1 chủ đề cách nhau đúng 1 năm, đã cho thấy những gì tân Bộ trưởng Công thương sẽ phải làm. Không thể có chuyện nhân nhượng hay đổ tại cho…lịch sử. Sẽ phải quy trách nhiệm, và xử lý dứt khoát, thậm chí là mạnh tay.

Ngắn gọn thôi, cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng không thể cứ cởi cái long bào treo lên cây cho người ta đánh vài cái là xong!
Phạm Gia Hiền 
(FB. Phạm Gia Hiền)