Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2016

RFI: Chủ tịch Trung Quốc tố giác « âm mưu tạo phản » trong đảng Cộng Sản



Tú AnhẢnh minh họa chiến dịch 'đả hổ' của ông Tập Cận Bình. (Ảnh: Adolfo Arranz/SCMP)


mediaChủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh minh họa.Flickr.com
Chính quyền Trung Quốc bị lung lay vì những âm mưu chính trị, tham ô, lạm quyền, gian lận bầu cử. Trên đây là những lời cảnh cáo của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, trước hàng trăm đảng viên cao cấp vào tuần trước, mới được tiết lộ hôm nay.
Báo đảng Nhân Dân Nhật Báo trong số ra ngày hôm nay, 03/11/2016, cho biết nội dung hai văn kiện liên quan đến hội nghị Ban Chấp Hành Trung Ương đảng Cộng Sản Trung Quốc hồi tuần trước và bình luận của lãnh đạo Tập Cận Bình.
Theo nhân vật số một của Trung Quốc, từ nay có thêm tước hiệu « hạch tâm » (hạt nhân), thì đảng Cộng Sản bị lung lay vì lòng tham không đáy của một « nhóm lãnh đạo bị tiền tài và quyền lực làm mê hoặc, giả vờ tôn trọng đường lối của đảng, thành lập phe nhóm phục vụ quyền lợi riêng tư và mưu toan chính trị ».
Chủ tịch Trung Quốc thừa nhận là các chiến dịch bài trừ tệ đoan trong nội bộ đảng Cộng Sản không mang lại kết quả : Tệ nạn gia đình trị, con ông cháu cha và gian lận bầu cử không chấm dứt, nạn lạm quyền, tham ô, vi phạm pháp luật và kỷ luật cũng gia tăng.
Theo Nhân Dân Nhật Báo, liều thuốc mới đối phó với tình trạng bất trị này là tăng cường các nguyên tắc nghiêm khắc kiểm soát đảng viên như : không tuyên bố, không phán tán tài liệu đi ngược lại chủ trương và đường lối chính thức.
Tuy nhiên, theo nhận định của AFP, chỉ đạo chống tham nhũng của chủ tịch Trung Quốc không áp đặt các biện pháp cụ thể như « kê khai tài sản » và « giám sát độc lập »


Tập Cận Bình đích thân "đăng đàn" công kích âm mưu chính trị đen tối trong Trung Nam Hải

Lưu Bình - Hải Võ | 
Tập Cận Bình đích thân "đăng đàn" công kích âm mưu chính trị đen tối trong Trung Nam Hải
(Ảnh: AFP)

Ông Tập Cận Bình lên án hiện trạng "âm mưu đen tối" và "lòng tham quyền lực" trong nội bộ lãnh đạo cấp cao của đảng Cộng sản Trung Quốc - tờ The Guardian (Anh) cho hay.

Chỉ ít ngày sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình được xác lập vị thế "lãnh đạo hạt nhân" của đảng Cộng sản Trung Quốc, tờ báo đảng Nhân dân Nhật báo đã đăng bài xã luận do ông viết, công kích "một số quan chức cấp cao theo đuổi lợi ích cá nhân".
Ông Tập nhắm vào "các âm mưu" trong nội bộ Trung Nam Hải thông qua bài xã luận trên. Ông nói nạn tham nhũng và gian lận phiếu bầu đã hủy hoại chính quyền nhà nước, vì vậy các vị trí lãnh đạo cần phải nắm vững tư tưởng trong sạch, đây là điều cần thiết.
Tuyên bố mạnh mẽ của Tập Cận Bình trên báo đảng được đưa ra vài ngày sau khi kết thúc Hội nghị trung ương 6 khóa XVIII của ĐCSTQ, mà ông được thừa nhận là "lãnh đạo hạt nhân" và tuyên bố sẽ cải cách "các quy tắc trong đời sống chính trị".
Kể từ khi nắm quyền vào cuối năm 2012, ông Tập đã phát động chiến dịch chống tham nhũng mạnh mẽ.
Nhân dân Nhật báo ngày 2/11 cũng đăng hai văn kiện về các quyết định đưa ra tại hội nghị trung ương kéo dài 4 ngày vừa qua (24-27/10), cùng với bài xã luận của ông Tập.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc chỉ trích: "Một số quan chức cấp cao bị khuất phục bởi lòng tham chính trị và ham muốn quyền lực, đã thực hiện các âm mưu chính trị bằng cách tỏ ra phục tùng bề ngoài, nhưng ngầm thành lập nhóm để theo đuổi lợi ích ích kỷ."
"Hiện tượng gia đình trị và gian lận bầu cử đã kéo dài," ông nói, "lạm quyền, tham nhũng cũng như tình trạng vi phạm kỷ luật của đảng và vi phạm pháp luật đã lan rộng".
Trong bình luận của mình, ông đặc biệt đề cập đến những "hổ béo" bị Bắc Kinh xử lý trong cuộc chiến chống tham nhũng như cựu Ủy viên Bộ chính trị Trung Quốc, Bí thư Ủy ban chính pháp trung ương Chu Vĩnh Khang.
Chu được truyền thông Trung Quốc cáo buộc là có âm mưu "thách thức ban lãnh đạo đất nước", một cách diễn giải có thể hiểu là ý đồ đảo chính giành quyền lực.
"Hành vi của họ không chỉ bộc lộ các vấn đề kinh tế trầm trọng, mà cả các vấn đề chính trị nghiêm trọng," ông Tập cho hay.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc thống kê, chiến dịch "đả hổ diệt ruồi" của Tập Cận Bình đã trừng phạt hơn 1.000.000 quan chức từ các cấp phổ thông, trùng bình đến cấp cao như Bộ trưởng, Chủ tịch, Bí thư các tỉnh thành... bao gồm hai cựu Phó chủ tịch Quân ủy trung ương là Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng.
Theo The Guardian, bên cạnh vai trò làm trong sạch bộ máy chính quyền, hành động chống tham nhũng cũng được giới quan sát cho là cách thức để ông Tập củng cố quyền lực của mình trước các đối thủ, trong bối cảnh chỉ còn không đầy 1 năm trước kỳ chuyển giao ở Đại hội khóa XIX của ĐCSTQ.
"Giống hệ sinh thái tự nhiên, môi trường chính tị cũng dễ bị tổn thương bởi sự ô nhiễm," Tập Cận Bình viết trên Nhân dân Nhật báo. "Khi các vấn đề trở phát sinh thì chúng ta phải trả giá đắt để đưa nó về tình trạng ban đầu."
Các quy định mới của Trung Nam Hải sau Hội nghị trung ương 6 đã siết chặt kiểm soát về tư tưởng và kêu gọi các đảng viên ĐCSTQ không hành động hoặc phát ngôn ngược lại với ban lãnh đạo.
"Các đảng viên không nên thực hiện, tham gia vào các tuyên bố đi ngược lại lý luận, đường lối, nguyên tắc, chính sách và các quyết định của đảng," truyền thông nhà nước Trung Quốc nói.
Tuy vậy, The Guardian cho hay, các quy định mới cũng chưa đáp lại yêu cầu về sự minh bạch như công khai tài sản của các lãnh đạo Trung Quốc.
theo Trí Thức Trẻ

Ông Tập Cận Bình tấn công ‘âm mưu đen tối’ và ‘lòng tham quyền lực’ trong nội bộ

ít ngày sau khi trở thành ‘lãnh đạo nòng cốt’, Chủ tịch Trung Quốc đã viết một bài bình luận trên Nhân dân nhật báo để tấn công ‘một số quan chức cấp cao theo đuổi lợi ích cá nhân’, theo The Guardian (Anh).
Chủ tịch Trung Quốc đã nhắm vào “các âm mưu” ở trong nội bộ đảng thông qua bài bình viết. Ông nói nạn tham nhũng và gian lận phiếu bầu đã hủy hoại chính quyền nhà nước, vì vậy các vị trí lãnh đạo cần phải nắm vững tư tưởng trong sạch.
Ông Tập đưa ra những từ ngữ mạnh mẽ này sau khi đại hội Đảng tổ chức ở Bắc Kinh vào tuần trước. Tại kỳ họp này, ông đã trở thành “lãnh đạo hạt nhân” của Trung Quốc và cam kết sẽ cải cách “các quy tắc của đời sống chính trị”.
Kể từ khi ông Tập nắm quyền vào năm 2012, đảng CSTQ đã tiến hành cuộc chiến chống tham nhũng mạnh mẽ.
Ngày 2/11, tờ Nhân dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ, đã đăng hai văn kiện về các quyết định đưa ra trong cuộc họp đại hội đảng 4 ngày, cùng với những bình luận của ông Tập.
Ông Tập viết: “Một số quan chức cao cấp có lòng tham chính trị, có ham muốn quyền lực, đã dùng đến những âm mưu chính trị để thăng tiến, đồng thời hình thành các nhóm lợi ích”.
Báo The Guardian (Anh) dẫn lời ông Tập nói thêm: “Gian lận phiếu bầu đã kéo dài. Lạm dụng quyền lực, tham nhũng cũng như các vi phạm kỷ luật đảng và vi phạm luật pháp đã lan rộng”.
Trong bài viết, ông Tập đã đặc biệt nêu tên các quan chức đã bị điều tra tham những, như cựu trùm an ninh Chu Vĩnh Khang, người mà truyền thông nhà nước trước đó đã tố cáo có âm mưu đảo chính.
Ông Tập nói: “Hành vi của họ cho thấy không chỉ các vấn đề tham nhũng nghiêm trọng, mà còn cho thấy các vấn đề chính trị nghiêm trọng của họ”.
Chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập đã điều tra hơn một triệu quan chức, với các đối tượng từ quan chức nhỏ đến các quan chức lớn như Chu Vĩnh Khang và các tướng lĩnh trong quân đội, gọi là chiến dịch “đả hổ diệt ruồi”.
Ông Tập viết: “Giống như hệ sinh thái tự nhiên, ô nhiễm cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái chính trị. Một khi vấn đề trở thành nổi cộm thì chúng ta phải trả giá rất đắt để khôi phục lại nguyên trạng”.
Dương Lương
Xem thêm

Không có nhận xét nào: