Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2016

Phạm Viết Đào - Chính trị không phải là công cụ độc quyền của Đảng cầm quyền hay của chính thể đương nhiệm! (kết)

Phạm Viết Đào
Muốn nâng cao chất lượng sáng tác văn học thì nếu chỉ bằng việc tạo cơ sở vật chất cho nhà văn thôi thì chưa đủ. Để văn học, nhà văn thực hiện được thiên chức: Hiểu biết, khám phá, sáng tạo…như ý kiến của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, tổ chức Hội Nhà văn, các cơ quan quản lý chuyên trách cần xuất phát từ những nét đặc thù của chính trị trong văn học, tạo môi trường cho hoạt động sáng tạo của nhà văn. Chỉ khi tạo điều kiện cho nhà văn thật sự dấn thân được vào các vấn đề mà đời sống xã hội đang diễn ra; chỉ khi nhà văn được pháp luật bảo hộ sự tự do và công khai bày tỏ cảm quan và thái độ chính trị, chính kiến của mình thông qua sản phẩm văn học, thì lúc đó chúng ta mới có nền văn học đúng nghĩa và nhà văn làm đúng thiên chức nhà văn.
Chỉ khi nhà văn nhận thức ra được “hàng lang” mà ngòi bút của mình được phép tung hoành; vẫn xảy ra hiện tượng, nhiều nhà văn với tài năng của ngọn bút, có khả năng lách, với qua được cái hàng lang mà các định chế chính trị nào đó đặt ra để bày tỏ, truyền tải được thái độ chính trị của cá nhân mình.
Giống như một cầu thủ bóng đá: khi quả bóng đang trong thế,tầm tranh chấp giữa 2 cầu thủ đối kháng (giữa nhà văn và định chế chính trị đang tồn tại; khi trái bóng đang ở trạng thái lơ lửng về quyền sở hữu, chưa xác định được ai sẽ là chủ nhân ông của trái bóng), lúc đó người nào nhanh chân chạm trúng bóng trước, trái bóng sẽ thuộc quyền sở hữu của phía chạm bóng trước, luật pháp đứng về phía anh ta…
Trước một vấn đề nào đó do cuộc sống đặt ra mà dư luận đang phân vân, nếu nhà văn đụng bút vào được và chứng minh được “cú vào bóng”, chính kiến mà mình bày tỏ là hợp lệ, trong khuôn khổ luật chơi của định chế chính trị đương quyền cho phép, thì đương nhiên đường chuyền tiếp theo của “trái bóng“ sẽ thuộc thẩm quyền và sở hữu của nhà văn, mang dấu ấn nhà văn…
Thuật ngữ nhà nghề bóng đá quan niệm rằng: ai vào, đá trúng bóng trước mà không cản, chạm vào đối phương thì quyền sở hữu trái bóng thuộc về anh. Bất cứ một thể chế chính trị nào khi xây dựng hệ thống luật pháp, tức hệ thống luật chơi trước hết để mang lại lợi ích cho bộ máy cầm quyền, cho bản thân những kẻ trong guồng máy đó. Chỉ khi nhà văn hiểu và nắm vững luật chơi thì anh vẫn có khả năng giành được bóng để có thế sút vào cầu môn đối thủ.
Một tiền đạo muốn đá được bóng vào cầu môn đối phương phải vượt được sự cản tranh của 11 cầu thủ đối phương; Điều này khác gì các nhà văn, nếu muốn bằng tác phẩm của mình nêu được một vấn đề nào là của mình và bạn đọc quan tâm thì tất nhiên cũng phải vượt qua các rào cản.
Cái “cầu môn” mà nhà văn sút “trái bóng-tác phẩm văn học” vào đó là: sự tác động vào trái tim của xã hội, thế giới bạn đọc, là định chế xã hội đương quyền. Nếu như nhà văn đòi hỏi một thứ tự do tuyệt đối thì khác gì một tiền đạo tài danh lại đi nhờ trọng tài phạt thẻ đỏ, đuổi tất cầu thủ đối phương ra ngoài sân để một mình một bóng nghều nghện dắt bóng đá vào cầu môn đối phương. Nếu thế sao gọi là tài năng được!
Đã có lần tôi trò chuyện với nữ nhà thơ Romania Ana Blandiana, bà là người bị cấm in thơ dưới thời ông Nicolae Ceausescu; thế nhưng đó chính là thời kỳ bà viết được nhiều thơ và thơ hay; thơ bà được thế giới biết đến là thơ viết trong giai đoạn cộng sản. Còn hiện nay, đất nước Romania không còn cộng sản, không còn chế độ kiểm duyệt, nhà văn muốn viết, muốn in đâu thì in, thế nhưng khi tôi hỏi Ana Blandiana bà đã viết và in được gì? Bà cho biết khi được trả lại tự do thì gần như bà lại không sáng tác và xuất bản được gì đáng giá mà quay ra viết văn xuôi…
Cũng giống như trong đại dương và trong rừng, thử hình dung nếu không còn hổ dữ, nếu không còn cá mập; nếu chúng bị săn bắt hết thì đại dương và rừng sẽ còn lại nhan nhan những động vật ốm yếu, kém thể chất làm bá chủ đại dương và rừng rậm?
Trong hoạt động sáng tạo văn học hiện nay, văn học cần phải tránh các thái độ cực đoan: Coi chính trị là chính trị văn học là văn học, anh đi đường anh và tôi đi đường tôi; từ nhận thức này dẫn tới tuyệt đối hóa chính trị, tuyệt đối hóa văn học. Thái độ cực đoan thứ 2 đó là đồng nhất một tác phẩm văn học như một công trình, một sản phẩm chính trị; do sự đồng nhất này nên đã có sự nhìn nhận, đánh giá một tác phẩm văn học như một tác phẩm chính trị. Trong kinh tế đã có khái niệm: Hình sự hóa các quan hệ kinh tế; còn trong văn học thì cách nhìn nhận này dẫn đến hành vi hành chính cực đoan: hình sự hóa quan hệ văn chương…
Xin lấy ví dụ: Trong một tác phẩm văn học A,B,C… nào đó, nhà văn có thể xây dựng nhân vật điển hình của mình là một vị thủ tướng chẳng hạn. Bởi vì, một tác phẩm văn học bao giờ cũng có nhân vật chính diện, phản diện. Do tài năng của nhà văn, đã xây dựng nên được hình tượng một thủ tướng rất tiêu cực, rất xấu xa mà hết thảy người đọc đều căm ghét ông ta. Mặc dù, nhân vật thủ tướng này không được mô tả xác định rõ thuộc thế chế nào, giai đoạn cụ thể nào. Do vì tác phẩm bị xem xét, đánh giá như là một sản phẩm chính trị, nên nó bị xếp chụp cho cái mũ tuyên truyền chống và lật đổ nhà nước… Điều này đã từng xảy ra. Vừa qua một hãng phim đã phải dừng một đề án làm phim vì bộ phim xây dựng một nhân vật trung tâm là thủ tướng; Bộ Văn hóa-Thông tin đã chính thức yêu cầu đơn vị đầu tư không triển khai bộ phim này, mặc dù kịch bản ghi rõ đây là nhân vật Thủ tướng của thế kỷ sau?
Hiện đang có sự nhẫm lẫn giữa khái niệm chính trị và khái niệm chính trường. Bản thân nhà lý luận Lê Ngọc Trà trong môt công trình nghiên cứu về mối liên hệ giữa văn học và chính trị cũng có cách hiểu rất thô sơ về mối quan hệ giữa văn học và chính trị. Xin trích một đoạn trong công trình nghiên cứu trên của ông.
Chất văn khác chất chính trị. Nhà văn không phải là chính khách. Nghệ sĩ mà đi hoạch định đường lối kinh tế - xã hội thì phải coi chừng. Không phải ngẫu nhiên mà các cương lĩnh chính trị của Balzac, Dostoevski, Turgheniev, L. Tolstoi đều thường hoang tưởng hoặc sai lầm. Lênin đã từng cho rằng Gorki không nên can dự vào công việc chính trị cũng vì vậy, Lênin viết: "Gorki là tài năng nghệ thuật có tầm cỡ lớn, đã và sẽ đóng góp cho phong trào vô sản toàn thế giới rất nhiều. Nhưng tại sao Gorki lại phải đi làm chính trị để làm gì kia chứ?" (Toàn tập, T.31, t. Nga, tr.49). Gorki nhớ lại có lần trong khi trò chuyện, Lênin nói: "Dù sao thì công việc của anh cũng khác tôi. Tôi không có quyền hình dung mình là thằng ngốc, còn anh thì lại phải như vậy, nếu không anh làm sao tả được thằng ngốc là thế nào. Khác nhau ở chỗ đó" (Lênin - Về văn học và nghệ thuật, Moskva, 1967, tr.647).
Tại sao lại đánh giá tư chất chính trị của Balzac, Dostoevski, Turgheniev, L. Tolstoi qua các cương lĩnh manh tính nghiệp dư của họ mà không căn cứ vào công việc chuyên môn, chuyên nghiệp của họ đó là những hệ tư tưởng-chính trị được thể hiện trong những cuốn tiểu thuyết bàn về chiến tranh và hòa bình (Chiến tranh và hòa bình - Tolstoi), bàn về chế độ tư bản dã thú (Vỡ mộng-Balzac)… Những tác phẩm đó mới chính là nơi bộc lộ những gì tinh túy nhất về thái độ chính trị của họ.
Điều này cũng giống như ai đó đánh giá, phân tích thái độ chính trị của nhà thơ Tố Hữu đối với đất nước, nhân dân nhưng lại không căn cứ vào Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng… mà lại căn cứ vào chính sách giá lương tiền mà Tố Hữu đặt bút ký với tư cách Phó Thủ tướng? Nếu căn cứ vào giá lương tiền mà đánh giá thì Tố Hữu là một công chức, một quan chức hạng bét vì ông là một trong những người góp phần làm cho nền kinh tế rối bét cả lên. Lê Ngọc Trà đã có sự lẫn lộn giữa thái độ chính trị trong sáng tạo văn học với công việc chính trường mà một cá nhân nhà văn nào đó tham dự...
Thiên chức chính trị của nhà văn là bằng hình tượng nghệ thuật, bằng kết cấu nội tại của số phận, của hệ thống hình tượng do anh sáng tạo ra mà người ta hiểu được thái độ, quan điểm chính trị của nhà văn trước một hiện thực nào đó của cuộc sống đang gây tranh cãi, đang nằm ở ngã ba đường, người đọc rất muốn nghe nhà văn bày tỏ thái độ. Bằng cảm nhận, bằng dự cảm vốn có của mình, nhà văn sẽ sử dụng hệ thống hình tượng văn học để lên án, hay phủ định hiện thực nào đó; đó mới chính là thái độ chính trị đích thực và tích cực của nhà văn…
Một hiện tượng đang xảy ra trong đời sống văn nghệ: Hiện đang có rất nhiều vấn đề đang được tranh cãi chưa ngã ngũ, các cơ quan tuyên giáo xếp vào vấn đề nhạy cảm; vì thế nên rất nhiều nhà văn, nhiều cơ quan chuyên môn văn học (báo, nhà xuất bản) đã từ bỏ thiên chức chính trị văn học của mình, sợ giây vào nó như giây vào việc buôn hàng quốc cấm; còn các cơ quan xuất bản, các nhà biên tập báo chí, xuất bản thì ngại đụng vào vấn đề này thì giống như đỉa ngại đụng vào vôi?
Do hiểu và nhận thức xơ cứng về thái độ chính trị của văn học và của nhà văn nên những nhà văn có lập trường chính trị thường được coi là vững, đúng đường lối, những nhà văn “lề phải” là loại nhà văn thường tránh xa những vấn đề mà dân tuyến giáo, giới chức hành chính mệnh danh là vấn đề nhạy cảm. Thực tiễn này đã và đang là nguy cơ làm cho các nhà văn bị thui chột, tê liệt những cảm quan chính trị đối với thời cuộc và thời đại mà anh đang sống.
(Đã và đang hình thành một quan niệm bệnh hoạn trong thế giới thông tin, trong đồi sống văn học, đó là quan niệm về “lề trái, lề phải”… trong thế giới này. Điều nực cười là cái quan niệm bệnh hoạn này thậm chí cũng đã lan truyền ra thế giới, gần đây Đài BBC cũng đã bắt đấu chia lề ra khi phản ảnh tình hình thông tin, văn học Việt Nam?)
Trên các trang viết của nhiều nhà văn, trên các ấn phẩm xuất bản kể cả của của Hội Nhà văn, hình như đang tạo nên một thứ "phản xạ có điều kiện", phản xạ nghề nghiệp của một số nhà văn, nhà biên tập: tìm cách né tránh những vấn đề thời sự chính trị nóng bỏng của đất nước, trong khi đó thì kể cả những người dân bình thường nhất cũng cảm thấy nhức nhối. Nhiều người lại ngộ nhận coi đó là cách ứng xử thời thượng của giới cầm bút: không giây vào chính trị…
Thực tế đã xảy ra, một nhà văn cho dù được xếp vào diện duy lý, từng trải nhất nhưng tất yếu không khỏi không có lúc có những cảm nhận ngây thơ về các vấn đề thời thế, về chính trị, về một hiện tượng cụ thể nào đó của đời sống. Không phải ngẫu nhiên mà Lê Nin khuyên các nhà văn nên kết bạn với các nhà chính trị để hai bên có thể bổ sung và giúp nhau làm giàu thêm vốn kiến thức, nghề nghiệp…Nhà chính trị học thêm ở các tác phẩm văn học những điều do nhà văn cảm nhận và ngược lại nhà văn cũng cần được chất duy lý của nhà chính trị bổ sung.
Hay như Chế Lan Viên: nhà thơ duy lý được nhiều người coi là số 1 của Việt Nam nếu suy xét về thái độ chính trị của ông, khi căn cứ vào một số câu thơ thì đúng có những câu, những bài ngô nghê:
Tổ quốc có bao giờ đẹp thế này không
Không đâu và cả trong những ngày đẹp nhất:
Khi Nguyễn Trãi lamg thơ và đánh giặc
Nguyễn Du viết Kiều đất nước hóa thành văn…
Chỉ có Chế Lan Viên nhìn nhận đất nước đẹp ở cái giai đoạn lịch sử khi Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc kháng chiến chống quân Minh, khi ông thất sủng về ở ấn ở Côn Sơn; còn đối với các nhà chính trị và các nhà sử học thì đó là giai đoạn cực kỳ rối ren về chính trị. Còn khi Nguyễn Du viết Kiều thì đất nước, xã hội như thế nào đọc Truyền Kiều một học sinh phổ thông cũng cảm nhận được…
Còn như nói giai đoạn chống Mỹ là giai đoạn đẹp nhất của Tổ quốc, của đất nước Việt Nam thì đó là một kiểu đặt vấn đề theo kiểu định lý đảo. Nói dân tộc, đất nước trong giai đoạn chiến tranh chống Mỹ là anh hùng thì được; như nếu nói Tổ quốc chưa bao giờ đẹp như những năm chiến tranh chống Mỹ thì quả Chế Lan Viên có óc thẩm mỹ khôi hài? Trong mỹ học khái niệm về các phạm trù mỹ học như cái anh hùng và cái đẹp là khác nhau!
Để đảm bảo an toàn, nhiều nhà văn chấp nhận sử dụng lại những “bã thải” của chính trị, những nguyên liệu tái chế; tức là chuyện đã đâu ra đấy cả rồi, đã có kết luận, các cơ quan tuyên giáo đã bật đèn xanh và thậm chí khuyền khích đầu tư tiền để nhà văn viết giống như loại sách người tốt việc tốt. Như vậy văn học, nhà văn đã từ bỏ thiên chức khám phá thì sự sáng tạo của anh phỏng còn ý nghĩa gì vì nó không chứa đựng những nhân tố cách mạng, đi đầu của đời sống.
Một thực tế, hiện các nhà văn cảm nhận, thậm thía về mặt trái của cái cơ chế thị trường còn kém hơn cả anh nông dân là những người ít chữ nghĩa. Bởi vì, người nông dân do họ trực tiếp làm ra hạt gạo, con cá, con tôm cho dù sản phẩm của họ đạt chuẩn thị trường nhưng kết cục họ vẫn trắng tay vần nghèo khổ nên họ hiểu hơn nhà văn suốt ngày loanh quanh chung quanh các bàn trà trong các nhiệm sở ?
Tình cảnh xa rời, cách bức với vấn đề của đời sống của nhà văn giống như cảnh một anh thầy đồ, đứng trên bờ chọc batoong xuống ruộng để cảm nhận, chia sẻ cái rét buốt của người nông dân trong mùa gieo cấy cuối đông...
Trong khi phần đông các nhà văn đang từ bỏ đánh mất dần thiên chức chính trị của văn học thì Hội Nhà văn lại tìm cách giương cao ngọn cờ chính trị nghề nghiệp lên, liệu việc làm này có giống với hiện tượng quảng cáo đối với các mặt hàng kém chất lượng đang được bày bán trên thị trường?
Thái độ chính trị nhân văn nhất của nhà văn hiện nay là nói lên đươc tiếng nói của nhân dân. Nói tiếng lòng của nhân dân không có nghĩa là đối lập với Chính quyền. Bởi trong các cương lĩnh chính trị vẫn xác định chính quyền, chính thể đương nhiệm là nhà nước của dân, do dân và vì dân; như vậy thái độ chính trị của nhà văn và mục tiêu hướng tới của nhà nước và chính thể đương nhiệm đều có chung mẫu số.
Nói như vậy không nghĩa tác phẩm văn học phải rập khuôn các cương lĩnh chính trị. Nếu vậy thì còn gì là văn học. Nếu lúc này lúc kia, tác phẩm này tác phẩm kia có sự vênh lệch pha nào đó về thái độ của nhà văn đối với một vấn đề nào đó đang diễn ra trong đời sống thì đó cũng là tiếng nói mang hình thức xây dựng theo kiểu văn học. Khổng Tử hay nhà chính trị cổ đại Trung Hoa nào đó đã từng đúc kết: Người chê ta mới là thầy ta…
Muốn nâng cao chất lượng sáng tác văn học thì nếu chỉ bằng việc tạo cơ sở vật chất cho nhà văn thôi thì chưa đủ. Để văn học, nhà văn thực hiện được thiên chức: Hiểu biết, khám phá, sáng tạo…như ý kiến của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, tổ chức Hội Nhà văn, các cơ quan quản lý chuyên trách cần xuất phát từ những nét đặc thù của chính trị trong văn học, tạo môi trường cho hoạt động sáng tạo của nhà văn. Chỉ khi tạo điều kiện cho nhà văn thật sự dấn thân được vào các vấn đề mà đời sống xã hội đang diễn ra; chỉ khi nhà văn được pháp luật bảo hộ sự tự do và công khai bày tỏ cảm quan và thái độ chính trị, chính kiến của mình thông qua sản phẩm văn học, thì lúc đó chúng ta mới có nền văn học đúng nghĩa và nhà văn làm đúng thiên chức nhà văn.
Để đạt được môi trường lý tưởng đó đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng cả từ hai phía: phía các nhà văn và cả phía các cơ quan chức năng, công quyền… Bởi vì, nhà văn và thể chế đương quyền là 2 bánh xe của một cỗ xe đang chuyển động. Chỉ khi quan niệm được như vậy chúng ta mới yên tâm rằng: đất nước đang có một thể chế chính trị phát triển lành mạnh và một nền văn học phát triển đúng thiên chức của nó; “Con phượng thì múa, con nghê thì chầu…”
Xin kết thúc bài viết bằng ý kiến của TBT Phan Đăng Lưu do bạn Ruồi Trâu comment:

Kết quả hình ảnh cho Phan Đăng lưu viết về Tự do báo chí
Xin mở ngoặc: Ý kiến của ông Phan Đăng Lưu là ý kiến góp ý với chính quyền thực dân, chính quyền lấy việc bóc lột xứ An Nam thuộc địa làm mục đích tồn tại; chính quyền này hoàn toàn khác xa với chính thể của dân, do dân và vì dân hiện nay …

Đối chiếu phần “Tình tình” của Nghị quyết TW 4 khóa 12 với nguyên lý “ Vật cực tất phản” của thuyết Âm dương-Ngũ hành; TBT Nguyễn Phú Trọng ( hát chèo Văn): 'Nhìn tổng quát, đất nước có bao giờ được thế này không?' ( Mỗi người dân mang nợ 29 triệu VND? )

Phạm Viết Đào.
Xem thêm loạt bài của Phạm Viết Đào viết về NQTW 4:

>

>

>VẪN DUY Ý VÀ DUY TÂM CHỦ QUAN TRONG CÁC GIẢI PHÁP CHỈNH ĐỐN ĐẢNG... - Nv Phạm Viết Đào

https://nvphamvietdao5.blogspot.com/.../van-duy-y-va-duy-tam-chu-qua...

Mở đầu Nghị quyết TW 4 khóa 12 phần Tình hình viết: “Nhìn một cách tổng thể, trong suốt quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và lãnh đạo cách mạng, hơn 86 năm qua Đảng ta luôn giữ vững bản lĩnh chính trị, bản chất cách mạng và khoa học; kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn và ngày càng lớn mạnh.
Đảng ta xứng đáng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ và vị thế như ngày nay. Đó là kết quả sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, trong đó có sự hy sinh quên mình và đóng góp quan trọng của đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Chúng ta có quyền tự hào về bản chất tốt đẹp, truyền thống anh hùng và lịch sử vẻ vang của Đảng ta - Đảng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, đại biểu của dân tộc Việt Nam anh hùng…”
( Phần 1,  mục I - TÌNH HÌNH VÀ NGUYÊN NHÂN… )
Căn cứ vào các nhận định kể trên của NQTW 4 thì Đảng CS Việt Nam tới giai đoạn hiện tại đã đạt được những thành tựu tột đỉnh vẻ vang; mà theo một trong những nguyên lý của thuyết âm dương ngũ hành thì: Vật cực tất phản; " Thịnh mãn lắm oán thù càng lắm..." ( Văn tế thập loại chúng sinh-Nguyễn Du)...
Học thuyết ngũ hành ra đời vào triều nhà Hạ. Nó là nguồn gốc và nền tảng cho sự ra đời và phát triển của triết học thời cổ đại. Quan điểm hai mặt đối lập của một thể thống nhất trong phép biện chứng của thời nay là hòa hợp với học thuyết âm dương của thời cổ đại.
Nguyên lý của học thuyết âm dương được ứng dụng rộng rãi ở mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Thậm chí, con người trong “bất tri bất giác”  (vô tình không biết) mà ứng dụng học thuyết này.Học thuyết ngũ hành cũng cho rằng:
” Vạn vật trong vũ trụ đều là do sự vận hành (vận động-tự chuyển hóa) và biến hóa của năm loại vật chất cơ bản Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy cấu thành. Nó nhấn mạnh khái niệm tổng thể, nó mô tả quan hệ kết cấu và hình thức vận động của sự vật. Nếu nói “âm dương” là học thuyết đối lập thống nhất của thời cổ đại thì “ngũ hành” là hệ thống luận phổ thông của thời nguyên thủy.
Cho dù sự vật có to lớn đến mức nào đi nữa cũng không thoát khỏi phạm trù âm dương này. Bất luận sự vật nhỏ đến mức nào cũng đều hàm chứa sẵn trong nó hai mặt âm và dương. Ở một điều kiện nhất định, âm và dương có thể chuyển hóa cho nhau. Hiện tượng “vật cực tất phản” chính là một loại hình thức biểu hiện của âm dương chuyển hóa cho nhau. (“vật cực tất phản” là sự vật phát triển đến cực điểm thì sẽ chuyển hoá theo hướng ngược lại).
Vật cực tất phản, Lạc cực tất bi, 
Thái hợp tất ly, Thế thạnh tất suy, Bĩ cực thái lai.
物極必反~太和必離~ 樂極必悲~同物盛則衰~否極泰來! 
Nghĩa là: Vật đến cùng tột thì trở lại, vui tột thì buồn, 
Rất hợp thì lìa, đời thạnh tất suy, Suy tột thạnh đến…

P.V.Đ.


'Nhìn tổng quát, đất nước có bao giờ được thế này không?'

 - Tệ nạn tham nhũng, cán bộ hư hỏng có cả nhưng nhìn tổng quát lại đất nước ta có bao giờ được thế này không? - Tổng bí thư nói.
Sáng nay, tại thôn Phật Tích (xã Phật Tích, Tiên Du, Bắc Ninh), Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch UB TƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đã tới dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc.
'Nhìn tổng quát, đất nước có bao giờ được thế này không?'
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tới tham dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Phật Tích
Phát biểu tại đây, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ niềm vui khi đến dự ngày hội tại Phật Tích, mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, cách mạng.
Tổng bí thư cho biết, ấn tượng đầu tiên là vui mừng, phấn khởi vì Phật Tích, Tiên Du, Bắc Ninh ngày càng đổi mới, phát triển. Đời sống nhân dân ngày càng cải thiện, hoạt động của công tác mặt trận nhiều hình thức phong phú, thiết thực, khu dân cư có nhiều đổi mới.
'Nhìn tổng quát, đất nước có bao giờ được thế này không?'
Tống bí thư tặng quà cho đại diện thôn Phật Tích
"Có lẽ nhìn lại chưa bao giờ quê hương ta đẹp như thế này, chưa bao giờ quê hương ta có đời sống văn hóa, kinh tế phát triển, xã hội ổn định, thôn xóm có nhiều hình thức hoạt động mới. Con em được học hành đến nơi đến chốn, đời sống của bà con có nghĩa có tình. Đó không chỉ là sự thay đổi của Tiên Du, Bắc Ninh mà nhìn rộng ra là sự thay đổi của cả nước", Tổng bí thư nói.
Theo Tổng bí thư, mặc dù đất nước có những khó khăn, phức tạp nhưng nền kinh tế đã có nhiều thay đổi, phát triển. Vị thế Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng cao, Việt Nam có quan hệ với tất cả các nước lớn trên thế giới, tham gia tất cả các tổ chức quốc tế trên thế giới. Triển vọng phát triển của đất nước ngày càng lớn...
'Nhìn tổng quát, đất nước có bao giờ được thế này không?'
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
"Mặc dù bây giờ ra đường lắm chuyện khó chịu, nghe báo chí nói rất nhiều chuyện tiêu cực hàng ngày, rất là bực mình. Tệ nạn tham nhũng, cán bộ hư hỏng có cả nhưng nhìn tổng quát lại đất nước ta có bao giờ được thế này không? Triển vọng phát triển còn tốt lắm, sắp tới thực hiện một loạt hiệp định kinh tế tự do thế hệ mới nữa thì chúng ta còn có điều kiện phát triển đi lên nữa", Tổng bí thư nói.
'Nhìn tổng quát, đất nước có bao giờ được thế này không?'
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch UB TƯ MTTQ VN Nguyễn Thiện Nhân thắp hương tại chùa Phật Tích
Phải giữ được nề nếp, đời sống văn hóa
Tổng bí thư nhấn mạnh vai trò của Mặt trận là rất lớn, việc thành lập Mặt trận là yêu cầu khách quan của cách mạng, là sáng suốt, sáng tạo của Đảng ta. Những hoạt động của Mặt trận rất cần thiết và bổ ích.
"Chúng tôi mong muốn, nhân ngày hội này chúng ta ôn lại truyền thống đấu tranh cách mạng vẻ vang của Đảng ta, của Mặt trận Tổ quốc, tiếp tục phát huy những truyền thống, kinh nghiệm đã có, những thành tựu đã đạt được để hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ trong thời kỳ tới", Tổng bí thư cho hay.
'Nhìn tổng quát, đất nước có bao giờ được thế này không?'
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch UB TƯ MTTQ VN Nguyễn Thiện Nhân trồng cây lưu niệm tại chùa Phật Tích
Ông cho biết, thời gian tới, bên cạnh những thuận lợi thì đất nước còn nhiều khó khăn thách thức, nhất là trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, định hướng XHCN, mở cửa hội nhập quốc tế nên có rất nhiều ảnh hưởng bên ngoài.
"Cái tốt vào cũng có và mặt tiêu cực cũng có, cái hay cũng có, cái dở cũng có, ta phải học cái hay. Chúng ta truyền thống 4.000 năm văn hóa nên phải giữ được nề nếp, đời sống văn hóa", Tổng bí thư nhấn mạnh.
'Nhìn tổng quát, đất nước có bao giờ được thế này không?'
Chủ tịch UB TƯ MTTQ VN Nguyễn Thiện Nhân tới thăm và tặng quà cụ Nguyễn Văn Kế, 79 tuổi có hoàn cảnh khó khăn tại thôn Phật Tích
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng mong các cấp ủy Đảng, chính quyền, nhân dân Phật Tích nói riêng, huyện Tiên Du, Bắc Ninh nói chung đồng lòng tham gia cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, văn minh...
Hồng Nhì - Ảnh: Hoàng Anh

Đêm 14/11 siêu Trăng ‘khủng’ nhất 70 năm qua sẽ xuất hiện; Siêu trăng xuất hiện sau khi tìm ra mộ chúa Jesus, có phải dấu hiệu Ngày tận thế?; Đã tìm ra hầm mộ của Chúa Giêsu?

Siêu mặt trăng ngày 14/11 lớn hơn 14% so với bình thường

Siêu mặt trăng thế kỷ sẽ xuất hiện vào tối mai. Có người chỉ đơn thuần coi đó là một hiện tượng thiên văn kỳ thú, nhưng cũng có người liên hệ nó với dấu hiệu của Ngày tận thế, đặc biệt là sau vụ tìm ra chiếc giường an nghỉ của Chúa Jesus.
Bầu trời tối ngày 14/10 sẽ xuất hiện một mặt trăng khổng lồ, lớn hơn 14% và sáng hơn 30% so với bình thường. Tại Việt Nam, cơ hội tốt nhất để quan sát sự kiện thiên nhiên này là lúc gần 8h00 tối khi siêu mặt trăng đạt mức cực đại.
Các nhà khoa học cho rằng đây không phải là dấu hiệu của Ngày tận thế nào hết, mà nó chỉ là hiện tượng Mặt Trăng tiến gần Trái Đất nhất theo quỹ đạo hình elip của mình.
Đây là lần mặt trăng lớn nhất trong vòng 68 năm qua, và nếu bỏ lỡ thì phải đến ngày 25/11/2034, tức 18 năm nữa mới có cơ hội chiêm ngưỡng lại.
2016-11-13_113426
Nhiều người muốn ngắm siêu mặt trăng vì đây là hiện tượng hiếm gặp, nhưng có những người khác nói rằng sự xuất hiện của siêu mặt trăng là một dấu hiệu của tai họa.
Phần lớn những đồn đoán mới nhất về Ngày tận thế đều dựa trên câu chuyện xung quanh sự kiện Mặt trăng Máu vào tháng 9/2015 mà các mục sư vào thời điểm đó nói rằng đó là một phần của loạt 4 lần Nguyệt thực Mặt trăng máu báo hiệu Ngày tận thế.
Tâm điểm của những đồn đoán về Ngày tận thế năm nay xoay quanh ngày xuất hiện siêu mặt trăng này.
Lần trước mặt trăng gần Trái đất nhất là vào tháng 11/1948, chỉ vài tháng sau khi Nhà nước Israel được thành lập. Lần này, siêu mặt trăng xuất hiện khi công tác sửa sang Nhà thờ Mộ Thánh ở thành phố cổ Jerusalem đang được thực thi, và các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một tấm đá được nhiều người tin rằng có thể là chiếc giường an nghỉ của Chúa Jesus.
Thời điểm tìm ra ngôi mộ của Chúa Giêsu này khiến một số người coi siêu mặt trăng tháng 11/2016 là việc hoàn tất lời tiên tri trong Kinh Thánh.
Tuy nhiên, các nhà khoa học chỉ coi đó là một chức năng của quỹ đạo mặt trăng quanh trái đất.
Theo giải thích của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), mặt trăng quay theo quỹ đạo hình elip, có một đầu gọi là perigee gần trái đất nhất. Điểm này ở gần Trái đất hơn 48.280 km so với đầu mang tên apogee, hay điểm hay điểm xa trái đất nhất.
Trong một kỳ siêu mặt trăng, mặt trăng sẽ cách trái đất khoảng 360.000km.

“Mặt trăng là hòn đá Rosetta, qua đó chúng ta hiểu được phần còn lại của hệ mặt trời,” nhà khoa học Noah Petro của NASA cho biết.
Hạo Nhân



Đêm nay siêu Trăng ‘khủng’ nhất 70 năm qua sẽ xuất hiện, người Việt sắp được mãn nhãn

IN ĐỜI SỐNGmat-trang








Cư dân Trái đất sắp có cơ may chiêm ngưỡng một hiện tượng kỳ vĩ lạ thường – Siêu Trăng, không chỉ lớn nhất trong năm nay, mà còn có kích thước “khủng” nhất trong 70 năm qua, như thông báo của NASA.
mat-trang-34-1
Theo dữ liệu của cơ quan này, ngày 14.11, Mặt trăng đến sát gần Trái đất ở khoảng cách ngắn nhất kể từ năm 1948. Lần Siêu Trăng tiếp theo sẽ chỉ hiển hiện vào năm 2034. Theo lời nhà khoa học Noah Petro của NASA, sẽ có thể thấy Siêu Trăng ngay vào Chủ nhật 13.11.
mat-trang-34-1

"Sự khác biệt về khoảng cách (giữa Mặt trăng và Trái đất) vào đêm Chủ nhật sang thứ Hai sẽ không đáng kể, vì vậy nếu Chủ nhật trời nhiều mây, bạn cứ đi ra ngoài và ngắm nhìn Siêu Trăng vào thứ Hai”, ông Noah Petro nói.
Siêu Mặt Trăng Rọi Sáng Bầu Trời đêm

Ông Petro cũng tiết lộ thêm, thời điểm quan sát Siêu trăng tốt nhất là sau khi Mặt trời lặn vì khi đó Mặt trăng nằm ở đường chân trời, dễ tạo hiệu ứng về kích thước hơn bình thường.
Và những ai cần dậy sớm cũng đừng băn khoăn, bởi bạn có thể nhìn thấy Siêu Trăng gần như lập tức ngay sau khi Mặt trời vừa lặn xuống. Đây là lần thứ hai có Mặt trăng to lớn lạ thường trong năm nay.
Siêu trăng sẽ tròn nhất và sáng nhất vào lúc 13h52 ngày 14/11 theo giờ GMT, tức là khoảng 20h52 cùng ngày theo giờ Việt Nam. Các chuyên gia thiên văn cho biết, người dân khu vực phía tây Bắc Mỹ và các nước thuộc vành đai Thái Bình Dương, bao gồm Việt Nam, sẽ có cơ hội quan sát siêu trăng rõ nét nhất.
Theo các nhà khoa học cho biết, chúng ta còn một dịp nữa để chiêm ngưỡng hiện tượng kỳ bí này của tự nhiên – vũ trụ vào ngày 14.12.
Theo Danviet
Hình con cá được vẽ trên chiếc quan tài được cho là của Chúa Giêsu.
Hình con cá được vẽ trên chiếc quan tài được cho là của Chúa Giêsu.


Đã tìm ra hầm mộ của Chúa Giêsu?

Sau hàng trăm năm tìm kiếm, có vẻ như các nhà khoa học đã thành công trong việc tìm kiếm ngôi mộ của Chúa Giêsu.
Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những bằng chứng mới trong một hầm mộ ước tính có từ thế kỷ thứ 1 tại Jerusalem và tin rằng nó có thể chính là nơi an nghỉ cuối cùng của Chúa Giêsu.
Hầm mộ này được khám phá từ xa nhờ một cánh tay robot thăm dò. Nó nằm bên dưới một tòa tháp trong thành phố.
Tòa tháp được xây bên trên hầm mộ sau khi nó được phát hiện vào những năm 1980
Tòa tháp được xây bên trên hầm mộ sau
khi nó được phát hiện vào những năm 1980
Nắp chiếc quan tài khắc một dòng chữ Hy Lạp cổ dịch ra có nghĩa là "Divine Jehovah, raise up, raise up" hay là "Chúa Giêsu Jehovah" "nâng" một ai đó lên hoặc"đứng dậy".
Bên cạnh đó còn có hình vẽ của một con cá với một vật ngậm ở miệng của nó. Theo các nhà khảo cổ học, hình ảnh này có thể là hình ảnh kể lại câu chuyện Jonah và cá voi - một trong những câu chuyện Kitô giáo đầu tiên.
Dòng chữ tiếng Hy Lạp cổ dịch ra có nghĩa là "Divine Jehovah, raise up, raise up"
Dòng chữ tiếng Hy Lạp cổ dịch ra có nghĩa là "Divine Jehovah, raise up, raise up"
Chiếc quan tài được tìm thấy ở độ sâu 60m trong một lăng mộ được gọi là lăng mộ của gia đình Chúa Giêsu mà nó đã gây ra các cuộc tranh cãi lớn khi được phát hiện vào những năm 1980.
Dòng chữ tiếng Hy Lạp cổ dịch ra có nghĩa là "Divine Jehovah, raise up, raise up"
Tuy nhiên, khi đó nó chỉ được kiểm tra một cách sơ sài và nhanh chóng kết thúc khai quật trong bối cảnh diễn ra các cuộc biểu tình của người Do Thái chính thống giáo vì lo ngại tình hình lộn xộn có thể gây tổn hại tới di tích. Sau đó, nó được niêm phong và người ta dựng một tòa tháp bên trên.
Một trong các hộp sừng hoặc ossuaries được phát hiện sau khi người ta tìm thấy lăng gia đình Chúa Giêsu vào đầu những năm 1980
Một trong các hộp sừng hoặc ossuaries được phát hiện sau khi
người ta tìm thấy lăng gia đình Chúa Giêsu vào đầu những năm 1980
Theo một số giả thuyết, Chúa Giêsu đã được chôn cất tại đây cùng với Mary Magdalene, người ông đã kết hôn và lớn lên trong cùng một mái nhà. Tuy nhiên, nhiều nhà thần học và các nhà khảo cổ học hàng đầu lại cho rằng tuyên bố này hoàn toàn vô căn cứ.
Tuy nhiên James Tabor, một học giả Kinh Thánh tại Đại học North Carolina tại Charlotte, và nhà làm phim tài liệu Simcha Jacobovic đã quyết tiếp tục công trình nghiên cứu này. Họ đã dùng cánh tay robot với sự cho phép của chính phủ Israel trong năm 2010 để khám phá các khu vực xung quanh hầm mộ.
Trong quá trình này, họ đã phát hiện ra một căn phòng riêng biệt khác và đặt tên cho nó là "mộ Patio" vì nó nằm trực tiếp dưới sân của tòa nhà Patio. Tại đây, họ tìm thấy những dòng chữ cổ khắc bên trên mà họ tin rằng đó có thể là bằng chứng chứng minh rằng đó là mộ của Chúa Giêsu.
Hai nhà nghiên cứu cũng cho rằng, ngôi mộ nằm trên phần tài sản do Joseph xứ Arimathea hiến tặng, người mà theo kinh Phúc âm chính là người đã chôn cất Chúa Giêsu.
Nhà làm phim Simcha Jacobovici kiểm tra một phần khu mộ trong năm 2007
Nhà làm phim Simcha Jacobovici kiểm tra một phần khu mộ trong năm 2007
Ngoài ra, theo ông Tabor, biểu tượng con cá, biểu tượng của Jonah với dòng chữ cổ có nghĩa là "có một cái gì đó có thể làm sống lại người đã chết hoặc biểu thị niềm tin vào sự sống lại của Chúa Giêsu".

Cập nhật: 02/03/2012Theo Daily mail, Giáo Dục
Xem thêm:
Xem thêm:

Xem thêm: