Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2016

Cuba : Raul phục hận Fidel sau 50 năm ẩn nhẫn chờ thời

Cuba : Raul  phục hận Fidel sau 50 năm ẩn nhẫn chờ thời
 
Fidel Castro (trái) khi còn là chủ tịch Cuba và em trai Raul,bộ trưởng Quốc Phóng tháng 12/2003, trong kỳ họp Quốc Hội. ADALBERTO ROQUE / AFP

    Sau gần nửa thế kỷ chấp hành mệnh lệnh của ông anh Fidel Castro, ngày 31/07/2006, Raul Castro lên làm quyền chủ tịch Cuba. Từ đó, Cuba dần dần biến đổi, cải cách kinh tế và tái lập bang giao với Hoa Kỳ, lật qua trang sử « cách mạng đối đầu » của Fidel Castro đẩy Cuba vào thế cô lập suốt 50 năm. Sơ kết mười năm cầm quyền của Raul Castro.

    Tạm thay Fidel Castro bệnh tật vào năm 2006, Raul Castro phải chờ đến năm 2008 mới chính thức lên làm chủ tịch nước. Sau đó, phải đợi đến năm 2011, cha đẻ cách mạng Cuba mới chịu nhường chức vụ cuối cùng « lãnh đạo tối cao » cho người em.
    Nhân đại hội đảng Cộng sản Cuba năm đó, một loạt 300 biện pháp cải cách kinh tế, mở cửa cho lãnh vực tư nhân trách nhiệm tự quản lý cho các công ty Nhà nước được thông qua. Nhưng biến cố ngoạn mục nhất là trong lãnh vực ngoại giao. Ngày 17/12/2014, Raul Castro long trọng thông báo tái lập bang giao với Washington. Sau diễn văn, chủ tịch Cuba đưa tay gạt nước mắt, nhưng lập tức ông kiểm soát xúc động, không quay lại nhìn ông anh.
    Sau 50 năm tuân lệnh Fidel một cách mù quáng, Raul, mà nhiều người cho là « thiên tài quân sự và tổ chức » đã dứt khóat đứng thẳng trước định mệnh của chính mình. Nhân danh chủ tịch Cuba, Raul vĩnh viễn quay lưng lại với Fidel, vi phạm một điều cấm kỵ của chế độ cộng sản Cuba, đó là dám phạm tội tày trời, hoà giải với « kẻ thù không đội trời chung » Yankee ( Mỹ) , nắm bàn tay của « tên trùm đế quốc số một » Barack Obama.
    Vào thời điểm này, tuần báo cánh tả Pháp Người Quan Sát (l’Obs) đặt câu hỏi : Phải chăng « tiểu lãnh tụ » phục hận ?
    Raul, người em nhút nhát, người em có biệt tài « xuyên tường », ở 83 tuổi, đã bẻ gẫy lời nguyền, tự giải phóng để mang lại nụ cười và hy vọng cho một dân tộc mỏi mệt, kiệt quệ vì một chế độ độc tài lố bịch.
    Trong suốt nửa thế kỷ, tuy đeo sao trên cổ áo, Raul đóng nhiều vai trò phụ thuộc bên cạnh « tư lệnh tối cao ». Từ sĩ quan thuộc hạ, sĩ quan tùy viên, quản gia, bù nhìn, cầu nối với Matxcơva, giữ con cho ông anh, công tố viên, bình định viên. Lúc nào cũng sẵn sàng, lúc nào cũng sẵn lòng báo che những hành động điên rồ, lố lăng và tội ác của ông anh lãnh tụ ...
    Thật ra, nếu xem xét kỹ càng cuộc đời chính trị của Raul, người ta sẽ hiểu vì sao ông biết nhẫn nại và thi hành sứ mệnh cho đến hơi thở sau cùng. Sứ mệnh đó là bảo vệ hình ảnh chế độ Castro và quyền lực bằng mọi giá cho đến khi hương tàn khói lạnh.
    Vụ án ma túy Arnaldo Ochoa : giết bạn để cứu anh
    Một trong những sự kiện, đúng hơn là một vụ án dàn dựng vào năm 1989, truy tố 47 sĩ quan và cán bộ, tử hình bốn người trong đó có tướng Arnaldo Ochoa, đại tá Antonio de la Guardia, thuộc lực lượng đặc biệt, hai cán bộ cao cấp của bộ Tài Chính và bộ Nội Vụ với tội danh « phản quốc ». Bộ trưởng Nội Vụ José Abrante, cũng bị 20 năm tù với tội danh đồng lõa và sau đó bị ám sát trong nhà giam.
    Vào năm 1989, Cuba lập một đường dây buôn ma túy với phương tiện là máy bay vận tải, 15 chuyến từ Colombia, đáp thẳng xuống các sân bay quân sự và dân sự Cuba mà « không ai hay biết », kể cả tổng tư lệnh tối cao Fidel Castro, bộ trưởng quốc phòng Raul.
    Mục đích của kế hoạch « dịch vụ đặc biệt này » là tìm ngoại tệ đôla. Tuy nhiên, khi quan hệ giữa La Habana và các trùm ma túy Colombia sắp bị Washington tố cáo với quốc tế, Fidel Castro quyết định hy sinh các sĩ quan và cán bộ liên can. Thiếu tướng Arnaldo Ochoa, từng tổ chức nổi dậy ở Venezuela, nhưng thất bại, nguyên là tư lệnh lực lượng viễn chinh Cuba tại Angola, một người hùng của quân đội, cùng với 13 sĩ quan, đa số là khai quốc công thần từ năm 1959, bị kết án nặng nề , kẻ bị xử bắn, người bị giam cầm.
    Giết tướng anh hùng
    Vụ án này cho thấy Nhà nước Cuba quản lý đường dây ma túy. Tuy nhiên, không một nhà quan sát nào tin rằng một tướng lãnh như Arnaldo Ochoa, đứng đầu đường dây phạm pháp này. « Tòa » cũng không đưa ra được chứng cớ cụ thể.Thế thì tại sao anh em nhà Castro lại giết tướng ?
    Vụ này bắt nguồn từ hai nguyên nhân sâu xa. Theo nhà báo Pháp Serge Raffy, (l’Obs 15/04/2015), vào năm 1989, khi Liên Xô của Mikhail Gorbachev đổi mới, Raul Castro khuyên ông anh nên thừa cơ hội cải cách, nương theo lá bài Perestroika mở cửa Cuba cho giới đầu tư Mỹ.
    Thế nhưng nhà độc tài vẫn đóng kín trong tâm lý hoang tưởng nhìn đâu cũng thấy kẻ thù. Fidel nghi ngờ đứa em âm mưu đảo chính với sự đồng lõa của tướng Arnaldo Ochoa mới từ chiến thắng Angola (chống lực lượng Nam Phi và đối lập không cộng sản Angola), trở về. Cũng như Raul Castro, tướng Arnaldo Ochoa rất thân với bộ tham mưu quân đội Liên Xô, đa số là tướng lãnh ủng hộ tân tổng bị thư Mikhail Gorbachev và chính sách Perestroika.
    Để triệt hạ băng « phản bội », Fidel Castro ra lệnh bắt hết những người bị nghi ngờ theo chủ trương của Gorbachev và kết án họ « buôn ma túy ». Fidel Castro còn thâm hiểm đến mức buộc Raul mặc chiếc áo « chưởng lý » để trong suốt vụ xử dàn dựng đúng theo kịch bản Stalin thời thanh trừng nội bộ.
    Raul tuân lệnh nhưng không bao giờ tha thứ cho ông anh đã bắt mình đóng vai trò vu khống, phản bạn và đưa nhiều bạn thân, chiến hữu, đồng chí ra pháp trường.
    Raul đã sống những ngày thê thảm, đớn đau trong các phiên toà giả dối này. Chính ông kêu án tử hình người bạn chiến đấu từ thời còn gian khó. Thời khắc kinh khủng nhất là khi Raul đọc bản luận tội Arnaldo Ochoa. Ông dìm xúc động trong cơn say, trấn áp nổi đắng cay và lợm giọng trong men rượu Rhum và Whisky ( Le Monde 11/05/2015 và L’Obs 15/04/2015).
    Nguyên nhân thứ hai, hãy nghe Illeana de la Guardia, con gái của đại tá Antonio de la Guardia bị xử bắn cùng với tướng Ochoa, kể lại : Fidel tiếp gia đình các tù nhân, giải thích với chúng tôi vụ xử này chỉ là dàn dựng. Tổ chức các phiên toà là để che mắt Hoa Kỳ vì CIA có bằng chứng chế độ có dính liếu vào đường dây buôn lậu ma túy với các trùm Colombia.
    Sau vụ xử, thì tất cả sẽ được tự do. Thật ra, chúng tôi ai cũng biết kẻ chủ mưu buôn ma túy là Fidel Castro và bây giờ thì ông ta tìm cách cứu bộ lông của mình. Fidel lừa dối chúng tôi. Chúng tôi phải chọn con đường lưu vong. Còn Raul, người bạn thân của gia đình, làm sao có thể bình tâm sau một tội ác (giết bạn thân vô tội để cứu anh) như vậy.
    Anh em Castro trong mắt giới lãnh đạo Liên Xô
    Thái độ của Raoul trong phiên toà dàn dựng, bất bình nhưng không dám chống lại Fidel phải được hiểu như thế nào ?
    Nikita Krouchtchev, tổng bí thư đảng Cộng sản Liên Xô khi thấy Fidel Castro tịch thu tài sản và quốc hữu hóa các tập đoàn công nghiệp đa quốc gia của Mỹ, đã gọi Fidel là một kẻ ngông cuồng, là « con ngựa điên » không đáng tin cậy. Matxcơva đã chọn Raoul, được trung tá KGB Leonov móc nối từ thời sinh viên, làm điểm tựa để cắm dùi tại hải đảo. Trong mắt Liên Xô, Raoul là một nhân vật « thực tế, sùng bái Stalin tuyệt đối », còn Fidel « khó kiểm soát ».
    Giáo sư Jacobo Machover, người Cuba, tác giả quyển sách « Raul et Fidel, la tyranie des frères ennemis », tạm dịch là « Raul và Fidel, chế độ bạo ngược của hai anh em thù nghịch » nói rõ : Raul không phải là chiếc bóng hay thuộc hạ của Fidel. Trong nhiều năm dài chỉ huy quân đội, Raul đóng vai trò « người dọn rác » cho Fidel, thi hành những công tác sắt máu cho ông anh. Đó là hai nhân vật mà cá tính trái ngược nhau. Raul cư xử như một người cha có tình người trong khi Fidel tự cho mình là kẻ « giác ngộ cách mạng vị kỷ » ngay con ruột cũng không quan tâm.
    Người cha có tình cảm này, sau một loạt vố đau, và từ khi chính thức lãnh đạo quốc gia vào năm 2008, đã quyết định tiến hành hoài bão manh nha chuẩn bị từ thập niên 1980 nhưng bị Fidel giết từ trong trứng nước qua vụ án Arnaldo Ochoa.
    Để thực hiện kế hoạch bí mật này mà kết quả đầu tiên được thế giới biết đến là cú « bắt tay »ngoạn mục, theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng với Mỹ 7 năm sau đó, « người dọn rác » của Fidel đã nhanh chóng « quét sạch » tay chân của ông anh : Cải tổ nội các, loại trừ những nhân vật có thể kế nghiệp, đặt người thân tín vào Bộ chính trị đảng Cộng sản, bổ nhiệm người thân vào các chức vụ quan trọng.
    Đưa tướng Julio Casas Regueiro, 80 tuổi, và con rể là đại tá Luis Alberto Rodriguez làm phó, đứng đầu tập đoàn doanh nghiệp quân đội Geasa, độc quyền quản lý một cách 80% lãnh vực kinh tế trọng yếu từ vũ khí, xăng dầu, khách sạn, nhà hàng, xuất nhập cảng, viễn thông, phi trường, hải cảng, xây dựng…. Con gà đẻ trứng vàng đáp ứng nhu cầu mở cửa kinh tế.
    Khi tướng Julio Casas Regueiro qua đời, Luis Alberto Rodriguez chính thức lên thay và được bố vợ thăng cấp tướng, bất chấp những dị nghị. Chưa hết, ngành an ninh tình báo, lá chắn bảo vệ chế độ và an nguy của Raul nằm trong tay đại tá Alejandro Castro, không ai khác hơn là con trai của Raul.
    Raul tham khảo rất kỹ hồ sơ mật, báo cáo mật về tâm tư, suy nghĩ dự án của thành phần cán bộ, sĩ quan cốt cán của chế độ và hiểu rằng chuyện sinh tử của gia đình Castro là làm cách nào để cứu sống toàn gia khi bị dân chúng đòi xét công luận tội. Raul nhất định không để xảy tới ngày này sau khi ông anh « Râu Xồm », biệt danh của Fidel, từ giã cõi đời.
    Hiểu rõ não trạng người dân Cuba, Raul không tin vào « Mùa Xuân Cuba » theo mô hình các nước Ả Rập. Theo ông, dân Cuba, nhất là thế hệ trẻ khát khao lối sống và văn hóa Mỹ. Sau nửa thế kỷ bị trói buộc, thanh niên Cuba không quan tâm đến chính trị, họ bất cần ký ức và chỉ lo « xoay sở » sao cho có cái ăn nhét vào bụng mỗi ngày. Nếu có nổi dậy thì cũng vì cái dạ dày. (l’Obs 15/01/2015).
    Cho dân ăn no để tránh nổi dậy …
    Do vậy, nổi ám ảnh ông Raul Castro là nuôi dân để tránh biển máu. Đáp án của ông là phải đổi mới kinh tế, mà muốn đổi mới kinh tế thì phải giải tỏa cấm vận. Mà muốn cấm vận được giải tỏa thì phải hoà giải với kẻ thù.
    Thế là Raul bổ nhiệm hai chuyên gia kinh tế trẻ không có thẻ đảng vào Hội đồng Nhà nước. Omar Everleny và Pavel Vidal có trọng trách lập kế hoạch dự báo kinh tế Cuba trong 10 năm tới. Theo hai nhà kinh tế Cuba này thì tương lai Cuba không tùy thuộc một cường quốc xa xôi nào, ám chỉ Nga và Trung Quốc, mà tùy thuộc vào nam Mỹ và bắc Mỹ nhất là Brasil và… Hoa Kỳ.
    Tháng 7/2007, một năm sau khi Fidel Castro nằm bệnh viện, Raul Castro đọc một bài diễn văn gây chấn động : « phải cải cách tận gốc rễ từ cấu trúc cho đến học thuyết kinh tế. Hoặc chúng ta đổi mới, hoặc sẽ bị tụt hậu » (Orectificamos, o nos hundimos). Thực ra, theo giới quan sát, Raul chỉ muốn cho dân đủ ăn mà thôi để họ đừng làm loạn.
    Cho Fidel đi vào quên lãng …
    Với đầu óc thực tế, không như ông anh Fidel, Raul thấy rõ là chế độ La Habana sống còn là nhờ Venezuela. Hai nhà « cách mạng hoang tưởng » Fidel Castro và Hugo Chavez không bao giờ quan tâm đến kinh tế và đời sống của dân chúng. Được Caracas mỗi ngày cho không từ 80.000 đến 100.000 thùng dầu, La Habana bán lại một phần cho thị trường quốc tế thu vào một số ngoại tệ đủ để cầm hơi xây dựng Xã hội Chủ nghĩa.
    Cái chết của tổng thống Hugo Chavez và cuộc khủng hoảng kinh tế, lương thực, chính trị làm rung chuyển Venezuela cho thấy Raul sáng suốt, phải đổi mới. Tiến trình bình thường hóa bang giao với Mỹ, do vậy, được tăng tốc.
    Rút kinh nghiệm thất bại đắng cay trong việc khuyến khích ông anh chủ tịch bắt chước Mikhail Gorbachev, Raul âm thầm thương lượng với nước Mỹ của Barack Obama từ năm 2013. Fidel hoàn toàn không hay biết gì về 9 cuộc gặp gỡ bí mật ở Canada và ở Vatican qua sự giúp đỡ của Giáo Hội Công Giáo Cuba và Toà Thánh.
    « Thằng em nhỏ », sau 50 năm nhẫn nhịn chờ thời, đã « giết chết thằng anh lớn hơn 5 tuổi » ( L’Express 02/01/2015). Từ thuở thiếu thời cho đến tuổi 83, Raul mới thật sự thoát khỏi bóng phủ của Fidel, cho dù trong thời cách mạng, Raul mới là bộ não chính trị và quân sự. Fidel chỉ đóng vai người hùng « trừ gian diệt bạo » trước ống kính của truyền hình quốc tế.
    Điều trớ trêu là vào ngày 17/12/2015, khi Washington và La Habana long trọng thông báo lật qua trang sử hận thù trước sự chứng kiến của hàng tỷ khán giả truyền hình thế giới thì Fidel Castro vắng mặt. Sức khỏe suy nhược, ở tuổi 88, Fidel đã vĩnh viễn bị loại khỏi đấu trường chính trị.
    … Và hoa giải dân tộc để tránh biển máu
    Tương lai của đảng Cộng sản Cuba và của 93% dân chúng không là đảng viên giờ đây tùy thuộc vào quân đội, yếu tố bảo vệ « ổn định » như các nước chậm tiến châu Phi.
    Báo mạng Mediapart nhân bầu cử Quốc Hội Cuba năm 2013 đã nhận định : Một khi Raul qua đời, quân đội có thể phải lên nắm quyền, ít nhất là trong giai đoạn đầu, để những hận thù kềm chế trong suốt 50 Fidel cầm quyền không dẫn đến « bạo loạn và biển máu ».
    « Biển máu » là một trong số những ưu tư ám ảnh Toà Thánh Vatican qua một số điện thư mà Wikileak đã tiết lộ. Cũng vì thế mà Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ cũng như Giáo Hội Cuba đã giúp Cuba trong tiến trình « hòa giải dân tộc và hoà giải với Hoa Kỳ » (Mediapart 05/02/2013).

    Nông dân nghèo Ninh Thuận lại thêm mạt vì ‘bò chính phủ’














    Bà Mang Thị Min phải đưa “bò chính phủ” vào nhà để chăm như chăm con mọn, phải nấu cháo để bón cho bò. (Hình: Tuổi Trẻ)
    VIỆT NAM – Cuối tuần vừa qua, 20 gia đình nghèo ở xã Phước Vinh, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận cùng xin trả lại “bò chính phủ.” Nếu nguyện vọng này không được chấp nhận, mỗi gia đình sẽ ôm thêm nợ.
    20 gia đình vừa kể cùng thuộc các sắc tộc thiểu số, cùng “nghèo mạt rệp” nên được ưu tiên vay vốn “xóa đói, giảm nghèo.” Cách nay hai tháng, chính quyền xã Phước Vinh đã gọi họ lên trụ sở, yêu cầu ký văn tự nhận vay 24 triệu/gia đình trong vòng ba năm, không phải trả lãi, rồi dẫn họ đến trại bò Trọng Giảng ở trong vùng để dẫn bò về nuôi.
    Hệ thống công quyền gọi những con bò được mua bằng tiền trích từ dự án “xóa đói, giảm nghèo” là “bò dự án.” Người nghèo thì gọi loại bò này là “bò chính phủ.”
    Trong hai tháng vừa qua, 20 con “bò chính phủ” chỉ chịu ăn cỏ vài ngày đầu rồi… tuyệt thực. Nếu “bò chính phủ” mà lăn ra chết thì vỡ nợ nên nhiều gia đình đưa bò vào nhà chăm sóc, nấu cháo bón cho bò ăn nhưng sức khỏe của những con “bò chính phủ” càng ngày càng suy kiệt.
    Do 20 gia đình nghèo này kêu cứu, chính quyền xã Phước Vinh đã cử nhân viên thú y đến hỗ trợ. Những nhân viên thú y tiết lộ, “bò chính phủ” mà 20 gia đình nghèo vay vốn để mua bị “lở mồm, long móng,” chứng bệnh khiến các loại gia súc có móng guốc (như heo, bò,…) bị lở miệng, loét móng, kiệt sức rồi chết. “Lở mồm, long móng” được tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) xếp vào loại bệnh nguy hiểm hàng đầu đối với động vật vì lây lan rất nhanh và có thể nhiễm sang người. Bởi những đặc điểm vừa kể, khi phát giác gia súc bị “lở mồm, long móng,” các nhân viên thú y sẽ khuyên tiêu hủy gia súc bị nhiễm virus.
    Dẫu hợp đồng vay tiền mua bán bò ghi rõ, chủ trại bò Trọng Giảng chịu trách nhiệm về con bò ông ta bán trong vòng 12 tháng, nếu bò không sinh sản hoặc mắc bệnh thì ông ta sẽ nhận lại bò, hoàn lại tiền, song theo bà Mang Thị Min – một trong 20 nạn nhân của “bò chính phủ” thì nay, chủ trại bò từ chối thực hiện cam kết, vì bò không mắc bệnh mà bị “lở mồm, long móng!”
    Đây không phải là lần đầu tiên chính quyền xã Phước Vinh, huyện Ninh Thuận dùng “bò chính phủ” đẩy những gia đình thiểu số nghèo đến mạt lộ.
    Cách nay đúng một năm, hồi Tháng Mười Một năm ngoái, 60 gia đình thiểu số nghèo ở xã này đã từng kêu cứu vì phải ký giấy vay 20 triệu đồng/gia đình từ dự án “xóa đói, giảm nghèo” nhưng chỉ được cầm 15 triều đồng và bị buộc phải dùng 15 triệu đồng đó mua “bò chính phủ” cũng tại trại bò Trọng Giảng. Đáng nói là toàn bộ hoạt động này diễn ra dưới… sự giám sát của chính quyền huyện Ninh Phước!

    Fidel Castro và Lý Quang Diệu đều nắm quyền cai trị đất nước năm 1959: Một người chống Mỹ, một người hợp tác với Mỹ và hệ lụy...

    Nhìn Lại 50 Năm Cuba Dưới Sự Cầm Quyền Của Fidel Castro

    MẠNH KIM

    Nhà báo
     WEBSITE SÀI GÒN
    Nhìn lại 50 năm Cuba dưới sự cầm quyền của Fidel Castro
    Đã có những bài viết nhìn lại thành tựu “xây dựng XHCN” của Fidel Castro. Việc Cuba có một chính sách giáo dục miễn phí “tuyệt vời” luôn được nhắc lại như một trong những ưu điểm nổi trội của đất nước này. Tuy nhiên, người ta không đặt ra một câu hỏi liên quan: tại sao nền giáo dục ấy không mang lại sự thịnh vượng cho đất nước Cuba? 
    Cuba có một “nền y học xuất sắc” nhưng tại sao Cuba chỉ “xuất khẩu” được các bác sĩ thay vì có những công trình nghiên cứu cách mạng đột phá đóng góp cho y học thế giới? Để có cái nhìn rõ hơn, thử so sánh Cuba với Singapore, hay chính xác hơn là so sánh Fidel Castro với Lý Quang Diệu (ông Lý chết năm 2015 khi 91 tuổi; Fidel mới chết khi 90 tuổi).
    Cả Fidel và Lý đều lên nắm quyền cùng năm 1959, thời điểm mà Cuba giàu hơn Singapore. Trong khi Singapore là một thương cảng nghèo, Cuba đã nổi tiếng với nền công nghiệp du lịch và giàu tài nguyên. Đó là thời điểm Cuba xếp hạng năm khu vực về thu nhập đầu người, hạng ba về tuổi thọ, hạng hai tỷ lệ đầu người sở hữu xe hơi, và hạng nhất về tỷ lệ đầu người sở hữu tivi. Sau hơn nửa thế kỷ, sự khác biệt giữa Cuba và Singapore chẳng có gì để bàn cãi. Nó cho thấy sự thành công và thất bại giữa hai mô hình kinh tế: kinh tế tập trung và thị trường tự do. Nó cũng cho thấy sự thất bại và thành công giữa hai mô hình chính trị: XHCN và tư bản tự do.
    Năm 1959, khi Fidel lên nắm quyền, GDP đầu người Cuba là khoảng 2.067 USD/năm, so với 3.239 USD của Puerto Rico. Đến 1999, 40 năm sau, GDP Cuba gần như giậm chân tại chỗ với 2.307 USD; trong khi đó Puerto Rico là 13.738 USD. Từ 1965 đến 1990, năm mà họ Lý rời ghế thủ tướng, GDP Singapore tăng 2.800%, từ 500 USD lên 14.500 USD. Trong khi đó, Cuba dưới sự cai trị độc tài của Fidel, kinh tế quốc gia suy tàn, doanh nghiệp tư nhân bị xóa sổ và tỷ lệ nghèo vọt lên 26%. Chuẩn sống trung bình người dân tệ hơn trước thời Liên Xô sụp đổ. Tính đến năm 2015, trong số 11,3 triệu người Cuba, chỉ 5 triệu (không đến 45% dân số) là tham gia lực lượng lao động. Với Singapore (5,4 triệu dân), lực lượng lao động chiếm hơn 3,4 triệu người!
    Xét về các chính sách thị trường tự do, Singapore hạng nhất thế giới trong danh sách các quốc gia có chính sách ưu đãi doanh nghiệp do Nhóm Ngân hàng Thế giới (World Bank Group) xếp chọn. Tính đến năm 2015, Singapore đứng thứ hai liên tiếp trong 4 năm trong danh sách các quốc gia có nền kinh tế cạnh tranh toàn cầu do Diễn đàn kinh tế thế giới bình chọn. Tổ chức Heritage xếp Singapore hạng nhì thế giới trong danh sách Chỉ số tự do kinh tế 2015 (Index of Economic Freedom-IEF). Trong khi đó, Cuba được xếp hạng 177 trong danh sách IEF và bị đánh giá là nước có nền kinh tế “ít tự do nhất trong 29 quốc gia khu vực Trung Mỹ, Nam Mỹ và Caribê”. Cuba thậm chí không được xếp hạng trong danh sách 189 nền kinh tế của World Bank Group.
    Người dân Cuba, với cái bụng lép, trong nhiều thập niên, vẫn phải gượng sức hô to những khẩu hiệu sáo rỗng và lặp đi lặp lại như cái máy hát rằng “XHCN là ưu việt”, là “con đường tất yếu của thời đại”, là “xu thế của loài người văn minh”. Tuy nhiên, Fidel đã thiết kế một mô hình xã hội khác khá xa với văn minh loài người. Ở đất nước ông, người dân không phải đóng thuế bất động sản hoặc trả tiền lãi cho nhà mua góp nhưng người dân cũng không được phép xây ngôi nhà của chính mình (mãi đến năm 2010 họ mới được phép làm điều này!). Ở đất nước ông, học sinh được miễn phí đi học. Tuy nhiên, miễn phí giáo dục không đồng nghĩa với tự do trong giáo dục và tự do trong tư duy.
    Mãi đến năm 2008, Raúl Castro mới đề cập một “chủ trương” “chưa từng có” trước đó: lần đầu tiên, việc mua máy tính, đầu máy DVD và lò viba là có thể được hợp pháp hóa! Đó cũng là năm mà người dân Cuba được phép sử dụng điện thoại di động... Cuộc cách mạng “chấn động địa cầu” của Fidel đã đóng một dấu ấn lịch sử chính trị thế giới và nó ít nhiều từng “gây cảm hứng” cho một thế hệ “sôi sục cách mạng” của thời ông, nhưng di sản cai trị của ông đã để lại quá nhiều hậu quả bi thảm mà ảnh hưởng của nó không chỉ đối với một thế hệ người dân Cuba. Ông có thể được các “đồng chí XHCN” của ông nhìn nhận như là một nhân vật “tiên phong cách mạng” nhưng ông thật ra là một trong những người đi chậm nhất, lạc hậu nhất, và bảo thủ nhất, ngay cả trong chính thời đại của mình. Như nhiều lãnh tụ cộng sản khác, ông xây dựng nên một huyền thoại cho cá nhân mình hơn là tạo dựng ấm no và hạnh phúc thật sự cho người dân của ông.

    Cuộc đời và cái chết của Fidel Castro qua cách nhìn của Tử Vi đẩu số

    Phân tích cuộc đời lãnh tụ Fidel Castro dưới góc nhìn phong thủy

    Theo thuyết Âm Dương - Ngũ Hành, Thân và Dần là chính xung nên cuộc đời Fidel dự báo nhiều biến đổi khó lường. Quả thực ông mất vào năm xung tháng hợp.
    Lãnh tụ CuBa Fidel Castro sinh ngày Giáp Tuất, tháng Bính Thân, năm Bính Dần (13/08/1926 dương lịch). Ông trút hơi thở cuối cùng vào lúc 22h29` ngày 25/11/2016, tức giờ Kỷ Hợi,  ngày Tân Hợi, tháng Kỷ Hợi, Năm Bính Thân.
     
    Theo thuyết âm dương ngũ hành, Thân và Dần là chính xung nên cuộc đời Fidel dự báo nhiều biến đổi khó lường. Quả thực ông mất vào năm xung tháng hợp.
     
    Lật lại lịch sử Fidel, sẽ thấy sự ứng hạp kỳ lạ các nguyên tắc: Vào những năm xung – hình – hợp, xác suất biến cố, thay đổi của cuộc đời là rất cao.
     
    Năm Canh Thìn (1940), khi mới 14 tuổi, ông đã viết một bức thư tiếng Anh gửi cho Tổng thống Mỹ Franklin Delano Roosevelt trình bày về những suy nghĩ của ông về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ (khi đó Cuba đang nằm dưới "sự bảo hộ" của Mỹ). Fidel sinh ngày Giáp Tuất là trực xung với Canh Thìn nên vào năm này, người ta thường có những cảm xúc mạnh liệt, làm nên những việc khác thường.
     
     
    Fidel-Castro-gom-gia-toc-viet01
    Lãnh tụ Cu Ba Fidel Castro (Ảnh:TL)
     
    Vào ngày Mậu Dần năm Quý Tỵ (26/07/1953 DL) Castro và khoảng 200 chiến hữu tấn công vào trại lính Moncada. Hơn 80 người anh em bị tử trận, Castro bị bắt. Ông bị đưa ra tòa và bị kết án 15 năm tù. Đáng chú ý, Dần – Tỵ là cặp tương hình, Tỵ - Thân là cặp tương hợp, Thân – Dần là cặp tương xung nên vào năm hình, ngày tuổi, tháng sinh xung Fidel bị bắt.
     
    Lại năm Bính Thân (2/12/1956 DL), nhóm Hai Mươi Sáu Tháng Bảy, gồm 80 người, trở lại Cuba trên con tàu Granma dài 18 mét. Sau khi đổ bộ, họ nhanh chóng bị bao vây bởi quân chính phủ Batista. Một trận đánh ác liệt diễn ra, nhóm cách mạng chỉ còn 12 người sống sót và rút vào vùng rừng núi Sierra Maestra để tổ chức kháng chiến. Trong số những người sống sót, ngoài Fidel Castro còn có Raul Castro (em trai ông).
     
    Tuyệt vời hơn, tháng Bính Dần năm Kỷ Hợi (2/1959) Fidel chính thức trở thành Thủ tướng Cu-Ba. Một lần nữa cặp đôi nhị hợp Dần – Hợi lại ứng tác với vị lãnh tụ tuổi Dần này.
     
    Năm Ất Tỵ (1965), ông là Bí Thư thứ nhất Đảng Cộng Sản Cu Ba, đây là năm hợp với Tháng Sinh (Thân) của Fidel.
     
    Năm Bính Thìn (1976) năm xung của ngày sinh (Giáp Tuất), ông thôi làm Thủ tướng rồi đảm nhận vị trí Chủ tich Cu Ba đồng thời với vị trí Bí thư thứ nhất.
     
    Ngày Nhâm Thân, tháng Giáp Tuất, năm Giáp Thân (20/04/2004), chính xung tuổi Dần, Castro bị vấp ngã sau khi đọc diễn văn trước một cuộc mít tinh. Cú ngã này làm ông bị gãy xương tay và đầu gối.
     
    Fidel-Castro-gom-gia-toc-viet02
    Lãnh tụ Cu Ba Fidel Castro nổi tiếng với tài hùng biện (Ảnh: TL).
     
    Tháng Dần năm Mậu Tý (2008) ông chuyển giao quyền lực Chủ tịch CuBa, có thể năm Tý có liên quan đến giờ sinh Fidel (không rõ giờ sinh).
     
    Năm Tân Mão (2011) Fidel trao lại chức vụ Bí thư thứ nhất ĐCS CuBa cho em trai Raul Castro. Tân Mão là năm vừa xung vừa hợp với ngày sinh Giáp Tuất của ông. Tuất hợp Mão, Tân khắc Giáp.
     
    Fidel trút hơi thở cuối cùng vào lúc 22h29` ngày 25/11/2016 dương lịch, tức giờ Kỷ Hợi,  ngày Tân Hợi, tháng Kỷ Hợi, Năm Bính Thân.
     
    Năm nay Bính Thân (2016), thái Tuế trực xung tuổi Bính Dần, nên sức khỏe rất nhiều ảnh hưởng. Hợi tương hợp với Dần nhưng lại tương hại với Thân. Vào giờ Hợi, ngày Hợi, tháng Hợi, năm Thân, do Ngày – Giờ - Tháng tương hợp với tuổi Fidel (Dần), nhưng hình hại với năm Thân (2016) và tháng sinh Thân nên lực xung của Thái Tuế Bính Thân càng tăng lên gấp bội. Tam Hợi phá hai Thân, lại liên minh cùng Dần để kình Thái Tuế, mà Thái Tuế là tối cao nên việc ông mất vào ngày giờ nói trên là hoàn toàn dễ hiểu.
     
    Đành rằng tuổi cao sức yếu (90 tuổi) nhưng ra đi đúng ngày giờ năm tháng như vậy thì thật là một ví dụ kinh điển cho thuyết âm dương ngũ hành.
     
    Bản quyền bài viết thuộc Chuyên gia Phong thủy Hoàng Minh, viết lúc 15h30 ngày 26/11/2016

    Ông Nguyễn Minh Triết: Việt Nam thức thì Cu Ba ngủ để canh giữ hòa bình thế giới; Thánh Gióng đánh giặc xong bay về trời vui thú điền viên...giống ông Nguyễn Minh Triết

    \
       

    Trách Mỹ bỏ VN lần thứ hai là không đúng!

    Kết quả hình ảnh cho trump and putin kissing


    "Lần thứ nhì Mỹ bỏ rơi Việt Nam ?"

    "Khi đồng minh tháo chạy", tựa đề một cuốn sách của TS Nguyễn Tiến Hưng, vừa được nhắc lại trong một bài báo. "Lần thứ nhì Mỹ bỏ rơi Việt Nam?" là tựa đề bài báo đó, cũng là một câu hỏi, một nghi vấn.

    Theo tôi, nếu xét lại nội dung của từ "đồng minh", ta thấy rằng trong lịch sử nước Mỹ, nước này chưa bao giờ bỏ rơi một "đồng minh" nào của họ cả.

    "Đồng minh" có nghĩa là gì ? Tiếng Pháp là "allié, alliance", tiếng Anh "ally, alliance", có nghĩa là (các nước) cùng ký minh ước với nhau nhằm hợp tác về chính trị, quân sự, kinh tế... vì quyền lợi chung của nhau.

    Nhắc lại chút lịch sử là Mỹ can thiệp vào miền Nam VN không thông qua một thỏa thuận nào (có hiệu lực trên tinh thần quốc tế công pháp). Khi Mỹ đổ bộ vào bãi biển Đà Nẵng (8-3-1965), những tướng tá ở Sài Gòn còn đang tranh chấp với nhau về quyền lãnh đạo. Hầu như không ai nắm được tin Mỹ đổ quân. Tổng thống Diệm bị lật đổ, miền Nam như rắn không đầu. Chính trường miền Nam chỉ tạm thời ổn định sau khi "Ủy ban lãnh đạo quốc gia" được thành lập (14-6-1965). Tức là Mỹ đổ quân vào VN trước ngày "Quân lực VNCH" 19-6-1965 hiện hữu.

    Mỹ vào VN không theo một trình tự nào, một thỏa thuận nào thì Mỹ cũng sẽ rút ra (khỏi VN) bằng một lối tương tự như vậy.

    Từ những năm đầu mới lên tổng thống, nhiều lần ông Diệm được lãnh đạo Mỹ đề nghị giúp đỡ nhằm "xây dựng một quốc gia Nam Việt Nam giàu mạnh và phú cường". Tức là Mỹ khuyên ông Diệm (và ông Kỳ, ông Thiệu sau này) tuyên bố miền nam độc lập, lấy tên nước là Nam Việt Nam (South Viet Nam). Bởi vì Mỹ chỉ có thể ký kết ước "đồng minh" với một quốc gia "độc lập, có chủ quyền". Miền Nam, hiến pháp VNCH, luôn khẳng định "VN thống nhứt lãnh thổ từ Nam Quan đến mũi Cà Mau". Do hoàn cảnh lịch sử, phần nhiều lãnh đạo miền Nam xuất thân từ miền Bắc, không có người nào chủ trương từ bỏ quên hương mình. VNCH (cũng như miền bắc VNDCCH) chỉ là những "quốc gia chưa hoàn tất", bên nào cũng muốn "thống nhứt đất nước".

    Mỹ không ký kết hiệp ước nào với VNCH vì không thể giúp VN thực hiện việc "thống nhứt" lãnh thổ. Mỹ chỉ muốn một "ranh giới" rõ rệt đê thuận tiên cho việc "bảo vệ thế giới tự do". Không có "kết ước đồng minh", quyền lợi và nghĩa vụ không rõ rệt, thì không có gì ràng buộc lẫn nhau.
    Vì vậy nói "khi đồng minh tháo chạy" là không đúng, nếu hiểu nghĩa từ "đồng minh" một cách "hàn lâm".

    Bây giờ đặt ra vấn đề "lần thứ nhì Mỹ bỏ rơi Việt Nam" ?

    Không, theo tôi là không. Mỹ chưa hề "trở lại" VN, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Huống chi là "đồng minh".

    Nhiều lần lãnh đạo Mỹ "lẩy Kiều" cho thấy ý muốn của họ. Năm ngoái, Joe Biden nhân tiếp Nguyễn Phú Trọng, có "lẩy" rằng : "Trời còn để có hôm nay, Sương tan đầu ngõ vén mây giữa trời". Ý nghĩa là gì nếu không phải là nói thẳng với VN là "hai bên không còn gì khúc mắc"? Cho đến ông Obama sang thăm, ông này lấy bài "Nam quốc sơn hà" ra đọc. Đây là bản "tuyên ngôn độc lập" đầu tiên của VN. Ý nghĩa là gì nếu không phải là hứa hẹn sẽ giúp cho VN giữ vững cõi bờ ?

    Vấn đề là do phía VN. Có lẽ do thờ "thần rùa Hòan Kiếm" nên lãnh đạo CSVN cái gì cũng chậm chạp, rùa bò. Từ 1995 đến nay, trên 20 năm, quan hệ Việt-Mỹ vẫn không "mặn mà". Trong khi chỉ có Mỹ mới có thể giúp VN phát triển như Nam Hàn, Nhật, Đài Loan... Và chỉ có Mỹ mới có thể giúp VN đối trọng với Tàu, trong các vấn đề chủ quyền biển, đảo. Để ý, sau khi Obama dẫn "Nam Quốc sơn hà", ta thấy hiện tượng xuyên tạc các nhân vật lịch sử VN lại trỗi lên. Muốn hạ thấp giá trị bài Nam Quốc Sơn Hà cách tốt nhứt là bôi nhọ tác giả của nó. Ngay cả "quốc sư" VN cũng nói rằng Lý Thường Kiệt là "hỗn" khi đánh TQ.

    Ta có thể kết luận là nội bộ đảng CSVN khuynh hướng theo Tàu vẫn áp đảo.

    Không có lãnh đạo Bắc Kinh nào muốn VN trở thành "đồng minh" với Mỹ. Đơn giản vì họ không muốn một nước giàu mạnh như Nam Hàn ở cận bên.

    Lý do VN không thể thân cận hơn với Mỹ là vậy. Nhưng dầu thế nào thì lỗi cũng do VN. Người ta chưa vào nhà mình là do mình không hiếu khách. Người ta bỏ đi thì tư cách gì mình trách người ta "bỏ đi lần thứ hai"?

    Theo tôi, VN sẽ hối tiếc, nếu tân tổng thống D. Trump không tiếp nối di sản của các chính phủ Clinton và Obama về bang giao với VN.

    VN đã bỏ lỡ "nhiều chuyến tàu" để đưa đất nước cất cánh "thành rồng". Chậm trễ ký kết với Hoa Kỳ những hiệp ước về an ninh hỗ tương, là trễ một chuyến tàu định mạng.

    Nhắc lại là Mỹ chưa bao giờ bỏ rơi "đồng minh" của họ. VNCH chưa bao giờ là "đồng minh" với Mỹ cả.

    Trường hợp Phi Luật Tân. Ở đây người ta trách Mỹ không can thiệp khi TQ chiếm bãi Scarborough. Vấn đề là từ năm 1951, lúc Chu Ân Lai tuyên bố (bên lề Hội nghị San Francisco) bãi Hoàng Nham (Scarborough), cũng như các đảo phía nam (Tây sa và Nam sa, tức HS và TS của VN) thuộc chủ quyền của TQ. Phái đoàn Phi không lên tiếng phản đối, từ thời điểm này và về sau, cho tới thập niên 70. Nhà nước Phi đã im lặng, trước một sự kiện đòi hỏi quốc gia phải có một thái độ. Sự im lặng của Phi có nghĩa là "đồng thuận ám thị". (Trong khi phái đoàn VNCH thì lên tiếng khẳng định HS và TS thuộc chủ quyền của VN từ lâu đời).

    Mỹ không can thiệp là có cái "lý" của họ. Cái "lý" ở đây là không có sự ràng buộc can thiệp của đồng minh đối với đồng minh (về vấn đề Scarborough). Trong khi trên phương diện quốc tế công pháp, tuyên bố của Chu Ân Lai (nếu Phi không phản đối) là có giá trị pháp lý.

    Đối với Nam Hàn, Nhật cũng vậy. Có bao giờ Mỹ "bỏ" hai nước đồng minh này ? Trường hợp Đài Loan, Mỹ đã không (vận động hành lang hay bỏ phiếu veto), để đại hội đồng LHQ bầu chỉ định Bắc Kinh đại diện cho TQ tại LHQ. Nhưng Mỹ vẫn cam kết bảo vệ đảo quốc này theo tinh thần kết ước "Relations Taiwan Act".

    Dầu thế nào, trách Mỹ bỏ VN lần thứ hai là không đúng. Lỗi là do phía VN chậm lụt như rùa. Bây giờ "cụ rùa" đã chết. Nhưng thái độ của VN vẫn "khệnh khạng" ta đây, theo kiểu "VN vẫn sống không có TPP mà"!

    Ừ, thì cho mầy sống. Vấn đề là sống ưởng ngực "le lói" với đời hay sống làm cu li, bán mồ hôi lấy bát cơm, bán trôn nuôi miệng như ngày hôm nay ?

    Trương Nhân Tuấn

    (FB Trương Nhân Tuấn)

    Cá nhân “anh hùng” nhưng người dân thì cùng khổ

    Fidel Castro, nhà lãnh đạo độc tài Cuba, đã từ trần, thọ 90 tuổi. Nguồn: nternet
    Fidel Castro, nhà lãnh đạo độc tài Cuba, vừa qua đời, hưởng thọ 90 tuổi. Nguồn: nternet
    Nhân vật lừng lẫy của đảng cộng sản Cuba mới qua đời. Ông Fidel Castro.

    Người Cuba lưu vong thì “ăn mừng” còn người tại Cuba lại lặng lẽ. Thái độ tương phản đó nói lên sự chia rẽ trong lòng người Cuba. Và ai là trung tâm gây nên chia rẽ đó?

    Một người, được gọi là “anh hùng”, mà là trung tâm của chia rẽ tình tự dân tộc, theo tôi, không đáng được trân trọng. Có thể ông Fidel yêu nước nhưng cho đến cuối đời vẫn tôn thờ chủ nghĩa cộng sản, một thứ chủ nghĩa chỉ đem lại nghèo đói và lạc hậu khắp thế giới và riêng cho đất nước và dân tộc ông, thì câu hỏi phải có, đó là ông yêu nước hay yêu tham vọng quyền lực của chính ông?

    Chính việc ông nhường lại chức vụ vì lý do sức khỏe, năm 2006, và trao toàn quyền cho em trai ông, ông Raul Castro năm 2011, là câu trả lời. Vì, nếu cộng sản là con đường đúng thì tại sao không có người tài giỏi nào khác tiếp nối mà chỉ trong vòng anh em?

    Không riêng gì ông Fidel, cộng sản Bắc Hàn cũng cha truyền con nối. Còn cộng sản Tàu, cộng sản Việt thì ma mãnh hơn, kết thành nhóm cộng sản ròng để chia nhau quyền lực. Cứ xem thế hệ “Thái tử đảng” thì rõ. Giới lãnh đạo chóp bu không gửi con cháu qua học hỏi ở các nước đàn anh cộng sản nhưng lại gửi qua các nước tư bản, một kẻ thù không đội trời chung của cộng sản, để học hỏi rồi trở về cai trị.

    Tranh đấu để đem lại ấm no hạnh phúc cho người dân hay để bị rơi vào lạc hậu, nghèo đói triền miên trong lúc gia tộc giới lãnh đạo thì giàu có xa hoa? Vì thế, ca ngợi một “anh hùng” hay ca ngợi một đất nước không có “anh hùng” nhưng dân tộc được hạnh phúc ấm no?

    Ai cũng nhân danh “nhân dân” nhưng nhân dân có hạnh phúc hay không, đó là vấn đề cốt lõi. Theo tôi, ai đem lại cho người dân hạnh phúc mới là anh hùng! Còn lại chỉ là thứ anh hùng chữ nghĩa, anh hùng chủ nghĩa trên giấy… thì phải bị phê phán.

    Cuba dưới thời Fidel Castro không khác mấy với cộng sản Việt Nam thời chiến tranh Nam Bắc. Đói khát, lầm than… để được thế giới cùng phe ca ngợi là “anh hùng”!

    Việt Nam là bãi chiến trường giữa cộng sản quốc tế và khối Tự do. Cuba là bãi chiến trường giữa cộng sản Cuba với Tư bản Hoa Kỳ. Giới lãnh đạo chóp bu hai nước cộng sản nầy đã đưa hai dân tộc vào điêu linh khốn khổ, nghèo đói và lạc hậu thì sự phán xét không còn riêng của người dân chịu thống khổ của dân tộc đó mà phải thuộc về lương tri nhân loại.

    Còn những lời ca ngợi “có cánh” của người ngoài cuộc chỉ là tiếng vỗ tay của bầy kên kên trên xác chết!

    Hồ Phú Bông

    (Ba Sàm)

    Trịnh Xuân Thanh dùng 80 tỷ đồng để tiếp đón, ăn nhậu, quà cáp cho các đoàn thanh tra từ trung ương.

    Trong gia đình cũng như ngoài xã hội, không mấy ai không phải nhiều lần tiếp khách trong giao tiếp hàng ngày. Mục đích của việc tiếp đãi ấy chỉ nhằm làm cho mối liên hệ đôi bên trở nên khắng khít tốt đẹp hơn.


     Nhưng ngày nay trong quan hệ mang màu sắc xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, tiếp khách đối với cán bộ hay cơ quan không thể coi như một thủ tục tiếp đón bình thường. Trong mọi cơ quan đảng cũng như tổ chức chính quyền từ trên xuống, việc tiếp khách được coi là quy luật bắt buộc không thể không có nếu muốn tiến thân. Đây có thể coi như một thứ nghệ thuật bôi trơn mà mọi cơ quan, mọi lãnh đạo đều phải đưa lên hàng đầu nếu muốn mọi sự trở nên dễ dàng đối với mình.

    Vì thế trong một thời gian dài vừa qua, ở một số địa phương đã xảy ra lắm chuyện bi hài chung quanh chuyện tiếp khách dẫn đến vỡ nợ của nhiều cơ quan nhà nước.

    Điển hình như ở tỉnh Hải Dương, qua nhiều nguồn tin cho biết Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy đã lâm vào cảnh nợ nần sau nhiều lần tiếp khách mà số tiền nợ hiện nay đã lên tới trên 300 triệu đồng. Lý do là Ủy ban phải tiếp quá nhiều đoàn khách đến viếng thăm, “trao đổi kinh nghiệm” khiến Ủy ban Kiểm tra tỉnh hết cả tiền chi trả, phải ghi nợ ở các nhà hàng, khách sạn trong tỉnh. Rốt cuộc Ủy ban này phải làm tờ trình xin cấp trên hỗ trợ kinh phí để trả các khoản nợ do tiếp khách.

    Chuyện nợ nần tiền tiếp khách không chỉ xảy ra ở Hải Dương mà ngày nay không còn là chuyện hiếm thấy ở nhiều địa phương. Người ta còn nhớ năm ngoái, báo chí trong nước rầm rộ đăng tin ở Cà Mau, một chủ quán nhậu đã đòi đốt trụ sở UBND xã, vì cán bộ xã còn nợ tiền tiếp khách đến gần 50 triệu đồng mà không biết đến khi nào mới trả nổi.

    Trong điều kiện ngày càng eo hẹp, nhưng năm nào ngân sách nhà nước cũng phải để ra một khoản chi không nhỏ cho các cơ quan trung ương và địa phương gọi là chi tiếp khách. Nhưng với lối tiêu xài của cán bộ các cấp dựa vào tâm lý tiền chùa, ăn nhậu xả láng trong các đợt hội họp đưa đến nợ nần là chuyện không đáng quan tâm đối với họ.

    Ngay như Trịnh Xuân Thanh khi còn là chủ tịch Hội đồng quản trị PVC, ngoài số tiền được cấp chính thức cho cơ quan còn lập ra một quỹ đen lên tới 80 tỷ đồng để tiếp đón, ăn nhậu, quà cáp cho các phái đoàn thanh tra từ trung ương.

    Xem như thế, vấn đề tiếp khách của các đơn vị kinh doanh nhà nước hệ trọng cỡ nào. Cũng chính nhờ nghệ thuật tiếp khách bằng tiền chùa như vậy nên ông Thanh mới có thể vung tay chi tiêu để thoát khỏi vụ kiểm tra làm ăn thất thoát 3.200 tỷ đồng vào năm 2009. Không những thế, ông Thanh còn được luân chuyển về làm phó bí thư tỉnh Hậu Giang để chuẩn bị con đường tiến thân, dự kiến sẽ bước vào Trung ương đảng trong Đại hội XIII vào năm 2022.

    Do đó không thể nói gì khác hơn, tiếp khách trong chế độ CSVN là nhu cầu không thể thiếu nhằm xu nịnh cấp trên, mua chuộc cấp dưới trong mục đích mua quan bán tước thủ lợi cá nhân. Nhờ vậy không chỉ riêng một Trịnh Xuân Thanh mà biết bao cán bộ lãnh đạo tập đoàn, tổng công ty luôn luôn trở thành những cán bộ xuất sắc, anh hùng lao động, huân chương đầy ngực áo, thăng quan tiến chức ào ào. Và nhất là qua đó che giấu được tội kinh doanh lời giả lỗ thật, làm hao mòn tiềm lực kinh tế đất nước.

    Muốn tiếp khách được kết quả tốt đẹp như vậy thì phải có tiền và tiền đó chỉ có thể lấy từ ngân sách nhà nước. Đây cũng là quy luật bất thành văn mà lãnh đạo CSVN nào cũng biết rõ, vì ai muốn tiến thân trong chế độ đều phải đi qua con đường này.

    Trong bối cảnh của một nền kinh tế đang tuột dốc trầm trọng, CSVN đã phải vay mượn khắp nơi để bù vào những khoản chi càng ngày càng phình ra khiến Quốc Hội khóa XIV phải bàn đến việc cắt ngân sách. Cụ thể như đại biểu Trần Du Lịch lên tiếng cần cắt hết những mục như tiếp khách, học hỏi kinh nghiệm, sơ kết, kỷ niệm ngành, đi nước ngoài…

    Xem ra cắt ngân sách là một câu chuyện dài bàn luận cho vui vì ai cũng biết là rất khó vì trong thực tế, khi cắt khoản chi tiếp khách không có nghĩa là tiết kiệm tiền cho ngân sách mà là cắt đi con đường tiến thân của cán bộ. Không những thế, nó còn phá đổ mối dây liên hệ chằng chịt giữa các phe nhóm cùng quyền lợi từ đảng và chính phủ ra tới bên ngoài.

    Nói khác đi là phá đổ quy ước Cộng Sinh giữa các phe nhóm, băng đảng trong nội bộ đảng. Khi không còn có thể cộng sinh, đảng tự động tan rã. Đó là mối nguy của chế độ độc tài mà giờ đây chỉ còn nối kết với nhau bằng quyền lợi thay vì những lý tưởng cao xa. Sự toan tính hay kêu gào trên diễn đàn quốc hội cho thấy rõ ràng là nền kinh tế suy thoái của Việt Nam hiện nay đang đe dọa không chỉ tiềm lực phát triển của đất nước mà còn trực tiếp đe dọa cả sự tồn vong của đảng. Nguy cơ ấy hiện rõ hơn bao giờ hết khi cái phao cứu sinh của đảng bị xẹp đi do Hoa Kỳ rút khỏi hiệp định TPP.

    Nhìn ở mặt khác, tiếp khách cũng giống như tệ nạn tham nhũng bất trị, vì đó là THỦ TỤC mà mọi cán bộ phải dính tới nếu không thì bị loại khỏi hệ thống quyền lực. Nó cho phép cán bộ dùng tiền ngân sách ăn tiêu hoang phí để móc ngoặc, che chắn và đồng lõa nhau trong những phi vụ làm ăn bất chính, vun bồi cho núi tài sản cá nhân ngày càng cao.


    Cuối cùng trung ương cũng không thể cắt tiền tiếp khách từ ngân sách hàng năm như mong muốn. Cho dù có cắt thì cũng chỉ là hình thức bên ngoài, cắt tượng trưng để đánh lừa dư luận. Lý do dễ hiểu là cán bộ có đủ tài nghệ đục khoét ở chỗ khác để có tiền đãi bia, đãi gái, quà cáp cho cán bộ cấp trên và mua chuộc cấp dưới.

    Tóm lại, tiếp khách trong khuôn khổ của chế độc độc tài không đơn thuần là giao tế mà là thủ thuật mua chuộc nhau giữa các cấp cán bộ bằng tiền nhà nước để tìm cách thăng quan tiến chức trong bộ máy đảng hay nhà nước. Tiếp khách còn nhằm củng cố tính Cộng Sinh giữa các phe nhóm để thao túng quyền lực nên nó đã trở thành một quy luật bất thành văn ở mọi cơ chế mà CSVN không thể nào triệt tiêu. Tệ nạn này chỉ chấm dứt cùng lúc đảng CSVN tan rã bởi sự vùng dậy của người dân mà thôi.

    Phạm Nhật Bình

    (CTM)

    Vnexpress:Cuộc sống của người dân Cuba trong những tòa nhà cũ kỹ

    Bên trong những tòa nhà ọp ẹp như mê cung ở Cuba là cuộc sống đơn sơ của các gia đình, với nhiều thế hệ cùng chung sống.
    Đất nước Cuba dưới ống kính của nhiếp ảnh gia người Italy Carolina Sandretto hiện lên không có những chiếc xe cổ từ thập niên 50 hay bãi biển cát trắng in trên bưu thiếp mà hầu hết du khách tới đảo quốc này mang về. Ảnh về Cuba của Sandretto tập trung vào "Solares", những tòa nhà ọp ẹp của các gia đình một hoặc nhiều thế thệ. Người dân ngăn những căn hộ ở Solar thành nhiều không gian nhỏ hơn để cùng chung sống.
    Trong ảnh, một phụ nữ ngồi bên cửa sổ ngôi nhà ở thủ đô Havana.
    Sau cách mạng năm 1959 của Fidel Castro, những ngôi nhà và tòa chung cư được phân lại trên khắp hòn đảo. Chính phủ hứa tất cả mọi người sẽ có một ngôi nhà. Tuy nhiên, số lượng nhà không theo kịp với số dân nên Cuba buộc phải chia những ngôi nhà ra thành các căn phòng.
    Theo Sandretto, để vào được các solar giống mê cung không đơn giản. Cô phải đàm phán liên tục và nhiều lần thất bại.
     "Tôi luôn cố giải thích mình làm gì, tại sao ở đây và tại sao thấy hấp dẫn với nơi họ sống", CNN dẫn lời Sandretto nói.
    Trong ảnh, một em nhỏ đang tập piano tại trong căn phòng chật hẹp ở thủ đô Havana.
    Nhiếp ảnh gia Italy bắt được những khoảnh khắc đời thường, thân thuộc của người dân Cuba khi họ nằm nghỉ hay túm tụm ngồi trước màn hình tivi.
    Sandretto cho hay lần đầu tiên cô tới Cuba cách đây ba năm.
    "Tôi lưu lại đây rồi trở đi trở lại nơi này nhiều lần bởi Cuba là một hòn đảo có một không hai. Người dân thực sự tốt bụng và diệu kỳ. Họ cũng có nhiều câu chuyện thú vị", Sandretto kể.
    Sandretto nhận ra mang theo máy ảnh Hasselblad 500 cm cũ kỹ là cách tốt để bắt chuyện với nhân vật cô định chụp.
    "Họ tò mò khi trông thấy ai đó đi lang thang với chiếc camera cồng kềnh, cũ kỹ. Tôi nói chuyện rất nhiều. Tôi là người Italy và dùng tiếng Tây Ban Nha. Việc này cũng có ích, nhưng không nhiều bởi bạn phải nói theo cách của người Cuba", Sandretto chia sẻ.
    Trong ảnh, một phụ nữ ngó đầu qua cửa sổ từ căn nhà mục nát ở Havana.
    Bé Rosalinda sống cùng gia đình trong căn hộ được ngăn ở Santiago, thành phố lớn thứ hai của Cuba.
    Bên trong một ngôi nhà ở thành phố Baracoa, tỉnh Guantánamo, cực đông của Cuba. Mọi đồ đạc trong nhà đều đơn sơ, giản dị, không có thiết bị hay đồ dùng hiện đại nào.
    Sandretto hy vọng tiếp tục được ghi lại những thay đổi trên hòn đảo này khi Mỹ bình thường hóa quan hệ với Cuba.
    Bình Minh (Ảnh: Carolina Sandretto)

    Ông hoàng Sihanouk nhận xét về Việt Nam

    Quang Ha và 13 người khác đã chia sẻ bài viết của Đào Công Lễ.
    Đào Công Lễ
    9 giờ
    Ông hoàng Sihanouk của Campuchia khi nói về cộng sản ông nói như thế này: "ở Campuchia có 100 người thì hết 99 người ngu, còn ở Việt nam 100 người thì hết 99 người khôn"

    Nghe cái là mát lòng liền ha. :D
    Rồi ông lại nói tiếp : "nhưng cái may mắn là ở Campuchia 1 người khôn lại lãnh đạo 99 người ngu. Còn ở vn thì 1 người ngu đó lại lãnh đạo 99 người khôn kia !!! :'(
    St