Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2016

Bí mật căn hầm của nguyên Bộ trưởng Công an Trần Quốc Hoàn

02/12/2016  10:43 GMT+7



Căn hầm trú ẩn kiên cố này nằm sát ngôi nhà của Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn bên trong trụ sở cũ của Bộ Công an.
Bí mật căn hầm của nguyên Bộ trưởng Công an Trần Quốc Hoàn
Đường xuống căn hầm dành riêng cho gia đình Bộ trưởng Công an đầu tiên – ông Trần Quốc Hoàn.
Bí mật căn hầm của nguyên Bộ trưởng Công an Trần Quốc Hoàn
Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, người đứng đầu ngành công an là một yếu nhân được bảo vệ đặc biệt.
Bí mật căn hầm của nguyên Bộ trưởng Công an Trần Quốc Hoàn
Miệng hầm nhìn hất từ dưới lên. Căn hầm này được dùng để trú ẩn khi Mỹ ném bom Hà Nội.
Bí mật căn hầm của nguyên Bộ trưởng Công an Trần Quốc Hoàn
Phần phía trên đường dẫn xuống hầm.
Bí mật căn hầm của nguyên Bộ trưởng Công an Trần Quốc Hoàn
Cánh cửa sắt dày che chắn buồng hầm trú ẩn ở độ sâu 4m.
Bí mật căn hầm của nguyên Bộ trưởng Công an Trần Quốc Hoàn
Buồng trú ẩn nhìn từ trong ra lối vào (nơi có 2 lớp cửa sắt bảo đảm an toàn cho Bộ trưởng).
Bí mật căn hầm của nguyên Bộ trưởng Công an Trần Quốc Hoàn
Cánh cửa sắt phía ngoài.
Bí mật căn hầm của nguyên Bộ trưởng Công an Trần Quốc Hoàn
Bộ Quốc phòng Việt Nam đã thiết kế và thi công căn hầm này trong năm 1967. Hầm bê tông chịu được các loại bom hạng nặng.
Bí mật căn hầm của nguyên Bộ trưởng Công an Trần Quốc Hoàn
Bên trong căn hầm trú ẩn. Từ đây Bộ trưởng Công an vẫn chỉ đạo được hoạt động của ngành an ninh thông qua một số thiết bị liên lạc.
Bí mật căn hầm của nguyên Bộ trưởng Công an Trần Quốc Hoàn
Một cán bộ của Viện Lịch sử Công an cho biết, từ căn hầm này có đường thoát hiểm và đường nhánh đi tới một số nơi.
Bí mật căn hầm của nguyên Bộ trưởng Công an Trần Quốc Hoàn
Hệ thống thông hơi và lọc độc phóng xạ của hầm.
Bí mật căn hầm của nguyên Bộ trưởng Công an Trần Quốc Hoàn
Theo một cán bộ của Bảo tàng Công an nhân dân, hầm chống chịu được vũ khí hóa học và sinh học, cũng như sức sát thương của vũ khí hạt nhân.
Bí mật căn hầm của nguyên Bộ trưởng Công an Trần Quốc Hoàn
Một lối vào khác của căn hầm Trần Quốc Hoàn - người có hơn 20 năm tham gia Bộ Chính trị và hơn 30 năm tham gia Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Bí mật căn hầm của nguyên Bộ trưởng Công an Trần Quốc Hoàn
Lối này cũng có 2 lớp cửa sắt.
Bí mật căn hầm của nguyên Bộ trưởng Công an Trần Quốc Hoàn
Đường leo thẳng đứng lên trên mặt đất.
Bí mật căn hầm của nguyên Bộ trưởng Công an Trần Quốc Hoàn
Miệng thứ 2 của hầm trú ẩn của Bộ trưởng Công an Trần Quốc Hoàn (tên thật là Nguyễn Trọng Cảnh).
Theo VOV

Kỷ luật một loạt cán bộ liên quan tới Trịnh Xuân Thanh đã công minh và đủ độ ngăn chặn, răn đe kẻ xấu? ( Phần 1); Bí thư Hậu Giang: "Tôi cũng không buồn gì nhiều, chấp nhận thôi"

Phạm Viết Đào.

Ủy ban kiểm tra TW vừa ra thông báo về việc kỷ luật một loạt cơ quan, cán bộ cao cấp liên đới chịu trách nhiệm với vụ Trịnh Xuân Thanh…
Qua thông báo thấy: có 3 cán bộ là ủy viên hoặc nguyên UVTW Đảng, 3 cán bộ cấp thứ trưởng và 1 cán bộ cấp vụ…
Trước đó UBKTTW cũng đã có kết luận và ban hành mức kỷ luật cảnh cáo với ông Vũ Huy Hoàng, nguyên UVTW Đảng, nguyên BT Bộ Công thương
Qua vụ UB kiểm tra ban hành các mức kỷ luật này cho thấy: công việc của ủy ban này cũng tựa tựa như công việc của một bệnh viện đa khoa tuyến trung ương như Bệnh viện Bạch Mai…
Ở 2 đơn vị chức năng này có những điểm giống nhau và nhiều điểm hình thức tựa như nhau nhưng bản chất lại khác nhau.
Cả 2 đều có nhiệm vụ trị bệnh cứu người; Đối với một bệnh viện đa khoa như Bệnh viện Bạch Mai thì công việc hàng ngày của đội ngũ thầy thuốc ở đây là đối mặt với các con bệnh cụ thể của từng bệnh nhân cá thể với phương châm: trị bệnh cứu người…
Thỉnh thoảng cũng có những căn bệnh có khả năng lây lan, tạo thành những trận dịch nguy hiểm thì ngoài phác đồ điều trị như các bệnh nhân thông thường, sử dụng thuốc còn phải kèm theo các biện pháp ngăn chặn ngăn ngừa khả năng phát tán, lây lan mầm bệnh ra cộng đồng…

Đối với các “ thầy thuốc” ở UBKTTW Đảng thì họ ngoài việc phải phát hiện tìm ra các loại bệnh, tìm ra đối tượng đang bị ngã bệnh, đang bị phơi nhiễm hay đang ủ bệnh, tìm ra phác đồ điều trị không chỉ cho chính bản thân bệnh nhân mà vấn đề để ngăn chặn, răn đe để những mầm bệnh không tiếp tục phát tán, lây lăn, lây lan ra cộng đồng đó là bộ máy nhà nước…
Đối với các thầy thuốc tại bệnh viện như Bạch Mai thì đối với những căn bệnh có khả năng phát tán lây lan thì chỉ cần dùng biện pháp cách ly bệnh nhân với môi trường là an tâm điều trị; Đối với các “ thầy ” ở UBKTTW thì kể cả khi dùng biện pháp mạnh cách ly bệnh nhân ( bỏ tù) thì cũng chưa thể đảm bảo bệnh sẽ không tái phát lây lân ra cộng đồng, phá hoại cộng đồng gây “hội chứng mất lòng tin” vào nhà nước, chế độ…
Sự lây lan của các con bệnh của các “ thầy ” của UBTW nó được truyền qua không qua các loại dịch, thức ăn thông thường…Biện pháp phòng, chống bệnh có hiệu quả của các “ thầy thuốc” ở cơ quan này nằm ở cái “phác đồ điều trị” và các “thứ thuốc đặc trị” để con bệnh không thể và không dám tái phát ngay cả con bệnh vừa bị nhiễm và cả những con bệnh nằm trong tốp nguy cơ cao nhe thấy đã phải “tim đập chân run”…
Đối với thầy thuốc ở các bệnh viện Bạch Mai thì chỉ cần dùng thuốc đặc trị và một số công cụ y tế chuyên khoa là có khả năng ngăn ngừa phát tán, tái nhiễm bệnh; Đối với các “ thầy “ ở UBKTTW thì để ứng phó với các bệnh nhân của mình đòi hỏi “ phác đồ điều trị” và “ thuốc đặc trị” phải được tổng hòa nhiều yếu tố của cả 2 ngành khoa học-kỹ thuật tư nhiên và xã hội…
Muốn vậy, phác đồ điều trị và thuốc đặc trị của các “ thầy” ở UBKTTW phải đảm bảo hàm lượng khoa học chuyên ngành, chuyên sâu cao cả vệ tự nhiên lẫn xã hôi để đảm bảo: khi các con bệnh đã bị các thầy thuốc khoanh vùng, xác định đã ngã bệnh, đã có “ tiền sử” bệnh thì khó lòng viêm nhiễm, tái phát trở lại; Có như thế mới đủ sức ngăn chặn, răn đe mầm mệnh không nảy nở lan tỏa ở các nhóm đối tượng có nguy cơ cao…
Các hình thức kỷ luật mà các “ thầy” ở UBKTTW kê ra cho các bệnh nhân của trận dịch Trịnh Xuân Thanh-Vũ Huy Hoàng liệu đã công minh, đã đủ sức răn đe ngăn chặn một đại dịch có nguy cơ đang lây lan, phát tán, di căn trong guồng máy đảng và nhà nước?
Đó là điều xin được nêu ra và bàn luận trong chuyên đề này…
Phác đồ điều trị và các thứ thuốc đặc trị của các “ thầy” ở UBKTTW lần này là 4 kỷ luật cảnh cáo dành cho 4 cán bộ, 2 cán bộ bị khiển trách…
Do không có đủ hồ sơ, tài liệu, các số liệu xét nghiệm kèm các bệnh án của các con bệnh để kiểm chứng với các thứ thuốc đặc trị cũng như phác đồ điều trị mà các “ thầy” ở UBKTTW đã kê toa; Người viết chỉ xin nêu một vài ý kiến phản biện, lật lại xem các “thầy” của UBKTTW kê đơn và chọn phác đồ điều trị như vậy đã an tâm chưa; cho khả năng ngăn chặn, răn đe, dập dịch không ?
Vì khi đã có dấu hiệu dịch nếu không dung thuốc đặc trị đủ liều thì sẽ dẫn tới mầm bệnh nhờn thuốc nguy cơ bùng phát bệnh trở lại thì vô cùng nguy hại.

Một vài cứ liệu trong hồ sơ bệnh án đã công bố của một số “bệnh nhân” của các “ thầy” ở UBKTTW:
Kết quả hình ảnh cho huỳnh minh chắc
“1 - Đối với đồng chí Huỳnh Minh Chắc, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang nhiệm kỳ 2010-2015

Trên cương vị là Bí thư Tỉnh ủy, đồng chí Huỳnh Minh Chắc đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy trình, quy định về công tác cán bộ và Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh trong việc đề nghị, tiếp nhận Trịnh Xuân Thanh từ Bộ Công Thương về tỉnh Hậu Giang để giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân ​tỉnh và tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ ​tỉnh.
Kết quả hình ảnh cho trần công chánh

2 - Đối với đồng chí Trần Công Chánh, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang nhiệm kỳ 2015-2020

Trên cương vị là Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2010-2015, đồng chí có phần trách nhiệm với các khuyết điểm, vi phạm trong việc đề nghị tiếp nhận Trịnh Xuân Thanh từ Bộ Công Thương về làm Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang và tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh; sai phạm trong việc chỉ đạo Công an tỉnh cấp biển số xe công cho xe tư nhân để Trịnh Xuân Thanh lưu thông trái quy định.

Là Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2015-2020, với trách nhiệm là người đứng đầu, đồng chí đã buông lỏng lãnh đạo, thực hiện chưa nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.
3 - Đối với đồng chí Trần Lưu Hải, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương

Đồng chí Trần Lưu Hải đã thiếu trách nhiệm khi ký công văn của Ban Tổ chức Trung ương về việc cho tỉnh Hậu Giang được tăng thêm 1 Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016 trái với kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; có khuyết điểm trong việc ký văn bản trả lời Tỉnh ủy Hậu Giang về thực hiện quy trình nhân sự tăng thêm một cấp ủy viên nhiệm kỳ 2015-2020 đối với Trịnh Xuân Thanh.
4- Đối với đồng chí Bùi Cao Tỉnh, nguyên Vụ trưởng, nguyên Trợ lý đồng chí Trưởng Ban Tổ chức Trung ương

Đồng chí Bùi Cao Tỉnh chịu trách nhiệm chính trong việc tham mưu nội dung công văn của Ban Tổ chức Trung ương về việc cho tỉnh Hậu Giang được tăng thêm 1 Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016 trái với kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Kết quả hình ảnh cho trần thị hà thứ trưởng bộ nội vụ
5- Đối với đồng chí Trần Thị Hà, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương

Đồng chí Trần Thị Hà có vi phạm, khuyết điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện việc thẩm định quy trình, thủ tục, điều kiện và tiêu chuẩn để trình cấp có thẩm quyền tặng thưởng Huân chương và danh hiệu Anh hùng Lao động cho Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC); tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và Huân chương cho Trịnh Xuân Thanh.”
Kết quả hình ảnh cho Trần Anh Tuấn
6- Đối với đồng chí Trần Anh Tuấn, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ

Đồng chí Trần Anh Tuấn có vi phạm, khuyết điểm trong việc thẩm định, cho ý kiến về việc tiếp nhận, tuyển dụng, bổ nhiệm ngạch và xếp lương công chức cho Trịnh Xuân Thanh; thiếu kiên quyết, không đề xuất, kiến nghị với Bộ Công Thương để thu hồi, hủy bỏ các quyết định sai trái trong việc tiếp nhận, bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh.



7- Đối với đồng chí Nguyễn Duy Thăng, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ

Đồng chí Nguyễn Duy Thăng có vi phạm, khuyết điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện việc thẩm định, đề xuất cấp có thẩm quyền phê chuẩn chức danh Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang, nhiệm kỳ 2011-2016 đối với Trịnh Xuân Thanh.
Hội chẩn:
“Những vi phạm, khuyết điểm của các đồng chí nêu trên đã ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước, tạo dư luận xấu trong xã hội.

“Phác đồ điều trị” và “thuốc đặc trị”

“Xét nội dung, tính chất, mức độ vi phạm; căn cứ Quy định số 181-QĐ/TW của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã quyết định thi hành kỷ luật:

- Cảnh cáo đồng chí Bùi Cao Tỉnh, nguyên Vụ trưởng, nguyên Trợ lý đồng chí Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

- Khiển trách đồng chí Trần Công Chánh, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang nhiệm kỳ 2015-2020.

- Khiển trách đồng chí Trần Thị Hà, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.

- Các vi phạm, khuyết điểm của đồng chí Trần Anh Tuấn, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ chưa đến mức phải thi hành kỷ luật. Yêu cầu Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ tổ chức kiểm điểm nghiêm túc, sâu sắc và có biện pháp khắc phục.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư:

- Thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với 2 đồng chí: đồng chí Huỳnh Minh Chắc, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang nhiệm kỳ 2010-2015 và đồng chí Trần Lưu Hải, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương.

- Xem xét xử lý đối với đồng chí Nguyễn Duy Thăng, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ theo Quy định số 30-QĐ/TW, ngày 26​/7/2016 của Ban Chấp Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng.

8- Đối với tập thể Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ nhiệm kỳ 2011-2016 có các vi phạm, khuyết điểm sau:

- Không kịp thời sửa đổi, bổ sung Quy chế làm việc của Ban cán sự đảng theo quy định của Bộ Chính trị; thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, dẫn đến vi phạm, khuyết điểm trong việc thẩm định, cho ý kiến về tuyển dụng, bổ nhiệm ngạch, xếp lương công chức và đề nghị phê chuẩn chức danh Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang cho Trịnh Xuân Thanh; thẩm định đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng cho Tổng Công ty cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) và Trịnh Xuân Thanh.

- Chưa kịp thời chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị trong Bộ tham mưu, đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung, ban hành một số quy định về công tác cán bộ và công tác thi đua, khen thưởng.

Những khuyết điểm, vi phạm nêu trên đã ảnh hưởng đến vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Ban cán sự đảng và của Bộ Nội vụ. Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ tổ chức kiểm điểm nghiêm túc, sâu sắc và có biện pháp khắc phục kịp thời.
(Theo TTXVN )

( Còn nữa…)

Bí thư Hậu Giang: "Tôi cũng không buồn gì nhiều, chấp nhận thôi"

Phong Khê | 
Bí thư Hậu Giang: "Tôi cũng không buồn gì nhiều, chấp nhận thôi"
Ông Trần Công Chánh: Nguồn: Báo giao thông vận tải.

Ông Trần Công Chánh, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang cho biết, Tỉnh ủy có khuyết điểm trong vụ tiếp nhận Trịnh Xuân Thanh nên ông đồng ý với mức kỷ luật khiển trách.

Ngày 2/12, ông Trần Công Chánh, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang, cho biết đã nắm được thông tin Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật ông với hình thức khiển trách về mặt Đảng.
Ông Chánh cho rằng, trước đây Tỉnh ủy xác định có khuyết điểm trong vụ tiếp nhận Trịnh Xuân Thanh nên việc bị kỷ luật thì ông tuyệt đối chấp hành.
"Tôi cũng không buồn gì nhiều, chấp nhận thôi. Rất cảm ơn khi báo chí quan tâm", ông Chánh nói.
Đối với nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang Huỳnh Minh Chắc, ông này cho biết cá nhân không làm sai khi xin cán bộ tăng cường từ Trung ương về địa phương.
Theo ông Chắc, tháng 4/2013, ông ký văn bản xin Thủ tướng về việc tăng cường cán bộ khi nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Lê Hồng Tịnh về lại Trung ương, Tỉnh ủy Hậu Giang không biết ông Trịnh Xuân Thanh là ai.
Thấy tỉnh lúc đó thiếu cán bộ phụ trách công nghiệp nhưng bố trí thêm một phó chủ tịch tỉnh là người địa phương thì không đúng quy định. Vì vậy, ông Chắc ký văn bản xin Trung ương và cho hay không là Trung ương quyết định.
"Tôi có làm sai gì đâu nhưng kỷ luật thì phải chấp hành. Cảnh cáo chỉ là mức đề nghị, Ban Bí thư còn bỏ phiếu, kỷ luật ra sao còn phải chờ", ông Chắc chia sẻ.
Từ ngày 28 đến 30/11, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ thứ 8 xem xét, xử lý và đề nghị thi hành kỷ luật:
Ông Huỳnh Minh Chắc, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang nhiệm kỳ 2010-2015:
Trên cương vị Bí thư Tỉnh ủy đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy trình, quy định về công tác cán bộ và quy chế làm việc của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh trong việc đề nghị, tiếp nhận Trịnh Xuân Thanh từ Bộ Công thương về tỉnh Hậu Giang để giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh và tham gia Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh.
Xét nội dung, tính chất, mức độ vi phạm; căn cứ Quy định số 181-QĐ/TW của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm, UBKT Trung ương quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Huỳnh Minh Chắc
Ông Trần Công Chánh, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang nhiệm kỳ 2015-2020:
Trên cương vị là Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2010-2015, có phần trách nhiệm với các khuyết điểm, vi phạm trong việc đề nghị tiếp nhận Trịnh Xuân Thanh từ Bộ Công thương về làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang và tham gia Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh; sai phạm trong việc chỉ đạo công an tỉnh cấp biển số xe công cho xe tư nhân để Trịnh Xuân Thanh lưu thông trái quy định.
Là Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2015-2020, với trách nhiệm là người đứng đầu, đã buông lỏng lãnh đạo, thực hiện chưa nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh.
Xét nội dung, tính chất, mức độ vi phạm; căn cứ Quy định số 181-QĐ/TW của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm, UBKT Trung ương quyết định thi hành kỷ luật khiển trách ông Trần Công Chánh.
theo Trí Thức Trẻ

Lưu Bị là người chịu trách nhiệm chính để Kinh-Tương thất thủ; để "giữ ghế", Lưu... đã "thanh toán" người anh em “đào viên kết nghĩa”: Quan Vũ?

Phúc Lộc Thọ.

 Kết quả hình ảnh cho lưu quan trương kết nghĩa vườn đào

Trong Tam Quốc diễn nghĩa, La Quán Trung mô tả khi nghe tin Quan Vũ bị Đông Ngô bắt giết, Lưu Bị nhiều lần khóc ngất đi và thề sẽ cử binh đánh báo thù cho Quan Vũ mặc cho nhiều tướng khuyên can. Một thủ lĩnh, cầm trong tay binh hùng tướng mạnh như Lưu Bị, đẩy người em kết nghĩa đánh liều mạng vào nơi nguy hiểm, khi bị vỡ trận lại không hề cắt cử quân đi cứu, cho dù trên danh nghĩa, có thể đi mà không cứu được, để cho sự biến xảy ra rồi mới kêu khóc như đàn bà phỏng có tin được?! 
Việc Quan Vũ bị nguy khốn, Lưu Bị phải biết tin trước hàng tháng trời? Bỏ mặc Quan Vũ tự xoay xở sống chết với quân Ngô, quân Tào, có đúng chỉ là dã tâm của Gia Cát Lượng như chủ kiến của Chu Tử Ngạn và một số học giả Trung Quốc khác đã lên tiếng?



Vào thời điểm đó, Gia Cát Lượng mới giữ chức Quân sư trung lang tướng, giống với công việc của “ Nhà thầu tư vấn thiết kế” trong các dự án đầu tư thời hiện đại. Mọi quyết sách chắc chắn nằm trong tay Lưu Bị, Lưu Bị mới là chủ đầu tư, chủ tài khoản của mọi “dự án” khởi binh của nhà Thục Hán. Vào thời điểm phát binh đánh Uyển Thành hoàn toàn khác với giai đoạn bảy lần khởi binh ra Kỳ Sơn sau này của Gia Cát Lượng.
Khi tiến hành các chiến dịch Bắc phạt, Gia Cát Lượng đã được phân cấp, với chức danh Thừa tướng, Gia Cát Lượng thật sự là “chủ đầu tư dự án”, còn hậu chủ Lưu Thiện chỉ sắm vai “chủ quản đầu tư”...Do đó, trách nhiệm về thất bại trong chiến dịch đánh Uyển Thành dẫn đến Quan Vũ bị giết, không thể đổ lên đầu Gia Cát Lượng. Cũng giống như trách nhiệm về 7 lần ra Kỳ Sơn và lần cuối chém chết Nguỵ Diên sau này thuộc về Gia Cát Lượng chứ không thể quy cho hậu chủ Lưu Thiện. Theo chúng tôi nếu Gia Cát Lượng là kẻ “chủ mưu”, là người úm Lưu Bị trong vụ để mất Kinh Châu thì làm sao có thể sống nổi với Lưu Bị được, sau này làm sao Lưu Bị còn phó thác con côi? Chúng tôi đồ rằng, “Dự án đầu tư” phát binh đánh Uyển Thành cho dù do tư vấn lập nhưng đã được bàn tính kỹ, được đích danh Lưu Bị phê duyệt cẩn thận. Khi triển khai dự án này, Lưu Bị đã tính toán kỹ hết các khả năng của cả 3 phương án: thành công mỹ mãn, hoà vốn, gặp rủi ro và thua thảm bại... Một con người già nửa đời cầm quân không thể không so đo tính toán thiệt hơn. “ Doanh nhân” Lưu Bị cũng đã rà tính hết tất cả đáp án của các phương án “kinh doanh” kể cả xấu nhất: nếu gặp rủi ro cháy túi thì sẽ tìm cách thu lãi ở “quả” khác, coi như một cú thăm dò thị trường. Phát động chiến dịch quân sự đánh Uyển Thành, Lưu Bị đã có các tính toán sau đây:
Kết quả hình ảnh cho vinashin

1/ Về nội trị :
Khi mới khởi nghiệp, nhà Đông Hán đang ở thời kỳ loạn ly, do đó Lưu, Quan, Trương kết nghĩa với nhau, dựa vào nhau để cùng tồn tại, cùng mưu sự nghiệp lớn. Khi Lưu Bị đã chiếm được Kinh Châu và thu thêm cả Tây Thục thì mối quan hệ Lưu, Quan, Trương từ quan hệ “huynh đệ” chuyển qua quan hệ “vua tôi”, có trên có dưới, giữ nghĩa nhưng phải theo lễ: khuôn phép chứ không còn xuế xoà anh anh, tôi tôi, “ăn cùng mâm, ngủ cùng chiếu” như thuở hàn vi. Đây chính là nguyên nhân mà khi thành đạt nhiều hoàng đế đã chém chết đại thần, những người cũng mình đồng cam cộng khổ trong thời nằm gai nếm mật. Không nói đâu xa, ông tổ của Lưu Bị là Hán Cao Tổ, khi thành đế nghiệp thì diệt luôn Hàn Tín, Trần Bình và bao đại thần khác...
Qua Tam Quốc diễn nghĩa và qua nhiều sử sách cho thấy: Quan Vũ là kẻ kiêu ngạo, cuồng vọng, cậy khoẻ, không coi ai ra gì. Khi đã trở thành hoàng đế, Lưu Bị chắc chắn không khỏi có lúc khó chịu, bị mất mặt vì cá tính giang hồ, thảo khấu đó của Quan Vũ. Chưa nói trong trận Xích Bích, Quan Vũ không lập được công cán gì, giao cho đi đánh chặn Tào Tháo, kẻ thù không đội trời chung của Lưu Bị, vì “ nể nang” với tình xưa nghĩa cũ mà tha cho Tào Tháo chạy thoát. Tuy Lưu Bị không xử Quan Vũ theo quân lệnh nhưng chắc chắn trong bụng không ưa gì Quan Vũ.
Khi Lưu Bị vào Tây Thục giao cho Quan Vũ cai quản 9 quận Kinh Tương và 4 quận mới thu về, đáng lẽ được như vậy Quan Vũ phải nhũn nhặn, biết điều, biết ơn huynh trưởng: đối đãi với mình như vậy cũng là hậu. Được ngồi một chỗ “thơm”, chỉ việc đánh cờ, giữ nhà lại không biết thân biết phận còn “tinh tướng”, tỏ thái độ đòi hỏi, suy bì hơn kém với Mã Siêu, Hoàng Trung, khi nghe tin họ có tên trong danh sách được phong Ngũ hổ đại tướng ngang hàng với mình; lúc đầu Quan Vũ có ý định từ chối không nhận. Lưu Bị muốn làm nên đế nghiệp phải dựa vào nhiều người, cho dù Quan Vũ có “ thâm niên”theo Lưu Bị hơn, nhưng thử hỏi với những gì Quan Vũ đã làm, được thêm chức lại có quyền, hơn hẳn các tướng khác mà còn chưa chịu thì “huynh” biết xử với “đệ” và các tướng lĩnh khác như thế nào? Theo chúng tôi đó là bất đắc ý nhứ hai của Lưu Bị đối với Quan Vũ.
Đã không bỏ công sức ra nhiều mà lại còn đòi được ngồi ”mâm trên” thì “huynh” cũng phải cho “đệ ” biết thế nào là lễ độ, cho đệ thử một mình cầm quân ra đối địch với quân Tào xem sao, xem đệ có ngông nghênh được không. Cử Quan Vũ mang 3 vạn quân đi đánh Uyển Thành là một việc làm quá sức đối với Quan Vũ. Với việc này, Lưu Bị nhằm mục đích dạy cho Quan Vũ biết lễ độ với mình, biết điều hơn, không “gây gổ” với đám Hoàng Trung, Mã Siêu, Triệu Vân... Đừng tưởng ông anh chú đánh được Ích Châu và Hán Trung ngon xơi lắm. Nếu đệ tài, giỏi, đánh được Uyển Thành thì hoan nghênh đệ, đệ xứng đáng đứng sau huynh và đứng trên đám tướng lĩnh khác; nếu không làm được thì đệ phải biết lễ độ, không được tinh tướng, ra vào, nói năng phải khuôn phép, đừng có động tý lại đỏ mặt lên, lại vuốt râu mà xưng ta đây. Bây giờ huynh là vua của thiên hạ chứ đâu có còn anh anh, tôi tôi với riêng đệ. Huynh không bảo được đệ làm sao bảo được đám quần thần trăm người trăm bụng...
Kết quả hình ảnh cho Quan Vân Trường
2/ Về ngoại giao:
Sau khi thu phục được Ích Châu, Hán Trung, buộc Tào Tháo phải bỏ của chạy lấy người, cộng với 13 quận Kinh Tương, thế và lực của Bị đã trở nên cực lớn khiến cho cả Ngô, Nguỵ phải kiêng dè. Bản thân Lưu Bị không thể không ngộ nhận, choáng về khả năng và sức lực của mình. Mặt khác tham vọng lãnh thổ, bành trướng đất đai là loại tham vọng không có điểm dừng. Đánh Uyển Thành vừa là “bài thi” Lưu Bị đưa ra để “sát hạch” Quan Vũ, ngoài ra còn là một phản ứng thử thời vận của Lưu Bị. Một con người như Lưu Bị không bao giờ thoả mãn với những gì có trong tay như Lưu Biểu, Lưu Chương, Trương Lỗ... Nếu quả thật “vận số” nhà Hán một “thương hiệu” mà Lưu Bị đang “kinh doanh” đang có hiệu quả, đang “vào cầu”, còn có thể ăn nên làm ra thì biết đâu, phá xong Uyển Thành, quân Tào Tháo nao núng, nhân cơ hội này thôn tính luôn Trung Nguyên. Thời cơ, thời vận không thử, không phiêu lưu làm sao biết được, làm sao đến được... Bao năm Lưu Bị chỉ biết chạy dài và phòng thủ, giờ Lưu Bị chuyển sang “lối đá Hà Lan”, tấn công và gây sức ép toàn sân, hết thảy mọi vị trí, hễ khoan thủng được chỗ nào là ào luôn vào mũi đó... 
Sau khi bình xong Tây Thục, Lưu Bị từng giao kèo với Lỗ Túc sẽ trả lại Kinh Châu cho Tôn Quyền, Lưu Bị không muốn trả, tất nhiên Quan Vũ cũng không đời nào chịu buông cái mảnh đất béo bở mà mình đang cai quản. Quan Vũ luôn “cà khịa” với Tôn Quyền, với Lỗ Túc là bởi nếu minh ước này được tuân thủ thì Quan Vũ mất chỗ. Về phía Tôn Quyền thì sau khi đã nhịn nhục gả em gái của mình cho Lưu Bị hơn em mình mấy chục tuổi, mong dùng gái trinh “hối lộ” Lưu Bị mà lấy lại được thêm mấy thước đất cho bõ công cất quân ra đánh nhau với Tào Tháo trong trận Xích Bích và khỏi mất mặt với đám quần thần. Không lấy lại được đất, Tôn Quyền cho bắt em gái về. Mất vợ, Lưu Bị cắt luôn tình giao hảo, minh ước liên minh Ngô Thục này coi như chỉ còn trên giấy. Như vậy khi phái Quan Vũ đánh Uyển Thành, Lưu Bị chắc chắn cũng đã lường trước việc khả năng Tôn Quyền trở mặt đánh úp Kinh Châu; thế tại sao Lưu Bị vẫn cho tiến hành chiến dịch phiêu lưu quân sự này? 
Phát động chiến dịch Uyển Thành, một mũi tên Lưu Bị bắn ra nhằm tới nhiều mục đích: Thử thời vận, nếu Tào Tháo đến thời mạt vận thì chơi luôn Tào Tháo; nếu Quan Vũ không làm nên công cán gì thì đây là bài học để dạy cho gã “hãnh tướng” này biết lễ độ; nếu Tôn Quyền thừa cơ bỏ trống Kinh Châu, xông sang “đánh trộm” thì Lưu Bị sẽ có cớ cử đại quân sang nói chuyện phải trái với Tôn Quyền. Quân của Lưu Bị bây giờ đang rỗi, đang sung, đang “ngứa ngáy” chân tay. Nếu không đánh được Nguỵ thì nhất quyết Thục phải quay sang tìm cớ “chơi” Ngô. Chín quận tám mươi mốt châu Giang Nam cũng đáng để Lưu Bị cử binh sang thăm hỏi lắm. Theo chúng tôi đó chính là tính toán, là “tim đen” của Lưu Bị. Về phương diện này những “chí lớn” như Lưu Bị và Gia Cát Lượng ắt đã gặp nhau khi quyết định chiến dịch phiêu lưu quân sự đánh Uyển Thành. Như vâỵ Quan Vũ là một con tốt được Lưu Bị và Gia Cát Lượng ném qua hà, một thứ “tiền đạo cắm” của Lưu Bị xua qua để thử phản ứng, thử thời vận và còn để nhử mồi đao binh... Một vấn đề khi con tốt này gặp nguy nhưng sao cả Lưu Bị lẫn Gia Cát Lượng đều tịnh không có một hành động ứng cứu tượng trưng nào? Gia Cát Lượng ngoảnh mặt đi thì đã rõ, vậy còn “tình nghĩa vườn đào” đối với Lưu Bị chẳng lẽ đã quên? Theo chúng tôi, Lưu Bị chủ trương “thanh lý” con tốt Quan Vũ bởi lợi ích thì ít mà đãi ngộ thì không chừng nào cho vừa. Lưu Bị thí tốt Quan Vũ để có cớ phát động một chiến dịch quân sự lớn nói chuyện phải trái với Đông Ngô. Như vậy “dự án” này sẽ là tiền đề cho một “dự án” khác lớn hơn. Mặt khác nếu Lưu Bị có cử binh đi cứu Quan Vũ thì khi cứu được về Lưu Bị cũng phải chặt đầu Quan Vũ. Bởi lúc này là quan hệ vua tôi chứ không lơ mơ anh anh tôi như trước đây: quân thua chém tướng. Vào triều thì phải đi theo bước của cung phi, một kẻ đầu nóng, tim nóng, ngông ngạo như Quan Vũ thì khó lòng bảo toàn được thủ cấp. Nếu Lưu Bị cứ tiếp tục giữ quan hệ xuề xoà, huynh huynh đệ đệ với một ông mãnh như Quan Vũ thì làm sao sai phái các tướng khác dốc lòng dốc sức.
Khi xưa sau trận Hoa Dung, Quan Vũ tha cho Tào Tháo, nếu là tướng khác thì khó lòng giữ được mạng sống; Lưu Bị cho qua bởi nếu chém Quan Vũ sẽ làm tổn thương đến cái gọi là tình nghĩa anh em trong nội bộ quân mình, là chiêu thức mà Lưu Bị đang cần giương cao để chiêu binh, mãi mã, thu phục nhân tài. Vào thời điểm đó, Lưu Bị đang trong thế thắng và đang cần người do đó chém tướng là điều khó lòng làm công tác tư tưởng với ba quân. Sau trận Uyển Thành, để Tôn Quyền “thịt” Quan Vũ, về chính trị thuận cho Lưu Bị và “được giá” về quân sự vì có cớ cử binh phạt Ngô.
Tào Tháo và Tôn Quyền kẻ sớm người muộn cuối cùng đều đã nhận ra độc chiêu này của Lưu Bị. Do đọc, tính ra nước cờ hiểm này, hiểu rõ tim đen, hiểu rõ thế, lực lẫn cuồng vọng của Lưu Bị nên để đối phó với 3 vạn quân của Quan Vũ, Tào Tháo đã cử năm cánh quân đi cứu viện cộng thêm 10 vạn quân đi sau tiếp ứng, vừa để diễu võ dương oai, vừa nhằm đập tan từ trong trứng cuồng vọng nhòm ngó lãnh thổ của Lưu Bị. Kết cục Quan Vũ đã bị quân Tào đánh cho tơi tả. Do hiểu được cuồng vọng của Lưu Bị và mối quan hệ giữa Lưu Bị và Quan Vũ nên Tào Tháo đã không cho quân truy tới cùng mà nhường chiến công truy sát Quan Vũ, anh hùng nổi tiếng một thời cho Lã Mông, Phan Chương. Đám Trương Chiêu của Tôn Quyền cuối cùng cũng hiểu rõ nước cờ “
 thí tốt” của Lưu Bị nên mới khuyên mang thủ cấp Quan Vũ nộp Tào Tháo. Tháo biết tỏng âm mưu này nên đã cho làm đám tang cho Quan Vũ còn hậu hơn, đình đám hơn những tướng lĩnh của mình khi chết trận... 
Tóm lại cử Quan Vũ xuất binh đánh Uyển Thành là một “dự án cấp nhà nước” đã được Lưu Bị “lập trình phê duyệt” sẵn; Tào Tháo là “nhà doanh nghiệp” lớn nên đã xúc tác, “đầu tư cổ phiếu” cho “ dự án” này sớm được triển khai.
..Kết quả hình ảnh cho Tổng bí thư Trọng tặng hoa Thủ tướng nguyễn tấn dũng

Mối quan hệ “kết nghĩa vườn đào thề cùng sống chết” của 3 anh em Lưu, Quan, Trương được người Trung Quốc nhắc tới nhiều suốt gần 2000 năm qua như một thứ khuôn mẫu về tình nghĩa thuỷ chung, sống chết có nhau của những con người cùng chí hướng. Qua những gì diễn ra trong mối quan hệ giữa Lưu Bị và Quan Vũ, theo chúng tôi thứ tình nghĩa “anh anh, em em” này chỉ tinh khiết ở chốn vườn đào, hoặc khi họ còn chung với nhau mái lếu tranh, đang cùng nhau trên đường thiên lý đỏ lửa gian truân. Mỗi khi kẻ đã là vua và người đã thành tôi thì xin chớ có mơ hồ, ai an phận nấy; ai không biết yên chỗ của mình, lộn xộn vượt qua giới hạn thì chỉ có thể nói chuyện với nhau bằng mạng sống... Qua thân phận của Quan Vũ, người em kết nghĩa của Lưu Bị, hậu thế thấy được cái ngọn cờ giả nhân giả nghĩa mà Lưu Bị giương lên đó không chỉ đã che mắt, mê dụ được khối người đương thời mà còn làm cho biết bao bậc thức giả Trung Hoa gần 2000 năm nay vẫn còn xúm vào xây đền, đúc tượng...
Qua vở “kinh” kịch Quan Vũ bị giết ở Uyển Thành, hậu thế nếu nghiên cứu kỹ sẽ có điều kiện hiểu sâu thêm các “đại gia” thời Tam Quốc đã kết nghĩa đồng minh, đã chơi với nhau và đánh lộn nhau như thế nào...

Phạm Viết Đào


Hàng ngàn tờ tiền giả được cung cấp từ Trung Quốc

Hàng ngàn tờ tiền giả được cung cấp từ Trung Quốc

(NLĐO) – Hàng ngàn tờ tiền giả mệnh giá 200.000 đồng được nhóm đối tượng mua từ Trung Quốc về Việt Nam tiêu thụ.

Sáng 1-6, Công an tỉnh Quảng Nam, công bố thông tin phá đường dây mua bán, vận chuyển và tàng trữ tiền giả quy mô lớn.
Theo đại tá Huỳnh Trung Nguyên, Phó giám đốc công an tỉnh Quảng Nam, giữa tháng 5, Công an huyện Thăng Bình (tỉnh Quảng Nam) nhận được tin báo của các tiểu thương chợ Vinh Huy (xã Bình Trị, huyện Thăng Bình) nghi ngờ có 2 thanh niên mua hàng bằng tiền giả.

Chu Thị Oanh, đối tượng cầm đầu đường dây
Chu Thị Oanh, đối tượng cầm đầu đường dây
Qua công tác điều tra, công an bắt giữ 2 anh em ruột Đào Văn Cần (SN 1989) và Đào Văn Ninh (SN 1981, cùng ngụ xóm Trám, xã Đào Xá, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên), thu giữ tang vật là 102 tờ tiền polyme giả, mệnh giá 200.000 đồng.
Tại công an, Cần khai đầu tháng 5, anh ta vào Đắk Lắc xin việc làm. Tại đây, Cần gặp người đồng hương Nguyễn Văn Tuân (SN 1981) và Nguyễn Văn Hòa (SN 1968, cùng ngụ TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh).
Sau đó, Cần được Hòa rủ cùng tham gia vào đường dây tiêu thụ tiền giả với tỷ lệ ăn chia 50/50. Sau khi tiêu thụ 20 triệu đồng tiển giả ở các chợ tại Đắk Lắc, Cần rủ thêm anh trai là Ninh cùng đưa “hàng” xuống Quảng Nam tiêu thụ.

Nguyễn Thị Nguyệt
Nguyễn Thị Nguyệt

Nguyễn Văn Hòa và Đinh Thị Tuyết
Nguyễn Văn Hòa và Đinh Thị Tuyết

Nguyễn Văn Tuân
Nguyễn Văn Tuân
Với thủ đoạn mua các mặt hàng có giá trị lớn, kẹp tờ tiền thật phía ngoài để không bị phát hiện, sau đó về bán lại và dùng tờ 200.000 đồng để mua các mặt hàng nhỏ như car điện thoại 10.000 đồng, Cần và Ninh nhanh chóng tiêu thụ nhiều tờ tiền giả ở các chợ trên địa bàn huyện Thăng Bình.
Nhận định đường dây này có quy mô lớn, Công an tỉnh Quảng Nam mở rộng điều tra và bắt thêm Hòa, Tuân cùng Đinh Thị Tuyết (SN 1984, ngụ huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An), Nguyễn Thị Nguyệt (SN 1982, ngụ huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên) và Chu Thị Oanh (SN 1969, ngụ TP Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng), người được xác định là người cầm đầu đường dây này. Khám xét người Oanh, cơ quan công an thu giữ 200 triệu đồng tiền polime giả, mệnh giá 200.000 đồng.

Tiền giả mệnh giá 200.000 đồng lúc khám xét
Tiền giả mệnh giá 200.000 đồng lúc khám xét
Theo cơ quan công an, Oanh vừa mới được đặc xá ngày 2-9-2015, sau khi bị kết án 4 năm tù cũng về tội buôn bán tiền giả. Người phụ nữ này khai, vừa qua Trung Quốc mua số tiền này từ một người đàn bà tên A Mỉng với giá 25 triệu đồng. Khi đang trên đường mang tiền giả vào miền Trung giao cho Hòa và đồng bọn đưa đi tiêu thụ thì bị bắt.

Các đối tượng kẹp tiền giả cùng tiền thật để dễ tiêu thụ Ảnh: Công an cung cấp
Các đối tượng kẹp tiền giả cùng tiền thật để dễ tiêu thụ Ảnh: Công an cung cấp
Khám xét 7 nghi can và giao nộp của tiểu thương, công an thu giữ hơn 1.200 tờ tiền giả mệnh giá 200.000 đồng.
Công an tỉnh Quảng Nam nhận định, vẫn còn số lượng lớn tiền giả vẫn đang lưu hành trên thị trường, chưa thể thu hồi. Nhằm thu hồi số tiền này đồng thời mở rộng vụ án, Công an tỉnh Quảng Nam kêu gọi người dân cung cấp thông tin liên quan đến đường dây. Số điện thoại liên hệ 0985,007.775, gặp đại tá Dương Tấn Bộ, Trưởng Phòng An ninh điều tra.