Chủ Nhật, 1 tháng 1, 2017

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH ĐINH TIẾN DŨNG " VẢ" VÀO THỨ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG NGUYỄN CẨM TÚ

Trong hình ảnh có thể có: 7 người, mọi người đang ngồi và văn bản
- 

Thứ trưởng khẳng định kinh doanh xăng dầu “vẫn lỗ”

Thứ trưởng khẳng định kinh doanh xăng dầu “vẫn lỗ”

Trong vòng khoảng một năm trở lại đây, về cơ bản doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu vẫn lỗ và Nhà nước vẫn phải bù..

TỪ NGUYÊN

Trong vòng khoảng một năm trở lại đây, về cơ bản doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu vẫn lỗ và Nhà nước vẫn phải bù.

Khẳng định trên được Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú đưa ra, khi trao đổi với báo giới xung quanh những phản hồi của dư luận về tính minh bạch trong giá thành và các chi phí đầu vào của hoạt động kinh doanh xăng dầu trong thời gian qua.

Ông Tú nói:

- Về cơ bản, hoạt động kinh doanh xăng dầu, ngoài mục tiêu lợi nhuận ra còn bao hàm cả mục tiêu về chính trị, xã hội. Điều đó lý giải vì sao, dù chúng ta đang từng bước chuyển kinh doanh xăng dầu sang cơ chế thị trường, nhưng vẫn phải đảm bảo sự quản  lý của Nhà nước.

Cũng chính vì thế, ngoài việc đảm bảo cung ứng xăng dầu thường xuyên liên tục, mọi nơi, mọi lúc, mọi thời điểm, đồng thời còn phải đảm bảo giá xăng dầu của ta luôn đúng với tình hình biến động của thế giới, đảm bảo lợi ích cho cả Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Còn việc lỗ lãi trong kinh doanh xăng dầu mà dư luận đang quan tâm, tôi xin khẳng định, trong vòng khoảng một năm trở lại đây, kể cả khi giá tăng lẫn khi giá giảm, về cơ bản doanh nghiệp vẫn lỗ và Nhà nước vẫn phải bù.

Nếu ai có thể phản bác được thông tin này, tôi sẵn sàng nhường ghế Thứ trưởng cho người đó và từ chức ngay.

Ngoài ra, cũng cần nói thêm, hiện nay, hoạt động kinh doanh xăng dầu về cơ bản đã mang tính thị trường, trong đó mọi yếu tố liên quan đến giá thành, chi phí đầu vào đều được công khai. Hơn nữa, với sự tham gia của nhiều đối tượng, nhiều thành phần kinh tế thì tính cạnh tranh và minh bạch lại càng được nâng cao.

Nhưng khi một doanh nghiệp nhà nước như Petrolimex vẫn đang chiếm hơn 60% thị phần thì liệu tính thị trường có được đảm bảo, thưa ông?

Chúng ta thường quên mất một điều rất quan trọng, đó là Petrolimex bên cạnh kinh doanh còn thực hiện nhiều nhiệm vụ chính trị do Chính phủ giao. Pertrolimex không có toàn quyền quyết định công việc kinh doanh của mình tách rời khỏi sự điều hành của Nhà nước.

Bên cạnh đó, khi có quyết định giảm giá thì Petrolimex phải là doanh nghiệp giảm giá đầu tiên, còn khi tăng thì lại phải chờ cơ quan nhà nước cân nhắc kỹ và chưa chắc đã được tăng. Do đó quyền chi phối cũng không có ý nghĩa gì khi mà doanh nghiệp này vẫn chịu sự quản lý của Nhà nước.

Theo ông, bao lâu nữa thì hoạt động kinh doanh xăng dầu mới có thể vận hành theo cơ chế thị trường thực sự?

Chúng ta đang từng bước xây dựng cơ chế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước nhưng với chủ trương phải làm sao để dần giảm bớt sự can thiệp của nhà nước, tăng cường tính chủ động của doanh nghiệp trong chuyện kinh doanh của mình.

Có một điểm đáng chú ý trong dự thảo nghị định quản lý kinh doanh xăng dầu sắp trình Chính phủ là sẽ mở rộng đối tượng được phép kinh doanh xăng dầu. Theo đó, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, nếu đủ điều kiện đều được phép kinh doanh xăng dầu.

Còn giảm sự can thiệp của Nhà nước đến mức nào thì chúng ta đang chờ ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, kinh doanh, quản lý và quần chúng nhân dân.

Trong 3 phương án điều hành giá xăng dầu của Bộ Tài chính vừa đề xuất thì Bộ Công Thương nghiêng về phương án nào, thưa ông?

Bộ Tài chính đưa ra 3 phương án điều hành giá vừa qua là với tư cách là cơ quan quản lý giá. Chọn phương án nào là quyết định cuối cùng của Ban soạn thảo và Chính phủ. Chúng tôi  không nghiêng về phương án nào.

Được biết, trong nghị định mới, việc áp dụng quỹ bình ổn xăng dầu vẫn sẽ được tiếp tục áp dụng. Nhưng, liệu có bất công không khi nguồn thu của quỹ này lại bắt người tiêu dùng phải đóng?

Tôi thử hỏi lại, với tư cách là doanh nghiệp, liệu có bất công không khi tôi phải bỏ tiền túi của tôi ra để bình ổn cho bạn? Nguyên tắc cuộc đời rất đơn giản - ai là người được hưởng thì người đó phải chịu. Tại sao bạn là người được hưởng giá thấp nhưng bạn lại muốn tôi chịu?

Bộ trưởng Tài chính: Gian lận xăng dầu ở Việt Nam rất lớn

Dân trí Phát biểu tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương sáng nay (29/12), nói về các biện pháp nỗ lực thu ngân sách, chống thất thu trên các lĩnh vực, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cũng đề cập đến vấn nạn gian lận xăng dầu, nhìn từ việc chống thất thu thuế với ngành kinh doanh mặt hàng thiết yếu này…
 >> Ngành Hải quan có nguy cơ hụt thu ngân sách từ 2.000 đến 5.000 tỷ đồng
 >> Tổng cục Thuế “vạch mặt” các chiêu gian lận xăng dầu

Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng (ảnh: VGP).
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng (ảnh: VGP).
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, đến thời điểm này, thu ngân sách Nhà nước đã đạt 100,7%, trong đó, ngân sách địa phương vượt thu 15%, tương đương 40.000 tỷ đồng, dự kiến còn ít ngày nữa của năm 2016, mức vượt thu sẽ khoảng 70.000 tỷ đồng.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, con số đạt được rất ấn tượng vì ít ngày trước, việc thu ngân sách trung ương năm nay tưởng như không thể hoàn thành chỉ tiêu (Theo thống kê đến ngày 15/12, thu ngân sách trung ương mới chỉ đạt 84% so với dự toán). Thủ tướng biểu dương các tỉnh, thành trên cả nước đã đồng tâm cùng vượt khó.
Về nguyên nhân ảnh hưởng đến thu ngân sách, theo Bộ trưởng Tài chính, ngoài nguyên nhân tăng trưởng kinh tế không đạt thì có nhiều nguyên nhân khác như giá dầu giảm làm thất thu ngân sách trên 2.000 tỷ đồng, khí làm giảm thu 1.000 tỷ đồng, khối ngân hàng thương mại giảm nộp ngân sách 20% do trích lập dự phòng; thua lỗ các dự án lớn thuộc các doanh nghiệp Nhà nước… Các chỉ tiêu bội chi, nợ công có khả năng giữ được như báo cáo với Quốc hội.
Một vấn đề khác được Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng đề cập là hoạt động đấu tranh chống thất thoát, gian lận xăng dầu. Ông Dũng thông tin, sau thời gian dán tem kiểm định, số doanh thu nộp thuế xăng dầu tăng 30%.
“Điều đó chứng tỏ gian lận xăng dầu trong nước rất lớn, rất phổ biến” – Bộ trưởng Tài chính khẳng định.
Trong chống thất thu, nợ đọng thuế, chuyển giá trốn thuế, theo ông Dũng, Bộ Tài chính đã thực hiện nhiều biện pháp như phong tỏa tài khoản, công khai DN nợ thuế, tăng cường kiểm tra với gần 82.000 doanh nghiệp (DN) kiến nghị tăng thu 14.500 tỷ đồng, đến nay thu được 9.200 tỷ đồng; phạt 607 tỷ đồng DN có dấu hiệu chuyển giá, trốn thuế; tăng thu khoảng 2.000 tỷ đồng; thu 6.600 tỷ đồng theo kết luận của Kiểm toán Nhà nước…
Đến hết tháng 11/2016, thu hồi 42.000 tỷ đồng nợ đọng thuế và số còn nợ đọng thấp hơn thời điểm năm 2015. Số nợ thuế hải quan chỉ còn 1%. Tuy nhiên số nợ đọng thuế còn lớn, còn tình trạng thất thu. Hiện tại, Bộ Tài chính đang đẩy mạnh việc sử dụng hóa đơn điện tử.
“Mặc dù thu ngân sách có những thời điểm khó khăn như vậy nhưng Nhà nước vẫn đảm bảo xử lý nguồn cho những việc chi quan trọng như hỗ trợ các địa phương gặp thiên tai, lũ lụt, để bảo bảm người dân không bị đứt bữa, trong bất cứ hoàn cảnh nào” – Bộ trưởng Tài chính nói.
Về công tác cải cách hành chính, tư lệnh ngành Tài chính cho biết, trong năm, ngành đã rà soát, bãi bỏ 92 thủ tục hành chính; triển khai khai thuế điện tử đến 100% chi cục thuế.
Cơ chế một cửa quốc gia đã kết nối chính thức 36/283 thủ tục hành chính của 10/14 bộ và mục tiêu đến năm 2020 cơ bản phải kết nối hết các thủ tục hành chính. Thời gian thực hiện thủ tục xuất khẩu giảm 35 giờ, nhập khẩu giảm 32 giờ, theo tính toán của WB là tiết kiệm khoảng 600 triệu USD.
“Theo thống kê của Bộ Tài chính, trong thời gian thông quan thì thủ tục của hải quan chiếm 28%, kiểm tra chuyên ngành chiếm 72%. Vì vậy khâu đột phá là kiểm tra chuyên ngành. Hiện việc kiểm tra chuyên ngành đang thực hiện theo 22 luật, 253 thông tư, quy định của các bộ. Để rút ngắn thời gian kiểm tra chuyên ngành chúng ta phải sửa đổi, bổ sung 87 văn bản nhưng mới làm được 24 văn bản. Nếu không sửa đổi quy định về kiểm tra chuyên ngành sẽ rất khó giảm thời gian thông quan hàng hóa” - Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đề nghị Chính phủ, Thủ tướng tiếp tục tập trung chỉ đạo mạnh mẽ cho công tác kiểm tra chuyên ngành.
P.Thảo

Cặp vợ chồng đổ cả chục thùng hóa chất xuống bãi nuôi ngao

Thanh Tuấn | 

Cặp vợ chồng đổ cả chục thùng hóa chất xuống bãi nuôi ngao
Hóa chất tẩy rửa được vợ chồng Hoàng Văn Thành ở Thanh Hóa mang ra khu vực nuôi ngao đổ.

Nghi ngờ hàng chục tấn ngao chết hàng loạt bất thường, ngư dân và công an ở Thanh Hóa đã mật phục và bắt quả tang cặp vợ chồng đang đổ hóa chất xuống bãi nuôi ngao.

Ngày 31-12, ông Đỗ Xuân Liên, Chủ tịch UBND xã Hải Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, cho biết Công an xã này vừa bắt quả tang cặp vợ chồng Hoàng Văn Thành và Hoàng Thị Huệ, đều là người làm thuê cho cơ sở chế biến hải sản Hoàng Thắng (xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc), đang có hành vi đổ hóa chất ra khu vực bãi nuôi ngao của bà con ngư dân.
Theo đó, vào khoảng 4 giờ 30 phút rạng sáng ngày 31-12, các hộ nuôi ngao và công an địa phương đã mật phục bắt quả tang một thuyền do hai vợ chồng Thành và Huệ chở chất thải độc hại đổ trộm ra bãi nuôi ngao.
Qua kiểm tra, lực lượng công an xã Hải Lộc phát hiện trên thuyền có 14 thùng hóa chất tẩy rửa chế biến hải sản, trong đó có 11 thùng đã được đổ xuống biển.
Cặp vợ chồng đổ cả chục thùng hóa chất xuống bãi nuôi ngao - Ảnh 1.
Hoàng Văn Thành khi bị bắt đưa về trụ sở UBND xã Hải Lộc
Tại trụ sở Công an xã Hải Lộc, cặp vợ chồng này khai nhận được chủ cơ sở Hoàng Thắng thuê đi đổ trộm chất thải tẩy rửa chế biến mực tươi ra biển vào địa bàn đầu cồn bãi ngang xã Hải Lộc. Cứ 3 ngày lại đi đổ trộm một lần.
Theo phản ánh của người dân xã Hải Lộc, khoảng 1 tháng trở lại đây, gần 70 hộ nuôi ngao trong xã điêu đứng vì ngao chết bất thường hàng loạt. 
Ước tính đã có hàng chục tấn ngao chết, gây thiệt hại hàng tỉ đồng. Nghi ngờ có người “đầu độc” nguồn nước, người dân đã tổ chức mật phục và sáng nay đã bắt quả tang cặp vợ chồng này đổ chất thải ra biển.
Được biết, sau khi bắt quả tang lập biên bản sự việc, chính quyền xã Hải Lộc đã báo cáo sự việc tới Công an huyện Hậu Lộc để về điều tra, xử lý theo thẩm quyền.
theo Người lao động

Chiến tranh Trung-Việt trong mắt người Việt Nam

Print Friendly
6
Tác giả: Vương Cẩm Tư (Trung Quốc) | Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành
Khác với tư duy quen thuộc của người Trung Quốc, trong mắt người Việt Nam, chiến tranh Trung-Việt không chỉ là cuộc chiến Trung Quốc tự vệ đánh trả Việt Nam kéo dài nhiều năm sau năm 1979 như dưới góc nhìn của người Trung Quốc, mà còn gồm cả cái gọi là sự “xâm chiếm” Việt Nam do các vương triều Trung Quốc trước đây tiến hành kéo dài tới hai nghìn năm kể từ thời Đông Hán.
Thượng tuần tháng 9 năm 2010, tác giả Vương Cẩm Tư khởi hành từ Bắc Kinh cùng mấy người bạn đến Việt Nam xem tình hình thị trường gỗ hồng. Lúc rảnh rỗi, chúng tôi đã tìm hiểu về cuộc chiến Trung Quốc tự vệ đánh trả Việt Nam.
Đối với một người lớn lên ở vùng Đức Huệ tỉnh Cát Lâm như tôi, Việt Nam là nơi rất xa xôi, hầu như tôi không có quan hệ gì với quốc gia này. Thế nhưng mối liên hệ [với Việt Nam] lại từng gần gũi đến thế, bởi lẽ hồi ở tuổi thiếu niên tôi nhận được sự giáo dục chủ nghĩa yêu nước chính tông và lây nhiễm chủ nghĩa anh hùng cách mạng, quen thuộc “Phong thái nhuốm máu” và “Vòng hoa dưới núi cao”,[1] từng cùng thầy trò toàn trường nghe các anh hùng Lão Sơn[2] báo cáo chuyên đề tại Cung Văn hoá công nhân Đức Huệ, tôi lại còn hăng máu đòi ra tiền tuyến Việt Nam liều mạng với quốc gia này mà không ngại hy sinh, cho dù sức mình còn chưa xách nổi ngọn giáo có tua hồng.
Để tìm hiểu cuộc chiến Trung Quốc tự vệ đánh trả Việt Nam, tôi có chủ ý đi thăm Bảo tàng Quân đội Việt Nam tại Hà Nội. Thật may là Bảo tàng này ở ngay chếch phía trước mặt Đại sứ quán Trung Quốc, cách chưa đầy 100 mét, nhà Bảo tàng không lớn.
Tác giả từng thăm Bảo tàng Quân sự cách mạng Trung Quốc tại Bắc Kinh, cảm thấy cực kỳ hùng vĩ, oách hơn Bảo tàng Việt Nam nhiều. Quy mô và phong thái hai nhà bảo tàng quân sự của hai nước nên là sự thể hiện và hình ảnh thu nhỏ các mặt sức mạnh kinh tế, diện tích lãnh thổ và sức mạnh quân sự của hai nước.
Nhưng vào xem thì căn bản chẳng có trưng bày nội dung nào về cuộc chiến Trung Quốc tự vệ đánh trả Việt Nam, chỉ có các tư liệu Trung Quốc giúp Việt Nam chống Mỹ. Máy ảnh tôi mang theo thế là vô dụng, tôi cảm thấy có chút hẫng hụt.
Thỉnh thoảng có du khách Trung Quốc vào xem Bảo tàng, họ đến Việt Nam theo các đoàn du lịch. Khi nhập cảnh họ được nhắc nhở chớ nói chuyện với người Việt Nam về cuộc chiến tranh này nhằm tránh tổn thương tình cảm của đối phương.
Nhưng tôi thì bất chấp cái tình cảm gì gì ấy, xông thẳng tới hai nhân viên đứng ngoài sân Bảo tàng Quân đội Việt Nam hỏi cho ra nhẽ. Họ cũng mặc quân phục, một nam một nữ. Vì không hiểu tiếng Trung Quốc tôi nói nên họ lập tức đi gọi một hướng dẫn viên du lịch Việt Nam đến. Anh này chừng 30 tuổi, nói tiếng Trung rất thạo.
Nghe tôi hỏi đoạn lịch sử ấy, nụ cười của anh trở nên nghiêm trang: “Tôi biết Trung Quốc các ông tuyên truyền đây là cuộc chiến phản kích tự vệ, nhưng ông hãy thử nghĩ xem, có thể như thế được không? Việt Nam chúng tôi một nước nhỏ thế này mà có thể xâm lược nước các ông được sao? Hồi ấy cuộc Cách mạng Văn hoá của các ông vừa mới chấm dứt, rất nhiều mâu thuẫn và nguy cơ chưa giải quyết được, các ông bèn xâm lược Việt Nam để đổ vấy nguy cơ. Dĩ nhiên nguyên nhân không chỉ có vậy.”
Tôi nói, vì Việt Nam quấy nhiễu biên giới và xua đuổi Hoa kiều nên Trung Quốc mới phản kích tự vệ. Anh ta nói, chúng ta hãy tạm chưa tranh cãi ai sai ai đúng. Ai ngờ hướng dẫn viên du lịch Việt Nam này nhắc đến cả chuyện Nhật Bản bắt giữ thuyền trưởng Trung Quốc đi vào vùng biển đảo Điếu Ngư [Nhật gọi là Senkaku]. “Tôi thấy nhiều thành phố Trung Quốc bắt đầu [biểu tình chống Nhật], thực ra đó là kết quả việc chính phủ và giới truyền thông Trung Quốc kích động. Người Trung Quốc các ông quá thù hận. Người Việt Nam chúng tôi xưa nay không bao giờ thù hận nước khác, chúng tôi là một dân tộc hoà bình” – anh nói.
Điều khiến tôi kinh ngạc không phải ở chỗ anh ta nói có đúng hay không mà là tôi không nghĩ anh hiểu Trung Quốc nhiều như vậy. Bên cạnh còn có một người Việt Nam biết tiếng Trung nói xen vào: Trung Quốc các ông một mặt nói thù hận là không hợp trào lưu của loài người, một mặt lại hết mức thù hằn Nhật Bản và các nước khác. Như thế chẳng phải là tự mâu thuẫn với mình, rất giả dối đó sao? Kinh tế các ông có thành công nữa cũng không được người ta tôn trọng.
Tôi bảo, Nhật Bản có sai, họ cũng từng xâm lược Việt Nam, Trung Quốc căm thù là bình thường, nhưng nhà nước chúng tôi không kích động, người Trung Quốc chúng tôi không căm thù Việt Nam.
Tôi kể, khi lính Trung Quốc gánh nước cho phụ nữ Việt Nam thì bị người phụ nữ ấy bắn lén từ sau lưng mà hy sinh, cả đến trẻ con Việt Nam 11, 12 tuổi cũng bắn giết Giải phóng quân, thật là lấy oán trả ơn. Tôi hỏi hướng dẫn viên du lịch thấy chuyện ấy như thế nào, anh bảo: “Các ông xâm lược vào đây, có thể nào không đánh các ông hay sao?”
Tôi cảm thấy đây là chuyện làm người Trung Quốc chúng ta xấu hổ khó xử. Sau này hướng dẫn viên du lịch ấy có gửi E-mail cho tôi, trình bày quan điểm của Việt Nam đối với cuộc chiến tranh này, viết bằng Trung văn.
Có lẽ là cách viết sách giáo khoa của Việt Nam bắt chước cách viết của Trung Quốc 40 năm sau khi lập quốc, Trung Quốc tô sơn cho cuộc Kháng chiến chống Nhật: năm 1979, “Quân đội Trung Quốc tự cho là có thể chiếm toàn cõi Việt Nam trong một thời gian ngắn nhưng rốt cuộc đã rơi vào biển cả chiến tranh nhân dân của con em Việt Nam anh hùng chúng ta, sau khi trả giá lớn buộc phải hoảng hốt tháo chạy ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.”
Sách giáo khoa và dân chúng Việt Nam còn nói về cái gọi là quân đội Trung Quốc “làm đủ mọi điều hung ác”, “Việt Nam nghèo khổ lạc hậu chính là do Trung Quốc xâm lược và cướp bóc gây ra”.
Cho dù nhà Bảo tàng Quân đội Việt Nam không có nội dung cuộc chiến Trung Quốc tự vệ đánh trả Việt Nam nhưng khi tôi đến Bảo tàng Quốc gia Việt Nam thì lại nhìn thấy cái gọi là ghi chép về việc các vương triều Trung Quốc trước đây xâm lược Việt Nam; tại đây người ta có phát các tài liệu tiếng Trung Quốc giới thiệu lịch sử chuyện đó. Lại còn có trưng bày cái gọi là “Trung Quốc chiếm Việt Nam lâu tới 1000 năm”.
[Tài liệu của] Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc viết bằng Trung văn giới thiệu thế này: “Nhân dân Việt Nam từng nhiều lần bị nước ngoài xâm lược, gồm các vương triều Trung Quốc trước đây như triều Tống (thế kỷ 11), triều Nguyên (thế kỷ 13), triều Minh (thế kỷ 15) và triều Thanh (thế kỷ 18).” Người Việt Nam tự hào vì đã đánh bại quân Trung Quốc từ phương Bắc đến, lưu lại nhiều cái gọi là sự tích anh hùng “Chống Nguyên”, “Chống Minh” và “Chống Trung Quốc”. Trong thời gian đó liên tiếp xảy ra các cuộc khởi nghĩa anh hùng do Hai Bà Trưng (đời Hán), Triệu Trinh Nương (đời Tam Quốc), Mai Thúc Loan (đời Đường), Dương Đình Nghệ (đời Ngũ đại thập quốc) lãnh đạo chống lại sự thống trị tàn bạo của Trung Quốc, nhưng đều bị đàn áp.” Những nhân vật ấy được người Việt Nam coi là thần minh phù hộ bình yên và mưa thuận gió hòa để thờ cúng.
Tác giả Vương Cẩm Tư còn thấy tại trung tâm Hải Phòng, một thành phố ở miền Bắc Việt Nam, có dựng một bức tượng đồng cao hơn ba chục mét, theo giới thiệu là “bà Lê Chân nữ anh hùng Việt Nam chống Trung Quốc xâm lược thời kỳ Đông Hán”.
Tương truyền Lê Chân xinh đẹp, tính tình hiền thục, quan lại Trung Quốc thèm khát muốn lấy làm vợ. Cả gia đình Lê Chân phản đối, kết quả quan Trung Quốc giết người nhà Lê Chân. Quyết tâm trả thù cho gia đình mình, bà Lê Chân vô cùng đau buồn căm phẫn về quê triệu tập binh sĩ tình nguyện chiến đấu anh dũng, cuối cùng bà hy sinh vẻ vang.
Tại Việt Nam, các nơi đều có nhiều nghĩa trang quân nhân, chủ yếu là kết quả chiến tranh với Mỹ, tiếp sau là các binh sĩ Việt Nam chết trong tác chiến với quân đội Trung Quốc; có thể thấy người Việt Nam vẫn rất tôn trọng họ. Nghe nói có phụ nữ trung niên Việt Nam không bán hàng cho người Trung Quốc, nguyên nhân do chồng bà bị quân đội Trung Quốc bắn chết trong cuộc chiến tranh Trung-Việt hồi trước.
Hiện nay việc hoạch định biên giới trên bộ giữa hai nước Trung-Việt đã được giải quyết. Theo nguồn tin tin cậy, nước ta có một anh hùng chiến đấu năm xưa từng cố thủ trận địa, coi thường cái chết, có thành tích nổi bật, nhưng cuối cùng khi phân chia biên giới thì trận địa đó lại thuộc về Việt Nam; mới đầu tư tưởng người anh hùng ấy rất không thông, về sau anh đã nghĩ thông suốt, lợi ích quốc gia trên hết.
Nói tới chuyện cách nhìn nhận người Trung Quốc, nhiều người Việt Nam đánh giá còn được, cũng có người nói thẳng: “Thường thôi”, “Không tốt, không bằng Nhật”. Lý do là Trung Quốc còn đe dọa họ, phẩm chất người Trung Quốc không tốt, bịp bợm lừa đảo; chất lượng hàng Trung Quốc không tốt, xe máy dùng 1-2 năm là hỏng; xe máy Nhật cấp cao hơn, dùng lâu bền. Quả vậy, tại Việt Nam tôi thấy xe máy đầy đường mà hầu như rất ít xe Trung Quốc, tuyệt đại đa số là xe Nhật.
Lần này tôi sang Việt Nam đúng vào dịp đại lễ 1000 năm thủ đô Hà Nội Việt Nam, tại nhiều nơi có thể cảm nhận thấy ảnh hưởng lớn của lịch sử, văn hoá Trung Quốc.
Như có người nói, trong lịch sử mấy nghìn năm của mình, Việt Nam chiến tranh nhiều, hoà bình ít, xáo động nhiều, yên ổn ít, [người Việt Nam] không suy tính quá nhiều những ân oán trong lịch sử và quý trọng nền hoà bình không dễ đến với mình.
Năm 2010 là dịp kỷ niệm 60 năm Trung Quốc-Việt Nam lập quan hệ ngoại giao, hai nước tận hưởng hoà bình, người buôn bán đi lại ngày càng thân mật, Hữu Nghị Quan thực sự hưởng tình hữu nghị chứ không phải là tranh chấp và khói súng. Phần lớn người Việt Nam rất nhiệt tình với Trung Quốc. Trên đoàn tàu hỏa cũ nát từ Hải Phòng đi thủ đô Hà Nội, tôi trò chuyện với các cô gái Việt Nam bằng thứ tiếng Anh đơn giản. Có một anh chàng biết lõm bõm vài từ tiếng Trung Quốc nói oang oang với tôi trước mặt mọi người trên toa tàu: “Tôi yêu bạn!” Chúng tôi đều cười.
Giới thiệu của người dịch: Vương Cẩm Tư người Cát Lâm, nay ở Bắc Kinh. Tốt nghiệp nghiên cứu sinh Đại học Bắc Kinh ngành truyền thông điện ảnh, từng làm nhà báo, ca sĩ, nay hoạt động tự do. Bỏ nhiều công sức sưu tầm tư liệu về tội ác chiến tranh của Nhật Bản chống Trung Quốc, chủ trương ghi nhớ sự kiện lịch sử nhưng không hận thù. Tác phẩm nổi tiếng: “Nhật Bản được, Trung Quốc lại càng được”, chủ yếu phân tích sự thịnh suy của Trung Quốc trong 100 năm qua, vạch ra thực tế Trung Quốc thua kém Nhật. Gần đây sau vụ đâm tàu ở đảo Senkaku/Điếu Ngư, Vương viết bài kiến nghị Trung Quốc cứ bán đất hiếm cho Nhật, kết quả Vương bị dân mạng chửi là “thân Nhật”. Vương cũng là người viết bài nói lên sự thật Trung Quốc từng ủng hộ Nhật thu hồi 4 đảo phương Bắc do Liên Xô cũ chiếm đóng theo thỏa thuận sau Thế chiến II.
Nguồn: 越南人眼中的中越战争:贫穷落后是中国造成 2010-12-16, http://military.china.com
—————
[1] bài hát và tiểu thuyết Trung Quốc viết về chiến tranh 1979 (ND).
[2] một ngọn núi ở Hà Giang, nơi Trung Quốc tấn công lấn chiếm đất Việt Nam (ND).
- See more at: http://nghiencuuquocte.org/2016/02/22/chien-tranh-trung-viet-trong-mat-nguoi-viet-nam/#sthash.INQxy0s9.dpuf

Top 25 bài được đọc nhiều nhất trong năm 2016

Print Friendly
Sau đây là danh sách 25 bài xuất bản trong năm 2016 được đọc nhiều nhất trên Dự án Nghiên cứu Quốc tế trong năm qua. Nhân đây, Dự án Nghiên cứu Quốc tế xin gửi tới Quý độc giả, các Cộng tác viên và các Nhà tài trợ lời chúc mừng năm mới 2017 An khang, Thịnh vượng, và Thành công!
  1. Trump: Đây là cách nước Mỹ cứng rắn với Trung Quốc
  2. Chiến tranh 1979 dưới con mắt một viên tướng Trung Quốc
  3. Hội nghị Thành Đô và tình thế ngoại giao Việt Nam
  4. Trung Quốc bình luận việc TBT Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử
  5. Trung Quốc bình luận về chuyến thăm Việt Nam của Obama
  6. “Vì sao người Trung Quốc ngu thế?”
  7. Chiến tranh Việt-Trung: TQ vạch kế hoạch và chuẩn bị xâm lược
  8. Người Trung Quốc viết về sự kiện Việt Nam ‘xâm lược’ Campuchia
  9. Vì sao người VN ít thân thiện với người TQ?
  10. Phán quyết Biển Đông: Lợi và hại đối với Việt Nam
  11. Lào bầu lãnh đạo mới theo hướng nghiêng về Việt Nam
  12. Đấu đá quyền lực giữa Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường?
  13. Nhật đầu hàng, vì Stalin không phải bom nguyên tử
  14. Đồng chí B nói về âm mưu chống VN của bè lũ phản động TQ
  15. Mấy điều đáng cười về cách nhìn lịch sử của người Trung Quốc
  16. Nhìn lại lịch sử Bách Việt và quá trình Hán hóa Bách Việt
  17. Nguồn gốc Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa Hoa Kỳ
  18. Putin cáo buộc Lenin đặt “bom hẹn giờ” lên Nga
  19. Con gái Fidel Castro kể chuyện cha mình
  20. Tại sao Việt Nam triển khai bệ phóng rocket ở Trường Sa
  21. Khrushchev mới là người giết chết chủ nghĩa cộng sản
  22. Trung Quốc đã đánh mất Đài Loan như thế nào?
  23. Vì sao vua Gia Long trả thù tàn khốc nhà Tây Sơn?
  24. Koh Tral/Phú Quốc: Giấc mơ tuyệt vọng của Campuchia
  25. Thực trạng Crimea 2 năm sau ngày bị Nga sáp nhập
- See more at: http://nghiencuuquocte.org/2017/01/01/top-25-bai-duoc-doc-nhieu-nhat-trong-nam-2016/#sthash.haeQFPZa.dpuf