Chủ Nhật, 1 tháng 1, 2017

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH ĐINH TIẾN DŨNG " VẢ" VÀO THỨ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG NGUYỄN CẨM TÚ

Trong hình ảnh có thể có: 7 người, mọi người đang ngồi và văn bản
- 

Thứ trưởng khẳng định kinh doanh xăng dầu “vẫn lỗ”

Thứ trưởng khẳng định kinh doanh xăng dầu “vẫn lỗ”

Trong vòng khoảng một năm trở lại đây, về cơ bản doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu vẫn lỗ và Nhà nước vẫn phải bù..

TỪ NGUYÊN

Trong vòng khoảng một năm trở lại đây, về cơ bản doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu vẫn lỗ và Nhà nước vẫn phải bù.

Khẳng định trên được Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú đưa ra, khi trao đổi với báo giới xung quanh những phản hồi của dư luận về tính minh bạch trong giá thành và các chi phí đầu vào của hoạt động kinh doanh xăng dầu trong thời gian qua.

Ông Tú nói:

- Về cơ bản, hoạt động kinh doanh xăng dầu, ngoài mục tiêu lợi nhuận ra còn bao hàm cả mục tiêu về chính trị, xã hội. Điều đó lý giải vì sao, dù chúng ta đang từng bước chuyển kinh doanh xăng dầu sang cơ chế thị trường, nhưng vẫn phải đảm bảo sự quản  lý của Nhà nước.

Cũng chính vì thế, ngoài việc đảm bảo cung ứng xăng dầu thường xuyên liên tục, mọi nơi, mọi lúc, mọi thời điểm, đồng thời còn phải đảm bảo giá xăng dầu của ta luôn đúng với tình hình biến động của thế giới, đảm bảo lợi ích cho cả Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Còn việc lỗ lãi trong kinh doanh xăng dầu mà dư luận đang quan tâm, tôi xin khẳng định, trong vòng khoảng một năm trở lại đây, kể cả khi giá tăng lẫn khi giá giảm, về cơ bản doanh nghiệp vẫn lỗ và Nhà nước vẫn phải bù.

Nếu ai có thể phản bác được thông tin này, tôi sẵn sàng nhường ghế Thứ trưởng cho người đó và từ chức ngay.

Ngoài ra, cũng cần nói thêm, hiện nay, hoạt động kinh doanh xăng dầu về cơ bản đã mang tính thị trường, trong đó mọi yếu tố liên quan đến giá thành, chi phí đầu vào đều được công khai. Hơn nữa, với sự tham gia của nhiều đối tượng, nhiều thành phần kinh tế thì tính cạnh tranh và minh bạch lại càng được nâng cao.

Nhưng khi một doanh nghiệp nhà nước như Petrolimex vẫn đang chiếm hơn 60% thị phần thì liệu tính thị trường có được đảm bảo, thưa ông?

Chúng ta thường quên mất một điều rất quan trọng, đó là Petrolimex bên cạnh kinh doanh còn thực hiện nhiều nhiệm vụ chính trị do Chính phủ giao. Pertrolimex không có toàn quyền quyết định công việc kinh doanh của mình tách rời khỏi sự điều hành của Nhà nước.

Bên cạnh đó, khi có quyết định giảm giá thì Petrolimex phải là doanh nghiệp giảm giá đầu tiên, còn khi tăng thì lại phải chờ cơ quan nhà nước cân nhắc kỹ và chưa chắc đã được tăng. Do đó quyền chi phối cũng không có ý nghĩa gì khi mà doanh nghiệp này vẫn chịu sự quản lý của Nhà nước.

Theo ông, bao lâu nữa thì hoạt động kinh doanh xăng dầu mới có thể vận hành theo cơ chế thị trường thực sự?

Chúng ta đang từng bước xây dựng cơ chế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước nhưng với chủ trương phải làm sao để dần giảm bớt sự can thiệp của nhà nước, tăng cường tính chủ động của doanh nghiệp trong chuyện kinh doanh của mình.

Có một điểm đáng chú ý trong dự thảo nghị định quản lý kinh doanh xăng dầu sắp trình Chính phủ là sẽ mở rộng đối tượng được phép kinh doanh xăng dầu. Theo đó, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, nếu đủ điều kiện đều được phép kinh doanh xăng dầu.

Còn giảm sự can thiệp của Nhà nước đến mức nào thì chúng ta đang chờ ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, kinh doanh, quản lý và quần chúng nhân dân.

Trong 3 phương án điều hành giá xăng dầu của Bộ Tài chính vừa đề xuất thì Bộ Công Thương nghiêng về phương án nào, thưa ông?

Bộ Tài chính đưa ra 3 phương án điều hành giá vừa qua là với tư cách là cơ quan quản lý giá. Chọn phương án nào là quyết định cuối cùng của Ban soạn thảo và Chính phủ. Chúng tôi  không nghiêng về phương án nào.

Được biết, trong nghị định mới, việc áp dụng quỹ bình ổn xăng dầu vẫn sẽ được tiếp tục áp dụng. Nhưng, liệu có bất công không khi nguồn thu của quỹ này lại bắt người tiêu dùng phải đóng?

Tôi thử hỏi lại, với tư cách là doanh nghiệp, liệu có bất công không khi tôi phải bỏ tiền túi của tôi ra để bình ổn cho bạn? Nguyên tắc cuộc đời rất đơn giản - ai là người được hưởng thì người đó phải chịu. Tại sao bạn là người được hưởng giá thấp nhưng bạn lại muốn tôi chịu?

Bộ trưởng Tài chính: Gian lận xăng dầu ở Việt Nam rất lớn

Dân trí Phát biểu tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương sáng nay (29/12), nói về các biện pháp nỗ lực thu ngân sách, chống thất thu trên các lĩnh vực, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cũng đề cập đến vấn nạn gian lận xăng dầu, nhìn từ việc chống thất thu thuế với ngành kinh doanh mặt hàng thiết yếu này…
 >> Ngành Hải quan có nguy cơ hụt thu ngân sách từ 2.000 đến 5.000 tỷ đồng
 >> Tổng cục Thuế “vạch mặt” các chiêu gian lận xăng dầu

Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng (ảnh: VGP).
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng (ảnh: VGP).
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, đến thời điểm này, thu ngân sách Nhà nước đã đạt 100,7%, trong đó, ngân sách địa phương vượt thu 15%, tương đương 40.000 tỷ đồng, dự kiến còn ít ngày nữa của năm 2016, mức vượt thu sẽ khoảng 70.000 tỷ đồng.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, con số đạt được rất ấn tượng vì ít ngày trước, việc thu ngân sách trung ương năm nay tưởng như không thể hoàn thành chỉ tiêu (Theo thống kê đến ngày 15/12, thu ngân sách trung ương mới chỉ đạt 84% so với dự toán). Thủ tướng biểu dương các tỉnh, thành trên cả nước đã đồng tâm cùng vượt khó.
Về nguyên nhân ảnh hưởng đến thu ngân sách, theo Bộ trưởng Tài chính, ngoài nguyên nhân tăng trưởng kinh tế không đạt thì có nhiều nguyên nhân khác như giá dầu giảm làm thất thu ngân sách trên 2.000 tỷ đồng, khí làm giảm thu 1.000 tỷ đồng, khối ngân hàng thương mại giảm nộp ngân sách 20% do trích lập dự phòng; thua lỗ các dự án lớn thuộc các doanh nghiệp Nhà nước… Các chỉ tiêu bội chi, nợ công có khả năng giữ được như báo cáo với Quốc hội.
Một vấn đề khác được Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng đề cập là hoạt động đấu tranh chống thất thoát, gian lận xăng dầu. Ông Dũng thông tin, sau thời gian dán tem kiểm định, số doanh thu nộp thuế xăng dầu tăng 30%.
“Điều đó chứng tỏ gian lận xăng dầu trong nước rất lớn, rất phổ biến” – Bộ trưởng Tài chính khẳng định.
Trong chống thất thu, nợ đọng thuế, chuyển giá trốn thuế, theo ông Dũng, Bộ Tài chính đã thực hiện nhiều biện pháp như phong tỏa tài khoản, công khai DN nợ thuế, tăng cường kiểm tra với gần 82.000 doanh nghiệp (DN) kiến nghị tăng thu 14.500 tỷ đồng, đến nay thu được 9.200 tỷ đồng; phạt 607 tỷ đồng DN có dấu hiệu chuyển giá, trốn thuế; tăng thu khoảng 2.000 tỷ đồng; thu 6.600 tỷ đồng theo kết luận của Kiểm toán Nhà nước…
Đến hết tháng 11/2016, thu hồi 42.000 tỷ đồng nợ đọng thuế và số còn nợ đọng thấp hơn thời điểm năm 2015. Số nợ thuế hải quan chỉ còn 1%. Tuy nhiên số nợ đọng thuế còn lớn, còn tình trạng thất thu. Hiện tại, Bộ Tài chính đang đẩy mạnh việc sử dụng hóa đơn điện tử.
“Mặc dù thu ngân sách có những thời điểm khó khăn như vậy nhưng Nhà nước vẫn đảm bảo xử lý nguồn cho những việc chi quan trọng như hỗ trợ các địa phương gặp thiên tai, lũ lụt, để bảo bảm người dân không bị đứt bữa, trong bất cứ hoàn cảnh nào” – Bộ trưởng Tài chính nói.
Về công tác cải cách hành chính, tư lệnh ngành Tài chính cho biết, trong năm, ngành đã rà soát, bãi bỏ 92 thủ tục hành chính; triển khai khai thuế điện tử đến 100% chi cục thuế.
Cơ chế một cửa quốc gia đã kết nối chính thức 36/283 thủ tục hành chính của 10/14 bộ và mục tiêu đến năm 2020 cơ bản phải kết nối hết các thủ tục hành chính. Thời gian thực hiện thủ tục xuất khẩu giảm 35 giờ, nhập khẩu giảm 32 giờ, theo tính toán của WB là tiết kiệm khoảng 600 triệu USD.
“Theo thống kê của Bộ Tài chính, trong thời gian thông quan thì thủ tục của hải quan chiếm 28%, kiểm tra chuyên ngành chiếm 72%. Vì vậy khâu đột phá là kiểm tra chuyên ngành. Hiện việc kiểm tra chuyên ngành đang thực hiện theo 22 luật, 253 thông tư, quy định của các bộ. Để rút ngắn thời gian kiểm tra chuyên ngành chúng ta phải sửa đổi, bổ sung 87 văn bản nhưng mới làm được 24 văn bản. Nếu không sửa đổi quy định về kiểm tra chuyên ngành sẽ rất khó giảm thời gian thông quan hàng hóa” - Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đề nghị Chính phủ, Thủ tướng tiếp tục tập trung chỉ đạo mạnh mẽ cho công tác kiểm tra chuyên ngành.
P.Thảo

Không có nhận xét nào: