Thứ Ba, 7 tháng 2, 2017

Lần theo dấu vết huyền sử loài người

Những nghiên cứu về di truyền học thông qua các xét nghiệm DNA đang hé mở bức màn bí ẩn về nguồn gốc của loài người. Rất có thể chúng ta đều là những người bà con với nhau, được phân định bởi 2.000 thế hệ.

Đi tìm DNA của Adam

Với nhiều người trong chúng ta, cụm từ "di truyền học" gợi liên tưởng về bệnh tật, hệ gen của con người, và kỹ thuật di truyền. Nhưng nhà di truyền và nhân chủng học Spencer Wells thì cho rằng di truyền học là một nghề nghiệp độc đáo kết hợp được tình yêu lịch sử và niềm say mê với sinh học của ông.
Nhà nhân chủng và di truyền học Spencer Wells xem xét một mẫu DNA (Ảnh: nationalgeographic)
Ông đã đi khắp thế giới, thu thập các mẫu máu từ những tộc người ở các nền văn hoá khác xa nhau: những người thổ dân ở Australia, cư dân vùng đất đóng băng vĩnh cửu Chukchi ở Siberia, những nông dân sống giữa những ngọn đồi ở Afghanistan, và những người du cư ở các sa mạc châu Phi. Bằng cách nghiên cứu DNA của những người hiện đại, ông tìm hiểu xem chúng ta là ai, chúng ta đã đi những đâu để đến những vùng đất mới của thế giới, và tất cả loài người có mối quan hệ mật thiết đến mức nào. "Mỗi một giọt máu là một tài liệu lịch sử đặc biệt", Wells nói. "Các DNA nói cho chúng ta biết câu chuyện về hành trình di cư của nhân loại".
Hội Địa lý quốc gia Mỹ đã cho triển khai Dự án địa lý di truyền (Genographic Project) kéo dài 5 năm do Spencer Wells đứng đầu, với nhiệm vụ kết hợp di truyền học dân số và sinh học phân tử để lần tìm dấu vết của sự di cư của con người từ thời điểm lần đầu tiên chúng ta rời khỏi châu Phi, 50.000 đến 60.000 năm trước, tới những nơi mà chúng ta sống ngày nay.
Mười trung tâm nghiên cứu trên thế giới đã nhận được tiền tài trợ từ tổ chức Waitt Family Foundation để thu thập và phân tích mẫu máu từ các dân tộc bản xứ, trong đó có nhiều tộc người ở những vùng xa xôi hẻo lánh. Dự án địa lý di truyền hy vọng sẽ thu thập được trên 100.000 mẫu DNA để tạo ra ngân hàng gen lớn nhất thế giới. Dự án sẽ cho thấy những con đường mà người tiền sử đã đi để rồi sinh sôi trên khắp mặt đất, vẽ một bức tranh về tấm thảm gen đã kết nối tất cả chúng ta.

Cuộc phiêu lưu của gen

Bộ tộc Hadzave sống du mục ở miền bắc Tanzania hy vọng rằng sự tham gia của họ vào Dự án địa lý di truyền sẽ giúp gây chú ý đến di sản văn hoá đang bị đe doạ của họ (Ảnh: nationalgeographic)
Cuốn sách Hành trình của con người: Cuộc phiêu lưu của gen (The Journey of Man: A Genetic Odyssey) nổi tiếng của Spencer Wells (Ảnh: Amazon)
Như vẫn thường xảy ra trong khoa học, công nghệ đã mở ra một lĩnh vực với những cách thức mới để trả lời những câu hỏi cũ, và thường là cho chúng ta những câu trả lời gây sửng sốt.
Bằng cách phân tích những biến đổi gen trong nhiễm sắc thể Y của con người ở mọi khu vực trên thế giới, Wells và các đồng sự đã kết luận rằng, tất cả loài người sống trên trái đất hiện nay đều là con cháu của một người châu Phi duy nhất. (Các nhà khoa học căn cứ vào nhiễm sắc thể Y vì đây là một trong những công cụ mạnh nhất ở cấp độ tế bào, giúp truy nguyên nguồn gốc loài người - truyền từ cha sang các con mà không hề thay đổi suốt hàng nghìn năm).
Trong cuốn sách của mình, Hành trình của con người: cuộc phiêu lưu của gen (The journey of man: A genetic Odyssey), Wells mô tả cuộc di cư từ châu Phi bắt đầu từ khoảng 60.000 năm trước, và con đường mà chúng ta đã đi để đưa con người đến mọi nơi trên thế giới. Đi theo đường bờ biển phía Nam châu Á, những người di cư đầu tiên đã vượt khoảng 250km đường biển, và chiếm lĩnh Australia vào khoảng 50.000 năm trước. Những thổ dân da đỏ Australia, là con cháu của làn sóng di cư đầu tiên khỏi châu Phi.
Một làn sóng thứ hai rời khỏi "châu lục đen" là vào khoảng 45.000 năm trước và định cư ở Trung Đông, với những nhóm nhỏ hơn đi đến Ấn Độ, bắc Trung Quốc, và nam Trung Quốc. Khi những sông băng của Kỷ Băng hà bắt đầu tan chảy vào khoảng 40.000 năm trước, và nhiệt độ tăng lên, con người đã di chuyển vào Trung Á và nhanh chóng sinh sôi ở đó. Những nhóm nhỏ rời Trung Á vào khoảng 35.000 năm trước để tới châu Âu. Và vào khoảng 20.000 năm trước, một nhóm nhỏ những người Trung Á khác đã tiến xa hơn về phía Bắc, tới Siberia và vùng Bắc cực.
Migration patterns of early humans

Câu chuyện về Thành Cát Tư Hãn

Thành Cát Tư Hãn là "người gieo giống thành công nhất trong lịch sử" (Ảnh: Wikipedia)
Đế chế Mông Cổ
Trong một nghiên cứu khác xem xét các mẫu máu thu thập trong một khoảng thời gian 10 năm từ hơn 40 nhóm người sống ở vùng xung quanh vương quốc Mông Cổ của vị đại hãn nổi tiếng Genghis Khan (Thành Cát Tư Hãn), Wells và đồng sự nhận thấy, gần 8% những người sống trong vùng mang các nhiễm sắc thể Y gần giống nhau, tương ứng với 0,5% đàn ông trên thế giới hay gần 16 triệu người.
Bản đồ vương quốc của Thành Cát Tư Hãn vào thế kỷ 13 trải dài từ Mông Cổ sang Afghanistan và từ Nga xuống đến Iran, mở rộng khắp châu Á, từ Thái Bình Dương tới biển Caspi. Những gì mà Thành Cát Tư Hãn thực hiện được không chỉ là cai trị đế chế rộng lớn nhất thế giới, mà còn làm tăng dân số ở những nơi mà vó ngựa thảo nguyên của ông đi qua.
Mỗi khi đánh chiếm được toà thành nào, cuộc chinh phạt của vị hoàng đế trên lưng ngựa này thường kết thúc bằng việc thẳng tay tàn sát hết những kẻ bại trận, thu hồi toàn bộ di sản của đối phương, xoá sổ nhiều dân tộc. Thành Cát Tư Hãn cho phép binh lính dưới quyền mặc sức cướp bóc nhưng ra lệnh thuộc cấp phải cống nạp gái đẹp để ông ta thỏa mãn sắc dục hoặc bổ sung vào đội ngũ phi tần của mình.
Sau hơn 40 năm chinh chiến, Thành Cát Tư Hãn chết ở tuổi 65. Khi đó bản đồ đế quốc Mông Cổ đã trải dài từ ven biển Trung Hoa sang đến vịnh Ba Tư. Trong vòng vài trăm năm sau đó, con cháu kế tục sự nghiệp của vị đại hãn hiếu chiến này cũng tiếp tục "phát huy truyền thống gia tộc", với việc mở rộng vương quốc, duy trì quyền lực ở những vùng đất mới, đồng thời cũng ra sức "truyền bá nòi giống". Con cháu của Thành Cát Tư Hãn thực hiện chế độ hậu cung với vô số các bà vợ, và vì thế, mỗi người đàn ông thường sinh rất nhiều con. Con trai của Thành Cát Tư Hãn, Tushi, được ghi nhận có tới 40 người con trai. Cháu của Thành Cát Tư Hãn, Hốt Tất Liệt, có 22 con trai chính thức, chưa kể tới việc hậu cung được bổ sung 30 trinh nữ mỗi năm...
Chính việc con cháu của đế chế Mông Cổ ra sức lưu truyền nòi giống của cha ông khắp nơi, đã trực tiếp góp phần vào việc mở rộng dòng họ Khan, giúp ông trở thành "người gieo giống thành công nhất trong lịch sử". Spencer Wells nói: "Đây là một ví dụ điển hình cho thấy văn hoá đóng vai trò to lớn như thế nào tới sự phân bố đa dạng gen trong quần thể".

GS Nguyễn Chí Bền: Lễ hội bây giờ tàn bạo rồi chứ không chỉ tơi tả; Chủ tịch Hà Nội: Sơn lại Văn Miếu, Hoàng thành là thiếu căn cứ khoa học!

N.Huyền



Hội Gióng ở đền Sóc không có nghi thức cướp lễ vật mà chỉ có nghi thức phát lễ vật cho dân làng hoặc du khách. Trong tất cả các lễ hội của người Việt không có nghi thức cướp lễ vật. Lộc mà tranh nhau, đánh nhau vỡ đầu thì không thiêng nữa.
P​V Infonet đã có cuộc trao đổi với GS. TS Nguyễn Chí Bền, Ủy viên Hội đồng di sản văn hóa quốc gia về tình trạng cướp lộc, đánh nhau tranh lễ vật đang gây dư luận ở nhiều lễ hội hiện nay.
GS Nguyễn Chí Bền
- Từng là Trưởng ban xây dựng Hồ sơ quốc gia "Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc" trình UNESCO xem xét, công nhận, ông đánh giá như thế nào về đánh giá của lãnh đạo huyện Sóc Sơn khi cho rằng “cướp lộc ở đền Sóc là thói quen, là phong tục”?
GS Nguyễn Chí BềnCâu chuyện cướp lộc lâu nay năm nào cũng xuất hiện có khác chăng là năm đậm năm nhạt. Tuy nhiên, nếu đại diện Sóc Sơn cho rằng việc cướp lộc tại đây tại đây là thói quen, phong tục dân… thì không hợp lý. ​Qua nhiều nghiên cứu cho thấy, Hội Gióng ở đền Sóc không có nghi thức cướp lễ vật mà chỉ có nghi thức phát lễ vật cho dân làng hoặc du khách. Trong tất cả các lễ hội của người Việt không có nghi thức cướp lễ vật.
Chúng ta cần phân biệt việc tranh cướp lộc tại đền Sóc khác với việc "tranh cướp" tại một số lễ hội khác ví dụ lễ hội Phết (Phú Thọ) tranh nhau một quả cầu hay lễ hội chen của làng Nga Hoàng (Quế Võ, Bắc Ninh). Ở đây, nhiều người muốn có lộc do lễ vật của người dân mang vào dâng Thánh. Người thì đông, lễ vật ít nên xảy ra tranh cướp.
Người dân cho rằng, đi lễ phải mang được lộc về mới tốt do đó bằng mọi cách họ phải cướp bằng được, theo ông cái lộc cướp được ấy có mang lại điều tốt như mọi người mong đợi?
GS Nguyễn Chí Bền: Nói theo ngôn ngữ tín ngưỡng thì sau khi người dân mang lễ vật vào dâng, Thánh đã nhận lễ - chứng dám cái lễ vật ấy nhưng khi mang ra lại tranh cướp nhau như thế thì nó đâu còn thiêng. Nói hơi hài hước là "năng lượng thiêng" ẩn vào trong hoa tre, miếng trầu cau ấy sau khi tranh giành đã biến mất. Tức là lại trở về với hiện vật đời thường- tính chất thiêng của lễ vật đã mất, không còn nữa.
Lộc có được do tranh nhau, đánh nhau vỡ đầu, rách quần, rách áo thì lấy đâu còn thiêng nữa. Cho nên các cụ ngày xưa thực hiện nghi lễ phát lộc rất cẩn trọng nhằm đảm bảo "năng lượng thiêng" ấy không bị mất, không bị biến đối.
Việc tranh cướp lộc này để lại hệ lụy gì không, thưa ông?
GS Nguyễn Chí Bền: Thứ nhất, nó là hành vi rất xấu, cướp lộc làm cho người ta hiểu lệch lạc văn hóa Việt Nam "toàn tranh cướp". Tôi xem lại clip mà các đồng nghiệp chuyển cho xem thì thì thấy đó là tranh cướp tàn bạo rồi chứ không phải là tranh cướp đơn thuần.
Như thế người nước ngoài, nhất là những vị ở UNESCO  thấy clip đó trên mạng người ta xem, người ta hiểu hội Gióng là tranh cướp tàn bạo thế thì chẳng còn gì là di sản của nhân loại.
Thứ hai, việc huy động quá đông lực lượng bảo vệ làm mất đi cái đẹp của lễ hội. Lễ hội gì mà công an, dân phòng, bộ đội đứng vòng trong vòng ngoài xong rồi dùi cui giơ lên… mất hết không khí của lễ hội.
Tôi đồng ý với một số nhà nghiên cứu cho rằng lễ hội phải ồn ào, tả tơi nhưng tả tơi của người xưa không như bây giờ. Bây giờ thì nó là tàn bạo rồi chứ không là tả tơi nữa khi mà dùi cui của lực lượng công an, bảo vệ, dân phòng thì dơ lên, người xô vào, tay kia bốc, tay này nhặt…
Vậy thưa ông đâu là bản chất của một lễ hội và lễ vật dâng lễ được sử dụng như thế nào mới chính xác?
GS Nguyễn Chí Bền: Lễ hội bao gồm phần lễ và hội. Với phần lễ - người ta làm những lễ vật dâng lên Thánh xong rồi chia cho từng người, từng làng. Ví dụ người dân Tây Nguyên, khi người ta làm lễ đâm trâu chẳng hạn. Sau đó lễ vật được chia ra tất cả các mâm và mỗi người đều hưởng thụ một cách rất khoan thai, tôi không hề thấy có tranh cướp. Thậm chí đến phần thịt còn thừa, ăn không hết người ta cũng chia rất bình đẳng và công bằng, không bao giờ tranh cướp nhau cả.
Như ông từng nói nếu các lễ hội “quá tải” du khách mà Ban Quản lý không thay đổi cách thức tổ chức thì những bất cập vẫn sẽ tiếp tục xảy ra, năm sau có thể trầm trọng hơn năm trước, vậy cần phải làm gì để giải quyết tình trạng này?
GS Nguyễn Chí Bền: Theo tôi, cần phải xem xét cả hai đối tượng: Chủ thể (những người dân của làng ấy, Ban quản lý di tích) và khách thể (người tham gia, người đến xem, chứng kiến). Theo đó, khách thể  của lễ hội phải tôn trọng của người dân, tôn trọng chủ thể người ta tiến hành nghi thức như thế nào, ra làm sao.
Đối với Ban Quản lý di tích (chủ thể) cần phải đổi mới cách tổ chức lễ hội. Vì không gian của lễ hội thì không thay đổi, bao đời nay, hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm thì không gian chỉ có bấy nhiêu thôi, chỉ chừng ấy mét vuông đất thôi. Thế nhưng lực lượng khách thể thì ngày càng đông, việc người ta đến các di tích ấy để lễ, mong có chút lộc Thánh mang về đó là chuyện bình thường. Người thì đông, mâm lễ vật thì ít do đó, nếu không đổi mới thì việc tranh cướp nhau là tất yếu.
Nên tạo cho người Việt một thói quen xếp hàng để nhận lộc, khu vực phát lộc có thể cách xa nơi thờ cúng và làm đường tránh.. Bản thân Hội Gióng ở đền Sóc dứt khoát phải đổi mới phương thức, cách thức để làm sao cho người dân đến đều nhận được lộc của Thánh Gióng.
Tôi nghĩ, ban đầu chắc chắn sẽ bị phản ứng nhưng mà bản thân chúng ta đi ra nước ngoài, sân bay người ta bắt đi vòng vòng thì chẳng nhẽ không đi nữa? Tôi đã từng đến các đền thờ của Hoàng Đế Nhật thời xưa thì người ta có cho mình vào thắp  hương tận nơi đâu? Mà họ bắt mình đứng ngoài cách 100m vái vọng, vẫn phải chịu. Vấn đề là phải giải thích cho người dân (khách thể) hiểu giá trị lễ vật, giá trị của việc đến viếng ở đây như thế nào.
Xin cảm ơn Giáo sư!

Chủ tịch Hà Nội: Sơn lại Văn Miếu, Hoàng thành là thiếu căn cứ khoa học!

 

Châu Anh




Đây là ý kiến của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung tại buổi giao ban với lãnh đạo các Sở, ngành của TP hôm 6/2 nhằm đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 1, nhiệm vụ trọng tâm tháng 2/2017 .

Chủ tịch UBND TP HN Nguyễn Đức Chung
6 sự việc cần rút kinh nghiệm
Theo đó, bên cạnh những mặt đã làm được, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung thẳng thắn chỉ ra 6 sự việc cần nghiêm túc rút kinh nghiệm, không để tái diễn. Đó là sự việc Ban quản lý (BQL) Hoàng thành Thăng Long và BQL Văn Miếu cho sơn lại một số điểm khiến người dân và các chuyên gia phản ứng. Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội, đây là cách làm thiếu căn cứ khoa học, không đúng với việc duy tu duy trì các công trình văn hoá phải có kỹ thuật, công nghệ để đảm bảo còn nguyên bản mới phát huy giá trị.
Ngoài ra, một số Lễ hội truyền thống ở Sóc Sơn, Lễ hội chùa Hương (Mỹ Đức), cũng còn để xảy ra tình trạng phản cảm, phi văn hóa; tình trạng, tăng giá dịch vụ ăn uống, trông giữ xe; dùng xe công đi lễ hội ở Sở Y tế; Hiệu trưởng đi ô tô trong trường đụng vào học sinh gây thương tích (mà báo chí nêu); mất nước, mất điện ở một số chung cư dịp Tết vừa qua là những vấn đề Chủ tịch UBND TP yêu cầu làm rõ, nếu có vi phạm sẽ phải xử lý nghiêm theo kết luận của thanh tra, điều tra và đúng tin thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Sau khi nghe hơn 10 ý kiến phát biểu của lãnh đạo các sở, ngành; ý kiến của 4 Phó Chủ tịch UBND TP, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung đã chỉ đạo 17 sở, ngành liên qua, tập trung thực hiện 84 đầu công việc từ nay đến cuối năm 2017. Trong đó, yêu cầu, các cấp, các ngành, các địa phương, tiếp tục tập trung quyết liệt thực hiện “Năm Kỷ cương hành chính 2017”.
Chủ tịch TP giao Sở Nội vụ tăng cường thanh tra, kiểm tra thực thi công vụ ở quận huyện, đặc biệt là phường xã, khu vực dịch vụ công; chú trọng vào tác phong theo Quy chế ứng xử ở cơ quan đã được TP ban hành; xử lý nghiêm các cá nhân vi phạm.
“Hiện lãnh đạo cấp sở ngành đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng khâu yếu nhất vẫn là ở những vị trí trưởng, phó phòng cấp sở, quận huyện, phường xã và chuyên viên các đơn vị, bộ phận tiếp xúc trực tiếp với Nhân dân, với, tổ chức, DN…” Chủ tịch UBND TP nói.
Chủ tịch yêu cầu Sở Nội vụ khẩn trương xây dựng kế hoạch (hoàn thành cuối tháng 2/2017), tham mưu cho TP để tổ chức hội nghị quán triệt đến các cán bộ này cũng như soạn thảo hoàn thiện quy định, những việc công chức, viên chức không được làm khi tiếp xúc với Nhân dân và những sai phạm thường gặp, công bố công khai để nhắc nhở, răn đe. Ngoài ra, Sở Nội vụ, cần thống kê các trường hợp công chức, viên chức chuyển về Hà Nội từ các tỉnh thành cũng như xem xét lại để đảm bảo chất lượng cán bộ, theo đúng các tiêu chí.
Xem xét sáp nhập  hơn 300 ban chỉ đạo làm một
Đối với 5 BQL Dự án mới được thành lập, Chủ tịch TP yêu cầu Sở KH&ĐT thành lập tổ công tác do Giám đốc sở chủ trì, chuyển toàn bộ các thủ tục của gần 600 dự án (DA) của 5 đơn vị này cho các chủ đầu tư xong trước ngày 20/2. Đồng thời Chủ tịch TP yêu cầu, các sở, ngành liên quan, có trách nhiệm phối hợp, thực hiện bàn giao các DA, bảo đảm không làm gián đoạn tiến độ triển khai các DA; Đối với Sở Xây dựng, khẩn trương đề xuất chương trình kiểm tra, kiểm soát, thống kê nhà biệt thự, trước mắt là nhà chuyên dụng, tuyệt đối được không bán mà để bán đấu giá, lấy nguồn đầu tư xây dựng hạ tầng thiết yếu.
Liên quan đến các sở, ngành khác, Chủ tịch TP Nguyễn Đức Chung yêu cầu, Sở LĐTBXH, kiểm tra, ra soát chương trình xây dựng, sửa chữa nhà ở cho người có công, đồng thời phối hợp với Sở Y tế lên kế hoạch trển khai chương trình tầm soát ung thư; Giao Sở VH&TT tiếp tục đôn đốc tháo dỡ biển quảng cáo trái phép; rà soát các cửa hàng có quảng cáo chiếm hết mặt tiền vẫn tồn tại ở một số tuyến phố không để xảy ra cháy nổ.
Đồng thời, sớm hoàn thành việc bàn giao thí điểm Sân vận động Hàng Đẫy cho CLB Hà Nội để đơn vị này xây dựng đề án cải tạo và xây dựng bãi để xe ngầm trình TP phê duyệt; cùng với đó, rà soát thống kê các bể bơi, Trung tâm TDTT, nhà đa năng…, nhằm từng bước chuyển giao quản lý các công trình hạng mục này, theo hướng XHH…
Giao Sở GTVT trong quý I/2017 hoàn thành các thủ tục di dời các tàu nhà hàng trên Hồ Tây. Giao Sở TN&MT kiểm tra, đánh giá hoạt động hiệu quả 10 trạm quan trắc (nước và không khí); tích cực triển khai và hoàn thành cấp giấy chứng nhận QSDĐ, sau dồn điền đổi thửa; Giao VP UBND TP rà soát hơn 300 ban chỉ đạo, xem xét, kiến nghị UBND TP sáp nhập làm một.
Tại hội nghị, Chủ tịch TP Nguyễn Đức Chung cũng cho biết, tuần tới, các chuyên gia Hà Lan sẽ mang 10.000 hạt giống cây (măng Tây trắng và măng Tây xanh) đem trồng thử nghiệm ở khu vực ngoài đê các huyện Thường Tín, Phú Xuyên, sau đó nhân rộng phát triển. Theo Chủ tịch UBND TP, hiện mô hình đầu tư sản xuất rau sạch hiện nay chưa hiệu quả, giao Sở NN&PTNT rà soát lại các dự án đầu tư trong 3,4 năm, báo cáo TP xem xét, triển khai đầu tư phương thức mới.

Chủ tịch UBND TP cũng đề nghị Sở GD&ĐT khẩn trương đàm phán với Đại học Cambridge (Anh) để đến tháng 9 đưa chương trình đào tạo quốc tế theo mô hình này và thí điểm vào trường PTTH Chu Văn An. “Hiện, một năm Hà Nội có khoảng 2000 em học sinh đi du học nước ngoài, bình quân 20.000 USD/em/năm Nếu mô hình này hiệu quả sẽ nhân rộng ra các trường khác, như vậy các em không cần sang học dự bị ở các nước khác, tiết kiệm được một khoản kinh phí không hề nhỏ”, Chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung nói.

Đọc thông tin dưới đây tức chỉ muốn treo cổ bất kỳ thằng Trung Cộng nào bắt gặp trên đường; Trở lại Kỳ Anh (Phần 2)

Thực hư thông tin doanh nghiệp “xúi” dân phá lúa, nuôi sinh vật lạ

07-02-2017
09:54 AM

(Dân trí) - Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp xác nhận có sự việc Công ty Sen Hoàng Giang thả tôm hùm đỏ - loài sinh vật thuộc danh mục cấm nuôi ở Việt Nam - xuống ao sen nhưng số tôm này đã được bắt và tiêu hủy. Về thông tin công ty này có người Trung Quốc làm việc, mới xác định có một vài người đến theo diện đối tác...

Ngày 6/2, PV Dân trí có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp xung quanh thông tin Công ty TNHH Sen Hoàng Giang “xúi” dân phá lúa, trồng sen và nuôi tôm hùm đỏ… gây ồn ào dư luận vừa qua.
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Văn Dương - Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp - cho biết, sự việc xảy ra từ giữa năm 2016. Khi biết Công ty Sen Hoàng Giang có thả nuôi tôm hùm đỏ, ngành chức năng đã đến công ty tiến hành tát ao, thu gom và xử lý triệt để. Ngoài ra, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo ngành chức năng tiếp tục theo dõi cũng như tuyên truyền cho người dân khi thấy loại sinh vật này là bắt, tiêu hủy ngay.
Cụ thể sự việc, ông Lê Văn Công – Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp - thông tin: Có nhiều thông tin khác nhau về hoạt động của Công ty Sen Hoàng Giang (đóng trên xã Tân Hội Trung, huyện Cao Lãnh) nhưng có thể chia ra làm 3 vấn đề.
Thứ nhất về sen, Công ty Sen Hoàng Giang được Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp phép mô hình trồng sen lấy ngó. Khi ngành nông nghiệp xác định giống sen của công ty này không phải giống sen bản địa nên cho phép trồng thử nghiệm khoảng 300m2. Tuy nhiên theo thông tin Sở NN&PTNT nắm được từ người dân lân cận thì sen họ trồng xuống ban đầu phát triển xanh tốt nhưng sau đó đều chết hết.
Nhà báo Phan Huy - Trưởng VP báo Dân trí tại TP Cần Thơ trao đổi với ông Lê Văn Công - Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp (phải)
Nhà báo Phan Huy - Trưởng VP báo Dân trí tại TP Cần Thơ trao đổi với ông Lê Văn Công - Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp (phải)
Vấn đề thứ hai là tôm hùm đất hay còn gọi là tôm hùm đỏ. Sở xác định con tôm này nằm trong danh mục cấm nuôi của Việt Nam và có xuất xứ ở Nam Mỹ. Khi nhận thông tin Công ty Sen Hoàng Giang có nuôi loại này, Sở Nông nghiệp kết hợp với chính quyền địa phương đến kiểm tra.
Theo lời ông Trần Văn Hòa – Giám đốc Công ty TNHH Sen Hoàng Giang, số tôm công ty thả xuống ao sen là khoảng 4kg, trọng lượng từ 30 - 40g/con. Số tôm này ông Hòa nói do một người bạn cho nên mang về thả nuôi và không biết sinh vật này nằm trong danh mục cấm nuôi.
Đoàn công tác yêu cầu ông Hòa tát ao và bắt được 83 con tôm hùm đỏ. Sau đó dân bắt thêm 3 con và Sở tiếp tục yêu cầu ông Hòa tát ao còn lại, bắt thêm 18 con nữa. Tất cả số tôm bắt được đều bị tiêu hủy. Sở cũng đã buộc ông Hòa phun thuốc xuống ao để diệt nốt những con tôm còn sót lại. Sau đợt tiêu hủy lần 3 vào cuối tháng 12/2016, đến nay người dân và ngành chức năng chưa phát hiện thêm con tôm hùm đỏ nào.
Hình ảnh những con tôm hùm đỏ tại ao thuộc Công ty Sen Hoàng Giang mà ngành chức năng bắt và tiêu hủy vào tháng 12/2016
Hình ảnh những con tôm hùm đỏ tại ao thuộc Công ty Sen Hoàng Giang mà ngành chức năng bắt và tiêu hủy vào tháng 12/2016
Riêng về thông tin người Trung Quốc làm việc tại Công ty Sen Hoàng Giang, ông Công cho rằng đây là lĩnh vực ngành Công an quản lý. Tuy nhiên theo tìm hiểu của ngành nông nghiệp thì khi doanh nghiệp này hoạt động có xuất hiện 2-3 người Trung Quốc đến bằng vi sa du lịch. Một số người dân thông tin, những người Trung Quốc này đến rồi đi như đối tác của ông Hòa chứ không phải người làm công. Hiện tại, không có người Trung Quốc nào làm việc tại Công ty Sen Hoàng Giang.
Về thông tin công ty này “xúi” dân phá lúa, ông Công nói, có sự việc này nhưng trong tổng số 23ha công ty Sen Hoàng Giang thuê đất trồng sen thì có 1ha của ông Đinh Văn Út ở ấp 6 là lúa đang chuẩn bị thu hoạch. Ông Hòa đã buộc ông Út phá lúa giao đất và trả 42 triệu đồng.
Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp Lê Văn Công khẳng định, đến thời điểm này chưa thể kết luận Công ty Sen Hoàng Giang đúng sai hay có dấu hiệu gì khác trong toàn bộ sự việc này. Riêng việc nuôi tôm hùm đỏ là sai hoàn toàn nhưng qua làm việc, ông Hòa hợp tác tốt và đã làm giấy cam kết không tái phạm, do vậy Sở NN&PTNT không xử phạt hành chính.
Ông Công cho biết, nếu thời gian tới, công ty này tiếp tục nuôi hay không làm đúng theo giấy phép đã đăng ký, ngành nông nghiệp và Sở Kế hoạch & Đầu tư sẽ kiến nghị UBND tỉnh xử lý nghiêm theo đúng quy định pháp luật.
Về vấn đề người dân thấy gì từ mô hình trồng sen “lạ” của Công ty Sen Hoàng Giang, PV Dân trí sẽ tiếp tục tìm hiểu và cập nhật đến bạn đọc.
Tôm hùm đỏ còn gọi là tôm hùm nước ngọt, tôm hùm đất, tên khoa học là Procambarus clarkii, có nguồn gốc từ Đông Nam Hoa Kỳ và còn được tìm thấy trên các châu lục khác, nơi mà nó gây ra một dịch hại xâm lấn nghiêm trọng.
Chúng có thể sống được cả ở dưới nước lẫn trên cạn và chịu được nhiệt độ từ 0 đến 38 độ C. Chúng có thể từ môi trường nước, có thể kéo lên bờ sống, thậm chí cả đàn có thể di chuyển lên bãi cỏ ở. Với sức đề kháng mạnh, chúng có thể sống trong môi trường ô nhiễm, thậm chí sống trong cống rãnh.
Đây là loài tôm ăn tạp, sống trong đầm lầy nước ngọt và nước lợ, là loài có sức mạnh nên có thể ăn tất cả động vật và cây cỏ. Chúng ăn được mùn bã hữu cơ từ tự nhiên, sống được trong môi trường nước lợ. Chúng có thể ăn các loại côn trùng, nhiều loại cây cỏ, nên sinh sôi nảy nở rất nhanh. Nếu không đủ thức ăn, loài này sẽ ăn sang hoa màu, thậm chí chúng còn ăn được cả gỗ, làm biến dạng môi trường sống.
(Theo Wikipedia)
Nguyễn Hành

Trở lại Kỳ Anh (Phần 2)

Tàu đánh cá khu vực biển miền Trung.
Tàu đánh cá khu vực biển miền Trung.
 AFP photo


Kể từ khi những chiếc ghe đầu tiên quay trở lại hoạt động ngoài khơi vào tháng 10/2016, việc mua bán hải sản tại khu vực Kỳ Anh cũng được nối lại.
Thu nhập bằng 1 phần 10 trước đây
Bà Mai Thị Hương - sinh năm 1964, buôn bán hải sản đã 15 năm cho biết lượng mua bán hải sản của bà từ khi mua bán trở lại:
“Mấy ngày mới có hàng nhiều, cá nhiều chứ trước đây ghẹ ít, mấy ngày trước đây thì nhiều có ngày 2 tạ, bình thường 1 tạ hoặc 1 tạ rưỡi.  Trước mua ghẹ cân 180 đến 200 mà bán 250, một tạ ghẹ lời được 5 triệu mà hiện tại 1 tạ ghẹ chỉ được 500 ngàn.”
Theo bà Mai Thị Hương, số hải sản được bà thu mua sẽ bán đi các tỉnh khác như Nghệ An, Quảng Bình. Xe máy được dùng để chuyển hải sản đến những nơi có xe đông lạnh. Sau đó, những chiếc xe đông lạnh đưa hàng đi đâu thì không biết được.
Một điều đáng nói là các loại hải sản trong vùng biển Kỳ Anh được đánh bắt trong phạm vi từ 12 hải lý trở vào bờ - vùng biển đã từng được khuyến cáo không nên đánh bắt do nghi vấn nước còn bị nhiễm độc.
Trước mua ghẹ cân 180 đến 200 mà bán 250, một tạ ghẹ lời được 5 triệu mà hiện tại 1 tạ ghẹ chỉ được 500 ngàn.
- Bà Mai Thị Hương
Hầu hết những người đánh bắt và thu mua hải sản mà chúng tôi hỏi chuyện đều cho biết, hải sản không được cơ quan nào kiểm nghiệm.
Bà Mai Thị Hương: “Về thì mua thôi, cũng Không biết họ kiểm nghiệm hay không”
Ông Hoàng Văn Tĩnh: “không ai kiểm nghiệm gì cả”
Ông Hoàng Nguyên: “Không có ai kiểm nghiệm gì cả”
Chính vì hải sản đánh bắt tại khu vực này không được kiểm nghiệm, trong khi có nhiều trường hợp ăn xong bị ngộ độc, nên người dân địa phương ở Kỳ Anh không mua sử dụng.
Một người buôn bán hải sản tại chợ Kỳ Lợi cho chúng tôi biết: “không ăn cá biển vì ăn vào là bị đau, tức ngực, buồn nôn.”
Bà Mai Thị Uy: “Cá là họ không mua”
Ông Hoàng Nguyên: “Dân địa phương đây họ không ăn, họ đã thử cho chó và gà vịt cho lợn ăn đều chết cả, đặc biệt nhất là chó, ăn xong là 2 chân một vài ngày lết lết, hai chân trước bò một vài bữa là chết”
Hải sản không được kiểm nghiệm
Trong khi đó, theo người dân địa phương, chính quyền các cấp không đưa ra bất cứ khuyến cáo hay giải pháp nào về việc tránh đánh bắt, mua bán và sử dụng hải sản tại khu vực Kỳ Anh.
Một số thành viên nhóm Green Trees đã vào Kỳ Anh để thu thập mẫu cá mú, cá nâu, cá ghẹ với sự hỗ trợ của ngư dân địa phương để mang đến Viện Kiểm nghiệm Vệ sinh an toàn thực phẩm Quốc gia ở Hà Nội để kiểm nghiệm.
Tuy nhiên, khi dược sỹ Nguyễn Anh Tuấn - thành viên Green Trees mang mẫu tới, một người phụ nữ tên Giang - phụ trách bộ phận tiếp nhận của cơ quan kiểm nghiệm này cho biết “máy đang bảo dưỡng” và năng lực của phòng xét nghiệm có hạn nên phải trả kết quả chậm trong vòng 1 tháng. Một người đàn ông tên Hải, được cho biết là phó giám đốc Viện Kiểm nghiệm Vệ sinh an toàn thực phẩm Quốc gia đứng ra nhận trách nhiệm về việc này.
Ở Hà Nội, năng lực cơ quan chuyên môn còn vậy, thì huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh sẽ thế nào? Trong khi hải sản vẫn được đánh bắt, mua bán tự do, vận chuyển đi đâu không rõ, thì người dân còn phải đối diện với nguy cơ tổn hại về sức khoẻ.
Trong phóng sự tiếp theo, chúng tôi sẽ nói về sinh mệnh của người dân khi ăn hải sản đánh bắt tại Hà Tĩnh.