Thứ Ba, 7 tháng 2, 2017

Đọc thông tin dưới đây tức chỉ muốn treo cổ bất kỳ thằng Trung Cộng nào bắt gặp trên đường; Trở lại Kỳ Anh (Phần 2)

Thực hư thông tin doanh nghiệp “xúi” dân phá lúa, nuôi sinh vật lạ

07-02-2017
09:54 AM

(Dân trí) - Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp xác nhận có sự việc Công ty Sen Hoàng Giang thả tôm hùm đỏ - loài sinh vật thuộc danh mục cấm nuôi ở Việt Nam - xuống ao sen nhưng số tôm này đã được bắt và tiêu hủy. Về thông tin công ty này có người Trung Quốc làm việc, mới xác định có một vài người đến theo diện đối tác...

Ngày 6/2, PV Dân trí có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp xung quanh thông tin Công ty TNHH Sen Hoàng Giang “xúi” dân phá lúa, trồng sen và nuôi tôm hùm đỏ… gây ồn ào dư luận vừa qua.
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Văn Dương - Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp - cho biết, sự việc xảy ra từ giữa năm 2016. Khi biết Công ty Sen Hoàng Giang có thả nuôi tôm hùm đỏ, ngành chức năng đã đến công ty tiến hành tát ao, thu gom và xử lý triệt để. Ngoài ra, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo ngành chức năng tiếp tục theo dõi cũng như tuyên truyền cho người dân khi thấy loại sinh vật này là bắt, tiêu hủy ngay.
Cụ thể sự việc, ông Lê Văn Công – Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp - thông tin: Có nhiều thông tin khác nhau về hoạt động của Công ty Sen Hoàng Giang (đóng trên xã Tân Hội Trung, huyện Cao Lãnh) nhưng có thể chia ra làm 3 vấn đề.
Thứ nhất về sen, Công ty Sen Hoàng Giang được Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp phép mô hình trồng sen lấy ngó. Khi ngành nông nghiệp xác định giống sen của công ty này không phải giống sen bản địa nên cho phép trồng thử nghiệm khoảng 300m2. Tuy nhiên theo thông tin Sở NN&PTNT nắm được từ người dân lân cận thì sen họ trồng xuống ban đầu phát triển xanh tốt nhưng sau đó đều chết hết.
Nhà báo Phan Huy - Trưởng VP báo Dân trí tại TP Cần Thơ trao đổi với ông Lê Văn Công - Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp (phải)
Nhà báo Phan Huy - Trưởng VP báo Dân trí tại TP Cần Thơ trao đổi với ông Lê Văn Công - Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp (phải)
Vấn đề thứ hai là tôm hùm đất hay còn gọi là tôm hùm đỏ. Sở xác định con tôm này nằm trong danh mục cấm nuôi của Việt Nam và có xuất xứ ở Nam Mỹ. Khi nhận thông tin Công ty Sen Hoàng Giang có nuôi loại này, Sở Nông nghiệp kết hợp với chính quyền địa phương đến kiểm tra.
Theo lời ông Trần Văn Hòa – Giám đốc Công ty TNHH Sen Hoàng Giang, số tôm công ty thả xuống ao sen là khoảng 4kg, trọng lượng từ 30 - 40g/con. Số tôm này ông Hòa nói do một người bạn cho nên mang về thả nuôi và không biết sinh vật này nằm trong danh mục cấm nuôi.
Đoàn công tác yêu cầu ông Hòa tát ao và bắt được 83 con tôm hùm đỏ. Sau đó dân bắt thêm 3 con và Sở tiếp tục yêu cầu ông Hòa tát ao còn lại, bắt thêm 18 con nữa. Tất cả số tôm bắt được đều bị tiêu hủy. Sở cũng đã buộc ông Hòa phun thuốc xuống ao để diệt nốt những con tôm còn sót lại. Sau đợt tiêu hủy lần 3 vào cuối tháng 12/2016, đến nay người dân và ngành chức năng chưa phát hiện thêm con tôm hùm đỏ nào.
Hình ảnh những con tôm hùm đỏ tại ao thuộc Công ty Sen Hoàng Giang mà ngành chức năng bắt và tiêu hủy vào tháng 12/2016
Hình ảnh những con tôm hùm đỏ tại ao thuộc Công ty Sen Hoàng Giang mà ngành chức năng bắt và tiêu hủy vào tháng 12/2016
Riêng về thông tin người Trung Quốc làm việc tại Công ty Sen Hoàng Giang, ông Công cho rằng đây là lĩnh vực ngành Công an quản lý. Tuy nhiên theo tìm hiểu của ngành nông nghiệp thì khi doanh nghiệp này hoạt động có xuất hiện 2-3 người Trung Quốc đến bằng vi sa du lịch. Một số người dân thông tin, những người Trung Quốc này đến rồi đi như đối tác của ông Hòa chứ không phải người làm công. Hiện tại, không có người Trung Quốc nào làm việc tại Công ty Sen Hoàng Giang.
Về thông tin công ty này “xúi” dân phá lúa, ông Công nói, có sự việc này nhưng trong tổng số 23ha công ty Sen Hoàng Giang thuê đất trồng sen thì có 1ha của ông Đinh Văn Út ở ấp 6 là lúa đang chuẩn bị thu hoạch. Ông Hòa đã buộc ông Út phá lúa giao đất và trả 42 triệu đồng.
Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp Lê Văn Công khẳng định, đến thời điểm này chưa thể kết luận Công ty Sen Hoàng Giang đúng sai hay có dấu hiệu gì khác trong toàn bộ sự việc này. Riêng việc nuôi tôm hùm đỏ là sai hoàn toàn nhưng qua làm việc, ông Hòa hợp tác tốt và đã làm giấy cam kết không tái phạm, do vậy Sở NN&PTNT không xử phạt hành chính.
Ông Công cho biết, nếu thời gian tới, công ty này tiếp tục nuôi hay không làm đúng theo giấy phép đã đăng ký, ngành nông nghiệp và Sở Kế hoạch & Đầu tư sẽ kiến nghị UBND tỉnh xử lý nghiêm theo đúng quy định pháp luật.
Về vấn đề người dân thấy gì từ mô hình trồng sen “lạ” của Công ty Sen Hoàng Giang, PV Dân trí sẽ tiếp tục tìm hiểu và cập nhật đến bạn đọc.
Tôm hùm đỏ còn gọi là tôm hùm nước ngọt, tôm hùm đất, tên khoa học là Procambarus clarkii, có nguồn gốc từ Đông Nam Hoa Kỳ và còn được tìm thấy trên các châu lục khác, nơi mà nó gây ra một dịch hại xâm lấn nghiêm trọng.
Chúng có thể sống được cả ở dưới nước lẫn trên cạn và chịu được nhiệt độ từ 0 đến 38 độ C. Chúng có thể từ môi trường nước, có thể kéo lên bờ sống, thậm chí cả đàn có thể di chuyển lên bãi cỏ ở. Với sức đề kháng mạnh, chúng có thể sống trong môi trường ô nhiễm, thậm chí sống trong cống rãnh.
Đây là loài tôm ăn tạp, sống trong đầm lầy nước ngọt và nước lợ, là loài có sức mạnh nên có thể ăn tất cả động vật và cây cỏ. Chúng ăn được mùn bã hữu cơ từ tự nhiên, sống được trong môi trường nước lợ. Chúng có thể ăn các loại côn trùng, nhiều loại cây cỏ, nên sinh sôi nảy nở rất nhanh. Nếu không đủ thức ăn, loài này sẽ ăn sang hoa màu, thậm chí chúng còn ăn được cả gỗ, làm biến dạng môi trường sống.
(Theo Wikipedia)
Nguyễn Hành

Trở lại Kỳ Anh (Phần 2)

Tàu đánh cá khu vực biển miền Trung.
Tàu đánh cá khu vực biển miền Trung.
 AFP photo


Kể từ khi những chiếc ghe đầu tiên quay trở lại hoạt động ngoài khơi vào tháng 10/2016, việc mua bán hải sản tại khu vực Kỳ Anh cũng được nối lại.
Thu nhập bằng 1 phần 10 trước đây
Bà Mai Thị Hương - sinh năm 1964, buôn bán hải sản đã 15 năm cho biết lượng mua bán hải sản của bà từ khi mua bán trở lại:
“Mấy ngày mới có hàng nhiều, cá nhiều chứ trước đây ghẹ ít, mấy ngày trước đây thì nhiều có ngày 2 tạ, bình thường 1 tạ hoặc 1 tạ rưỡi.  Trước mua ghẹ cân 180 đến 200 mà bán 250, một tạ ghẹ lời được 5 triệu mà hiện tại 1 tạ ghẹ chỉ được 500 ngàn.”
Theo bà Mai Thị Hương, số hải sản được bà thu mua sẽ bán đi các tỉnh khác như Nghệ An, Quảng Bình. Xe máy được dùng để chuyển hải sản đến những nơi có xe đông lạnh. Sau đó, những chiếc xe đông lạnh đưa hàng đi đâu thì không biết được.
Một điều đáng nói là các loại hải sản trong vùng biển Kỳ Anh được đánh bắt trong phạm vi từ 12 hải lý trở vào bờ - vùng biển đã từng được khuyến cáo không nên đánh bắt do nghi vấn nước còn bị nhiễm độc.
Trước mua ghẹ cân 180 đến 200 mà bán 250, một tạ ghẹ lời được 5 triệu mà hiện tại 1 tạ ghẹ chỉ được 500 ngàn.
- Bà Mai Thị Hương
Hầu hết những người đánh bắt và thu mua hải sản mà chúng tôi hỏi chuyện đều cho biết, hải sản không được cơ quan nào kiểm nghiệm.
Bà Mai Thị Hương: “Về thì mua thôi, cũng Không biết họ kiểm nghiệm hay không”
Ông Hoàng Văn Tĩnh: “không ai kiểm nghiệm gì cả”
Ông Hoàng Nguyên: “Không có ai kiểm nghiệm gì cả”
Chính vì hải sản đánh bắt tại khu vực này không được kiểm nghiệm, trong khi có nhiều trường hợp ăn xong bị ngộ độc, nên người dân địa phương ở Kỳ Anh không mua sử dụng.
Một người buôn bán hải sản tại chợ Kỳ Lợi cho chúng tôi biết: “không ăn cá biển vì ăn vào là bị đau, tức ngực, buồn nôn.”
Bà Mai Thị Uy: “Cá là họ không mua”
Ông Hoàng Nguyên: “Dân địa phương đây họ không ăn, họ đã thử cho chó và gà vịt cho lợn ăn đều chết cả, đặc biệt nhất là chó, ăn xong là 2 chân một vài ngày lết lết, hai chân trước bò một vài bữa là chết”
Hải sản không được kiểm nghiệm
Trong khi đó, theo người dân địa phương, chính quyền các cấp không đưa ra bất cứ khuyến cáo hay giải pháp nào về việc tránh đánh bắt, mua bán và sử dụng hải sản tại khu vực Kỳ Anh.
Một số thành viên nhóm Green Trees đã vào Kỳ Anh để thu thập mẫu cá mú, cá nâu, cá ghẹ với sự hỗ trợ của ngư dân địa phương để mang đến Viện Kiểm nghiệm Vệ sinh an toàn thực phẩm Quốc gia ở Hà Nội để kiểm nghiệm.
Tuy nhiên, khi dược sỹ Nguyễn Anh Tuấn - thành viên Green Trees mang mẫu tới, một người phụ nữ tên Giang - phụ trách bộ phận tiếp nhận của cơ quan kiểm nghiệm này cho biết “máy đang bảo dưỡng” và năng lực của phòng xét nghiệm có hạn nên phải trả kết quả chậm trong vòng 1 tháng. Một người đàn ông tên Hải, được cho biết là phó giám đốc Viện Kiểm nghiệm Vệ sinh an toàn thực phẩm Quốc gia đứng ra nhận trách nhiệm về việc này.
Ở Hà Nội, năng lực cơ quan chuyên môn còn vậy, thì huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh sẽ thế nào? Trong khi hải sản vẫn được đánh bắt, mua bán tự do, vận chuyển đi đâu không rõ, thì người dân còn phải đối diện với nguy cơ tổn hại về sức khoẻ.
Trong phóng sự tiếp theo, chúng tôi sẽ nói về sinh mệnh của người dân khi ăn hải sản đánh bắt tại Hà Tĩnh.

Không có nhận xét nào: