Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2017

Bóng tối chính trị: Những cái chết bí ẩn và rùng rợn liên quan đến gia đình Clinton (P.1)

Ngay sau khi được công bố, danh sách 33 cái chết bí ẩn và rùng rợn nhất liên quan đến Bill và Hillary Clinton của trang tin World Net Daily đã lan đi với tốc độ chóng mặt trên mạng. Những cái chết bí hiểm và sự thật khiến bạn rùng mình.

Hillary Clinton, Gia đình Clinton, chinh tri, Cái chết bí ẩn,
Một danh sác dài những cái chết bí hiểm có liên quan đến gia đình Clinton vừa được công bố mới đây.
Một danh sách dài tới khoảng 80 – 100 người chết một cách bí hiểm không rõ nguyên nhân hoặc bị sát hại tàn ác đã được công bố. Một điều trùng hợp đáng ngạc nhiên hơn nữa là những người này đều đã từng làm việc dưới thời chính quyền Clinton hay có liên quan đến thế giới chính trị của gia đình Clinton. Trong khi nhiều người cho rằng đây chỉ là những trùng hợp ngẫu nhiên, nhưng rõ ràng sự ngẫu nhiên hàng loạt này khiến nhiều người cảm thấy rất đáng ngờ. Rất nhiều người đã công khai tuyên bố, những cái chết này rõ ràng liên quan đến gia đình Clinton. Dưới đây là danh sách 33 trường hợp đáng nghi nhất đã được trang tin WND tổng hợp.

1. Victor Thorn, 1/8/2016

Victor Thorn tác giả của 4 cuốn sách viết về những tội ác của Bill và Hillary Clinton. Theo thông tin, Thorn đã tự sát vào đúng dịp sinh nhật lần thứ 54 của mình bằng súng trên 1 đỉnh núi ở Pennsylvania.
Tuy nhiên, Inquisitr đưa tin, Thorn từng xuất hiện trên chương trình của Russell Scoot và nói rằng, “Russell, nếu tôi được tìm thấy khi đã chết, thì đó là một vụ sát hại. Tôi sẽ không bao giờ tự giết bản thân mình”.

2. Shawn Lucas, 2/8/2016

Hillary Clinton, Gia đình Clinton, chinh tri, Cái chết bí ẩn,
Shawn Lucas. (Ảnh chụp màn hình)
Ngay sau cái chết của Victor Thorn 1 ngày, người ta tìm thấy Shawn Lucas nằm chết trong phòng tắm.
Ngày 3/7, luật sư Shawn Lucas, 38 tuổi, đồng ý thụ lý một vụ tố tụng Ủy ban Toàn quốc Đảng Dân chủ (Democratic National Committee – DNC) về việc nữ chủ tịch DNC, bà Debbie Wasserman Schultz đã gian lận trong cuộc bầu cử sơ bộ. Wasserman Schultz đã từ chối tranh tụng trong vụ bê bối rò rỉ email WikiLeaks hồi 24/7. Chưa đầy 1 tháng sau khi Lucas tham gia tranh tụng cho vụ kiện, bạn gái của anh “đã tìm thấy anh chết trong phòng tắm của mình”.
Beverly Ann Fields, quản lý nhân viên văn phòng xét nghiệm y tế tại Washington, D.C., nói với WorldNetDaily,“nguyên nhân và cách sát hại [Shawn Lucas] vẫn đang được xem xét”.

3. Joe Montano, 25/7/2016

Hillary Clinton, Gia đình Clinton, chinh tri, Cái chết bí ẩn,
Như WND đưa tin, Joe Montano, từng là chủ tịch của Ủy ban Quốc gia Dân chủ trước thời bà Wasserman Schultz, đồng thời là trợ lý cấp cao của ứng cử viên phó tổng thống Tim Kaine. Joe được coi là chết vì trụy cơ tim ngay sau khi Wikileaks tung ra các tài liệu Đảng Dân Chủ gian lận bầu cử.

4. Seth Rich, 10/7/2016

Hillary Clinton, Gia đình Clinton, chinh tri, Cái chết bí ẩn,
Nhyaan viên DNC, Seth Rich.
WND đưa tin nhân viên của DNC, Seth Rich đã bị giết gần nhà người hàng xóm giàu có của anh tại Washington, D.C. Rich bị bắn vào lưng hồi 4h15 khi anh đang đi bộ từ căn hộ của bạn gái về nhà. Rich đã từng làm việc trong chiến dịch của Thượng nghị viện Hoa Kỳ tại Nebraska, thương nhân Scoot Kleeb, người sở hữu một số lượng lớn năng lượng sạch thương mại đã điều tra sau khi mất 300.000 USD vào năm 2010 và thêm 300.000 USD nữa vào năm 2011 mặc dù nhận được trợ cấp của quỹ Clinton Global Initiative.
Trong một bài bình luận của Rachel Alexander tại Tòa thị chính đề xuất rằng có thể đã có một vụ hối lộ giữa CGI và Kleeb “dẫn đến việc Sanders” gây sức ép lên Rich bắt anh phải khai toàn bộ sự thật.
Trong một cuộc phỏng vấn, nhà sáng lập WikiLeaks, Julian Assange đã từng nói rằng, Rich 27 tuổi là nguồn cung chính của các email của DNC mà WikiLeak tiết lộ.
Assange đã ám chỉ điều này trong một cuộc phỏng vấn trên chương trình truyền hình Hà Lan Nieuwsuur.
“Người tiết lộ thông tin đã rất nỗ lực để cung cấp tài liệu cho chúng tôi, thường những rủi ro rất quan trọng”, Assange nói. “Một người 27 tuổi, làm việc cho DNC, người bị bắn vào lưng, bị giết cách đây chỉ một vài tuần mà vẫn chưa tìm ra lý do nào khác hơn là anh ta đi bộ trên đường phố ở Washington”.
Người phỏng vấn xen vào, “Đó chỉ là một vụ cướp, tôi tin là thế, có phải vậy không?”
Assange trả lời: “Không, không tìm thấy dấu vết nào cả”.
Người phỏng vấn hỏi: “Anh đang ám chỉ điều gì?”
“Tôi cho rằng khi chúng tôi chấp nhận nguồn cung cấp thông tin ngay cả khi gặp rủi ro đã khiến họ trở nên lo lắng khi mọi chuyện diễn ra như vậy”, Assange tiếp tục.
“Nhưng anh ấy là một trong những nguồn cung cấp thông tin của anh sau này?”, người phỏng vấn hỏi.
“Chúng tôi không có bình luận về những nguồn cung cấp thông tin cho chúng tôi là ai”, Assange nói. “Chúng ta phải biết những hiểm họa đang tăng cao ở Hoa Kỳ. Nguồn cung của chúng tôi là, bạn biết không, nguồn cung của chúng tôi đang phải đối mặt với những rủi ro nghiêm trọng. Đó là lý do vì sao họ đến với chúng tôi, vì vậy chúng tôi có trách nhiệm bảo vệ danh tính của họ”.
Assange tiếp tục, “Rất nhiều người đã gợi ý [Rich bị sát hại]. Chúng tôi đang điều tra. Nếu bạn biết những gì đang xảy ra với Seth Rich. Tôi nghĩ rằng đó là một tình huống liên quan đến lợi nhuận. Không có một kết luận nào. Chúng tôi không sẵn sàng để đưa ra kết luận, nhưng chúng tôi đang quan tâm đến nó. Quan trọng hơn, hàng loạt nguồn cung của WikiLeaks đang bị đe dọa khi điều này diễn ra”.
WikiLeaks đang trao thưởng 20.000 USD cho những ai tìm ra kẻ đã giết Rich.
Nhóm đã công bố đoạn báo cáo sau:
“Như những gì đã đưa ra trong hợp đồng, chúng tôi không xác nhận hay phủ nhận bất kì người nào đã từng là nguồn cung thông tin cho WikiLeaks. Sau trường hợp của [hacker chính trị cuối cùng] Aaron Swartz, chúng tôi chính thức hóa hợp đồng này bao gồm cả những cáo buộc về người đã chết.
“Chúng tôi sẽ xử lý bất kỳ mối đe dọa nào hướng tới nguồn cung cấp thông tin của WikiLeaks. Điều này không phải để ám chỉ rằng Seth Rich đã từng là nguồn cung cấp thông tin của chúng tôi hay ngụ ý rằng cái chết đáng nghi của anh ấy liên quan đến các tài liệu của chúng tôi. Chúng tôi hy vọng những nỗ lực của chúng tôi sẽ đóng góp một phần vào những cuộc gọi gia đình cung cấp thông tin và phần thưởng riêng biệt.
WND đã hỏi Cục cảnh sát Washington, D.C., đã có manh mối nào mới về cái chết của Rich, cảnh sát đang xem xét, thậm chí cả tới khả năng vụ giết Rich bắt nguồn từ động cơ chính trị.
Phát ngôn viên của Cục cảnh sát, Alice Kim trả lời WND, “Không có cập nhật gì mới tại thời điểm này”.
Đối với các phần thưởng WikiLeaks, cô trả lời: “Tại thời điểm này, không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy cái chết của Seth Rich liên quan đến công việc của anh ta ở DNC. Tuy nhiên, chúng tôi hoan nghênh những thông tin có thể giúp điều tra ra cá nhân chịu trách nhiệm cho cái chết của anh ấy…”

5. John Ashe, 22/6/2016

Hillary Clinton, Gia đình Clinton, chinh tri, Cái chết bí ẩn,
Cựu quan chức Liên Hợp Quốc John Ashe và cựu ngoại trưởng Hillary Clinton.
Cựu Chủ tịch Liên Hợp Quốc, John Ashe  được tìm thấy đã chết tại ở nhà riêng tại New York, nguyên nhân của cái chết được cho là do một cơn đau tim. Tuy nhiên, cảnh sát địa phương Dobbs Ferry, cho biết “cổ họng của ông ấy bị nghiền nát, có lẽ bởi một thanh tạ khi đang tập đẩy”.
“Việc chết vì một thanh tạ đáng xấu hổ của quan chức Liên Hợp Quốc, John Ashe có thể trở thành nỗi ám ảnh lớn đối với các nhà lý luận âm hưu hơn là việc tự sát của Vince Foster vào năm 1993”, Richard Johnson nói.
Ashe là người bị đưa ra tòa làm chứng về vụ việc doanh nhân Trung Quốc, Ng Lap Seng, bị cáo buộc buôn lậu 4,5 triệu USD vào Hoa Kỳ và nói dối rằng đó là để mua chip casino và nhiều thứ khác.
New York Post đưa tin, trước đó Ng Lap Seng được xác nhận trong một tài liệu vào năm 1998 của Thượng viện“là nguồn gốc của hàng trăm ngàn USD bất hợp pháp đưa vào Ủy ban Quốc gia Dân chủ dưới thời chính quyền Clinton thông qua một người chủ nhà hàng là Arkansas”.
“Đây có thể là Hillary Clinton bịt miệng những người ‘biết quá nhiều’ ?”, người phỏng vấn hỏi Kosar trên Political Insider.
“Chúng tôi biết ít nhất có tới 46 người trong thế giới của Clinton chết trong những hoàn cảnh bí ẩn. Trong khi một vài người cho rằng đó chỉ là sự trùng hợp, nhưng rất rõ ràng nếu có mối liên hệ với giới chính trị Clinton sẽ là mối hiểm họa của bạn”.
“Trong trường hợp này, không có bằng chứng rõ ràng nào cho thấy đây là một vụ giết người và luật sư riêng của Ashe đã không đồng tình với những giả thuyết được đưa ra. Tuy nhiên, nếu theo dõi dấu vết hồ sơ của bà Hillary Clinton, nó chắc chắn có giá trị điều tra thêm”.
The Post đưa tin, Ashe đã từng là người đứng đầu Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và phải đối mặt với cáo buộc chính trị trong vụ án hối lộ liên bang.

6. Gareth Williams, 16/8/2010

Hillary Clinton, Gia đình Clinton, chinh tri, Cái chết bí ẩn,
Gareth Williams, một gián điệp xuyên Đại tây dương MI6, cảnh sát đã phát hiện móc khóa, tiền và thi thể trần truồng bị nhồi vào chiếc túi bằng vải len thô trong bồn tắm của anh tại London, có những dữ liệu bí mật bất hợp pháp về Bill Clinton, theo thông tin từ U.K. Sun. Trang tin ghi nhận, “[H] là cái chết bí ẩn nhất chưa được giải quyết tại nước Anh”.
Scotland Yard đã công bố cái chết giống như một vụ tự tử, nói rằng anh tự giam mình trong túi.
Tuy nhiên, DNA của anh đã không được tìm thấy trên các khóa. Cũng không có bất kì dấu vân tay nào trên các cạnh của bồn tắm.
Theo báo cáo, những tin nhắn của Williams trên Hộp thư thoại gửi đến bạn bè và gia đình đã bị xóa vài ngày sau cái chết của anh ấy.
“Cũng có thể đối thủ của anh đã đột nhập vào căn hộ để tiêu hủy và xóa bỏ bằng chứng”The Sun đưa tin. Không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy có người đột nhập vào căn hộ.
“Trong năm 2012, những luật sư của gia đình anh cho biết, có thể anh đã bị giết bởi một một người nào đó hoạt động trong một tổ chức dịch vụ đen tối”The Sun đưa tin.
“Cảnh sát không loại trừ trường hợp tình báo của anh đã tham gia vào vở kịch trong cái chết của anh. Họ nghĩ rằng, anh có thể đã bị nhét trong túi của những kẻ giết người và sau đó chúng đã quay lại để che dấu vết. Các điều tra viên cũng đã nghi ngờ căn hộ đã được “làm sạch bằng hơi nước”, điều này giải thích lý do vì sao không tìm thấy dấu vết DNA”.

7. Charles Ruff, 20/11/2000

Hillary Clinton, Gia đình Clinton, chinh tri, Cái chết bí ẩn,
Charles Ruff, 61 tuổi, một luật sư có ảnh hưởng ở Washington, DC, người bảo vệ Clinton trong vụ bê bối Monica Lewinsky. Theo tin đã đưa, “ông bị chết trong một tại nạn ngay tại nhà”. Một bài báo khác đưa tin, ông được tìm thấy trong trạng thái bất tỉnh ở phòng tắm của mình.
Trang Guardian London đưa tin:
“Sự dính líu đầu tiên của Ruff liên quan đến Nhà Trắng Clinton là vụ bảo vệ một một trong những trợ lý chính của Hillary Clinton, Ira Magaziner, người hỗ trợ chuẩn bị kế hoạch chăm sóc sức khỏe. Magaziner từng bị buộc tội khai man, nhưng trong bản trình bày gửi đến văn phòng luật sư Washington, Ruff đã xoay sở nhằm bác bỏ lỗi thuộc về các quan chức Nhà Trắng vì vậy Magaziner thoát khỏi sự buộc tội.
Từ nền tảng này, Ruff trở thành cố vấn của Tổng thống Bill Clinton trong vòng 4 năm tại Nhà Trắng. Như những gợn sóng của vụ Whitewater mở rộng và những cáo buộc về hành vi tình dục của tổng thống tăng lên nhanh chóng, những người trong cuộc nói đùa rằng Clinton cần một luật sư đủ thông minh để làm việc và đủ ít lời để giữ kín nó. Ruff bảo vệ bản tuyển dụng bằng bình luận: “Khi Tổng thống Hoa Kỳ yêu cầu bạn làm gì đó, bạn không nói, ‘Hãy để tôi nghĩ về nó’. Bạn nói, ‘Tôi có thể giúp gì cho ngài’, thưa Tổng thống?”
 (Còn tiếp)
Theo WND

Nạn đói năm 1920 ở Liên Xô: Nông dân buộc phải ăn cả… thịt người

Ngay sau khi Liên Xô trở thành nhà nước cộng sản đầu tiên năm 1920, một nạn đói đã tàn phá nặng nề các vùng nông thôn ở Nga nhưng ít được biết đến. Đó là nạn đói Povolzhye, gây ra cái chết cho hàng triệu người.

nong dan, Nạn đó, i năm 1920 ở Liên Xô, Bài chọn lọc,
Các nạn nhân của nạn đói ở Buzuluk, lưu vực sông Volga, giáp với tỉnh Saratov vào năm 1921-1922. (Ảnh: Getty Images)
Tháng 3/2017 đánh dấu kỷ niệm 100 năm cuộc cách mạng tư sản ở Nga, đã tạo tiền đề cho sự hình thành của chế độ cộng sản ở Nga dẫn đến cách mạng tháng 10 hay còn gọi là cuộc cách mạng Bolshevik. Nhưng chỉ vài năm sau cuộc cách mạng này, một nhà nước tàn ác bậc nhất lịch sử đã xuất hiện.
Ngay sau khi Liên Xô trở thành nhà nước cộng sản đầu tiên trên thế giới năm 1920, một nạn đói đã tàn phá nặng nề các vùng nông thôn ở Nga nhưng ít được biết đến. Đó là nạn đói Povolzhye bắt đầu từ năm 1921-1922 gây ra cái chết cho hàng triệu người và số người bị ảnh hưởng còn nhiều hơn thế.
Khi nạn đói lên đỉnh điểm, những người nông dân đã phải làm một việc tồi tệ không tưởng: Ăn thịt người. Hội Chữ thập đỏ đã trích dẫn một báo cáo của công an Liên Xô năm 1921 như sau, “Hiện tại, những người nông dân đang đào các thi thể lên để ăn”.
“Sau những cánh đồng chết chóc của Thế Chiến 1, các biến động chính trị ở Nga và ở những nơi khác, cũng như bệnh dịch tràn lan đã vắt kiệt sức lực của cả 1 dân tộc, thì mối đe dọa của tình trạng thiếu lương thực đã đặt cuộc sống của khoảng 32 triệu người Nga, Ukraine và Georgia đến bờ vực thẳm. Năm 1921 là năm đỉnh điểm của hỗn loạn chính trị kéo theo sự sụp đổ các dịch vụ y tế lúc bấy giờ, hơn nữa vùng này còn trải qua một đợt hạn hán, dẫn đến nạn đói một nạn đói trên diện rộng”, Hội Chữ thập đỏ cho biết.
Những tấm ảnh được chụp trong giai đoạn đỉnh điểm nạn đói của công nhân và nông dân Nga đang đứng trên 1 đống ngổn ngang các bộ phận cơ thể trẻ em. Rõ ràng, thịt người đã được rao bán trên thị trường chợ đen.
nong dan, Nạn đó, i năm 1920 ở Liên Xô, Bài chọn lọc,
(Ảnh: Getty Images)
Ít nhất 5 triệu người đã chết trong nạn đói Povolzhye, gây ra do những chính sách khởi đầu của nhà độc tài Liên Xô Vladimir Lenin, người từng nắm mọi quyền hành ở Liên Xô từ năm 1917. Vào thời điểm đó, ông đã chỉ thị quân đội đến cướp bóc thức ăn của nông dân. Đảng Bolshevik của ông tin rằng sự tồn tại của nông dân đã làm lương thực trở nên thiếu thốn và làm suy yếu những nỗ lực chiến tranh của họ.
Tuy nhiên, nạn đói này không nên bị nhầm lẫn với “Nạn đói lớn” Liên Xô, hay còn gọi là Holodomor ở Ukraine, kéo dài từ năm 1932-1933, dưới thời Joseph Stalin khiến nhiều triệu người chết hơn. Như Lenin đã từng nói: “Hãy để nông dân chết đói”.
nong dan, Nạn đó, i năm 1920 ở Liên Xô, Bài chọn lọc,
Những bộ phận thân thể người được bày bán ở Nga trong nạn đói năm 1921. (Ảnh: Getty Images)
Hội chữ thập đỏ cũng có ghi chép lại:
Hàng ngàn ngôi làng đã bị những người dân khốn khổ bỏ hoang. Họ phải bới rác để tìm thức ăn hoặc ở bất cứ nơi nào miễn là có hy vọng tìm được. Họ ăn cỏ cây, đất, vật nuôi … và thậm chí cả thịt người. 
Tháng 6/1921, Lenin thừa nhận bi kịch đang hiện ra, và nhà văn Maxim Gorki đã kêu gọi thế giới giúp đỡ. Lãnh đạo Hội Chữ thập đỏ của Liên Xô đã gửi một thông điệp tới Geneva nhấn mạnh tính cấp bách của tình hình.
Theo những nhân viên cứu trợ đến từ Hoa Kỳ và Châu Âu năm 1921, “những tin đồn ghê sợ về xúc xích được làm từ xác người rất phổ biến, dù bị chính quyền phủ nhận. Trong một khu chợ, giữa những người đang chửi nhau, một người đã nghe thấy lời hăm dọa sẽ làm xúc xích người kia”.
Một người khác nói, “Nhiều gia đình đã bị giết chết, cha, ông nội và những đứa trẻ đều bị ăn thịt”.
nong dan, Nạn đó, i năm 1920 ở Liên Xô, Bài chọn lọc,
Các nạn nhân của nạn đói năm 1922.  (Ảnh: Getty Images)
Tổ chức Chữ thập đỏ cho biết thêm, sau đó Chủ tịch Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế Gustave Ador và nhà ngoại giao Na Uy Fridtjof Nansen kêu gọi Liên hợp quốc hỗ trợ tài chính. Và trong suốt cuộc họp ngày 6/10/1921, họ đã hơi do dự khi can thiệp vào Liên Xô.
Sau đó, Nansen đã đến thăm khu vực bị nạn đói tàn phá – Volga để xem xét sự tình. Khi trở về, ông nói “19 triệu người đã phải lĩnh cái chết”.
Ông còn đưa ra những hình ảnh cho thấy sự tàn phá để khẳng định lời nói của mình, theo Hội Chữ thập đỏ.
Lenin qua đời vào năm 1924, ngay sau nạn đói, và Stalin lên tiếp quản, trở thành người đứng đầu đảng cộng sản.
Ảnh chụp tại Ukraine trong nạn đói Holodomor đầu những năm 1930 cũng cho thấy sự đau khổ tràn lan.
nong dan, Nạn đó, i năm 1920 ở Liên Xô, Bài chọn lọc,
Ilarion Nyshchenko, một cậu bé ở làng Blahovishchenka, tỉnh Zaporizhzhia, Ukraine, vì đói đã giết em trai 3 tuổi để ăn thịt. (1921-1922). (Ảnh: Getty Images)
Nhà sử học Timothy Snyder tại đại học Yale, người đã tiến hành nghiên cứu sâu rộng ở Ukraine, ước tính có 3,3 triệu người chết trong nạn đói Holodomor. Tuy nhiên, một số người khác cho biết con số thực tế còn cao hơn nhiều.
Nina Karpenko, một phụ nữ sống trong ngôi làng bị tàn phá bởi chính sách của Stalin đã mô tả hoàn cảnh lúc bấy giờ như sau:
“Có một sự im lặng chết người. Vì mọi người thậm chí không còn ý thức. Họ không muốn nói chuyện hay nhìn bất cứ thứ gì. Họ nghĩ hôm nay người kia chết, và ngày mai sẽ đến mình. Ai nấy đều nghĩ đến cái chết”, Nina Karpenko nói với BBC.
Người ta tin rằng Stalin đã lên kế hoạch cho nạn đói để buộc những người có lập trường chính trị đối lập ở Ukraina phải phục tùng, sau đó đưa họ vào những trại cải tạo lao động kiểu cộng sản.
“Các lữ đoàn quân đội có mặt khắp mọi nơi và cướp đi mọi thứ. Người dân không còn lại gì để làm ngoại trừ việc chết”, Karpenko nói thêm.
nong dan, Nạn đó, i năm 1920 ở Liên Xô, Bài chọn lọc,
Người chết nằm la liệt trên đường. (Ảnh: Getty Images)
nong dan, Nạn đó, i năm 1920 ở Liên Xô, Bài chọn lọc,
Hàng trăm xác chết chất đống tại một nghĩa trang địa phương. (Ảnh: Internet)
Theo The Epochtimes

Tết Nguyên Tiêu và những phong tục bắt nguồn từ Trung Quốc còn lưu giữ mấy nghìn năm

Qua Nguyên tiêu, lễ hội đón năm mới mỗi năm một lần sẽ kết thúc. Tết Nguyên tiêu bắt đầu có từ thời Đông Hán, đến nay đã hơn 2.000 năm lịch sử, để lại không ít truyền thuyết và tập tục.

đèn lồng, Tết Nguyên tiêu, bánh trôi, Bài chọn lọc,
(Ảnh: Internet)
Nguồn gốc Tết Nguyên tiêu
“Nguyên” là đầu tiên tức là tháng Giêng, “Tiêu” là ban đêm. Mười lăm tháng Giêng Âm lịch là đêm trăng tròn đầu tiên của năm, cho nên người xưa coi Rằm tháng Giêng gọi là “Tiết Nguyên tiêu”, hay là “Tết Nguyên tiêu”
Và Tết Nguyên tiêu vì sao cần đốt đèn lồng? Trong dân gian có lưu truyền những truyền thuyết khác nhau.
Có một truyền thuyết kể rằng, Hán Minh Đế Lưu Trang thờ Phật giáo, mà trong  Phật giáo thịnh truyền ngày Rằm tháng Giêng là ngày lành tháng tốt để bái Phật. Thế là, ông hạ lệnh cho khắp hoàng cung miếu tự, dân chúng khắp nơi trong ngày Rằm tháng Giêng phải “đốt đèn kính Phật”. Sau này, lễ nghi này trong dân gian đã trở thành ngày lễ long trọng.
Còn có một truyền thuyết khác, kể rằng thắp đèn lồng vào Tết Nguyên tiêu là tập tục bắt nguồn từ “Tam nguyên thuyết” của Đạo giáo; Ngày 15 tháng Giêng là Thượng nguyên Tiết, ngày 15 tháng 7 Âm lịch là Trung nguyên Tiết, ngày 15 tháng 10 Âm lịch là Hạ nguyên Tiết. Chủ quản của 3 tiết thượng, trung, hạ này là ba người khác nhau, ba vị thiên quan này vào Thượng Nguyên Tiết cần phải vui mừng thắp đèn lồng.
Tết Nguyên tiêu náo nhiệt nhất là gì?
Mọi người trong dân gian luôn coi Tết Nguyên tiêu là ngày lễ lớn, từ ngày 14 tháng Giêng, người ta đã bắt đầu thắp đèn lồng, từ sáng cho đến tối, đi cà kheo, múa chèo thuyền, múa rồng, múa sư tử… rất sống động hân hoan. Và đương nhiên, thưởng thức hoa đăng và đố đèn lồng là không thể thiếu.
Trò chơi đoán đố đèn lồng, còn gọi là “đánh đố đèn” đã có từ lâu. Thời Nam Tống, người ta đem câu đố viết lên giấy, sau đó dán lên đèn lồng đủ màu sắc rực rỡ để mọi người đoán, cho nên gọi là “đố đèn”.
Trong lịch sử, thời gian lễ hội Tết Nguyên Tiêu có dài có ngắn. Vào thời Hán thì chỉ có 1 ngày, thời Đường là 3 ngày, thời Tống là 3 ngày, đời Minh kéo dài tới 10 ngày.
đèn lồng, Tết Nguyên tiêu, bánh trôi, Bài chọn lọc,
Ăn bánh trôi vào Tiết Nguyên Tiêu là một tập tục đẹp trong dân gian, hy vọng một năm mới đủ đầy, viên mãn.
Vì sao có tập tục ăn bánh trôi vào Tiết Nguyên Tiêu?
Tương truyền Hán Vũ Đế có một sủng thần tên là Đông Phương Sóc, ông là người đa mưu túc trí, tính tình lại lương thiện, ưa khôi hài. Vào một ngày mùa Đông năm nọ, tuyết rơi liền mấy hôm, Đông Phương Sóc đến ngự hoa viên hái hoa mai cho Hán Vũ Đế. Vừa mới bước vào cổng, phát hiện có một cung nữ nước mắt đầm đìa đang định nhảy xuống giếng tự tận. Đông Phương Sóc vội chạy đến ngăn lại, hỏi rõ nguyên nhân. Hoá ra, cô cung nữ này tên là Nguyên Tiêu, ở nhà hãy còn song thân và một người em gái. Từ khi vào cung đến nay, cô chưa được gặp mặt người thân, mỗi năm khi Xuân đến lại càng nhớ nhà, cảm thấy mình không báo hiếu được cho song thân nên tìm đến cái chết. Đông Phương Sóc nghe qua cảnh ngộ rất cảm động, liền hứa rằng nhất định sẽ tìm cách để cô đoàn tụ với gia đình.
Một ngày nọ, Đông Phương Sóc xuất cung, bày ra một gian hàng xem bói ở trên đường trong kinh thành Trường An. Nhiều người tranh nhau nhờ xem quẻ. Quẻ của mỗi người đều là “ngày rằm tháng Giêng lửa bén đến thân”. Trong phút chốc, cả kinh thành Trường An hoảng sợ, mọi người tranh nhau cầu xin, tìm cách giải trừ tai ương. Đông Phương Sóc bảo rằng:
Chiều tối ngày rằm tháng Giêng, Hoả thần sẽ phái một thần nữ áo đỏ xuống phàm trần tra xét. Thần nữ chính là sứ giả phụng theo ý chỉ thiêu đốt kinh thành Trường An. Ta sao lục lại lời kệ đưa cho mọi người, có thể vào ngày hôm đó nghĩ ra được biện pháp.
Nói xong liền vất xuống đất một tờ thiếp đỏ rồi sải bước ra đi. Mọi người vội nhặt lên đem đến hoàng cung bẩm báo Hoàng thượng. Hán Vũ Đế cầm xem, chỉ thấy bên trên viết rằng: “Trường An gặp nạn, lửa thiêu Đế khuyết, ngày 15 lửa trời, đỏ rực suốt đêm”.
Vũ Đế kinh hãi liền cho mời Đông Phương Sóc túc trí đa mưu đến. Đông Phương giả vờ suy nghĩ rồi nói:
“Thần nghe nói Hoả thần rất thích ăn bánh trôi, nàng Nguyên Tiêu trong cung chẳng phải là người thường nấu cho bệ hạ ăn đó sao? Đêm rằm tháng Giêng bệ hạ bảo nàng Nguyên Tiêu làm bánh trôi, bệ hạ thắp hương dâng cúng, truyền lệnh cho nhà nhà trong kinh thành đều làm bánh trôi đồng loạt dâng cúng Hoả thần. Truyền dụ cho thần dân vào đêm đó treo đèn, khắp thành đốt pháo, nổi lửa, giống như cả thành có lửa, làm như vậy có thể qua mặt được Thượng Đế. Ngoài ra, thông báo cho dân chúng ngoài thành vào đêm rằm tháng Giêng vào thành xem hoa đăng, để tiêu tai giải nạn”.
Hán Vũ Đế nghe qua vô cùng vui mừng liền truyền lệnh làm theo lời Đông Phương Sóc. Đến ngày rằm tháng Giêng, trong thành Trường An treo đèn kết hoa, người người vui chơi vô cùng náo nhiệt. Cha mẹ nàng Nguyên Tiêu cũng dẫn em gái của nàng vào thành. Khi họ nhìn thấy trên đèn treo trong cung viết 2 chữ “Nguyên Tiêu” liền hét lớn: “Nguyên Tiêu! Nguyên Tiêu!”. Nàng Nguyên Tiêu nghe được và cuối cùng đoàn tụ với gia đình.
Cứ như thế náo nhiệt suốt cả đêm, kinh thành Trường An quả nhiên vô sự. Hán Vũ Đế rất vui mừng liền hạ lệnh từ đó về sau mỗi năm đến rằm tháng Giêng đều làm bánh trôi dâng cúng Hoả thần, cả thành treo đèn đốt lửa. Nhân vì bánh trôi do nàng Nguyên Tiêu làm rất ngon cho nên ngày đó gọi là tết Nguyên tiêu.
Bảo An tổng hợp

Tổng thống Trump có ý gì khi nói tôn trọng chính sách ‘một Trung Quốc’?; Trung Quốc không thể lạc quan quá lâu khi ông Trump thay đổi chiến thuật

trump
Bắc Kinh khả năng sẽ không thoải mái quá lâu sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump xác nhận chính sách ‘một Trung Quốc’ vì ‘nhiều trận chiến vẫn còn đó’, theo nhận định của Reuters.
Bằng nỗ lực ngoại giao, Bắc Kinh đã thu xếp được cuộc điện đàm đầu tiên giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình vào hôm 9/2, sau khi giới quan sát bắt đầu băn khoăn rằng vì sao tân Tổng thống Mỹ lại lạnh nhạt với người đồng cấp Trung Quốc.
Reuters cho biết, nền móng cho cuộc gọi là sự tham gia sôi nổi của ông Dương Khiết Trì, cựu Đại sứ Trung Quốc tại Washington và là một nhà ngoại giao hàng đầu thông thạo tiếng Anh, với cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn của Tổng thống Trump.
“Trung Quốc rất thực tế và kiên nhẫn. Họ tiến hành mọi nỗ lực để làm trơn tru mối quan hệ, và họ đã được đền đáp,” theo ông Jia Qingguo, Hiệu trưởng Trường Nghiên cứu Quốc tế tại Đại học Bắc Kinh, người tư vấn cho chính phủ Trung Quốc về chính sách đối ngoại.
Theo đề nghị của ông Tập trong cuộc điện đàm, ông Trump đã thay đổi chiến thuật và đồng ý tôn trọng chính sách ‘một Trung Quốc’, một chủ đề mà Bắc Kinh đã thể hiện rõ là ‘không thể thương lượng’. Trước đó, ông Trump khiến mối quan hệ Mỹ-Trung chấn động khi nhận cuộc điện đàm của lãnh đạo Đài Loan và để ngỏ khả năng xem xét lại chính sách ‘một Trung Quốc’.
Reuters cho biết phiên bản quốc tế của tờ Nhân dân Nhật báo của Đảng Cộng sản hôm nay đã có một bài bình luận lạc quan về cuộc gọi giữa ông Tập và ông Trump.
Tuy nhiên, Reuters nhận định, rủi ro đối với Bắc Kinh là chiến thắng ngoại giao của họ về ‘một Trung Quốc’ sẽ không tồn tại lâu, vì ông Trump sẽ không muốn bị coi là kẻ thua cuộc.
“Điều mà ông ấy thể hiện với người Trung Quốc là ông ấy sẵn sàng động chạm đến ‘chủ đề kiêng kỵ’ trong mối quan hệ Mỹ – Trung”, theo ông Dean Cheng, chuyên gia về Trung Quốc tại Quỹ Di sản (Heritage Foundation) ở Washington.
Ông cho rằng: “Bắc Kinh không thể dự đoán được ông ấy sẽ làm gì tiếp theo – mà ông ấy mới chỉ nhậm chức có 3 tuần. Liệu ông ấy sẽ làm gì đối với thương mại và các vấn đề kinh tế khác?”
Hai cường quốc thế giới vẫn còn rất nhiều bất đồng xoay quanh các vấn đề quan trọng như chính sách tiền tệ, thương mại, Biển Đông và Bắc Triều Tiên.
Các quan chức Mỹ nói rằng lời khẳng định về chính sách ‘một Trung Quốc’ là một nỗ lực để mối quan hệ trở lại lộ trình và tiến về phía trước.
Tuy nhiên, Bắc Kinh có thể lại nhìn nhận rằng việc thay đổi chiến thuật của ông Trump là một sự lùi bước, Reuters cho biết ý kiến của ông Tom Rafferty, Giám đốc về Trung Quốc của Economist Intelligence Unit, một doanh nghiệp tư vấn của tập đoàn truyền thông The Economist Group của Anh.
Ông Rafferty cảnh báo: “Ông Trump rất thất thường và sẽ không đánh giá cao ý kiến nào cho rằng ông ấy mềm yếu.”
Mai Lan
trump

Tổng thống Trump có ý gì khi nói tôn trọng chính sách ‘một Trung Quốc’?

Mối quan hệ song phương giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, hai nền kinh tế lớn nhất nhì, thường được cho là quan trọng nhất trên thế giới. Do vậy, nhiều người nín thở khi Tổng thống Donald Trump dường như lựa chọn một lập trường hiếu chiến đối với chính quyền Trung Quốc trước khi ông nhậm chức.
Đầu tiên ông Trump đã phá vỡ nguyên tắc ngoại giao lâu đời bằng việc nhận một cuộc điện thoại chúc mừng từ lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn. Sau đó ông nói rằng chính sách nhạy cảm “một Trung Quốc” có thể phải xem xét lại trong bối cảnh một cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
Một số nhân vật cứng rắn về Trung Quốc, bao gồm nhà kinh tế Peter Navarro và nhà tài chính Wilbur Ross, đã được bổ nhiệm vào các vị trí kinh tế và thương mại trọng điểm của Mỹ. Ông Rex Tillerson, Bộ trưởng Ngoại giao của Tổng thống Trump, nói với Thượng viện rằng Mỹ cần cứng rắn hơn với Trung Quốc về Biển Đông, và phải “gửi tới Trung Quốc một tín hiệu rõ ràng rằng, thứ nhất, hoạt động xây dựng đảo phải chấm dứt, thứ hai, các ông sẽ không được phép tiếp cận các hòn đảo này.”
Nhưng khi Tổng thống Trump và lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình có cuộc gọi điện đàm đầu tiên vào ngày 09/2, Tổng thống Hoa Kỳ dường như đã cẩn trọng để tránh một cuộc tranh cãi và đối đầu.
Trong cuộc điện thoại này, “theo đề nghị của Chủ tịch Tập, Tổng thống Trump đã đồng ý tôn trọng chính sách ‘một Trung Quốc'”, theo tuyên bố từ Nhà Trắng.
Ngôn từ và cách diễn đạt của bản tuyên bố cho thấy khả năng đã có một thỏa thuận nào đó giữa ông Trump và ông Tập, theo các nhà phân tích. Nhờ vậy, ông Trump sẽ có được một khoảng trống linh hoạt cho các cuộc đàm phán trong tương lai, còn ông Tập có thể tiếp tục tập trung vào giải quyết các vấn đề trong nước.
Bản tuyên bố mập mờ từ Nhà Trắng “đủ để làm hài lòng Bắc Kinh trong khi vẫn làm yên tâm Đài Bắc rằng Washington không có ý định sửa lại lập trường chính thức của mình”, theo ông J Michael Cole, một nhà nghiên cứu cấp cao của Viện Chính sách Trung Quốc, Đại học Nottingham (Anh Quốc), trong một bài viết trên tạp chí Taiwan Sentinel, nơi ông là tổng biên tập.
Chính sách “một Trung Quốc” của Mỹ đồng nghĩa với việc Mỹ từ bỏ quan hệ ngoại giao chính thức với nước Trung Hoa Dân Quốc (hay Đài Loan) vào năm 1979, thay vào đó công nhận nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là chính quyền duy nhất của Trung Quốc và Đài Loan. Chính sách “một Trung Quốc” này là một trụ cột cho mối quan hệ Mỹ -Trung như hiện nay.
Chính quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc và chính quyền Đài Loan dân chủ cũng nói rằng chỉ có một Trung Quốc, nhưng họ không đồng ý là bên nào là điều hành đất nước.
“Chính sách ‘một Trung Quốc’ của Hoa Kỳ thừa nhận vị thế của Bắc Kinh”, nhưng “nó không đồng thuận hay khóa cứng bản thân vào điều gì cả”, ông Cole viết cho Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh
Ông Cole nói thêm rằng Hoa Kỳ “được tự do quyết định rằng chính sách ‘một Trung Quốc’ có nghĩa gì đối với họ, và những gì được phép trong đó”. Điều này không khác biệt với thực tế là các nước khác “có xu hướng để ý đến vị thế của Bắc Kinh hơn là ủng hộ, hỗ trợ, hay đồng tình với” chính quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Cole nhận định.
“Những bậc thầy về ngôn ngữ gắn rất nhiều tính linh hoạt vào trong cách diễn đạt (của họ)”, ông Cole kết luận.
Ông Ming Chu-cheng, một giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Quốc gia Đài Loan, cũng cho rằng bản tuyên bố của Nhà Trắng là mơ hồ, và lời khẳng định của ông Trump về “một Trung Quốc” theo đề nghị của ông Tập Cận Bình có thể được diễn giải theo hai cách.
Thứ nhất, ông Trump đã nói rằng tất cả các chính sách về Mỹ-Trung đều có thể được xem xét lại cho đến khi chính quyền Trung Quốc thật sự cải cách hoạt động tiền tệ và thương mại của họ”. Vì vậy, chính quyền Trung Quốc có thể đã có một số nhượng bộ” ngay từ đầu để thu xếp cuộc điện thoại.
Ngược lại, nếu ông Trump chỉ đơn thuần là đồng ý nói chuyện với ông Tập Cận Bình mà không đòi hỏi và nhận được nhượng bộ nào, thì Trung Quốc có thể sẽ cho rằng ông Trump quá dễ bị “bắt nạt”. Đó là kịch bản “tồi tệ nhất”, ông Ming nói.
Từ vị trí của Chủ tịch Trung Quốc, việc ông Trump không gây sức ép về chính sách “một Trung Quốc” sẽ cho phép ông Tập Cận Bình dồn nỗ lực vào việc thanh trừng phe chính trị đối lập của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân, và củng cố quyền lực của mình.
Mặc dù ông Giang đã nghỉ hưu từ lâu, nhưng phe cánh quyền lực mà ông ta cài cắm từ trước vẫn đang nắm giữ những chức vụ quan trọng. Trong những năm qua ông Tập đang từng bước xử lý phe đối lập và ra dấu hiệu từ bỏ một di họa đàn áp mà ông Giang để lại, vốn bị cộng đồng quốc tế gồm cả Hạ viện Mỹ lên án gay gắt.
Ông Ming cho rằng Hoa Kỳ đã lặng lẽ ủng hộ ông Tập trong những năm qua, và rằng ông Trump có thể giữ nguyên trạng điều này khi nói tôn trọng chính sách “một Trung Quốc”.
Hệ quả của việc này có thể là “ông Tập Cận Bình sẽ có nhiều tính cơ động hơn” để tiếp tục ưu tiên chính trị của mình.
Larry Ong, Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh
Mai Lan tổng hợp
Xem thêm:

Thứ Năm, 9 tháng 2, 2017

MỐI QUAN HỆ “BẰNG MẶT KHÔNG BẰNG LÒNG” GIỮA TRƯỜNG CHINH-LÊ DUẨN VÀ HỒ CHÍ MINH…( Phần 1)

Phạm Viết Đào.


Hôm nay, các cơ quan cao cấp của Đảng long trọng kỷ niệm 100 năm ngày sinh của TBT Trường Chinh; ông được đánh giá là nhà lãnh đạo kiệt xuất, nhà lý luận đầu đàn của Đảng…
Trong các lãnh tụ của Đảng CS Việt Nam, Trường Chinh là người có tác phẩm được đưa vào giá trình dạy được coi là nền tảng lý luận của Đảng, đó là tác phẩm Chủ nghĩa Marx và vấn đề văn hóa Việt Nam được soạn từ năm 1943…Đây là tác phẩm lý luận đầu tiên nêu những nhiệm vụ chiến lược của cộng sản Việt Nam:
1. Phạm vi vấn đề: Vǎn hoá bao gồm cả tư tưởng, học thuật, nghệ thuật.
2. Quan hệ giữa vǎn hoá và kinh tế, chính trị: nền tảng kinh tế của một xã hội và chế độ kinh tế dựng trên nền tảng ấy quyết định toàn bộ vǎn hoá của xã hội kia (hạ tầng cơ sở quyết định thượng tầng kiến trúc).
3. Thái độ Đảng Cộng sản Đông Dương đối với vấn đề vǎn hoá:
a) Mặt trận vǎn hoá là một trong ba mặt trận (kinh tế, chính trị, vǎn hoá) ở đó người cộng sản phải hoạt động.
b) Không phải chỉ làm cách mạng chính trị mà còn phải làm cách mạng vǎn hoá nữa.
c) Có lãnh đạo được phong trào vǎn hoá, Đảng mới ảnh hưởng được dư luận, việc tuyên truyền của Đảng mới có hiệu quả.
Trước tác phẩm Đề cương văn hóa, ông và Võ Nguyên Giáp với 2 bút danh Quan Ninh và Vân Đình đã cùng viết chung cuốn Vấn đề dân cày xuất bản vào năm 1938.
Đây là cuốn sách cụ thể hóa cương lĩnh của Luận cương cách mạng điền thổ do TBT Trần Phú đặt ra từ tháng 10/ 1930; Cuốn sách Vấn đề dân cày đánh động dư luận để tập hợp, lôi kéo nông dân chuẩn bị cho cuộc nổi dậy cách mạng tháng 8…
Sau cuốn sách này, tại Hội nghị TW lần thứ 8/1941 Trường Chinh được bầu làm TBT Đảng CS Việt Nam…
Với đội ngũ hơn 5000 đảng viên trong cả nước, nhân cơ hội phátxit Nhật đầu hàng Đồng Minh, thực dân Pháp thì đã hàng Nhật nên Mặt trận Việt Minh với hạt nhân là những đảng viên CS đã phát động quần chúng nổi lên cướp chính quyền tháng 8/1945…
Những bi kịch của Trường Chinh bắt đầu hình thành sau cách mạng tháng 8 khi ông Hồ Chí Minh từ hải ngoại về nhận vai trò lãnh đạo tối cao. Đây là giai đoạn mà trong đội ngũ Việt Minh xảy ra xung đột giữa 2 nhóm với 2 đường lối khác nhau:
1/ Nhóm Việt Bắc do ông Hồ Chí Minh cầm đầu đứng trước thế lực hung hãn của các thế lực đế quốc và sự non trẻ của chính quyền Việt Minh vừa thành lập chủ trương hòa hoãn, tìm cách thỏa hiệp với Mỹ và Pháp… Thiết lập một nhà nước Việt Nam trong khuôn khổ Liên hợp Pháp để tránh một cuộc chiến tranh…
2/ Nhóm cách mạng nội địa do những đồng chí của Trường Chinh chủ trương phải quyết chiến đến cùng với thực dân Pháp; Đường lối Trường ký kháng chiến nhất định thắng lợi là đường lối của nhóm cách mạng nội địa do Trường Chinh đứng đầu…
Chính quyền Việt Minh thành lập sau 2/9/1945, ông Hồ Chí Minh danh nghĩa được suy tôn là lãnh tụ tối cao nhưng thực ra bộ sậu, quân quyền, chân tay bên dưới đều là đồng chí của Trường Chinh, những người từng vào tù ra tội trong các nhà tù Pháp; Căm thù thực dân Pháp đến tận xương tủy…
Chính vì 2 đường lối này nên giai đoạn đầu sau 2/9/1945 giữa Trường Chinh và Hồ Chí Minh đã có những mâu thuẫn ngấm ngầm với nhau, không chịu phục nhau.
Để thực thi đường lối hòa hoãn, tránh một cuộc chiến tranh với thực dân Pháp, xây dựng một chính phủ Việt Nam nằm trong khối Liên hiệp Pháp, ông Hồ Chí Minh đã đưa ra chủ trương giải tán Đảng CS và ông Trường Chinh từ là Tổng Bí thứ rút xuống đảm nhận một chức danh mang tính học thuật…
Trường Chinh từ một ngọn cờ, một lãnh tụ đã có công phát động quần chúng nổi dậy cướp chính quyền, ông Trường Chinh buộc phải lui vào bóng tối chính trường…
Và sau khi tờ Cờ giải phóng đình bản, do Đảng CS rút vào bí mật và tờ Sự thật được thay thế, trên tờ báo này đã xuất hiện 1 bài do Trường Chinh viết có nội dung ám chỉ, chỉ trích ông Hồ Chí Minh; Do bài báo này mà trong năm 1946 ông Hồ Chí Minh đã nhiều lần công khai thanh minh: Hồ Chí Minh không phải là kẻ bán nước…
Một đợt sóng ngầm thứ 2 đó là sau việc Hồ Chí Minh đã ký Tạm ước 14/9/1946 với Chính phủ Pháp, mở đường cho quân đội Pháp ra miền bắc thay thế vai trò của quân đội Quốc dân Đảng…
Bản hiệp ước này thực chất là một cuộc đổi chác giữa “3 nhà buôn lớn”: Với Tạm ước 14/9/1946 này, Chính phủ Hồ Chí Minh đã đuổi được tay chân của Quốc dân Đảng trong Chính phủ Việt Minh; đuổi được quân Tưởng ô hợp ra khỏi miền bắc nhưng lại phái đối đầu với quân viễn chinh Pháp thiện chiến, đang máu mê quyết giành lại thuộc địa cũ...
Còn quân Tưởng chịu nhượng bộ Chính phủ Pháp để đổi lại một số quyền lợi do phía Pháp nhường cho, đó là một số tô giới của Pháp trên đất Trung Quốc và tuyến đường sắt Côn Minh-Hà Khẩu dài trên 400 km do Pháp đầu tư xây dựng theo lối BOT thời hiện đại được ký kết với triều Mãn Thanh. Tuyến đường sắt này theo ký kết Pháp được khai thác 100 năm, phải đến 2011 mới chuyển giao cho phía Trung Quốc…Với thỏa  thuận này, từ năm 1946, tuyến đường sắt này đã thuộc về Trung Hoa dân quốc và sau 1949 trở thành tài sản của TRung Quốc cộng sản…
Mặc dù 3 chính phủ đã ký kết, đổi chác với nhau nhưng khi quân Pháp vào Hải Phòng đã xảy ra xung đột với với quân Tưởng…
Còn tại Hà Nội, quân Tưởng vẫn lần lữa không chịu rút quân. Trước tình hình đó, ông Hồ Chí Minh đành phải cắn răng đem 20 kg vàng đến hối lộ cho Lư Hán. Cuộc hối lộ này ông Hồ Chí Minh chỉ bàn bạc với ông Phạm Văn Đồng, thời điểm đó được ông Hồ tin cậy giao cho làm Bộ trưởng Bộ tài chính, tay hòm chìa khóa và cùng cụ Huỳnh Thúc Kháng xách vàng đến cống cho Lư Hán để hắn chịu rút quân…
Sở dĩ ông Hồ tin ông Phạm Văn Đồng thì theo một bạn học của tôi hồi ở Romania, anh Chu Trung Can, là em của giáo sư Chu Hảo, là con của ông Chu Đình Xương, là người cầm ô che cho ông Hồ Chí Minh trên lễ đài hôm đọc Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình. 
Theo anh Can thì bố anh kể: hồi ở Quảng Châu, nhiều thanh niên cách mạng đồng chí hội sang đó học làm cách mạng, do xa nhà nên cuối tuần hay xin tiền ông Hồ Chí Minh đi em út. Hồi đó máu nhất là ông Hoàng Quốc Việt; còn ngoan hiền, chỉnh chu nhất là ông Phạm Văn Đồng. Vì vậy nên Chính phủ đầu tiên ông Đồng được ông Hồ giao cho làm Bộ trưởng Bộ tài chính…Còn ông Hoàng Quốc Việt sau này chỉ được giao Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc...
Một nhân chứng kể lại tình tiết thú vị này: Khi 2 ông già Hồ Chí Minh và Huỳnh Thúc Kháng lệ mệ khiêng 20 kg vàng đến tư dinh Lư Hán, hắn không chịu mở cửa tiếp ngay mà bắt 2 cụ ngồi chờ gần 2 tiếng. Cụ Huỳnh Thúc Kháng căm lắm; dậm chân vỡ cả gạch thốt ra với cụ Hồ: Thế này thì nhục quá cụ ạ ?
Ông Hồ Chí Minh đã phải an ủi cụ Huỳnh Thúc Kháng chịu nhẫn nhục vì đại sự quốc gia. Khi Lư Hán mở cửa mời 2 ông vào, ông Hồ đã quắc mắt với Lư Hán: Các ngài đòi gạo nhưng Việt Minh chúng tôi không còn gạo; Hàng tuần bản thân tôi cũng còn phải nhịn mấy bữa đây nay…Ông Hồ biết nếu không cấp gạo thì quân Tưởng mới chịu rút nhanh.
Khi thấy Lư Hán sa sầm mặt, ông Hồ mới chìa ra bao tải vàng: chúng tôi có cài này giành riêng cho ngài…
Xong việc về, ông Trường Chinh đã tỏ ý không bằng lòng: Sao hai cụ không cho Đảng biết việc này; Đây là số vàng gon trong tuần lễ vàng. Cụ Huỳnh Thúc Kháng lấy thế người già đã phải mắng át vía Trường Chinh: Các anh biết một mà không biết hai. Cho Đảng biết thì làm sao Lư Hán nó dám nhận…Quân Tưởng không rút thì đã chắc gì mạng sống của anh và tôi còn…
Sở dĩ ông Hồ đưa cụ Huỳnh đi cùng để mang vàng cho Lư Hán để tránh tiếng thị phi, tui túi vì Cụ Huỳnh Thúc Kháng thời điểm đó uy tín rất cao, được nhiều người tin…


( Còn nữa…)