Thứ Hai, 13 tháng 2, 2017

CÂU NÓI XỨNG ĐÁNG GHI VÀO GHINET THẾ GIỚI CỦA BÙI HẰNG KHI MÃN HẠN TÙ: "VIỆT NAM CƯỜNG QUỐC DÂN OAN "?!

Ra tù, bà Bùi Hằng nói Việt Nam là ‘cường quốc dân oan’

  • 12 tháng 2 2017

Nhà hoạt động Bùi Thị Minh HằngBản quyền hình ảnhFB HOANG DZUNG
Image captionNhà hoạt động Bùi Thị Minh Hằng (giữa) được đón tiếp khi đến Sài Gòn trong ngày ra tù hôm 11/2/2017 từ trại giam Gia Trung, ở Gia Lai.

Một nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền Việt Nam vừa được trả tự do sau ba năm thi hành án tù giam nói với BBC rằng Việt Nam đã trở thành 'một cường quốc dân oan' và bà muốn nhà cầm quyền hãy thay đổi càng sớm càng tốt cách thức ứng xử với giới hoạt động bằng cách 'đối thoại' với họ ngay từ ban đầu.


Trả lời phỏng vấn của BBC một ngày sau khi ra tù, từ Sài Gòn hôm 12/2/2017, bà Bùi Thị Minh Hằng, blogger bị chính quyền kết án năm 2014 vì 'gây mất trật tự công cộng' theo Bộ Luật Hình sự của Việt Nam, nói:
"Trước năm 1975, đất nước này không có nhiều dân oan như bây giờ, nhưng bây giờ 63 tỉnh thành đều trở thành cường quốc dân oan. Điều đó có khiến cho những người lãnh đạo mà mỗi khi nói đến vấn đề cần lấy lại niềm tin trong nhân dân, cần lấy dân làm gốc, thì họ suy nghĩ gì không?'
"Họ học tập quan điểm này, quan điểm kia, đưa ra nhiều khẩu hiệu, nhưng trên thực tế, người dân chúng tôi không được đáp ứng thỏa đáng những quyền lợi chính đáng của mình."


'Việt Nam đã trở thành một cường quốc dân oan'

Trước câu hỏi liệu bà có bị ngược đãi hay không trong thời gian ba năm bị tù giam, nhà hoạt động Bùi Hằng nói:
"Cái này tôi cho rằng không một tù nhân chính trị nào tránh khỏi và thậm chí là nó quá tàn ác so với những tù nhân bình thường. Tôi đã phải đặt câu hỏi đối với những cán bộ trong trại...
"Tôi có một thắc mắc, tôi đọc rất nhiều sách của họ viết về những sự 'hoàn lương', rồi những sự 'hướng thiện' cho những người tù, tù đó toàn những người tù nguy hiểm, có những bản án man rợ, thì họ phục thiện được.


"Mà đối với những tù nhân chính trị như chúng tôi, thì họ luôn luôn hành xử bằng cách coi chúng tôi như một kẻ thù? Chúng tôi có phải là nhân dân không?
"Sau đó những vị cán bộ có trả lời rằng những câu hỏi của tôi khiến cho họ rất suy nghĩ.
"Tôi cũng nói rằng khi họ làm những điều tàn bạo đó, họ đẩy chúng tôi đến một giới hạn không thể chịu đựng được, lúc đó buộc chúng tôi phải có những phản ứng.
'Liệu họ có nghĩ rằng đối thoại với chúng tôi, nói chuyện với chúng tôi bằng luật pháp, bằng tình người thì nó có sẽ tốt hơn không?
"Thì có những vị lãnh đạo cũng phải thốt lên với chúng tôi một câu rằng 'Họ rất lấy làm tiếc!'. Lấy làm tiếc rằng không có những đối thoại ngay từ ban đầu để mà hiểu nhau," bà Bùi Hằng nói với BBC.
'Chưa có tiền lệ'


Bà Bùi Hằng: Tôi vẫn kiên quyết con đường đã chọn

Tuy nhiên, nhà hoạt động vừa ra tù cũng chia sẻ với BBC một chi tiết mà bà gọi là 'chưa có tiền lệ' ngay trước khi bà ra tù, mà trong đó bà bày tỏ lời cảm ơn tới Trưởng Giám thị Trại giam Gia Trung, ở Gia Lai, khi bà được phép trở về cùng với toàn bộ thư từ, ghi chép, vật dụng tùy thân của bà.
Bà nói: "Tôi rất vui mừng, đây là một trường hợp tất cả anh chị em đấu tranh đều nói đây là điều chưa hề có trong tiền lệ.
"Để có điều này tôi cũng phải nói là tôi gửi lời cảm ơn vị Giám thị trưởng ở Trại Gia Trung, bởi vì trong những ngày cuối cùng, khoảng ba tháng cuối cùng, khi tôi được tiếp xúc với vị lãnh đạo này, trong hai năm tôi sống ở đấy, tôi làm rất nhiều đơn, mấy chục lá đơn, nhưng tôi chưa được tiếp xúc với vị này...


"Nhưng cho tới gần những ngày tôi về, thì tôi bắt đầu được tiếp xúc với vị này từ ngày 10/10/2016, cho tới lúc chúng tôi về, thì chúng tôi đã có rất nhiều những cuộc đối thoại và kèm một lá đơn nữa, tôi yêu cầu là hãy xử lý mọi việc đúng theo pháp luật.
"Vì trước đó những cuốn thơ mà tôi chép tặng gia đình cũng bị cán bộ ở Trung tâm đó lập biên bản. Và khi tôi hỏi họ lập biên bản tôi về những điều gì, thì họ không đưa được những lý do thích hợp. Mà trong khi đó, tôi đưa ra cho họ để họ biết rằng họ đã vi phạm điều 19 Công ước Quốc tế (...), họ vi phạm điều 24 (...) về pháp luật hiện hành của Việt Nam,
"Thế nhưng họ không chịu thừa nhận điều đó, thì mỗi đơn thư của tôi, hay mỗi ấn phẩm tôi viết, tôi đều ghi lại, trích dẫn lại quy định đó ở phía dưới. Sau khi tôi trình bày việc này với Giám thị Trưởng, tôi có đề nghị, yêu sách ông ấy phải chỉ đạo để làm đúng pháp luật.
"Thì phải nói là tôi cảm ơn người Giám thị này, tôi là người đầu tiên trong số tù nhân chính trị, tù nhân oan sai của Việt Nam được ra về và mang đầy đủ những thứ, từ bút tích cho đến những tài sản cá nhân của tôi, mang được về nhà.
"Trong đó bạn bè tôi đã đón nhận và đưa lên Facebook, mạng xã hội một vài bài thơ mà tôi cảm xúc viết ra trong thời gian ở tù, và toàn bộ nhật trình, nhật ký của tôi ghi lại tất cả những sự kiện xảy ra, từ ngày mà tôi đặt chân vào Trại," bà Bùi Hằng nói với Quốc Phương của BBC Việt ngữ từ Sài Gòn.

Bà Bùi HằngBản quyền hình ảnhFB HOÀNG DZŨNG
Image captionBà Bùi Thị Minh Hằng (giơ tay) và những người đi đón bà trong ngày được trao trả tự do hôm 11/2/2017.

Bí mật sau chủ trương xuất binh đánh Việt Nam năm 1979 của ông Đặng Tiểu Bình

Ông Đặng Tiểu Bình khiến hàng ngàn học sinh đầu rơi máu chảy, hàng chục ngàn tinh anh xã hội rơi vào ngục tối, hàng triệu người dân vô tội bị bức hại. Ông ta chính là kẻ chủ mưu gây cuộc tàn sát ngày 4/6 tại Thiên An Môn, tên tuổi của ông đã bị đóng cây đinh kiên cố trên trụ cột ô nhục của dòng lịch sử. (Ảnh: internet)
Ông Đặng Tiểu Bình khiến hàng ngàn học sinh đầu rơi máu chảy, hàng chục ngàn tinh anh xã hội rơi vào ngục tối, hàng triệu người dân vô tội bị bức hại. Ông ta chính là kẻ chủ mưu gây cuộc tàn sát ngày 4/6 tại Thiên An Môn, tên tuổi của ông đã bị đóng cây đinh kiên cố trên trụ cột ô nhục của dòng lịch sử. (Ảnh: internet)
Tháng 2/1979, ông Đặng Tiểu Bình điều động 200.000 quân đội Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) xâm phạm Việt Nam. Trong vòng một tháng, quân ĐCSTQ tử trận trên 20.000 người, bị thương thì vô số, chịu thảm bại nặng nề.
Nguyên nhân của cuộc chiến này là: Cộng sản Campuchia do ĐCSTQ xúi giục và dung túng (Khmer Đỏ), đã tàn sát 1/4 dân số Campuchia, trong đó có cả kiều bào Trung Quốc và Việt Nam. Việt Nam lấy lý do bảo vệ kiều bào đã đưa quân sang Campuchia để lật đổ Khmer Đỏ, cứu người dân Campuchia thoát khỏi địa ngục. ĐCSTQ xuất quân đánh Việt Nam để trả thù việc Việt Nam đã đánh Khmer Đỏ.
Đến nay, Khmer Đỏ đã tan rã từ lâu, dư đảng còn lại thì giao cho Tòa án Quốc tế xét xử. Cuộc chiến biên giới Việt – Trung do ông Đặng Tiểu Bình khởi xướng không chỉ đại bại về quân sự mà còn đại bại về chính trị.
Ông Đặng Tiểu Bình là kẻ chủ trương đánh Việt Nam, trên thực tế có mục đích cá nhân khác: Ông ta muốn thông qua điều binh khiển tướng để giành thế lực quân sự từ tay của ông Hoa Quốc Phong, sau đó lật đổ quyền lực của ông Hoa Quốc Phong để độc chiếm bá quyền, đây là chiêu dương đông kích tây, thủ đoạn thường thấy trong đấu đá quyền lực ở Trung Quốc.
Đáng tiếc là không biết tại sao ông Hoa Quốc Phong lại không phát hiện được, bỗng dưng rơi vào thòng lọng của ông Đặng Tiểu Bình. Sự xảo quyệt của ông Đặng Tiểu Bình không khác gì Tư Mã Ý thời Tam quốc, tội nghiệp là có vô số thanh niên trong sáng đã biến thành cái bia đỡ đạn cho ông ta.
Năm 1989, ông Đặng Tiểu Bình giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quân sự, đã điều động 1/3 quân chủ lực với hơn 300.000 quân tiến vào Bắc Kinh để khai hỏa với đối thủ là học sinh và thị dân tay không tấc sắt, đợt trấn áp phong trào dân chủ với quy mô lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc. Dưới mệnh lệnh cực đoan của ông Đặng Tiểu Bình, quân đội ĐCSTQ đã máu lạnh dùng xe tăng nghiền nát không thương tiếc người dân, dùng súng máy bắn quét làm máu người dân nhuộm đỏ Quảng trường, thây người tràn ngập khắp nơi. Một cuộc tàn sát chấn động thế giới.
“Giết 200 ngàn người đổi lấy 20 năm ổn định”, một câu “danh ngôn” của ông Đặng Tiểu Bình đưa ra. Trên bề mặt thì câu “danh ngôn” này là vì ổn định quốc gia, nhưng trên thực tế là vì quyền lực chính trị. Còn ý nghĩa khác của câu “danh ngôn” đó là dục vọng cá nhân ích kỷ của ông: Ít nhất giúp ông ta sống yên ổn những năm tháng cuối đời. “Để ta được hưởng vinh hoa phú quý khi còn sống. Sau khi ta chết, làm sao còn biết chuyện tội ác tày trời!” Nội tâm của ông Đặng Tiểu Bình đúng là mê loạn bệnh hoạn.
Là chủ mưu gây cuộc tàn sát ngày 4/6 tại Thiên An Môn, cái tên Đặng Tiểu Bình bị đóng cây đinh kiên cố trên trụ cột ô nhục của dòng lịch sử.
Hàng ngàn học sinh đầu rơi máu chảy, hàng chục ngàn tinh anh rơi vào ngục tối, hàng triệu người dân vô tội bị bức hại

Hàng ngàn học sinh đầu rơi máu chảy, hàng chục ngàn tinh anh rơi vào ngục tối, hàng triệu người dân vô tội bị bức hại
Trước ngày 4/6, vào tháng 5/1989, Tổng Bí thư ĐCSTQ Triệu Tử Dương đã đến gặp ông Đặng Tiểu Bình và đề nghị cần đối thoại với học sinh để có thể tăng thêm gần gũi thông hiểu nhau hơn. Ông Đặng Tiểu Bình trả lời: Tôi đang cảm thấy vô cùng mệt mỏi, tai ù, đầu óc không suy nghĩ gì được, lời nói của ông tôi cũng không nghe rõ. Ông Đặng Tiểu Bình diễn lại độc chiêu “Tư Mã Ý giả bệnh lừa Tào Sảng” trong thời Tam quốc. Trên thực tế, ông Đặng làm nên sự nghiệp dựa vào khởi nghĩa vũ trang, nhờ vào lực lượng vũ trang ĐCSTQ giành chính quyền, một khi gặp sự chống đối thì điều đầu tiên nghĩ tới chỉ là bạo lực.
Sau phong trào học sinh sinh viên mùa đông năm 1986, ông Đặng đã tuyên bố, ta không ngại cho máu chảy để phong trào học sinh sinh viên kia tự động phải chùn bước. Lời nói của Đặng thật khiến người ta lạnh người.
Sau đó, cứ khi nghe thấy tin học sinh ra đường là Đặng lập tức mưu tính giới nghiêm hoặc quản chế quân sự, trong tâm thức đã lăm lăm tay cầm báng súng, cuộc tàn sát ngày 4/6 đủ để thu lại toàn hình ảnh cuộc đời của ông ta. Khi sắp chết chỉ có thể dặn dò: “Không giữ lại tro xương, rắc hết xuống biển”. Hành động này của Đặng là bắt chước ông Chu Ân Lai, nhưng chắc hẳn cũng sợ chút tro tàn thi thể bị nhân dân làm nhục. Hành động của ông Chu là do sợ ông Mao Trạch Đông, còn hành động của ông Đặng là do sợ nhân dân.
Sau khi ông Mao Trạch Đông chết, ông Đặng Tiểu Bình vì gặp thế bất lợi mới dốc sức chối bỏ Cách mạng Văn hóa, nhưng mượn cớ chối bỏ Cách mạng Văn hóa, ông Đặng lại sửa chữa Hiến pháp, thủ tiêu “tứ đại tự do” của dân chúng, tiến đến thủ tiêu quyền bãi công của công nhân. Sự phản tư của ông Đặng về Cách mạng Văn hóa khiến ông kiên quyết tước đoạt quyền dân chủ của nhân dân.
Còn nhớ khi ĐCSTQ khởi nghiệp đã tuyên bố“giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo”, hở ra là phát động bãi công, chống lại chính phủ quốc dân đương thời, nhưng nào ngờ sau 30 năm ĐCSTQ nắm quyền thì chính họ lại “lập pháp” thủ tiêu quyền bãi công của công nhân. Điều này chứng minh chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc chuyên chế, độc tài và phản động hơn bất cứ chính quyền nào trước đó.
Có người luôn hy vọng Trung Quốc dân chủ hóa, phó thác vào ông Đặng Tiểu Bình, còn cựu Tổng Bí thư ĐCSTQ Triệu Tử Dương đã gửi gắm lại lời nói thẳng thắn từ khi ông còn sống: Đặng Tiểu Bình nói dân chủ, chỉ là trò lừa đảo.
Có người bình luận: Ông Đặng Tiểu Bình mới là Hoàng đế cuối cùng của Trung Quốc. Trên thực tế, ông Hoa Quốc Phong đã kết thúc nền chính trị chuyên chế cực đoan kiểu Mao, bước đầu mở rộng dân chủ trong Đảng. Nhưng do hoàn cảnh bất thường, trong vài năm, ông Đặng Tiểu Bình dùng thủ đoạn bỉ ổi triệt tiêu ông Hoa Quốc Phong, ngang tàng phục hồi hình thức chính trị chuyên chế cực đoạn kiểu Mao. Ông Đặng tự xưng là trung tâm thứ hai kế tục sự nghiệp của Mao, tất cả tai họa do ông ta mà ra từ đây.
Mùa xuân năm 1992, ông Đặng Tiểu Bình 88 tuổi, bỗng nhiên noi theo ông Mao Trạch Đông trình diễn vở kịch tuần thú phía nam, lúc này ông ta bất mãn với việc ông Giang Trạch Dân và Lý Bằng nắm quyền chính trị, nhận thấy họ quá thiên tả nên đã xướng ra phe hữu, mục đích chính thực ra để phòng ngừa phe tả. Ông Đặng tuần tra Quảng Đông rộng lớn, vừa đi vừa chửi, buông ra những lời nặng nề: “Kẻ nào không cải cách, kẻ đó phải rút lui.”
Người hiểu tình hình từng tiết lộ: Khi đó ông Đặng Tiểu Bình có âm mưu hạ ông Giang Trạch Dân và Lý Bằng, muốn làm mới lại bằng trọng dụng ông Triệu Tử Dương; giống như Mao về cuối đời đã trọng dụng bản thân ông Đặng. Nhưng ông Giang và Lý đề phòng vô cùng kín kẽ, khi đó ông Đặng thì thân không quyền hành, đến chức Chủ tịch Quân ủy cũng không phải; thêm nữa sau khi ông đi tuần phía nam trở về Bắc Kinh thì bất ngờ cảm thấy cơ thể khó chịu, sức khỏe suy kiệt, dù muốn can dự vào cục diện chính trị cũng lực bất tòng tâm.
Tinh Vệ biên dịch
Xem thêm:

Người Do Thái phải sống lang bạt suốt 2.000 năm: Vì đóng đinh Chúa lên cây thập tự

Vì sao người Do Thái vốn thống minh nhưng phải sống lang bạt suốt 2.000 năm?

Là dân tộc thông minh nhất và là cái nôi sản sinh ra nhiều danh nhân cho thế giới, tuy nhiên tộc người Do Thái phải sống lưu vong, lang bạt khắp nơi trong suốt hơn 2.000 năm. Vậy nguyên nhân nào cho sự bất hạnh này?

sống lang bạt, người do tahí, Bài chọn lọc, 2000 năm,
Người Do Thái phải ly biệt quê hương, sống lang bạt suốt 2.000 năm. (Ảnh: Internet)
Theo các tài liệu ghi chép lại, tộc người Do Thái đã có trên địa cầu với lịch sử 4.000 năm, người Do Thái cũng là người thông minh nhất thế giới. Nhưng mà, trong hơn 2.000 năm, người Do Thái phải ly biệt quê hương và phải sống lưu vong, lang bạt khắp mọi nơi trên thế giới. Mãi đến năm 1947, khi Thế chiến II chấm dứt, người Do Thái mới trở về đất nước của mình.
Một tộc người vốn thông minh như vậy, vì sao phải sống lưu vong, lang bạt suốt hơn 2.000 năm? Đây là một câu hỏi lớn. Và nhiều năm trôi qua, lịch sử đã trả lời tất cả, cuối cùng, người ta đã thấu tỏ nguyên nhân sâu xa của sự bất hạnh này. Nó liên quan đến việc Chúa Jesus sinh ra trong một gia đình Do Thái và bị hãm hại.
Khoảng 2.000 năm trước, tiếp sau Phật Thích Ca Mâu Ni, Lão Tử, Khổng Tử hạ thế độ nhân, ở Belem gần Jerusalem, Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa được sinh ra tại chuồng bò của một gia đình người Do Thái làm nghề thợ mộc. Theo Kinh Thánh, Jesus đã cùng các môn đồ đi khắp xứ Galilea để giảng dạy và chữa bệnh. Cung cách giảng dạy mang uy lực cùng với kỹ năng diễn thuyết điêu luyện, Jesus sử dụng các dụ ngôn để giảng dạy quan điểm về tình yêu thương nên đã thu hút rất nhiều người. Họ tụ họp thành đám đông và tìm đến bất cứ nơi nào Jesus có mặt.
Mặc dù Chúa Jesus đi khắp thế gian để truyền bá chân lý, đồng thời triển hiện rất nhiều thần tích, nhưng con người vốn trong mê nên vẫn có rất ít người tin tưởng. Mặc dù Ngài ở thế nhân để gánh chịu hết thảy tội lỗi cho chúng sinh, nhưng lại luôn phải đối diện với sự cười nhạo, ghen tị, phỉ báng… cuối cùng Ngài bị đóng đinh trên Thập tự giá.
Đối với tộc người Do Thái, xuất hiện một vị Thánh nhân có ảnh hưởng đến toàn hân loại như vậy, đây là một việc đáng vinh dự và tự hào. Vốn dĩ, họ sẽ có được phúc báo to lớn bởi sự ban ân này. Tuy nhiên, sự thật lại hoàn toàn ngược lại. Người Do Thái đã phản bội ân đức này của Thượng Đế, họ đã đem người cứu độ họ đóng đinh lên cây thập tự.
sống lang bạt, người do tahí, Bài chọn lọc, 2000 năm,
(Ảnh: Internet)
Ngày Chúa Jesus bị hãm hại, mặc dù người trực tiếp phạm tội là số ít, nhưng số người vô tri tham dự lại rất nhiều. Những người hả hê, những người qua đường thờ ơ lãnh đạm, cả hai đều được coi là đồng lõa với cái ác.
Con người bất kính đối với Thiên Chúa, hơn nữa còn đóng đinh Chúa trên cây thập tự, đây chính là tội lỗi vô cùng to lớn. Bởi vậy, trọng tội này phải trả giá bằng nỗi bất hạnh trong suốt hơn 2.000 của cả một tộc người.
Có người từng nói, lịch sử là một tấm gương phản chiếu. Vậy từ 2.000 năm lịch sử phản chiếu lên tấm gương này, chúng ta thấy được gì đây? Phải trái, thiện ác rõ ràng đang ở trước mặt để chúng ta lựa chọn.
Trong khi sự thật bị bóp méo, chính nghĩa bị giày xéo, người thiện lương bị bức hại, chúng ta lẽ nào vẫn lánh mặt làm ngơ? Bởi khi bàng quan thờ ơ, điều này có nghĩa là chúng ta đã vô tình trở thành đồng lõa, trợ giúp cho cái ác.
Dựa theo quy luật nhân quả, trên thế giới này bất luận ai làm điều gì, thì hậu quả đều là phải chính bản thân người đó gánh chịu, đó chính là Thiên lý.
Cái giá của sự thờ ơ quả thực cũng không kém phần tàn khốc, bởi thờ ơ chính là đang rời xa và vứt bỏ lòng tốt. Bài học của người Do Thái, hy vọng hôm nay sẽ giúp bạn soi lại mình qua tấm gương của lịch sử.
Bảo An, theo soundofhope.or

MỐI QUAN HỆ “BẰNG MẶT KHÔNG BẰNG LÒNG” GIỮA TRƯỜNG CHINH-LÊ DUẨN VÀ HỒ CHÍ MINH…( Phần 2)

Phạm Viết Đào.

Bài liên quan:

>


Cuộc cách mạng tháng 8 thành công là kết quả của sự tinh nhạy về chính trị của ông Hồ Chí Minh; Mùa xuân 1941 ông Hồ Chí Minh đã về nước từ ngả Cao Bằng sau 30 năm bôn ba hải ngoại.
Sự quay về Việt Nam thời điểm 1941 là kết quả của sự phán đoán đúng cục diện của lịch sử thế giới giai đoạn đó cũng như kết cục của cuối cùng của thế chiến thứ 2: Đức-Nhật sẽ thua trận và đồng minh sẽ thắng của ông Hồ Chí Minh…
Hiện nay theo một nguồn tin từ gia đình nhà văn Võ Khắc Nghiêm thì ông Hồ đã về nước trước năm 1940, ông đã được bà con Việt Kiều từ Thái Lan và Lào bố trí về khu vực miền tây Hà Tĩnh-Quảng Bình…Theo nhà văn Võ Khắc Nghiêm: bố ông có tham gia tạo giấy tờ hợp pháp để đón ông Hồ về nước.
Nhà văn Võ Khắc Nghiêm là người có họ hàng với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, theo nhà văn Võ Khắc Nghiêm thì Tướng Giáp có biết chuyện này, nhưng không biết vì lý đo gì mà ông Giáp không công bố tư liệu quan trọng này…
Có thể vì lý do: sau năm 1954, bố nhà văn Võ Khắc Nghiêm đã di cư vào nam và được Tổng thống Ngô Đình Diệm giao cho làm tỉnh trưởng một tỉnh ở cao nguyên…Qua chi tiết này có thể phán đoán: trước năm 1940, ông Hồ Chí Minh đã về vùng Hà Tĩnh, Quảng Bình để chuẩn bị thành lập chiến khu, sử dụng thành lũy lòng dân, sức người miền trung để chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền…
Nhưng sau đó ông Hồ Chí Minh đã thay đổi ý định thành lập chiến khu tại các tỉnh miền trung, là vùng đất các thời Lý-Trần-Lê-Tây Sơn đều coi là đất thang mộc, là nơi sinh ra những chiến binh quả cảm đi đầu trong các cuộc chiến giữ nước và giành lại đất nước.
Thế nhưng mùa xuân năm 1941, ông Hồ Chí Minh từ Thái Lan đã vòng qua ngả Trung Quốc để về Cao Bằng, điểm dừng chân và trú ngụ đầu tiên đó là hang Cốc Bó, Cao Bằng. Rất có thể đây là một sự lựa chọn của một người am hiểu dịch số và thời tiết chính trị…Điểm để ông Hồ Chí Minh đặt chân đầu tiên đó là: khu vực Cột mốc 108 ở  xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
Thay việc dựa vào nhân dân miền trung để mưu cầu đại nghiệp, ông Hồ Chí Minh quyết định xây dựng chiến khu tại khu vực Việt Bắc chắc là để tìm cách liên kết với Đảng Cộng sản Trung Quốc, tìm sự ủng hộ chi viện của khối đồng minh xã hội chủ nghĩa để kháng Pháp…
Cột mốc 108 ở Trường Hà, Hà Quảng, Cao Bằng...

Trong truyện Thủy Hử có nói đến cuộc nổi dậy của 108 “anh hùng” Lương Sơn Bạc; Bảng Tuần hoan Mendelev lúc mới tìm ra chỉ có 64 nguyên tố, hiện nay các nhà hóa học đã phát hiện ra 108 nguyên tố hóa học có trong tự nhiên; Tử Vi đẩu số hiện dựa vào 108 các vì sao để xác định số phận của một đời người; Trận Buôn Ma Thuột, nơi nổ ra trận đánh mở màn năm 1975 nằm trên kinh độ 108.0500° E…
Như vậy, con số 108 qua một vài liệt kê trên cho thấy là một con số thiêng; ông Hồ Chí Minh không ngẫu nhiên đã lựa chọn Cột mốc 108, làm điểm mốc chuẩn bị phát động một cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền vào tháng 8/1945.
Trong một thiên hồi ký, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho biết, từ năm 1941-1942 ông Hồ Chí Minh tiên đoán: Năm 1945, cách mạng sẽ thành công?
Một điều trớ trêu của lịch sử, sau khi về Cao Bằng mùa xuân 1941, cuối năm đó ông quay trở lại Trung Quốc, tìm cách liên hệ với phái bộ Mỹ thời điểm đó đóng tại Côn Minh. Trên đường đi, ông Hồ Chí Minh đã bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam mất 1 năm ?
Đây là một dấu hỏi chưa có lời giải: Vì sao Tưởng Giới Thạch bắt giam ông Hồ Chí Minh và ai đã tiết lộ lộ trình của ông Hồ Chí Minh để ông bị Tưởng Giới Thạch bắt ?
Câu trả lời: Chỉ có thể do các nhà lãnh đạo phía Đảng Cộng sản Trung Quốc muốn dùng bàn tay của Quốc dân đảng để thủ tiêu ông Hồ ? Bởi vì: cả Stalin và Mao Trạch Đông đều nhận thấy Hồ Chí Minh là một đối thủ chính trị ghê gớm; một nhà hoạt động chính trị có khả năng lớn và không dễ bị kiểm soát.
Chính vì thế sao một thời gian bị vô hiệu, bị lưu đày ở Xiberi , giai đoạn 1934-1938, ông Hồ Chí Minh đã tìm cách thoát ra khỏi Liên Xô để vào chiến khu đỏ Diên An…Nhưng Chỉ được một thời gian ngắn, ông Hồ Chí Minh tìm cách chạy về Thái Lan, dựa vào bà con đồng hương Nghệ Tĩnh lang bạt sang Thái sau cuộc khởi nghìa Hương Khê do Phan Đình Phùng lãnh đạo thất bại để chờ thời cơ…
Chắc chắn, khi quay trở lại Trung Quốc, tìm cách bắt liên lạc với phải bộ Mỹ ở Côn Minh năm 1941, ông Hồ Chí Minh phải dựa vào những đường giây cũ được thiết lập từ thời thanh niên cách mạng đồng chí hội; Đường giây này nằm trong sự chi phối và kiểm soát của Đảng CS Trung Quốc…
Ông Hồ Chí Minh bị Quốc dân Đảng bắt chỉ có thể là do sự phản thùng của lãnh đạo Đảng CS Trung Quốc; Đảng CS Trung Quốc không muốn Hồ Chí Minh trở thành lãnh tụ của cách mạng Việt Nam. Âm mưu này của Đảng CS Trung Quốc tìm cách hãm hại ông Hồ Chí Minh đã thất bại do nhờ sự can thiệp của phái bộ Mỹ nên Tưởng Giới Thạch đã thả ông Hồ năm 1942…
Sau khi về nước, ngày 13-15/8/1945, Mặt trận Việt Minh đã tổ chức Quốc dân đại hộ Tân Trào tại Đình Hồng Thái, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang…
Bức tranh vẽ lại những người tham gia Quốc dân đại hội Tân Trào 8/1945; phía sau ông Hồ Chí minh vẽ 2 người có gương mặt giống ông Nguyễn Lương Bằng và ông Trường Chinh...
 2 người thân cận nhất của ông Hồ Chí Minh thời điểm đó phải là ông Nguyễn Lương Bằng và ông Trần Huy Liệu-Phó chủ tịch...

Nội dung của Quốc dân đại hội Tân trào gồm có:
“1. Giành lấy chính quyền, xây dựng một nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trên nền tảng hoàn toàn độc lập;
2. Võ trang nhân dân. Phát triển Quân giải phóng Việt Nam;
3. Tịch thu tài sản của giặc nước và của Việt gian, tuỳ từng trường hợp sung công làm của quốc gia hay chia cho dân nghèo;
4. Bỏ các thứ thuế do Pháp, Nhật đặt ra; đặt một thứ thuế công bằng và nhẹ;
5. Ban bố những quyền của dân cho dân: Nhân quyền. Tài quyền (quyền sở hữu); Dân quyền: Quyền phổ thông đầu phiếu, quyền tự do dân chủ (tự do tín ngưỡng, tự do tư tưởng, ngôn luận, hội họp, đi lại), dân tộc bình quyền, nam nữ bình quyền;
6. Chia lại ruộng công cho công bằng, giảm địa tô, giảm lợi tức, hoãn nợ, cứu tế nạn dân;
7. Ban bố Luật lao động: ngày làm 8 giờ, định lương tối thiểu, đặt xã hội bảo hiểm;
8. Xây dựng nền kinh tế quốc dân, phát triển nông nghiệp. Mở mang Quốc gia ngân hàng;
9. Xây dựng nền quốc dân giáo dục; chống nạn mù chữ, phổ thông và cưỡng bách giáo dục đến bậc sơ cấp. Kiến thiết nền văn hoá mới;
10. Thân thiện và giao hảo với các nước Đồng minh và các nước nhược tiểu dân tộc để giành lấy sự đồng tình và sức ủng hộ của họ…”
Đại hội đã quyết định thành lập Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam do đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, đồng chí Trần Huy Liệu làm Phó Chủ tịch và các Ủy viên là các đồng chí: Nguyễn Lương Bằng, Đặng Xuân Khu, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Dương Đức Hiền, Chu Văn Tấn, Nguyễn Văn Xuân, Cù Huy Cận, Nguyễn Đình Thi, Lê Văn Hiến, Nguyễn Chí Thanh, Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Hữu Đang.
Thường trực của Ủy ban gồm 5 người: Hồ Chí Minh, Trần Huy Liệu, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Lương Bằng, Dương Đức Hiền…”
Một điểm đáng lưu ý, một trong những nội dung cốt lõi của Quốc dân đại hội Tân Trào đó là nội dung thứ 5:” …
Những nội dung này dáng tiếc đã không được thực thi hoặc bì lờ đi, không được thể chế, hoặc bị hạn chế trong Hiến pháp và các bộ luật có liên quan ví như vấn đề “Ban bố những quyền của dân cho dân: Nhân quyền. Tài quyền (quyền sở hữu); Dân quyền: Quyền phổ thông đầu phiếu, quyền tự do dân chủ (tự do tín ngưỡng, tự do tư tưởng, ngôn luận, hội họp, đi lại), dân tộc bình quyền, nam nữ bình quyền…”

(http://quochoi.vn/70qhvn/lichsuQHVN/Pages/quoc-dan-dai-hoi-tan-trao.aspx?itemID=30508)
Oái oăm thay, một trong 60 người tham gia đại hội lập quốc này là ông Nguyễn Hữu Đang; sau khi chính quyền đã về tay cộng sản, Nguyễn Hữu Đang đã phải chịu cảnh tù tội hàng chục năm trời khiến cho thân tàn ma dại với một thứ tội danh rất mơ hồ…
Hệ lụy, liên quan tới Nguyễn Hữu Đang là nhà văn Nguyễn Thành Phong-Tổng biên tập báo Dân sinh; về  danh chính Nguyễn Thành Phong mất chức do can tội đánh bạc. Trong khi đó nhiều người cho rằng Nguyễn Thành Phong mất chức TBT do tội đánh phỏm-đây chỉ là cớ do công an CS tạo ra; tội chính của TBT Nguyễn Thành Phong: đã qua mặt tuyên giáo, đăng loại bài chiêu tuyết cho Nguyễn Hữu Đang…
Như vậy, vào thời điểm lịch sử chuẩn bị sang trang, mặc dù tại Quốc dân Đại hội Tân Trào, Trường Chinh, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương thời điểm đó đã đọc bản báo cáo, trong đó nhấn mạnh hai vấn đề lớn: Tổng khởi nghĩa và bầu Ủy ban dân tộc giải phóng. Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương lãnh đạo quần chúng nhân dân nổi dậy tước vũ khí của Nhật trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương, giành lấy chính quyền, đứng địa vị cầm quyền mà tiếp đón quân Đồng minh vào giải giáp quân Nhật trên đất Đông Dương. Thế nhưng vai trò của Trường Chinh trong bộ máy của Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam lại mờ nhạt…
Trường Chinh trong danh sách ghi là Đặng Xuân Khu, chỉ là một ủy viên thường, xếp sau Trần Huy Liệu, Nguyễn Lương Bằng; Trường Chinh không có tên trong 5 ủy viên thường trực…

( Còn nữa…)

10 km bờ biển ngổn ngang vỏ chai nhãn Trung Quốc

10 km bờ biển ngổn ngang vỏ chai nhãn Trung Quốc
(PLO)- Những ngày qua, dọc bãi biển Núi Thành (Quảng Nam) xuất hiện nhiều mảng nhựa đường và cả ngàn vỏ chai có in nhãn mác Trung Quốc.
Theo ghi nhận vào chiều 11-2, gần chục cây số dọc bãi biển từ xã Tam Quang đến xã Tam Nghĩa (huyện Núi Thành) xuất hiện rất nhiều những mảng nhựa đường (dầu hắc ín) từ phía bãi tắm vào bên trong bờ gần 200 m. Cùng với đó là cả ngàn vỏ chai, bao bì, bao thuốc lá có nhãn mác bằng chữ nước ngoài cũng bị sóng đánh tấp vào bờ gây ô nhiễm.
Tại khu vực biển Rạng (xã Tam Quang), dọc bãi tắm là ngổn ngang những chai lọ nước uống, bao thuốc lá, vỏ bình nhôm, thùng xốp có nhãn ghi bằng chữ nước ngoài. Theo người dân cho hay những vật này bị sóng cuốn vào từ dịp trước Tết đến nay và vẫn đang tiếp diễn. Bên cạnh đó, nhiều ngư cụ hư hỏng và chai lọ thủy tinh và dày dép cũng bị sóng đánh dập vào bờ.
10 km bờ biển ngổn ngang vỏ chai nhãn Trung Quốc - ảnh 1
Vỏ lon có chữ Trung Quốc tấp vào bờ biển
Trao đổi vụ việc, ông Trương Văn Trung, Phó Chủ tịch huyện Núi Thành, cho biết sau khi tiếp nhận thông tin về lượng rác trên tấp vào bãi biển, lãnh đạo huyện đã đến hiện trường ghi nhận sự việc để trình báo lên cơ quan cấp trên. Đồng thời sẽ phối hợp với đơn vị môi trường đô thị tiến hành thu gom xử lý số nhựa đường cũng như bao bì, vỏ chai nói trên.
10 km bờ biển ngổn ngang vỏ chai nhãn Trung Quốc - ảnh 2
Nhựa đường tấp vào bờ biển Quảng Nam những ngày gần đây
Chiều 11-2, ông Nguyễn Viễn, Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam, cho hay trước đó khi nhận được thông tin về vụ việc trên, Sở  đã phối hợp với các ngành chức năng liên quan để thực địa. Tại thời điểm khảo sát, xuất hiện dầu mỡ vón cục trên bãi biển khu vực biển Rạng từ quán Cây Bàng, xã Tam Quang đến khu Resort Chu Lai, xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành.
Dầu vón cục có màu nâu đen, kích thước khoảng 0,5-10 cm, xuất hiện rải rác dọc theo bờ biển, chiều dài đoạn bờ biển bị ô nhiễm khoảng 7 km, dầu vón cục còn bám trên rác như bao nylon, chai lọ… ngoài ra còn lẫn trong cát sau khi thủy triều rút, trôi dạt dọc theo bờ biển. Tại khu vực bờ biển khảo sát có nhiều ngư cụ bị hư hỏng, dây neo, rác thủy tinh vỡ từ các chai lọ, hộp đồ uống, thức ăn nhanh. Đa số các loại chai lọ, bao bì, hộp đồ uống có nhãn hiệu xuất xứ từ Hong Kong, Trung Quốc.
10 km bờ biển ngổn ngang vỏ chai nhãn Trung Quốc - ảnh 3
Có những mảng dầu đóng cục có kích thước khá lớn
Liên quan đến sự việc nói trên, ông Huỳnh Khánh Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, đã có văn bản chỉ đạo giao cho UBND huyện Núi Thành tổ chức huy động các lực lượng tại địa phương khẩn trương triển khai ra quân thu gom dầu vón cục trôi dạt vào bờ biển đoạn từ quán Cây Bàng, xã Tam Quang đến khu Resort Chu Lai, xã Tam Nghĩa (huyện Núi Thành) tránh để nắng nóng làm dầu tan chảy thấm vào lòng đất.
“Lực lượng thu gom phải được trang bị dụng cụ bảo hộ lao động, thu gom đưa vào túi chứa chất thải nguy hại (riêng vón dầu có kích thước nhỏ phải dùng sàng để tách khỏi cát) và tập kết ở khu vực quy định. Sau đó ký hợp đồng và bàn giao cho Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị tỉnh Quảng Nam vận chuyển đi xử lý. Sau đó báo cáo về UBND tỉnh thông qua Sở TN&MT” công văn chỉ đạo của phó chủ tịch tỉnh Quảng Nam nêu rõ.
Một số hình ảnh báo Pháp Luật TP.HCM ghi lại được
10 km bờ biển ngổn ngang vỏ chai nhãn Trung Quốc - ảnh 4
10 km bờ biển ngổn ngang vỏ chai nhãn Trung Quốc - ảnh 5
10 km bờ biển ngổn ngang vỏ chai nhãn Trung Quốc - ảnh 6

10 km bờ biển ngổn ngang vỏ chai nhãn Trung Quốc - ảnh 7
Vỏ chai, bao bì có nhãn mác chữ Trung Quốc, Hong Kong bị sóng tấp vào bờ biển ở Núi Thành.
10 km bờ biển ngổn ngang vỏ chai nhãn Trung Quốc - ảnh 8
Nhiều ngư cụ hư hỏng dạt vào bờ biển Quảng Nam
10 km bờ biển ngổn ngang vỏ chai nhãn Trung Quốc - ảnh 9
Thùng xốp có chữ Trung Quốc
10 km bờ biển ngổn ngang vỏ chai nhãn Trung Quốc - ảnh 10
Dầu vón cục rải khắp gần 7 km bờ biển Quảng Nam
10 km bờ biển ngổn ngang vỏ chai nhãn Trung Quốc - ảnh 11
Bao bì nhãn mác Trung Quốc và dầu vón cục xuất hiện đã nhiều ngày ở bờ biển Quảng Nam





HUY TRƯỜNG-VĂN LUẬN