Thứ Tư, 15 tháng 2, 2017

Báo và TV Nghệ An: Một số giáo dân ở Quỳnh Lưu bị kích động tụ tập gây mất an ninh trật tự; Nguyễn Đình Thục với những chiêu trò khiếu kiện đông người; GĐCA Nghệ An và LM Nguyễn Đình Thục bị ném trọng thương...

10:45, 14/02/2017 (GMT+7)


Trong hình ảnh có thể có: 5 người, mọi người đang đứng và ngoài trời
(Baonghean.vn) - Khi người dân đang tất bật chuẩn bị cho những chuyến biển đầu năm và sản xuất vụ Xuân thì linh mục Nguyễn Đình Thục - quản xứ Song Ngọc, xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Lưu lại kích động giáo dân đi vào huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh để khiếu kiện Công ty Formosa đã gây ra sự cố môi trường tại biển Hà Tĩnh trong năm 2016.



Sáng ngày 14/2/2017, hàng trăm giáo dân đã nghe theo lời rao giảng của linh mục Nguyễn Đình Thục tụ tập tại giáo xứ Song Ngọc, nhưng lại bị đối xử theo kiểu “đem con bỏ chợ”. Ai có phương tiện gì thì dùng phương tiện nấy, ai không có phương tiện thì đi bộ, kéo về phía Quốc lộ 1A để tìm cách đi vào Hà Tĩnh, gây mất an toàn giao thông, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.


Một số hình ảnh gây mất trật tự an toàn giao thông của một số giáo dân bị kích động ké0 nhau đi khởi kiện diễn ra vào sáng 14/2/2017 trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu  -Ảnh: V.H
Hình ảnh gây mất trật tự an toàn giao thông của một số giáo dân bị kích động kéo nhau đi khởi kiện, diễn ra vào sáng 14/2/2017 trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu  - Ảnh: V.H
Trước đó, vào tháng 9/2016, một số giáo dân thuộc giáo xứ Phú Yên, xã An Hòa; giáo xứ Mành Sơn, xã Tiến Thủy; giáo xứ Song Ngọc, xã Quỳnh Ngọc… vào Tòa án nhân dân huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh để gửi đơn kiện Công ty Formosa, nhưng Tòa án nhân dân thị xã Kỳ Anh đã trả đơn kiện vì đơn và các tài liệu của người dân khởi kiện không đưa ra được tài liệu, chứng cứ chứng minh về những thiệt hại.
Trong khi đó, hiện nay việc đánh bắt hải sản của các ngư dân các tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng trực tiếp về sự cố môi trường như Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế đã có nhiều khởi sắc.
Là địa phương có vùng biển nằm ngoài vùng bị ô nhiễm do sự cố môi trường do Fomosa gây ra tại Hà Tĩnh, ngư dân Nghệ An đã có những chuyến đi biển thắng lợi từ giữa năm 2016. Ở Quỳnh Lưu, với trên 1.279 phương tiện tàu thuyền, trong đó có 695 chiếc đánh bắt xa bờ trên 90CV, trong năm 2016 đã đóng mới, mua mới thêm 45 tàu có công suất trên 400CV (đóng mới theo Nghị định 67 là 25 tàu, tàu vỏ thép 4 tàu).

Một mẻ cá đầy ắp khoang thuyền của ngư dân Quỳnh Lưu.
Một mẻ cá đầy ắp khoang thuyền của ngư dân Quỳnh Lưu.
Nhờ đóng mới và nâng cấp tàu thuyền, khai thác có hiệu quả nên sản lượng đánh bắt năm 2016 của toàn huyện đạt 69.383 tấn/ kế hoạch 60.000 tấn, tăng 19,7% so với năm 2015. Trong đó, sản lượng khai thác 59.234 tấn, tăng 18,46% so với năm 2015.
Trong những ngày đầu năm 2017, ngư dân Quỳnh Lưu, Hoàng Mai luôn có những vụ trúng đậm cá cơm, cá trích, cá hố. Ngư dân Nguyễn Văn Hà - chủ tàu mang tên 67/CP tại bến cá Tiến Thủy phấn khởi cho biết: Sau 8 ngày đêm xa khơi, tàu của anh đánh bắt được khoảng 21 tấn cá cơm. Với giá bán 10.000 đồng/kg, tổng thu nhập được 210 triệu đồng, trừ mọi chi phí còn lãi khoảng 100 triệu đồng.
Chủ tịch UBND TX Hoàng Mai - ông Nguyễn Hữu Tuy cho biết: “Ngư dân Hoàng Mai gần như không bị ảnh hưởng trong việc ra khơi bám biển cũng như tiêu thụ sản phẩm. Đó là một tín hiệu đáng mừng đối với ngư dân cũng như thu hút khách du lịch biển Quỳnh”.

Ngư dân Quỳnh Lưu kiểm tra ngư lưới cụ và thuyền máy trước khi ra khơi đầu năm mới.
Ngư dân Quỳnh Lưu kiểm tra ngư lưới cụ và thuyền máy trước khi ra khơi đầu năm mới.
Đầu Xuân 2017, xã Tiến Thủy, huyện Quỳnh Lưu đã tổ chức hạ thủy thêm 3 tàu cá công suất lớn đóng theo Nghị định 67 với tổng trị giá trên 30 tỷ đồng.
Với niềm vui khai thác đạt sản lượng cao từ năm 2016 và sự hỗ trợ của các ban, ngành, địa phương là động lực để ngư dân vùng biển ra khơi thắng lợi ngay từ những chuyến biển đầu năm.
Trong khi các cấp chính quyền đang nỗ lực hỗ trợ người dân ra khơi, sản xuất vụ Xuân thì linh mục Nguyễn Đình Thục lại lấy cớ từ một sự việc đang diễn ra ở địa phương khác để xúi bẩy, kích động một số giáo dân nhẹ dạ, cả tin đi khởi kiện một cách vô lý, gây mất an ninh trật tự trên địa bàn.

Trong hình ảnh có thể có: 4 người, mọi người đang ngồi
Nghệ An là tỉnh có bờ biển trải dài qua 5 huyện, thị gồm: Thị xã Hoàng Mai, huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, thị xã Cửa Lò.
Theo số liệu của Chi cục khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Nghệ An, toàn tỉnh hiện có hơn 4.000 tàu, thuyền đánh bắt thủy, hải sản với hơn 19.000 lao động trên biển. Trong đó, hơn 1.300 tàu, thuyền công suất trên 90CV đánh bắt xa bờ.
Nhóm phóng viên

Nguyễn Đình Thục với những chiêu trò khiếu kiện đông người

Thứ Ba, 14/02/2017, 17:44 [GMT+7]
.
Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người và mọi người đang ngồi



Nấp sau chiêu bài đòi hỏi quyền lợi và công lý cho người dân, Nguyễn Đình Thục từ khi còn là Linh mục quản xứ Đồng Lam (huyện Anh Sơn) và hiện nay là linh mục quản xứ Song Ngọc, xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Lưu luôn gây ra những hoạt động cực đoan, trực tiếp xúi dục, kích động giáo dân có những hành vi vi phạm pháp luật, đẩy một số giáo dân vào vòng lao lý. Đằng sau những lời rao giảng tại nhà thờ và trên một số trang mạng xã hội của Nguyễn Đình Thục là cả một âm mưu đen tối.
Nghe lời Nguyễn Đình Thục - Quản xứ Song Ngọc, từ sáng nay 14-2-2017, khoảng 300 giáo dân thuộc giáo xứ này và một số giáo xứ lân cận đã đi vào huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh để khiếu kiện Công ty Formosa liên quan đến việc đòi bồi thường cho ngư dân do sự cố môi trường biển xẩy ra trong năm 2016.
Nguyễn Đình Thục cầm loa
Nguyễn Đình Thục trực tiếp cầm loa kêu gọi đoàn người tham gia khiếu kiện
Trực tiếp cầm loa dẫn đầu đoàn người, Nguyễn Đình Thục kêu gọi: Ai có phương tiện gì thì dùng phương tiện nấy, ai không có phương tiện thì đi bộ, kéo về phía Quốc lộ 1A để tìm cách đi vào Hà Tĩnh. Trên một số trang mạng xã hồi, nhiều người còn chứng kiến Thục nhận tiền "ủng hộ" của một số thanh niên quá khích.
Nguyễn Đình Thục ngăn cản phóng viên quay phim
Nguyễn Đình Thục ngăn cản phóng viên quay phim
Khi bắt gặp ống kính của phóng viên, Nguyễn Đình Thục ngăn cản: Anh đừng quay, không được quay người dân. Muốn quay, anh phải xin phép. 
Nguyễn Đình Thục (Ảnh trên: mặc áo đen, ngồi sau cầm loa
Nguyễn Đình Thục (mặc áo đen, ngồi sau cầm loa)
Nguyễn Đình Thục dẫn đầu đoàn người
Nguyễn Đình Thục (mặc áo đen, đang nghe điện thoại) dẫn đầu đoàn người khiếu kiện
 Không chỉ gây mất an toàn giao thông, đoàn người do Nguyễn Đình Thục cầm đầu, vận động còn gây ra tình trạng lộn xộn,  ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn và khiến không ít người dân bức xúc khi chứng kiến cảnh tượng này. Ông Ngô Minh Tuấn – Thị trấn Cầu Giát, huyện Quỳnh Lưu nói: Người ta đã biết sai lầm, đã biết đền bù một số tiền cho người dân và người ta sẽ khắc phục những cái mất mát thì nếu bây giờ mình còn tổ chức đi biểu tình là không được.
Bà Vũ Thị Loan – xã Quỳnh Hồng, huyện Quỳnh Lưu cũng cho rằng: Nếu họ đền bù minh bạch, không thải chất độc ra nữa thì mình thôi, mình không nên làm như thế này. Mà làm như thế này cũng ảnh hưởng giao thông cũng không được.
Nguyễn Đình Thục (mặc áo đen, cầm loa, tay giơ tờ tiền) nhận
Nguyễn Đình Thục (mặc áo đen, cầm loa) nhận "ủng hộ" của một số thanh niên quá khích cho đoàn người đi khiếu kiện (Ảnh chụp qua mạng xã hội)
Trước khi về quản xứ Song Ngọc (xã Quỳnh Ngọc, Quỳnh Lưu), Nguyễn Đình Thục là linh mục quản xứ Đồng Lam (ở xã Hùng Sơn, huyện Anh Sơn). Linh mục Nguyễn Đình Thục chính là người đứng sau vụ việc tổ chức truyền đạo, giam giữ, đánh đập người trái pháp luật xảy ra tại thôn  xã Yên Khê, huyện Con Cuông ngày 01/7/2012. Vụ việc này, đã bị các lực lượng chức năng của Tỉnh xử lý nghiêm minh theo pháp luật. 
Hình ảnh Nguyễn Đình Thục (hàng trên) trong buổi cầu nguyện Cầu nguyện cho chế độ cộng sản mau mất đi (Hình tư liệu được quay qua điện thoại)
Hình ảnh Nguyễn Đình Thục (hàng trên) trong một buổi cầu nguyện Cầu nguyện có nội dung xấu (Hình tư liệu)
Nguyễn Đình Thục từng cầu nguyện: Chúng ta tiếp tục cầu nguyện cho anh em và cho nhau. Cầu nguyện cho chế độ cộng sản mau mất đi. Liệu những người dân vốn thật thà, chất phác có còn tiếp tục nghe lời xúi dục của vị linh mục cực đoan, phản động này nếu như biết được những âm mưu đen tối, những lời cầu nguyện đả kích chế độ và chính quyền của ông ta?
Thời điểm này, các cấp chính quyền huyện Quỳnh Lưu đang nỗ lực hỗ trợ người dân ra khơi, sản xuất vụ Xuân thì linh mục Nguyễn Đình Thục lại lấy cớ từ một sự việc đã diễn ra ở địa phương khác để xúi bẩy, kích động một số người dân nhẹ dạ, cả tin đi khởi kiện, gây mất an ninh trật tự trên địa bàn là điều khiến nhiều người bất bình và cần phải được pháp luật xử lý nghiêm minh. Thiết nghĩ, nếu Nguyễn Đình Thục có một chút mảy may suy nghĩ cho dân tình thì đã không làm như vậy. Ông là linh mục chẳng những không làm tròn trách nhiệm chăn dắt, mang những điều tốt đẹp, những điều hay lẽ phải mà chúa đã răn tới con chiên, không hướng cho bà con làm tròn bổn phận của một giáo dân kính chúa yêu nước mà còn khiến con chiên bỏ bê lao động, tụ tập tham gia kiện tụng... Sự thật vì mục đích gì thì chỉ Nguyễn Đình Thục là người hiểu rõ hơn ai hết. Và âm mưu đen tối đó của Nguyễn Đình Thục đã và đang dần bị vạch trần bởi những hành động quá khích của chính ông những ngày qua.
Hàng trăm giáo dân thuộc giáo xứ Song Ngọc (Quỳnh Lưu) và một số giáo xứ lân cận thông qua sự kích động của linh mục quản xứ tổ chức đi vào Thị xã Kỳ Anh để khiếu kiện
Hàng trăm giáo dân thuộc giáo xứ Song Ngọc (Quỳnh Lưu) và một số giáo xứ lân cận thông qua sự kích động của Nguyễn Đình Thục  tổ chức vào Thị xã Kỳ Anh để khiếu kiện vào sáng nay (14/2)
Xin được nói thêm, về những thiệt hại do sự cố môi trường biển các tỉnh miền Trung, thời gian qua Chính phủ, các bộ ban ngành trung ương và chính quyền các địa phương liên quan đã vào cuộc quyết liệt, nỗ lực bằng nhiều giải pháp để phục hồi môi trường biển, ổn định đời sống cho bà con các tỉnh bị ảnh hưởng.
Công tác khôi phục môi trường biển, đền bù, hỗ trợ ngư dân trong vùng thiệt hại đã và đang được triển khai rất tích cực và hiệu quả, hoạt động khai thác, chế biến hải sản cũng như du lịch các tỉnh ven biển miền Trung đã dần đi vào ổn đinh, chủ đầu tư là công ty Fomosa cũng đã có nhiều động thái để khắc phục sự cố và đền bù theo cam kết với chính phủ và người dân. Tất cả vẫn đang nỗ lực để vừa có một cuộc sống ổn định, an toàn cho người dân vừa đảm bảo một môi trường đầu tư lành mạnh, không ô nhiễm.
Đoàn người đi biểu tình kéo dài suốt tuyến Quốc lộ 1A đoạn đi qua Thị trấn Quỳnh Lưu.
Đoàn người đi biểu tình kéo dài gây cản trở giao thông suốt tuyến Quốc lộ 1A đoạn đi qua Thị trấn Quỳnh Lưu vào sáng nay (14/2)
Vậy không có lý do gì để một bộ phận người dân quá khích nghe theo sự xúi giục, lôi kéo của kẻ xấu đề vi phạm pháp luật, làm xáo trộn cuộc sống vốn đang binh yên, ảnh hưởng đến trật tự an ninh, chia rẽ mối đoàn kết lương giáo  và tiếp tay cho những âm mưu đen tối nhằm phá hoại sự ổn định của môi trường xã hội..
Hãy vì sự bình yên của mỗi gia đình, vì sự phát triển chung của quê hương, đất nước, mỗi người dân hãy tỉnh táo để không bị kẻ xấu lôi kéo mà vi phạm pháp luật.
(Nhóm PV Thời sự)

Thứ Ba, 14 tháng 2, 2017

Yonhap: Anh trai lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un bị ám sát ở sân bay Malaysia; Lời cuối của anh trai Kim Jong-un trước khi chết




Yonhap: Anh trai lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un bị ám sát ở sân bay Malaysia
Ông Kim Jong Nam (Ảnh: Getty Images)

Hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap đưa tin, người anh trai cùng cha khác mẹ với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un là ông Kim Jong Nam đã bị giết ở Malaysia.

Thông tin trên được Yonhap dẫn từ "một nguồn tin trong chính phủ Hàn Quốc" tiết lộ ngày hôm nay, 14/2, cho biết ông Kim Jong Nam, sinh năm 1971, bị sát hại hôm thứ Hai (13/2). Nhưng nguồn tin từ chối cung cấp thêm chi tiết.
Kênh truyền hình Chosun (Hàn Quốc) dẫn một số nguồn tin khác từ chính phủ nước này nói rằng người anh trai 46 tuổi của lãnh đạo Triều Tiên đã bị hai nữ sát thủ ám sát bằng "kim độc" tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur, Malaysia. Các hung thủ sau đó tẩu thoát bằng xe taxi.
Trong khi đó, cảnh sát Malaysia nói với hãng Reuters rằng "một người đàn ông Triều Tiên" đã chết trên đường từ sân bay Kuala Lumpur tới bệnh viện. Abdul Aziz Ali, cảnh sát trưởng quận Sepang, Kuala Lumpur cho hay danh tính người đàn ông chưa được xác thực.
Tờ Korea Herald cho biết, Bộ ngoại giao Hàn Quốc từ chối xác nhận các báo cáo về cái chết của ông Kim Jong Nam, nhưng cho biết họ đã chuyển vụ việc lên Hội đồng an ninh quốc gia nước này.
Ông Kim Jong Nam, con trai cả của cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Il, đã không còn sinh sống trong nước kể từ khi em trai Kim Jong Un của ông lên nắm quyền vào cuối năm 2011, đầu 2012.
theo Trí Thức Trẻ


Lời cuối của anh trai Kim Jong-un trước khi chết

Cảnh sát Malaysia cho biết trước khi chết, anh trai của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un nói với lễ tân sân bay có người túm lấy ông từ phía sau và hất chất lỏng vào mặt.


Cảnh sát Malaysia hôm nay xác nhận cái chết của ông Kim Jong-nam. Fadzil Ahmat, trưởng phòng điều tra hình sự bang Selangor, cho biết vụ việc xảy ra khoảng 9h sáng hôm 13/2, trong khi nạn nhân chuẩn bị lên chuyến bay lúc 10h ở sân bay Kuala Lumpur, Malaysia tới Macau, Trung Quốc.  
"Ông ấy nói với lễ tân tại sảnh khởi hành là có người tóm lấy mình từ phía sau và hất chất lỏng vào mặt", Star Online dẫn lời ông Ahmat. "Ông ấy xin lễ tân giúp đỡ và ngay lập tức được đưa tới phòng y tế của sân bay. Lúc này, ông ấy đau đầu dữ dội và như người sắp chết".
Tại phòng y tế, nạn nhân lên cơn co giật nhẹ.
"Ông ấy được đưa lên cáng và chết trên đường tới bệnh viện Putrajaya", ông Ahmat cho biết. Cảnh sát sẽ điều tra hành trình của ông Kim Jong-nam trong những ngày ở Malaysia và những người ông đã gặp gỡ. 
"Chúng tôi đã nhận được yêu cầu nhận thi thể của đại sứ quán Triều Tiên. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ khám nghiệm tử thi trước khi chuyển trả cho đại sứ quán", ông Ahmat nói.
loi-cuoi-cua-anh-trai-kim-jong-un-truoc-khi-chet
Kim Jong-nam, anh trai cùng cha khác mẹ với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: Star Online
Việc khám nghiệm tử thi sẽ được tiến hành hôm nay. Truyền thông đưa tin cảnh sát đang truy lùng ít nhất hai phụ nữ được cho là có liên quan tới vụ ám sát ông Kim Jong-nam. Kênh TV Chosun của Hàn Quốc đưa tin ông Kim bị hai điệp viên Triều Tiên ám sát bằng kim tẩm độc.
Kim Jong-nam, 45 tuổi, là anh trai cùng cha khác mẹ với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ông từng được cân nhắc để trở thành người kế vị chính thức nhưng đã đánh mất sự tin tưởng của cha, ông Kim Jong-il, vì bị bắt tại sân bay Nhật Bản khi dùng hộ chiếu giả để tới đây đi chơi công viên Disneyland năm 2001. Ông thường xuyên sống ở nước ngoài nhưng chủ yếu tại Macau, Trung Quốc.
Ông Kim Jong-nam từng nhiều lần tuyên bố không quan tâm đến việc trở thành lãnh đạo Triều Tiên.
"Cá nhân tôi phản đối việc thế hệ thứ ba tiếp tục lãnh đạo", ông nói với kênh Asahi TV của Nhật Bản năm 2010, trước khi em trai Kim Jong-un lên làm lãnh đạo. 
Hồng Hạnh


Ba giả thuyết nguyên nhân đột tử của anh trai Kim Jong-un

Các chuyên gia đưa ra nhiều giả thuyết về lý do anh trai nhà lãnh đạo Triều Tiên chết đột ngột tại sân bay Malaysia, từ bị thủ tiêu đến bệnh tim mạch. 


Kim Jong-nam, anh trai nhà cùng cha khác mẹ với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, bất ngờ qua đời ở sân bay quốc tế Kuala Lumpur, Malaysia hôm 13/2, làm dấy lên nhiều giả thuyết về nguyên nhân cái chết của ông.
Bị ám sát
Báo chí Malaysia dẫn lời quan chức cảnh sát cấp cao Fadzil Ahmat cho biết Kim Jong-nam gặp vấn đề về sức khỏe khi đang chuẩn bị lên chuyến bay lúc 10h từ Kuala Lumpur trở về Macau bằng hộ chiếu sử dụng tên giả. Người đàn ông 45 tuổi này bất ngờ đi đến quầy lễ tân và nói rằng ai đó đã xoa chất lạ lên mặt, khiến ông cảm thấy choáng váng. Nhân viên sân bay nhanh chóng đưa ông tới bệnh viên gần đó, nhưng Kim Jong-nam đã qua đời trên đường đi cấp cứu.
Trong khi cảnh sát Malaysia ghi nhận đây là một trường hợp "đột tử" và đang khám nghiệm tử thi để điều tra nguyên nhân, nhiều tờ báo của Hàn Quốc cho rằng Kim Jong-nam đã bị hai nữ điệp viên Triều Tiên ám sát tại sân bay bằng những vũ khí bí mật như kim tẩm thuốc độc hoặc xịt hơi độc vào mặt.
Kim Jong-nam là con trai cả của cố chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-il, từng được bổ nhiệm chức vụ cao trong Bộ Công an Triều Tiên cùng nhiều vị trí cấp cao khác. Tuy nhiên, sau khi bị thất sủng, Kim Jong-nam không còn nắm giữ các vị trí lãnh đạo và gần như sống cả đời ở nước ngoài.
Giáo sư Koh Yu-hwan tại Đại học Dongguk ở Soeul, Hàn Quốc cho rằng Kim Jong-nam là người có quan hệ rất gần gũi với Jang Song-thaek, người quyền lực thứ hai Triều Tiên trước khi bị Kim Jong-un ra lệnh xử tử vào năm 2013.
Dù sống nhiều năm ở nước ngoài, Kim Jong-nam đôi khi vẫn được đồn đại là người có thể thay thế em trai Kim Jong-un, nhà lãnh đạo thế hệ ba của Triều Tiên, theo đúng truyền thống con trai cả được thừa hưởng quyền lực ở nước này.
"Đây có thể là một cuộc chiến huynh đệ tương tàn khốc liệt", tiến sĩ Leonid Petrov thuộc Đại học Quốc gia Australia, nhận định.
Tuy nhiên, Michael Madden, học giả tại Viện Mỹ - Hàn, Đại học Johns Hopkins, chỉ ra rằng Kim Jong-nam đã ra nước ngoài sinh sống trong một thời gian dài và không còn bất cứ ảnh hưởng lớn nào trong tầng lớp tinh hoa ở Triều Tiên để có thể cạnh tranh hay đe dọa đến quyền lực của Kim Jong-un. Người đàn ông này cũng không hề nắm được các tầng lớp kiểm soát trong chính quyền Triều Tiên và dường như cũng không hề hứng thú với chính trị.
Theo chuyên gia này, Kim Jong-nam có quan hệ gần gũi với nhiều quan chức cấp cao Trung Quốc và sống kiểu "lưu vong" ở Macau dưới một số hình thức bảo vệ của Trung Quốc. Một mệnh lệnh thủ tiêu ông Kim Jong-nam, nếu có và nếu xuất phát từ Bình Nhưỡng, chắc chắn sẽ khiến Bắc Kinh nổi giận.
Trong những tháng gần đây, Bình Nhưỡng đang nỗ lực củng cố quan hệ với Bắc Kinh, đồng minh lớn duy nhất của họ, thế nên họ không có bất cứ lợi ích địa chính trị nào khi mạo hiểm chọc giận Trung Quốc bằng một hành động bất cẩn như vậy, Madden nhận định.
ba-gia-thuyet-nguyen-nhan-dot-tu-cua-anh-trai-kim-jong-un
Ông Kim Jong-un và các tướng lĩnh quân đội Triều Tiên. Ảnh: KCNA
Aidan Foster-Carter, chuyên gia về vấn đề Triều Tiên của Anh, thì cho rằng có thể một số quan chức cấp thấp hơn trong chính quyền hoặc lực lượng an ninh Triều Tiên đã ám sát Kim Jong-nam để lấy lòng Kim Jong-un mà không hề được lệnh của ông này.
"Một cơ quan nào đó có khả năng đã thực hiện điều này dù không có lệnh từ nhà lãnh đạo, mục đích là nhằm gây ấn tượng với ông ta, nhất là với những người từng gặp rắc rối với Kim Jong-un và đang tìm cách chuộc lỗi. Khoảng một tháng trước đây, Kim Jong-un đã sa thải người đứng đầu cơ quan cảnh sát mật Triều Tiên và ra lệnh điều tra họ", Carter nói.
Bị xã hội đen sát hại
Tiến sĩ Petrov không loại trừ khả năng Kim Jong-nam bị sát hại vì những mâu thuẫn trong làm ăn với các tổ chức xã hội đen ở Đông Nam Á.
Theo BBC, sau khi bị thất sủng vào năm 2001, Kim Jong-nam rời khỏi Triều Tiên và thường xuyên sống tại các căn hộ của gia đình ở Macau hoặc Bắc Kinh, Trung Quốc. Ông được cho là phụ trách một số hoạt động tài chính có giá trị lên tới nhiều tỷ USD của gia tộc họ Kim ở nước ngoài.
Ông cũng thường xuyên xuất hiện tại các sòng bạc khắp châu Á, nổi tiếng với lối sống xa hoa hưởng thụ, khiến ông bị gán biệt danh "tay chơi tiệc tùng". Tiến sĩ Petrov cho rằng ông Kim Jong-nam có thể dính líu đến một số hoạt động buôn bán ngầm trong quá trình này. 
"Đó có thể là một nhóm tội phạm có tổ chức hoặc một băng mafia trong khu vực hay ở Macau. Kim Jong-nam thường tới Trung Quốc và Nga, nên sẽ có rất nhiều nghi phạm và động cơ gây án", Petrov nhận định.
Đau tim
Dù có nhiều lời đồn đoán về âm mưu đen tối đằng sau cái chết của Kim Jong-nam, nhiều chuyên gia chỉ ra rằng đây có thể chỉ là hậu quả của một cơn đau tim gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Nhiều thành viên trong gia tộc họ Kim có tiền sử mắc bệnh tim và đây nhiều khả năng liên quan đến di truyền. Cả ông nội và cha của nhà lãnh đạo Kim Jong-un đều qua đời vì bị đau tim, trong khi cô ruột của ông này cũng phải nhiều lần điều trị bệnh tim mạch ở Nga.
ba-gia-thuyet-nguyen-nhan-dot-tu-cua-anh-trai-kim-jong-un-1
Ông Kim Jong-nam. Ảnh: AFP
Bản thân nhà lãnh đạo Kim Jong-un cũng đã tăng cân nhanh chóng kể từ khi lên nắm quyền, khiến các bác sĩ Triều Tiên tỏ ra lo lắng cho sức khỏe của ông. Theo Korean Times, ông Kim vào năm 2012 đã cho mở cửa trở lại Viện Mansoomoogang, cơ quan nghiên cứu các loại thuốc chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho các nhà lãnh đạo Triều Tiên, với hơn 400 chuyên gia y tế giỏi nhất.
Theo các chuyên gia y tế, những người bị lên cơn đau tim nghiêm trọng thường có cảm giác đau ngực và hoa mắt, chóng mặt, khá trùng khớp với những biểu hiện mà ông Kim Jong-nam mô tả với nhân viên sân bay. Ông Kim Jong-nam cũng là người có các biểu hiện béo phì, thuộc diện những người có nguy cơ mắc bệnh tim khá cao.
Trí Dũng

Lịch sử đảo chiều: Mao Trạch Đông thắng 1 trận, Tưởng Giới Thạch thắng toàn cuộc

Lịch sử sẽ chứng minh – Tưởng Giới Thạch – vị Tổng tư lệnh từng bại trận đã tạo nên tác động vĩ đại đến Trung Quốc hiện đại, hơn là “vị cha già dân tộc” lừng lẫy Mao Trạch Đông.

Tưởng Giới Thạch, Mao Trạch Đông, Bài chọn lọc,
Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch. (Ảnh: Internet)
Trung Quốc nằm ở trung tâm địa khu chính trị, quyết định tình thế chiến tranh hoặc bình yên cho khu vực Đông Nam Á. Từ trước đến nay, người dân nước này hết sức ngợi ca Mao Trạch Đông, bởi cho rằng ông chính là người thống nhất Trung Quốc, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng hỗn loạn của chiến tranh và trở thành cường quốc thế giới.
Sau nhiều thập kỷ kinh tế phát triển với tốc độ chóng mặt, và chỉ mới bắt đầu có dấu hiệu giảm sút trong thời gian gần đây, người ta không thể không tính đó là kết quả từ nền tảng chính trị của Mao. Tuy nhiên, xét cho cùng, Mao Trạch Đông không phải là nhân vật quan trọng nhất của Trung Quốc thế kỷ 20. Mà chính là người đàn ông từng bại trận dưới tay Mao, và là người mà trong suốt cuộc nội chiến những năm 1940, đã bị các thế hệ nhà báo và giới trí thức phương Tây thường xuyên dè bỉu: Tưởng Giới Thạch.
Hình tượng của Mao bắt đầu suy giảm trên chính trường quốc tế sau sự sụp đổ của Bức tường Berlin năm 1990, rồi đến hàng loạt cái chết của những người cộng sản. Trong số những hệ tư tưởng thời kỳ hậu Chiến Tranh Lạnh, chủ nghĩa Mao giờ đây đã lộ rõ sự tàn ác kinh hoàng không kém gì chủ nghĩa phát-xít.
Đồng thời, nó đã đẩy hàng chục triệu người đối mặt với cái chết một cách bất đắc dĩ, bởi những chính sách mà chủ yếu là nạn đói do chiến dịch Đại Nhảy Vọt trong những năm cuối thập niên 1950 và đầu thập niên 1960. Có thể nói số người chết còn nhiều hơn những người bị giết bởi Adolf Hitler hoặc Joseph Stalin.
Tất nhiên, tại Trung Quốc, việc tôn kính Mao như một vĩ nhân vẫn kéo dài khá lâu, ngay cả sau khi hệ tư tưởng Mác-xít đã bị vứt bỏ. Tuy nhiên, giai đoạn này cũng sẽ kéo dài không lâu nữa. Bắc Kinh hiện tại không còn lựa chọn nào khác ngoài việc theo đuổi 1 chiến dịch cải cách kinh tế toàn diện, dần dần loại bỏ tàn dư của ách cai trị độc tài. Thậm chí, dân thường và tầng lớp trung lưu cũng vùng lên để thoát khỏi sự độc tài toàn trị này. Điều đó khiến người ta tưởng tượng đến một ngày không xa, chính sử sách Trung Quốc sẽ tìm Mao để luận công tội.
Trong khi đó, Tưởng Giới Thạch lại là nhân vật lịch sử cần được mổ xẻ và đánh giá lại dưới góc nhìn của tầng lớp tinh hoa phương Tây. Năm 2003, Jonathan Fenby, cựu biên tập viên của tờ Observer London, đã xuất bản cuốn tiểu sử xét lại “Tưởng Giới Thạch: Tổng tư lệnh Trung Quốc và Quốc gia bại trận”. Fenby phần nào không thừa nhận những hiểu biết được mặc định về Tưởng – trong đó cho rằng ông này là một nhà cai trị tham nhũng và vô dụng, người do dự chần chừ trong cuộc chiến chống Nhật, dẫu đã nhận được sự giúp đỡ đáng kể từ Hoa Kỳ trong Thế chiến II, và cuối cùng đã để mất Trung Quốc về tay Mao bởi sự kém cỏi của mình.
Sau đó, năm 2009, Jay Taylor, cựu viên chức phụ trách về Trung Quốc tại Bộ Ngoại giao Mỹ, người sau này là nghiên cứu sinh tại Trung tâm Fairbank, chuyên nghiên cứu Trung Quốc học tại Đại học Harvard, đã tiếp nối việc xét lại ráo riết vai trò lịch sử của Tưởng trong cuốn“Tổng tư lệnh Tưởng Giới Thạch và cuộc đấu tranh cho Trung Quốc hiện đại”, đã xóa bỏ rất nhiều định kiến về nhà sáng lập Đài Loan.
Cả hai tác giả đều quy trách nhiệm cho các phóng viên và quan chức Bộ Ngoại giao có mặt khắp Trung Quốc vào thời Thế chiến II, khi những người này đã tiếp nhận hình ảnh tiêu cực có phần phóng đại về Tưởng Giới Thạch. Nhân vật quan trọng trong câu chuyện này là tổng chỉ huy quân đội Mỹ tại Trung Quốc, Trung tướng Joseph W. Stilwell.
Stilwell, người đơn thuần là không ưa gì Tưởng, và chỉ coi Tưởng là kẻ tham nhũng, bất tài. Sau lưng ông gọi Tưởng là “Peanut” (kẻ nhãi nhép, thấp kém), và những lời chỉ trích này của ông đến tai các cánh phóng viên cùng các quan chức ngoại giao, từ đó họ bị Stilwell dẫn dắt rồi tạo nên cái nhìn phiến diện của Mỹ về Tưởng Giới Thạch.
Một yếu tố khác đằng sau hình ảnh tiêu cực của Tưởng là các bài báo đánh bóng tên tuổi của Mao và thân tín của ông. Theodore H. White của tờ Time đã viết trong cuốn hồi ký năm 1978 “Tìm về lịch sử: Chuyến phiêu lưu cá nhân” đã miêu tả “tình bạn nồng thắm” giữa Mao và vị Thủ tướng xuất chúng Chu Ân Lai, trong khi với Tưởng, ông đã viết “đạo đức cứng nhắc … phản bội như loài thú, tàn bạo như lãnh chúa và chẳng hề biết gì về yêu cầu của một nhà nước hiện đại”.
Nhưng theo các tài liệu trong nghiên cứu của Taylor, Tưởng Giới Thạch từ nhỏ đã thấm nhuần ý thức hệ Nho giáo, một thế giới quan nhấn mạnh trật tự chính trị, tôn trọng gia đình và hệ thống cấp bậc, ổn định. Đây là hệ thống tư tưởng hiện thân cho nhân cách của Tưởng, cuối cùng đã đạt được thành công xuyên suốt Đông Á và chính Trung Quốc, đảm bảo cho sự thịnh vượng của khu vực trong nhiều thập kỷ; ngay cả khi chủ nghĩa cộng sản của Mao và Chu được một số nhà báo phương Tây ca ngợi vào thời kì này, cũng bị thất sủng hoàn toàn.
Tưởng thường bị cáo buộc là lũng đoạn quyền lực, nhưng lựa chọn duy nhất vào thời đại mà ông đang sống, đó là phải trở thành nhà tư tưởng chuyên quyền, như Mao. Tưởng không theo đuổi sự hoàn hảo, nhưng ông cũng không phải là người cực kì tệ hại như những lời gièm pha của báo chí và Bộ Ngoại giao. Việc áp dụng chuẩn mực phương Tây để đánh giá thời đại hỗn độn vào đầu và giữa thế kỷ 20 tại Trung Quốc, đã làm cho Tưởng bị bài xích.
Dưới thời Tưởng vào những năm 1930, sức mạnh và quyền cai trị của chính quyền trung ương lớn hơn so với ở bất kỳ thời điểm nào tính  từ giữa thế kỷ 19. Như Fenby viết, quyền uy Quốc Dân Đảng của Tưởng chiếm lĩnh đất nước này, “là thời kỳ hiện đại hóa mà Trung Quốc chưa từng thấy trước đây … có một sự khai phóng về tư tưởng, văn học, nghệ thuật và điện ảnh”, thậm chí sự trấn áp được Quốc Dân Đảng sử dụng cũng mờ nhạt hơn so với những gì Cộng Sản thực hiện sau này.
Trong khi nhà báo Mỹ và các quan chức bị Stilwell dẫn dắt, đã tin rằng Tưởng muốn tránh cuộc chiến chống Nhật để trữ vũ khí cho việc chống cộng sản sau đó. Tuy nhiên, trong chiến dịch Miến Điện 1941-1942, quân đội của Tưởng đã thiệt mạng và bị thương 80.000 người. Kết thúc 14 năm chiến tranh với Nhật Bản, Trung Quốc có 3 triệu quân nhân thương vong, thì hết 90% trong số đó là quân của Tưởng. Trong khi đó, chính quân cộng sản của Mao mới là lực lượng thực thi chính sách mà Tưởng bị cáo buộc: đó là né tránh cuộc chiến với Nhật Bản để dồn sức chống lại Quốc Dân Đảng về sau này.
Khi Tưởng rút lui đến Đài Loan vào năm 1949, ông tổ chức lại đảng của mình và tập trung khai sáng chủ nghĩa độc tài mới: chế độ chuyên chính với sự cai trị bằng trách nhiệm và lòng tốt. Ông ban hành chương trình cải cách ruộng đất rộng rãi, nhấn mạnh việc giảm mạnh tô thuế ở nông thôn. Cải cách ruộng đất của Tưởng tương phản với việc tịch thu đất đai trong cuộc cách mạng của Mao, vốn đã dẫn đến hơn 1 triệu người chết trong đầu những năm 1950. Giai đoạn này thực sự đã chứng minh ranh giới lớn giữa học thuyết chủ nghĩa không tưởng của Mao và hệ tư tưởng Nho giáo của Tưởng: hiếm khi có khoảng khác biệt quá sâu rộng giữa một chính phủ chuyên chính này và một chính phủ chuyên chính khác.
Cuối cùng con đường của Đài Loan kể từ đó hướng tới sự thịnh vượng và dân chủ. Trong khi đó, Trung Quốc ngày nay ngày càng trở nên độc đoán (từng đợt từng đợt một) và ngày càng gia tăng tập trung hóa. Họ từ lâu đã bỏ đi cái ruột chủ nghĩa Mác – Lênin của Mao và chỉ giữ lại bộ áo để tồn tại. Nếu Trung Quốc tiếp tục theo hướng này, ngay cả khi thắt chặt quan hệ kinh tế và văn hóa gần gũi hơn với Đài Loan, Tưởng sẽ trở lại là một nhân vật lịch sử quan trọng hơn Mao.
Trong khi chính quyền ở Bắc Kinh sử dụng chủ nghĩa dân tộc – với sự tán thành của Mao – như một phương thức gia tăng tình trạng kinh tế hỗn loạn, thì một câu chuyện đáng quan tâm hơn là nền văn minh Trung Quốc chân chính lại đang được ủy thác cho vùng đất vốn không có danh phận chính thức, đất nước Đài Loan đang thực thi mô hình lao động ưu việt.
Lịch sử là một cuộc chiến về hệ tư tưởng. Nho giáo đã chiến thắng chủ nghĩa cộng sản. Chế độ dân chủ và chủ nghĩa độc tài khai sáng đã chiến thắng chủ nghĩa độc tài toàn trị. Và sự nhân văn của Tưởng, tuy không hoàn hảo nhưng trong tâm trí người Trung Quốc, nó sẽ chiến thắng sự tàn ác truyền kỳ của Mao.
Tân Dân, theo FP

Phát hiện thành phố cổ niên đại 200.000 năm tuổi chìm sâu dưới đáy biển Cuba

Một thành phố lớn, nằm sâu hơn 700m dưới mặt nước gần Cuba, đã được phát hiện bởi kỹ sư hàng hải Pauline Zalitzki, và chồng cô, Paul Weinzweig. Các nhà khoa học ước tính niên đại của nó lên đến 200.000 năm tuổi.

thành phố cổ, cuba, chìm dưới đáy biển,
Phát hiện thành phố cổ chìm dưới đáy biển Cuba. (Ảnh: Internet)
Sau khi phân tích mẫu vật lấy từ một khu đất ngập nước, các nhà khoa học đã rất ngạc nhiên. Theo Manuel Iturralde, một nhà địa chất biển, phải mất khoảng 50.000 năm để thành phố này chìm xuống đến mức xa như thế. Các nhà khoa học ước tính niên đại của nó là 200.000 năm tuổi.
Không có một nền văn minh nào từng được biết đến có khả năng xây dựng những công trình như vậy. Giờ đây, một câu hỏi lớn được đặt ra là, ai đã tạo nên khu phức hợp khổng lồ này. Có thể đó mà một nền văn minh cổ đại mà nhân loại chưa từng biết đến đã bị hủy diệt khi đại dương nhấn chìm.
Theo Pauline Zalitzki, thành phố được tìm thấy thuộc thời kỳ tiền sử ở vùng Caribê và Trung Mỹ, dân cư ở đây có thể thuộc một nền văn minh cổ đại tiên tiến, tương tự văn hóa Teotihuacan.
Giáo sư Tiến sĩ Hải dương học Robert Ballard có một ý kiến ​​khác. Ông cho rằng các cấu trúc này được tạo ra từ một nền văn minh ngoài Trái đất, “Nó quá sâu, tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu là do con người tạo ra. Bạn sẽ phải tự hỏi, làm thế nào nó có thể ở đây?”
thành phố cổ, cuba, chìm dưới đáy biển,
(Ảnh: Internet)
Một giả thuyết khác cho rằng đây chính là thành phố Atlantis huyền thoại mà Triết gia Hy Lạp cổ đại Plato đã nói đến. Theo Plato, Atlantis đã bị phá hủy bởi những trận động đất dữ dội và lũ lụt cách đây 10.000 năm.
Lục địa huyền thoại bị nhấn chìm, cho tới nay vẫn chưa có sự thống nhất của các nhà khoa học về sự tồn tại và biến mất của Atlantis. Nhiều nhà khoa học và truyền thuyết kể rằng Atlantis đã bị nhấn chìm dưới biển sâu.
Theo Wikipedia, thủ đô của Atlantis thực sự là một kỳ quan kiến trúc và công trình xây dựng kỳ vĩ bao gồm những bức tường thành và kênh đào hình tròn đồng tâm. Ở trung tâm thành phố là một quả đồi lớn, trên đỉnh đồi là nơi đặt đền thờ Poseidon – Vị thần biển cả.
Bên trong đền chính là bức tượng Thần biển bằng vàng đang cưỡi ngựa thần sáu cánh. Khoảng 9.000 năm trước thời của Plato, sau khi vương quốc Atlantis trở nên suy tàn, các vị thần quyết định phá huỷ lục địa này bằng một trận động đất khủng khiếp với những cơn sóng thần nhấn chìm toàn bộ những công trình và nền văn minh Atlantis xuống đáy biển.
Vùng đất bên dưới thành phố có thể đã bị chìm do thiên tai. Nhưng thật khó để tin rằng những công trình xây dựng lại có thể tồn tại sau một thảm họa tự nhiên như vậy.
Khi nhìn vào một bản đồ của vùng Caribe, rõ ràng thấy rằng vùng đất Caribê giống như một rào cản giữa Vịnh Mexico và vùng biển Caribê. Có thể rất nhiều năm về trước, những hòn đảo này không phải là đảo và vùng biển này cũng không phải là biển.
Liệu có khả năng vùng biển Caribê từng là một vùng lòng chảo khô cằn vào lúc con người tiền sử từng sinh sống?
Tổng hợp

SÔNG QUYỀN CÁ TIẾP TỤC CHẾT-CÁN BỘ MÔI TRƯỜNG NÊN NHẢY SÔNG QUYỀN TỰ VẪN

Sông Quyền cá chết - cán bộ cũng nên đi chết đi!

Trong những tuần cá, hiện tượng cá chết dọc theo bờ sông Quyền, phường Kỳ Thịnh, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh đã làm cho người dân trong khu vực lo lắng, phẫn nộ nhưng các quan chức, nhất là các quan bộ Tài-Môi thì đui, điếc, câm, vẫn xem như không có gì xảy ra. Khu vực cá chết này nằm gần Formosa, nơi mà chất thải vẫn đều đặn ngày đêm thải ra môi trường Việt Nam.

Tình trạng cá chết được phát hiện bởi người dân. Cũng chỉ người dân đi vớt xác cá đem chôn để bảo đảm an toàn và bớt đi mùi hôi thối. Các quan chức địa phương vẫn bình chân như vại.

Ông Nguyễn Tiến Bảy, Chủ tịch UBND phường Kỳ Thịnh, không cần điều tra, đã cho biết nhận định rất chủ quan và tùy tiện của ông rằng: "Theo tôi, có thể do xã tháo nước để cho bà con cấy lúa, sau khi nước cạn thì một số người dân đi thả lưới, kích điện khiến một số cá gáy do bị sót lại chết dạt vào bờ". (1)

Qua phát biểu ngắn ngủi của ông này, chúng ta thấy sức khỏe của người dân và an toàn môi trường nằm gọn trong các cụm từ "theo tôi" và "có thể"!

Thay vì cùng với người dân tìm hiểu nguyên nhân cặn kẽ, giải quyết tình trạng xác cá tấp vào bờ nồng thối và nhất là báo cáo với các cơ quan có trách nhiệm để giải quyết nguy cơ có thể dẫn đến hiểm họa thì các quan chức địa phương chỉ "theo dõi tình hình" với những nhận xét cho xong chuyện.

Trong khi đó, mặc dù tin tức cá chết tại sống Quyền đã được thông tin trên mạng xã hội, các quan chức Tài-Môi vẫn án binh bất động, cá chết mặc cá theo châm ngôn tất cả đều an toàn.

Lo lắng và bất an trước tình trạng cá chết không rõ nguyên do chính xác, người dân đã đưa cá lên UBND phường Kỳ Thịnh, thị xã Kỳ Anh để yêu cầu cán bộ tìm hiểu nguyên do những vẫn không được giải quyết thỏa đáng.

Phẫn nộ thái độ của nhà cầm quyền và hiểm họa Formosa xả thải vẫn còn đó, người dân địa phương đã đem cá chết ra rải trên quốc lộ và trương biểu ngữ để phản đối (2).






14.02.2016

9 bí mật lớn của cơ thể chúng ta

Một số bộ phận trên cơ thể chúng ta có chức năng vô cùng phong phú mà đôi khi chúng ta vô tình bỏ qua không sử dụng đến chúng. Dịch não tuỷ được coi là “chiếc gối” của bộ não, có lẽ, điều này bạn chưa bao giờ nghe thấy. Dưới đây là 9 bí mật kỳ lạ của cơ thể mà chúng ta chưa biết:

1. Chất hoạt hoá xung quanh túi phổi

Chat hoat hoa phoi.jpg
Phổi còn được gọi là túi phổi, trên bề mặt với những lỗ khí nhỏ có một lớp các chất hoạt hoá giống như xà bông (gọi là chất hoạt hoá bề mặt). Khi bạn thở, lượng khí oxy trong cơ thể bạn sẽ bị rút cạn, khi đó, lớp chất hoạt hoá này có thể làm cho niêm mạc của phổi bị suy yếu, từ đó khiến cho niêm mạc không thể kết dính với nhau (niêm mạc có độ dày <0.5mm). Và nếu như vậy, bạn sẽ không thể làm việc, nhưng nếu không có nó, thì mỗi lần bạn hít thở thì đó cũng chính là hơi thở cuối cùng của bạn.

2. Mạch máu trên bộ xương

Mach mau tren bo xuong.jpg
Bộ xương có vai trò như một chiếc giá đỡ cơ thể chúng ta, ngoài chức năng giúp cơ thể đứng vững, nó còn có rất nhiều chức năng khác. Phần lớn chúng ta đều biết rằng, chất tuỷ có trong xương là nhân tố quan trọng tạo ra hồng cầu, bạch cầu và máu. Thế nhưng cơ chế cung cấp máu đặc biệt này của bộ xương lại rất ít được chú ý đến. Các mạch máu cung cấp máu thông qua một lớp màng mỏng trên xương giúp máu tiến vào cơ thể, lớp màng này được gọi là màng xương. Nếu không có kiểu tuần hoàn này, cơ thể bạn có thể sẽ bị giảm khả năng nhiễm khuẩn và dẫn đến không có khả năng miễn dịch. Bất cứ khi nào cơ thể bạn tiếp xúc với vi khuẩn, điều đó sẽ mang lại cho bạn những hậu quả khôn lường.

3. Dịch vị dạ dày

Dich vi da day.jpg
Yếu tố kích thích quan trọng nhất trong quá trình tiêu hoá của con người chính là dịch vị có trong dạ dày. Ví dụ, khi bạn cảm thấy bụng mình trống rỗng, bộ não sẽ phát tín hiệu tới các tế bào ở dạ dày, kích thích dạ dày tiết ra dịch vị. Dịch vị là một hỗn hợp các chất do tuyến vị trong dạ dày tiết ra. Nó bao gồm các thành phần như acid clohidrit (HCl) và enzyme pepsin. Dịch vị giúp tiêu hóa thức ăn có bản chất protein thành các dạng polipeptid đơn giản hơn nhờ sự hiện diện của enzyme pepsin. Nếu không có dịch vị, bạn sẽ không thể hấp thụ được các thành phần dinh dưỡng có trong các thực phẩm như thịt nướng hoặc trứng rán…

4. Hệ thống điều chỉnh nồng độ các chất trong máu

He thong dieu chinh nong do cac chat trong mau.jpg
Để đảm bảo sức khoẻ, độ PH (kiềm) trong cơ thể người phải luôn duy trì ở mức từ 7,35 đến 7,45. Để làm được điều này, máu phải tự thiết lập cho nó một hệ thống điều chỉnh do các phần tử tạo thành. Khi tính axit trong máu quá cao, các phần tử này sẽ hấp thu phần lớn các phân tử hidro. Còn khi độ PH trong máu quá cao, các phần tử này sẽ giải phóng phần lớn phân tử hidro. Nếu không có hệ thống này, nếu tính axit hoặc độ kiềm trong máu quá cao, hoạt chất enzym trong cơ thể chúng ta sẽ không thể nào hoạt động bình thường. Điều này khiến các chất độc nhanh chóng tích tụ và cơ thể bạn sẽ nhanh chóng suy yếu.

5. Màng ngoài tim

Mang ngoai tim.jpg
Màng ngoài tim chỉ sự hình thành của một lớp màng mỏng bao quanh tim. Nó có tác dụng duy trì vị trí các cơ lớn nhỏ trên cơ thể không cho nó dãn quá độ. Nếu chưa từng bị bệnh viêm màng ngoài tim, thì có lẽ bạn cũng không thể biết màng tim nằm ở chỗ nào. Bệnh viêm màng ngoài tim là do bẩm sinh hoặc hiện tượng bị tổn thương màng ngoài tim. Nếu khi bệnh phát, màng tim sẽ trở nên dày hơn, chèn ép các mạch máu, khiến cho tim khó tiếp nhận máu.

6. Dịch não tuỷ - “chiếc gối êm” của não

Dich nao tuy.jpg
Dịch não tuỷ là một chất lỏng không màu trong suốt, là một chất dịch bao bọc, che chở và bảo vệ bộ não cũng như toàn bộ tuỷ sống của chúng ta. Chức năng của chúng cũng giống như một chiếc gối để gối đầu, khi đầu chúng ta bị tác động, nó sẽ là tấm đệm nâng đỡ bộ não. Dịch não tuỷ còn có chức năng vận chuyển một số hormon đến đại não, thông qua hỗn hợp máu khiến cho các chất độc bị tách ra khỏi chúng. Ngoài ra, chất lỏng này còn có tác dụng làm giảm nhẹ áp lực của đầu đối với não.

7. Sinoatrial node giúp tim chúng ta hoạt động

Sinoatrial node.jpg
Cái gì khiến cho tim chúng ta có thể đập? Câu trả lời đó là một tổ chức thần kinh có tên Sinoatrial node. Sinoatrial node tạo ra tín hiệu giúp cho tim có thể co vào giãn ra giống như động tác vắt sữa bò. Khi chúng ta thư giãn, sinoatrial node sẽ đập khoảng 60-70 lần một phút khiến cho tim chúng ta hoạt động, và qua các ngăn tim để máu truyền vào cơ thể, và trước khi máu vào cơ thể sẽ có sự oxy hoá.

8. Bộ phận cảm nhận nhiệt

Bo phan cam nhan nhiet.jpg
Bộ phận cảm nhận nhiệt là những thớ sợi thần kinh nằm trong da, nó giúp bạn có thể biết rằng, chỗ nào trên cơ thể bạn có cảm giác nóng. Như khi bạn vô tình chạm vào vung nồi đang nóng thì tay bạn có bị phồng lên hay không. Nếu không có bộ phận cảm nhận nhiệt, thì rất khó có thể đề phòng tai hoạ và sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài ra, bộ phận cảm nhận nhiệt cũng có thể cảm nhận được sự lạnh. Có thể nói, tắm trong nước lạnh lâu không có lợi cho sức khoẻ, thế nhưng nhiệt lượng bột phát trong thời gian ngắn sẽ càng đe doạ tính mạng chúng ta.

9. Insulin

9 bi mat lon cua co the chung ta - Insulin.jpg
Trong tuyến tuỵ của cơ thể chúng ta có từ 1 triệu đến 3 triệu insulinTuyến tuỵ là cơ quan dạng xốp nằm phía sau dạ dày có chiều dài khoảng 15mm. Nếu không có lớp tế bào này, cơ thể bạn sẽ không tạo ra được insulin. Insulin một loại prôtein do các chất kích thích bên trong hoặc bên ngoài tế bào β tiết ra như glucose. Khi các insulin của tuỵ bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao, khi đó chúng ta đã mắc bệnh tiểu đường ở cấp độ 1.
Minh Thu - vietnamnet.vn (Dịch từ ce.cn)