Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2017

Các ‘quan đầu tỉnh’ ở Việt Nam chỉ dùng xe ‘tặng’; Chủ tịch tỉnh Cà Mau: “Không có gì mờ ám trong việc nhận 2 xe Lexus“

Một trong hai chiếc Lexus (màu trắng) mà công ty TNHH Công Lý “tặng” chính quyền tỉnh Cà Mau. (Hình: Báo Người Lao Ðộng)
Các doanh nghiệp “tặng” xe để các “quan đầu tỉnh” dùng làm công xa đang trở thành phong trào ở Việt Nam. Phong trào này hình thành sau khi các “quan đầu tỉnh” bị cấm mua xe có giá trị trên một tỉ làm công xa.

Ông Nguyễn Xuân Anh, bí thư Thành Ủy Ðà Nẵng vừa lên tiếng phân bua rằng, ông ta không hoang phí công quỹ, công xa mà ông ta đang dùng là do doanh nghiệp tặng. Thậm chí ông Anh còn khẳng định, chính quyền thành phố Ðà Nẵng chưa phải bỏ ra đồng nào để sắm xe cho bí thư.


Tuy nhiên chuyện chưa ngừng ở đó. Những thắc mắc về công xa mà bí thư Thành Ủy Ðà Nẵng sử dụng buộc ông Ðào Tấn Bằng, chánh văn phòng Thành Ủy Ðà Nẵng phải biện giải thêm.

Theo lời ông Bằng thì giá trị chiếc xe mà bí thư Thành Ủy Ðà Nẵng đang sử dụng chỉ có 1.3 tỉ đồng. Nó vừa mới được “tặng” hồi năm ngoái.

Cũng theo lời ông Bằng, chính quyền thành phố Ðà Nẵng từng nhận được tới tám chiếc xe hơi do các doanh nghiệp… “tặng.” Thành Ủy và chính quyền thành phố Ðà Nẵng đang chia nhau sử dụng tám chiếc xe này.

Ông Bằng không cho biết tên những doanh nghiệp đã tặng xe cũng không cho biết tám chiếc xe đó thuộc loại nào, giá trị bao nhiêu.

Nói chung, về mức độ… minh bạch thì chính quyền thành phố Ðà Nẵng không bằng chính quyền tỉnh Cà Mau.

Ông Ðoàn Quốc Khởi, giám đốc Sở Tài Chính tỉnh Cà Mau, vừa thay mặt chính quyền tỉnh này khẳng định, việc nhận hai chiếc Lexus loại GX 460, tổng trị giá 6.2 tỉ đồng của một doanh nghiệp tư nhân tên là Công Lý không có gì sai so với qui định hiện hành.

Ông Khởi nói thêm, sở dĩ công ty TNHH Công Lý tặng xe cho chính quyền tỉnh Cà Mau vì chính quyền tỉnh không có xe tốt để lãnh đạo tỉnh đi lại và đưa đón lãnh đạo quốc gia khi họ từ Hà Nội vào thăm Cà Mau. Trong thực tế, hai chiếc Lexus loại GX 460 đó hiện đang được bí thư và chủ tịch tỉnh Cà Mau chia nhau sử dụng.

Từ đầu năm ngoái đến nay, có rất nhiều người thuộc rất nhiều giới thắc mắc tại sao cả giới lãnh đạo chính quyền tỉnh lẫn Tỉnh Ủy tỉnh Cà Mau lại sử dụng Lexus loại GX 460 trị giá 3.1 tỉ/chiếc làm công xa. Nay, chính quyền tỉnh Cà Mau mới giải thích.

Giống như lối giải thích của chính quyền tỉnh Cà Mau, cả ông Nguyễn Xuân Anh – bí thư Thành Ủy Ðà Nẵng và ông Ðào Tấn Bằng, chánh văn phòng Thành Ủy Ðà Nẵng cùng khẳng định, chính quyền thành phố Ðà Nẵng rất “vô tư và trong sáng,” sở dĩ các doanh nghiệp “tặng” xe cho chính quyền là vì họ có thiện ý, muốn hỗ trợ các quan đầu tỉnh đi lại.

Bởi chính quyền thành phố Ðà Nẵng không chịu tiết lộ tên các doanh nghiệp đã “tặng” xe nên người ta không thể đối chiếu và xác định tại sao, chứ ở Cà Mau, ai cũng biết công ty TNHH Công Lý – nơi đã tặng chính quyền tỉnh Cà Mau hai chiếc Lexus loại GX 460 là doanh nghiệp liên tục thắng các gói thầu lớn ở tỉnh này. 

(Người Việt)

Chủ tịch tỉnh Cà Mau: “Không có gì mờ ám trong việc nhận 2 xe Lexus“

VOV.VN - Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau khẳng định không có vấn đề gì mờ ám, không có chuyện tiêu cực khi tỉnh nhận 2 xe Lexus do doanh nghiệp tặng.
Liên quan đến sự việc tỉnh Cà Mau nhận 2 chiếc xe Lexus mà Công ty TNHH Xây dựng Công Lý, phóng viên VOV đã phỏng vấn ông Nguyễn Tiến Hải, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau về vụ việc này.
chu tich tinh ca mau khong co gi mo am trong viec nhan 2 xe lexus  hinh 1
Ông Nguyễn Tiến Hải - Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau
PV: Thưa ông, hiện nay dư luận đang rất băn khăn là tại sao Cà Mau lại nhận 2 chiếc xe Lexus có trị giá khoảng 6 tỷ đồng của Công ty Công Lý cho tặng như vậy?
Ông Nguyễn Tiến Hải: Vào ngay đầu năm 2016, thời điểm Cà Mau đang có tình trạng hạn hán gắt gắt, kéo dài làm hư hỏng nhiều công trình, đời sống nhân dân cũng gặp rất nhiều khó khăn. Tại thời điểm đó Chính phủ cũng cấm chưa cho mua xe công. Cà Mau đang thiếu rất nhiều các đầu xe.
Theo thống kê và đã được Bộ Tài chính xác nhận: Cà Mau thiếu 35 đầu xe. Trong đó, Văn phòng UBND tỉnh, Văn phòng Tỉnh uỷ cũng thiếu xe cho nên Công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ xây dựng Công Lý đã nhiều lần đặt vấn đề tặng cho tỉnh 2 chiếc xe để phục vụ công tác chung như là đi kiểm tra đê điều, phòng chống lụt bão, phòng chống cháy rừng…
UBND tỉnh đã giao cho Sở Tài chính cùng với các cơ quan chức năng nghiên cứu, tham mưu. Sau đó, Sở căn cứ vào Nghị định 29 năm 2014 của Chính phủ về vấn đề quản lý tài sản công của Nhà nước; xác lập tài sản đã đề xuất UBND tỉnh. UBND tỉnh cũng đã xem xét thấy rằng  đó là phù hợp cho nên đã đồng ý. Sau đó, UBND tỉnh ban hành một quyết định để xác lập quyền sở hữu nhà nước đối với hai xe này.
Tiếp đó, Sở Tài chính có trình phương án sử dụng 2 xe: Giao cho Văn phòng Tỉnh uỷ và Văn phòng UBND tỉnh để phục vụ cho công việc chung như tôi vừa nói ở trên. Sau khi xem xét thấy phương án hợp lý, UBND tỉnh đã ban hành 2 quyết định, giao tài sản cho 2 đơn vị trên để phục vụ vào mục đích chung chứ không của riêng ai.
PV: Thưa ông, vì sao doanh nghiệp Công Lý lại tng xe thay bằng tặng các tài sản như là trường học, bệnh viện hay công trình phúc lợi công cộng?
Ông Nguyễn Tiến Hải: Công ty này có chủ doanh nghiệp là người địa phương Cà Mau. Những công trình mà công ty này đầu tư thì rất là khó và ít ai làm. Ví dụ như đầu tư nhà máy xử lý rác tại TP Cà Mau. Cà Mau đã kêu gọi rất nhiều nhà đầu tư xây nhà máy xử lý rác không chỉ ở TP Cà Mau mà ở các huyện nữa nhưng mà không nhà đầu tư nào làm, chỉ có nhà đầu tư này làm thôi. Công ty cũng đầu tư làm điện gió.
Vậy thì từ hoạt động của người ta trên địa bàn, đồng thời là một người con của Cà Mau, doanh nghiệp không chỉ có tặng xe, nhiều năm trước cũng đã hỗ trợ những công trình như: trường học, trạm y tế, nhà tình nghĩa, cầu, đường nông thôn…và còn hỗ trợ nữa.
chu tich tinh ca mau khong co gi mo am trong viec nhan 2 xe lexus  hinh 2
1 trong 2 xe Lexus do doanh nghiệp tặng tỉnh Cà Mau
PV: Thưa ông, có một vấn đề nữa mà dư luận cũng rất quan tâm là vì sao Cà Mau lại ứng 25 tỷ đồng cho Công ty để xử lý nhà máy rác trước? Việc ứng 25 tỷ đồng có vượt quá quy định không?
Ông Nguyễn Tiến Hải: Trước hết phải khẳng định rằng, việc ứng tiền xử lý rác là việc làm cũng rất là rõ ràng. Hiện nay, Cà Mau thuê nhà máy này xử lý rác với cái mức giá là: 350.000 đồng/tấn rác. Mức giá đó đã được các cơ quan chức năng của Cà Mau thẩm định. Mà để xử lý được 1 tấn rác phải tốn là 460.000 đồng, nhưng mình chỉ hỗ trợ 350.000 đồng thôi. Còn lại nhà máy này bên cạnh việc xử lý rác còn làm ra phân compot để đi bán thì mới hoà vốn và có lãi.
Thực tế, phân compot này chưa bán được cho nên nhà máy bị thua lỗ. Vì vậy, công ty đề nghị được ứng trước tiền xử lý rác. Sở Tài chính cũng đã nghiên cứu xem xét. UBND tỉnh đã chỉ đạo cho thành lập 2 đoàn để đi kiểm tra thực trạng nhà máy hoạt động thế nào, có thực sự hư hỏng không? Xin nói thêm là Cà Mau thời điểm này chỉ có một nhà máy xử lý rác duy nhất thôi. Lượng rác hàng ngày thải ra của TP Cà Mau và các huyện chuyển về để cho nhà máy này xử lý là 120 đến 150 tấn/ngày.
Nếu như nhà máy ngưng hoạt động chỉ 1 tuần thì hàng ngàn tấn rác sẽ ùn lên. Như thế thì môi trường rất là ô nhiễm. Vì mục đích chung là bảo vệ môi trường, vì sức khoẻ của người dân buộc UBND tỉnh phải ứng trước tiền xử lý rác cho nhà máy này để nhà máy có nguồn mua sắm thiết bị sửa chữa ngay để xử lý rác. Việc ứng này đúng theo quy định.
PV: Vây công ty sẽ trả 25 tỷ đồng này bằng cách nào?
Ông Nguyễn Tiến Hải: Chúng tôi đã thực hiện, mỗi một tháng là thu 50% tiền phí xử lý rác của nhà máy này; tức là nếu 1 tháng nhà nước trả 100 triệu sẽ thu về 50%. Như thế thì không tới 2 năm sẽ thu hết tiền tạm ứng này. Thực tế từ khi tạm ứng đến nay đã thu rồi. Nói thêm năm 2012, UBND tỉnh cũng đã 1 lần cho công ty này ứng 20 tỷ rồi và năm 2015 đã thu hồi hết rồi.
PV: Dư luận cũng cho rằng, doanh nghiệp này đang đầu tư khu du lịch ở Khai Long và làm chết một ít rừng phòng hộ. Vậy có phải tỉnh ưu ái cho doanh nghiệp khi xử lý trong việc để chết rừng không?
Ông Nguyễn Tiến Hải: Trước hết phải nói rằng, nếu nói doanh nghiệp gây ra chết cây rừng là chưa hoàn toàn chính xác. Bởi chúng tôi cho ngành Lâm  nghiệp đi kiểm tra diện tích rừng do công ty Công lý quản lý thì thấy có 8ha bị chết, chủ yếu là cây mắm. Đây là rừng nghèo kiệt, rừng phòng hộ và đã được giao cho công ty sử dụng vào mục đích du lịch.
Nguyên nhân mắm chết là do tháng cuối năm có nhiều cơn mưa lớn trái mùa, triều cường lại dâng cao, ở khu vực thì chỉ có 4 cống thoát nước nên không thoát kịp, rừng bị úng nên dẫn đến cây chết, tỷ lệ chết khoảng 60%. Hiện sau hơn 1 tháng đã có 4 ha tái sinh. Hướng khắc phục là công ty phải dọn và trồng lại số cây mắm bị chết. Còn khuyết điểm của Công ty và Kiểm lâm cơ sở là không kịp thời báo cáo cấp trên để chỉ đạo hướng khắc phục và chúng tôi đã xử lý các cán bộ này.
PV: Trở lại câu chuyện về 2 chiếc xe, có dư luận cho rằngviệc doanh nghiệp tặng cho nó có thế đúng về mặt pháp luật nhưng vấn đề cũng rất nhạy cảm nên cần cân nhắc khi cho và nhận?
Ông Nguyễn Tiến Hải: Cái quan trọng là mỗi người, mỗi cơ quan đơn vị phải tuân thủ theo quy định của pháp luật, làm đúng pháp luật. Có người nói là công ty cho 2 chiếc xe dẫn đến việc được ưu ái ứng tiền để cho nhà máy rác hay là để cây rừng chết không được xử lý thì việc này hoàn toàn không phải như thế. Bởi việc nào ra việc nấy, ứng tiền thì theo quy định của nhà nước về tài chính. Không có sự ưu ái nào ở đây cho cả hai vấn đề.
PV: Thưa ông, trước dư luận có nhiều ý kiến như vậy, Cà Mau có ý định trả lại 2 chiếc xe được doanh nghiệp tặng cho?
Ông Nguyễn Tiến Hải: Đây là tài sản của doanh nghiệp tặng cho Nhà nước để dùng vào việc công đúng theo quy định của pháp luật và đã được tiếp nhận theo quy trình thủ tục và thẩm quyền quy định. Hiện 2 chiếc xe này đã là tài sản của Nhà nước thì không có việc trả lại cho doanh nghiệp hay bất cứ ai mà là tài sản công.
PV: Có thể nói vụ việc cũng gây ra ít nhiều ảnh hưởng đến địa phương, bản thân là lãnh đạo tỉnh ông có suy nghĩ gì?
Ông Nguyễn Tiến Hải: Về việc này, chúng tôi càng thấy rằng, mình làm đã đúng rồi nhưng là một bài học để tới đây trong mọi công việc thì càng phải nghiêm túc hơn, phải tuân theo các quy định của pháp luật để không được xảy ra những sai sót gì. Tôi rất mong độc giả, thính giả hiểu rõ bản chất của sự việc và yên tâm, nhất là Đảng bộ và nhân dân Cà Mau yên tâm là không có vấn đề gì mờ ám, lẫn lộn giữa việc nọ với việc kia; không có chuyện tiêu cực trong sự việc này.
PV: Xin cảm ơn ông./.
Trọng Điển-Phan Ánh/VOV-ĐBSC

GIẢI THƯỞNG VỀ VHNT NĂM 2016

TN

Thứ năm ngày 23 tháng 2 năm 2017 9:41 AM





TNc: Giải thưởng đã công bố. Thiếu vắng nhiều văn nhân lẫy lừng trong khi đó một số văn nhân làng nhàng thì ăn giải. Trong số đáng tiếc có nhà văn Hoàng Quốc Hải, Xuân Quỳnh, Thu Bồn, Bảo Ninh, Hồ Anh Thái...Giải thế này thì không thể tâm phục khẩu phục. Tôi nêu ý kiến nên dừng Giải là chuẩn...Chưa bao giờ thấy thủ tục xét Giải lại trục trặc như lần này. Đã công bố trao giải vào 30-9-2016 mà đến tháng 3 năm 2017 mới dự kiến trao. Quả là có chuyện không ổn...
DANH SÁCH CÁC NHÀ VĂN ĐƯỢC GTHCM và GTNN VỀ VHNT
Giải Hồ Chí Minh
1- Xuân Thiều
2- Hữu Mai
Giải Nhà nước
1- Đào Thắng
2- Đức Ban
3- Nguyễn Cao Sơn
4- Tùng Điển
5- Võ Khắc Nghiêm
6- Kiều Vượng
7- Dương Hướng
8- Trần Quang Quý
9- Trúc Thông
10- Phạm Hoa
11- Lê Thị Mây
13- Nguyễn Quang Thiều
14- Xuân Khánh
15- Lò Ngân Sủn (Truy tặng)



DANH SÁCH ĐƯỢC ĐỀ NGHỊ LÊN HỘI ĐỒNG CẤP NHÀ NƯỚC

1Trúc Thông
2- Hoàng Quốc Hải
3- Đào Thắng
4- Lò Ngân Sủn
5- Đức Ban
6- Võ Khắc Nghiêm
7- Cao Duy Sơn
8- Tùng Điển
9- Nguyễn Xuân Khánh
10- Nguyễn Xuân Thâm (
11- Trần Quang Quý
12- Hồ Anh Thái
13- Hoàng Trần Cương
14- Dương Hướng
15- Phạm Hoa
16- Bảo Ninh
17- Lâm Xuân Vi
18- Lê Thị Mây
19- Tạ Hữu Yên
20- Quang Huy
21- Ông Văn Tùng
22- Lê Minh
23- Xuân Thiêm
24- Nguyễn Phan Hách
25- Nguyễn Quang Thiều
26- Hồng Diệu
27- Nguyễn Đình Lạp
28- Trần Lê Văn
29- Kiều Vượng

29 loại 7 còn 22 lên cấp Nhà nước. Loại thêm 7 chỉ còn 15
Ảnh: cóp từ FB Trần Hữu Việt Ghi chú; Màu xanh là bị gạt lần 1, màu đỏ là gạt lần 2

Bãi nhiệm tư cách đại biểu QH của ông Cự 'nếu không còn uy tín'; Tổng Bí thư: Kỷ luật một vài người để cứu muôn người

TPO - “Cần đợi kết luận cụ thể đối với ông Võ Kim Cự để xem mức độ thế nào. Căn cứ vào đó, Ban Công tác đại biểu mới xem xét, đề xuất”, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc khi nói về quy trình kỷ luật đại biểu Quốc hội Võ Kim Cự.
Ông Võ Kim CựÔng Võ Kim Cự
Sau khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận, ông Võ Kim Cự, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh có vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật, một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm là ông Cự có bị bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội khoá XIV hay không?
Trao đổi với phóng viên về việc này, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết: Hiện đang trong giai đoạn làm quy trình kỷ luật ông Võ Kim Cự nên "chưa biết hình thức kỷ luật cụ thể ra sao".
“Cần đợi kết luận cụ thể để xem mức độ thế nào. Căn cứ vào đó, Ban Công tác đại biểu mới xem xét, đề xuất”, ông Nguyễn Hạnh Phúc cho hay.
Theo Tổng Thư ký Quốc hội, trong trường hợp “uy tín không còn, cử tri không tín nhiệm, vi phạm pháp luật”, thì phải xem xét bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội đối với ông Võ Kim Cự.
Cùng ngày khi trao đổi với phóng viên, một đại biểu Quốc hội khoá XIV cho rằng, ông Võ Kim Cự đã mất uy tín, không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của cử tri. Vì thế việc xem xét bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội đối với ông Võ Kim Cự là việc làm cần thiết.
Ông Võ Kim Cự, sinh năm 1957, ứng cử và trúng cử tại tỉnh Hà Tĩnh, nơi ông từng là Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và cũng là nơi ông trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và trúng cử đại biểu Quốc hội khoá XIV.
Trong chương trình hành động khi ra ứng cử, ông Cự khẳng định, nếu được cử tri tin tưởng, ông sẽ gần dân, dành nhiều thời gian tiếp xúc cử tri để lắng nghe tâm tư nguyện vọng, đưa tiếng nói của nhân dân đến diễn đàn Quốc hội. Ông cũng đặc biệt coi trọng những vấn đề cử tri quan tâm như phòng chống tham nhũng, giải quyết các chính sách liên quan đến người có công, vấn đề tiền lương, đảm bảo an sinh xã hội.
Vừa qua, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã tiến hành kỳ họp thứ 11 và đã xem xét, kết luận những vi phạm của những người có liên quan đến dự án Formosa Hà Tĩnh. Kết luận nêu rõ: Ban cán sự đảng UBND tỉnh Hà Tĩnh các nhiệm kỳ 2004-2011, 2011-2016 đã thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo; buông lỏng quản lý, điều hành; thiếu kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện dự án; để xảy ra các vi phạm trong thẩm định, phê duyệt, cấp phép và quản lý nhà nước đối với dự án Formosa Hà Tĩnh
Để xảy ra các vi phạm nêu trên, trách nhiệm chính thuộc về đồng chí Võ Kim Cự trong thời gian giữ cương vị Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiêm Trưởng ban quản lý Khu kinh tế (2008-2010) và trách nhiệm của đồng chí Hồ Anh Tuấn, Trưởng ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng (2010-2016); các đồng chí Lê Đình Sơn, đồng chí Đặng Quốc Khánh, đồng chí Dương Tất Thắng và đồng chí Nguyễn Nhật trong thời gian giữ cương vị Ủy viên Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Hà Tĩnh có phần trách nhiệm.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh các nhiệm kỳ trong thời gian từ 2005 -2016 đã thiếu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát đối với Ban cán sự Đảng UBND tỉnh trong quá trình triển khai thực hiện dự án Formosa Hà Tĩnh.
"Những vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Hà Tĩnh và các đồng chí Võ Kim Cự, Hồ Anh Tuấn là nghiêm trọng, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật", Ủy ban Kiểm tra Trung ương nêu rõ.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh và các đồng chí Lê Đình Sơn, đồng chí Đặng Quốc Khánh, đồng chí Dương Tất Thắng, đồng chí Nguyễn Nhật tổ chức kiểm điểm sâu sắc, nghiêm túc rút kinh nghiệm; đồng thời, chỉ đạo kiểm điểm, xem xét kỷ luật đối với những cán bộ thuộc thẩm quyền theo kết luận của UBKT T.Ư.

Tổng Bí thư: Kỷ luật một vài người để cứu muôn người

TPO - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng, không thích thú gì khi phải kỷ luật đồng chí, đồng đội của mình; trái lại, rất khổ tâm, đau xót. Nhưng vì sự tiến bộ chung, vì để mong nhiều người không mắc sai phạm, chúng ta phải kỷ luật; kỷ luật một vài người để cứu muôn người!
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, vì sự tiến bộ chung, vì để mong nhiều người không mắc sai phạm, chúng ta phải kỷ luật.Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, vì sự tiến bộ chung, vì để mong nhiều người không mắc sai phạm, chúng ta phải kỷ luật.
Sáng 24/2, đến dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác kiểm tra, giám sát của Đảng năm 2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, công tác kiểm tra, giám sát của Đảng ở Trung ương đã diễn ra khá sôi động, có nhiều việc làm và làm được nhiều việc, có kết quả rõ rệt, được dư luận đồng tình, đánh giá cao, tạo ra một làn gió mới, niềm tin mới.
Theo Tổng Bí thư, cái mới của thời gian gần đây là chủ động tiến hành kiểm tra dấu hiệu vi phạm khá nhiều, kết hợp kiểm tra thường xuyên với kiểm tra vi phạm; làm vụ nào ra vụ ấy, làm bài bản, khoa học, làm đến nơi, đến chốn.
Đồng thời làm kỷ luật đảng trước không chờ kết luận của các cơ quan nhà nước, thực sự cầu thị, lắng nghe ý kiến của nhân dân, báo chí, công luận... Sự phối hợp giữa các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Chính phủ nhịp nhàng, chặt chẽ, kịp thời, có hiệu quả, cho chúng ta thêm những bài học quý.
Tuy nhiên, Tổng Bí thư, công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình hiện nay; không ít địa phương, cơ quan, đơn vị tiến hành kiểm tra, giám sát còn chiếu lệ, hình thức, chưa quyết liệt; hiệu lực, hiệu quả thấp, chưa đủ sức răn đe; đấu tranh với những vi phạm vẫn còn tình trạng nể nang, né tránh, đùn đẩy, không nghiêm túc.
Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, giám sát đối với cấp uỷ viên cùng cấp, người đứng đầu, cán bộ chủ chốt chưa mạnh mẽ. Uỷ ban kiểm tra cùng cấp cũng chưa mạnh dạn, chủ động tham mưu, đề xuất với cấp uỷ về công tác kiểm tra, nhất là việc kiểm tra những vụ việc sai phạm cụ thể. Mảng giám sát chưa rõ nét lắm.
Tổng Bí thư cũng chỉ ra thực tế là còn có tổ chức đảng thiếu bản lĩnh, dĩ hoà vi quý, cá biệt có biểu hiện bao che cho cán bộ, đảng viên có chức, có quyền vi phạm. Sự phối hợp công tác giữa uỷ ban kiểm tra với các cơ quan có liên quan như thanh tra, kiểm toán, công an, viện kiểm sát, toà án… có lúc, có việc chưa chặt chẽ, chưa thường xuyên, hiệu quả còn thấp.
Chính vì còn những khuyết điểm, hạn chế nêu trên, nên tình hình vi phạm của tổ chức đảng, của cán bộ, đảng viên còn diễn biến phức tạp, nhất là tình trạng tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, lợi ích nhóm, suy thoái về đạo đức, lối sống,…
Từ đó Tổng Bí thư yêu cầu, công tác kiểm tra, giám sát phải được tiến hành một cách thường xuyên, toàn diện, công khai, dân chủ, thận trọng và chặt chẽ, trong đó lấy phòng ngừa, xây là chính.
Theo Tổng Bí thư, công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng là để kịp thời nhắc nhở, chấn chỉnh, ngăn chặn những hành vi vi phạm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thiếu gương mẫu trong cuộc sống với mục đích "trị bệnh cứu người".
Đồng thời, kiên quyết xử lý những tổ chức đảng, đảng viên cố tình vi phạm, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, đến sự phát triển của đất nước. “Chúng ta rất nhân văn, nhân đạo, nhân ái, nhân tình; không thích thú gì khi phải kỷ luật đồng chí, đồng đội của mình; trái lại, rất khổ tâm, đau xót. Nhưng vì sự tiến bộ chung, vì để mong nhiều người không mắc sai phạm, chúng ta phải kỷ luật; kỷ luật một vài người để cứu muôn người”, Tổng Bí thư nhấn mạnh.
Xem toàn văn Bài phát biểu của Tổng Bí thư tại đây

BÍ THƯ XUÂN ANH [CÓ DÁM] KIỆN BÁO VĂN NGHỆ TRẺ?

22/02/2017

Đôi lời: Bí thư Nguyễn Xuân Anh chưa kịp kiện tờ báo Văn Nghệ Trẻ thì tờ báo này đã bị yêu cầu đóng cửa, trong khi tờ báo mẹ là Văn Nghệ cũng bị phạt 30 triệu đồng. Báo chí trong nước do đảng và nhà nước quản lý, nên sử dụng luật đảng, không xài luật pháp.
_____
22-2-2017
Chiếc xe của
Chiếc xe bị nghi ngờ mang biển số giả. Ảnh: internet
Hôm qua, báo Văn nghệ Trẻ thuộc Hội Nhà văn Việt Nam đưa ra 1 nghi vấn và 1 cáo buộc đối với Bí thư Xuân Anh:
[Nghi vấn]: Xe của Bí thư đang đi mang biển số xanh giả vì trùng với một biển số trắng khác, đều cùng 43A-29999.
[Cáo buộc]: Chiếc xe Toyota Avalon Limited này có giá thị trường 2,5 tỷ, nên Bí thư đã vi phạm Quyết định 32 của Thủ tướng quy định rằng bí thư cấp tỉnh, thành chỉ được sử dụng xe có giá trị tối đa là 1,1 tỷ.
Hôm nay, Bí thư Xuân Anh và Thành ủy Đà Nẵng đã phản hồi.
Về [Nghi vấn], Bí thư và Thành ủy trưng ra Sổ Kiểm định và Giấy đăng kí cho thấy biển số trên không phải giả. Công an Tp Đà Nẵng cho biết thêm biển xanh và biển trắng trùng số nhau là bình thường.
Về [Cáo buộc], Bí thư và Thành ủy trưng ra hóa đơn mua xe có giá 1,182 tỷ trước thuế (1,3 tỷ sau thuế), cho biết xe được doanh nghiệp tặng và có giá trị không quá tiêu chuẩn được quy định trong Quyết định 32.
Với những lập luận trên, Thành ủy đang yêu cầu Văn nghệ Trẻ phải đính chính vì “đã làm ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của Đảng bộ, nhân dân TP Đà Nẵng”, trong khi Bí thư Xuân Anh còn muốn đi xa hơn bằng việc “xem xét khởi kiện” tờ báo.
Trong lúc chờ xem Bí thư có đưa Văn Nghệ Trẻ ra tòa hay không, hãy cùng phân tích một số điểm liên quan tới vụ việc:
1, Dòng xe này luôn có giá từ 2 tỷ đồng trở lên, vì sao trong hóa đơn bán hàng mà Bí thư trưng ra chỉ có giá 1,182 tỷ đồng ? Liệu có phải công ty này cố tình hạ giá trong hóa đơn để phù hợp với định mức của nhà nước? Bí thư và Thành ủy có thể chứng minh được ở thời điểm tiếp nhận xe, có bất kỳ công ty nào khác bán xe trên với mức giá chỉ khoảng 1,1 tỷ đồng không?
2, Hóa đơn Bí thư trưng ra ghi rõ bên bán xe là Công ty Minh Hưng Phát, với dòng ghi chú “Xe cho biếu tặng không thu tiền”. Vậy công ty này có phải chính là doanh nghiệp đã tặng xe cho Thành ủy Đà Nẵng? Hay họ chỉ bán xe, còn doanh nghiệp tặng xe là một cái tên khác? Để chứng minh việc tiếp nhận xe tặng trên đúng pháp luật, Bí thư và Thành ủy cần chứng tỏ rằng doanh nghiệp tặng xe “không có liên quan đến hoạt động công vụ” của Thành ủy và phải nêu rõ mục đích của việc tặng xe này (theo Điều 5, Quyết định 64 của Thủ tướng).
3, Quyết định 32 của Thủ tướng nói rõ định mức 1,1 tỷ ở trên áp dụng cả cho xe được biếu, tặng, và tính theo giá mua sau thuế. Bởi vậy, ngay cả mức giá ghi trong hóa đơn đúng với giá thị trường đi chăng nữa (1,182 tỷ trước thuế – 1,3 tỷ sau thuế) thì cũng cao hơn định mức. Lẽ ra trong trường hợp thấy không phù hợp với định mức, tiêu chuẩn thế này, Thành ủy phải từ chối hoặc nếu không từ chối được phải nộp lại Bộ Tài chính xử lý vì có giá trị trên 500 triệu đồng (theo Điều 8, Nghị định 29).
Trước khi quyết định có đưa Văn Nghệ Trẻ ra tòa hay không, Bí thư cần cân nhắc các chi tiết này.
Ngoài ra, đây chủ yếu là vấn đề của Bí thư và Thành ủy, chứ không phải của nhân dân Tp Đà Nẵng vì không có người dân nào đi chiếc xe đó cả; vậy nên Thành ủy cần cẩn trọng hơn khi cho rằng sự việc này đang làm “ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của nhân dân Đà Nẵng”.

Ảnh: Chiếc xe đang được Bí thư Xuân Anh sử dụng (Nguồn: Văn Nghệ Trẻ)

Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2017

ĐƠN KHIẾU NẠI CỦA PHẠM VIẾT ĐÀO GỬI BÍ THƯ THÀNH ỦY HÀ NỘI VÀ CHỦ TỊCH UBNDTP HÀ NỘI; THÔNG TIN VỀ "BẢN KIẾN NGHỊ 5 ĐIỂM GỬI 2012" VÀ SỐ PHẬN NHỮNG NGƯỜI KÝ...

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc.
Hà Nội, ngày 16/02/2017

ĐƠN KHIẾU NẠI
Kính gửi: -Bí thư thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải
-Chủ tịch Ủy ban nhân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung
-TÒA ÁN HÀNH CHÍNH HÀ NỘI
( Khiếu nại về việc vi phạm kỷ cương hành chính )

Tôi là Phạm Viết Đào
Địa chỉ: Nhà 2 ngõ 460/7/39 Thuỵ Khuê, Tây Hồ, Hà Nội; Số CMND:....
Ngày 21/1/2016 tôi đã gửi Đơn khởi kiện Quyết định số 56/ QĐ-LĐTBXH ngày 18/01/2016 do Giám đốc Sở Lao động-Thương binh-Xã hội Hà Nội ký giữ nguyên Quyết định số 1454/BHXH-ĐC ngày 24/9/2014 của Giám đốc Bảo hiểm Hà Nội đã cắt 15 tháng lương hưu của tôi; Ngày 6/4/2016 tôi đã nộp án phí và đã nộp biên lai gốc cho Tòa…
Ngày 16/12/2016 tôi đã nhận được giấy báo của Tòa Hành chính Hà Nội do Thẩm phán Hoàng Chí Nguyện ký.
Tôi đã có mặt tại Tòa và được cán bộ của Tòa cho biết: Đơn khởi kiện của tôi chưa đưa ra xét xử là do Giám đốc Sở Lao động Thương binh Xã hội Hà Nội không hợp tác với Tòa theo quy định của luật pháp.
Tôi kiện Giám đốc Sở Lao động-Thương binh Xã hội Hà Nội vì đã ra quyết định giải quyết khiếu nại số 56 công nhận Quyết định Quyết định 1454 của Giám đốc Bảo hiểm Hà Nội cắt 15 tháng lương hưu của tôi trong thời gian tôi bị án phạt tù do viết blog; Quyết định 1454 đã áp dụng sai, trái Điều 62 của LBHXH 2006, Điều 15 và Điều 20 của Luật bảo hiểm Xã hội 2006; Trái Nghị định 152/2006/NĐ-CP; Trái Điều 258 của Bộ Luật Hình sự và Điều 9 của Bộ luật tố tụng hình sự 2003; vi phạm Điều 32  Hiến pháp 2013
Điều 62 của Luật Bảo hiểm 2006 và Nghị định 152 chỉ quy định: Tạm dừng trả lương hưu đối với người bị án phát tù...; Không quy định cắt hẳn !
Điều 15, mục 3 của Luật Bảo hiểm 2006 quy định Quyền của người lao động đã đóng bảo hiểm bắt buộc:” Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời;”
Điều 20. Trách nhiệm của tổ chức bảo hiểm xã hội tại mục 3 quy định:” thực hiện việc trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, thuận tiện và đúng thời hạn;
Quyết định 1454 của Bảo hiểm Xã hội Hà Nội đã căn cứ vào khoản 11, mục 6 của Thông tư 19/2008/TT- LĐTBXH”; Thông tư 19 là một văn bản hướng dẫn pháp luật trái pháp luật của Bộ Lao động Thương binh Xã hội...
Điều 3 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2006 quy định: “Nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật.” Thông tư 19 đã hướng dẫn trái trái với 4 bộ luật hiện hành trong đó có Luật bảo hiểm xã hội 2006…
Bản án phúc thẩm số 305/2014/HSPT ngày 9/6/2014 của Tòa án nhân dân tối cao-Tòa phúc thẩm Hà Nội đã quyết định:” Áp dụng khoản 2 Điều 258; điểm p khoản 1, khoản 2 điều 46, Điều 47 Bộ Luật Hình sự, để phạt tù tôi; bản án không hề có điều nào buộc, xử phạt cắt lương hưu của tôi.
-Điều 9 của Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2003 quy định:” Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật…”
Như vậy, Giám đốc Sở Lao động-Thương binh Xã hội Hà Nội ban hành Quyết định giải quyết khiếu nại số 56/ QĐ-LĐTBXH ngày 18/01/2016: giữ nguyên Quyết định số 1454/BHXH-ĐC ngày 24/9/2014 của Giám đốc Bảo hiểm Hà Nội”: vô cớ cắt 15 tháng lương hưu trong thời gian tôi bị án phạt tù là trái pháp luật, là xâm phạm quyền lợi hợp pháp của công dân Phạm Viết Đào.
Năm 2017 là năm Hà Nội chủ trương chấn chỉnh kỷ cương hành chính.Tôi làm đơn gửi tới quý Ông Đơn khiếu nại về việc Giám đốc Sở Lao động-Thương binh Xã hội Hà Nội và Tòa án Hành chính Hà Nội đã không đưa ra xét xử Đơn khởi kiện của tôi đã nộp tại Tòa án Hành chính Hà Nội 21/1/2016 là hành vi vi phạm kỷ cương hành chính.

Người làm đơn:
         Phạm Viết Đào.

Địa chỉ: Nhà 2 ngõ 460/7/39 Thuỵ Khuê, Tây Hồ, Hà Nội

 

Phạm Viết Đào.

Tháng 4/2012, thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 

Nghị định số 23/2012/NĐ-CP, một Nghị định đã góp phần ghi công và đền đáp một phần sự hy sinh cống hiến của những người lính quân đội nhân dân Việt Nam, Công an nhân dân, các nhân viên cơ yếu đã tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế sau ngày 30/4/1975.

Trước sự xuất hiện của văn bản Nghị định quan trọng và có ý nghĩa này, một số CCB là sĩ quan cao cấp Quân đội nhân dân VN gồm: Thiếu tướng Lê Duy Mật, nguyên Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân khu 2; Đại tá Quách Hải Lượng, nguyên Tùy viên quân sự Đại sứ quán VN tại Trung Quốc, Đại tá Tạ Cao Sơn, nguyên Tham mưu phó Quân khu 2; Đại tá Phạm Xuân Phương, nguyên Chuyên viên Tổng Cục chính trị và tôi nhà văn Phạm Viết Đào… đã bàn bạc và cuối cùng thống nhất soạn một Bản kiến nghị 5 điểm gửi Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và Bộ Quốc phòng hoan nghênh và ủng hộ Nghị định 23, đồng thời đề nghị:

BỔ SUNG MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN CUỘC CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC SAU 30/4/1975 ĐƯỢC ĐỀ CẬP TRONG NGHỊ ĐỊNH 23/NĐ-CP/2012…

Bản kiến nghị đã được gửi đi ngày 12/9/2012…
Sau khi Bản kiến nghị đã gửi, sau hơn 30 ngày chờ đợi hồi âm theo Luật khiếu nại tố cáo của công dân; nhóm soạn thảo đã không nhận được hồi âm từ các cơ quan chức năng mà kiến nghị đã gửi nên đã quyết định công bố “Bản kiến nghị 5 điểm” này lên blog của Nhà văn Phạm Viết Đào…
Khi bản kiến nghị được đưa lên mạng, hàng trăm cựu chiến binh từ nhiều địa phương đã hồi âm gửi chữ ký, tán thành và hưởng ứng bản kiến nghị 5 điểm này…
Một số Đài nước ngoài và trang blog trong nước đã đã đưa tin, giới thiệu Bản kiến nghị 5 điểm; Một số đài, báo nước ngoài đã phỏng vấn Thiếu tướng Lê Duy Mật, Đại tá Phạm Xuân Phương, nhà văn Phạm Viết Đào để tìm hiểu thêm nội dung thông tin của Bản kiến nghị 5 điểm gửi ngày 12/9/2012…
Bản tin A của Bộ Ngoại giao Việt Nam đã tổng thuật lại thông tin về bản kiến nghị 5 điểm…
Sau khi “Bản kiến nghị 5 điểm”… được đưa lên mạng và được dư luận chú ý, phản ứng tích cực, ngày 10/1/2013, Tướng Lê Duy Mật đã nhận được Công văn số 308/ VPCP của Văn phòng Chính phủ gửi Bộ Quốc phòng, đồng thời gửi cho ông Lê Duy Mật của Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ do Phó Chủ nhiệm Nguyễn Khắc Định ký thay thông báo:
“ Căn cứ quy định tại Quy chế làm việc của Chính phủ ban hành theo Nghị định số 08/2012/NĐ-CP ngày 16/2/2012 của Chính phủ, Văn phòng Chính phủ xin chuyển Bộ Quốc phòng đề nghị ( Bản kiến nghị 5 điểm…) để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền và trả lời ông Lê Duy Mật”…


Sau khi nhận được thông báo chuyển đơn này từ Văn phòng Chính phủ, cơ quan duy nhất hồi âm; (Bản kiến nghi đã được gửi tới 7 cơ quan chức năng)…, nhóm soạn thảo không nhận được bất cứ một hồi âm nào từ phía Bộ Quốc phòng và các cơ quan khác..
Sau Bản kiến nghị này, một loạt sự cố đã xảy ra với một số người tham gia ký kiến nghị:
1/ Nhà văn Phạm Viết Đào bị khởi tố, bắt giam vì tội viết blog xâm phạm Điều 258 của Bộ Luật Hình sự;
2/ Tháng 10/2013 Đại tá Quách Hải Lượng đã qua đời vì bạo bệnh;
3/ Trên mạng internet xuất hiện trên một trang mạng một bài viết dài, với nội dung chính ca ngợi một vị tướng Quân đội nhân dân Việt Nam, là bạn chiến đấu của Tướng Lê Duy Mật, có công trong chống Pháp, chống Mỹ và chống Trung Quốc xâm lược biên giới phía bắc; phần kết của bài viết nhân đề cập tới cuộc chiến tranh ở Vị Xuyên, Hà Giang, trang mạng này đã có những lời lẽ khiếm nhã khi viết về Tướng Lê Duy Mật và lên tiếng đe dọa: "đưa Tướng Lê Duy Mật và Tướng Vũ Lập-(Nguyên Tư lệnh Quân khu 2 đã mất) ra Tòa án binh ?"
Ngày 20/10/2015 Tướng Lê Duy Mật đã qua đời vị bạo bệnh…
Như vậy, cho đến nay, “số phận” của “Bản kiến nghị 5” điểm này, đã được thông tin trên mạng, chưa được cơ quan chức năng theo Công văn số 308 của Văn phòng Chính phủ đó là Bộ Quốc phòng vẫn chưa có bất cứ hồi đáp gì…
Trong khi đó thì 2 người ký kiến nghị là Tướng Lê Duy Mật và Đại tá Quách Hải Lượng không còn nữa mà đã về cõi vĩnh hằng; Đại tá Phạm Xuân Phương, Đại tá Tạ Cao Sơn tuổi đã cao, đều gần 90 tuổi, sức đã yếu; còn nhà văn Phạm Viết Đào thì sau 15 tù tội giờ đang rơi vào tình cảnh “ cánh chim sợ cành cây cong”…đang đi kiện để đòi Giám đốc Sở Lao động-Thương binh-Xã hội Hà Nội và Bảo hiểm Xã hội Hà Nội trả lại 15 tháng lương hưu bị cắt trái pháp luật và vi Hiến...
Nhân dịp này blog Phạm Viết Đào xin đưa lại “ Bản kiến nghị 5 điểm” và thông tin thêm một vài chuyện liên quan tới “ số phận” những người tham gia ký…
Phạm Viết Đào và Tướng Lê Duy Mật-Ảnh chụp sau khi P.V.Đ mãn hạn tù và 1 tháng trước khi
Tướng Lê Duy Mật về cõi Vĩnh Hằng...


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc.
-----------------------------------------------------------
                                                   Hà Nội, ngày  12   tháng   09  năm 2012

BẢN ĐỀ NGHỊ
BỔ SUNG MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN CUỘC CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC SAU 30/4/1975 ĐƯỢC ĐỀ CẬP TRONG NGHỊ ĐỊNH 23/NĐ-CP/2012

(Nghị định 23/NĐ-CP/2012 quy định về chế độ phụ cấp công vụ đối với cán bộ, công chức, người hưởng lương hoặc phụ cấp quân hàm từ ngân sách nhà nước...)


          Kính gửi:   -  BỘ CHÍNH TRỊ  TW ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
   -    BAN BÍ THƯ TW ĐCSVN
-        CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
-        CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM
-        THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-        BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG
-        QUÂN ỦY TRUNG ƯƠNG

Kính thưa các đồng chí

Chúng tôi một số cựu chiến binh ký tên dưới đây xin bày tỏ sự vui mừng và hoan nghênh việc tháng 4/ 2012 vừa qua, thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 23/NĐ-CP/2012, một Nghị định đã góp phần ghi công và đền đáp một phần sự hy sinh cống hiến của những người lính quân đội nhân dân Việt Nam, Công an nhân dân, các nhân viên cơ yếu đã tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế sau ngày 30/4/1975.
I.Về việc xác định mốc thời gian của Nghị định 23 về các cuộc chiến tranh xảy ra sau 30/4/1975
Chúng tôi hoàn toàn nhất trí với việc xác định về các mốc thời gian về diễn biến của các cuộc chiến tranh tại các chiến trường khác nhau như Nghị định 23 đã xác định đứng về phương diện quản lý nhà nước:
-Cuộc chiến tranh trên biên giới Tây-Nam được xác định từ 5/1975 đến 7/1/1979;
-Cuộc chiến đấu tiêu diệt FULRO ở Tây Nguyên được tính từ 5/1975 đến 12/1992;
-Làm nhiệm vụ quốc tế giúp bạn Lào từ tháng 5/1975 đến 31/12/1988;
-Làm nhiệm vụ quốc tế giúp bạn Cămpuchia từ 1/1979 đến 31/8/1989;
-Cuộc chiến tranh trên biên giới phía bắc chống chiến tranh lấn chiếm do Trung Quốc tiến hành và cuộc chiến tranh trên vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa tính từ 17/2/1979 tới 31/12/1988...

Việc xác định các mốc thời gian trên đã phản ánh rõ ràng, đầy đủ tính chất, quy mô, thời gian, không gian của việc sử dụng lực lượng vũ trang đối với sự nghiệp bảo vệ tổ quốc đúng như thực tế lịch sử đã xảy ra: từ tháng 5/1975 đến 1992 ( đối với chiến trường Tây Nguyên ); đến ngày 31/8/1989 ( đối với cuộc chiến tranh giúp bạn Cămpuchia ); đến ngày 31/12/1988 ( đối với cuộc chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược trên biên giới phía bắc và trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ).
Tuy nhiên Nghị định 23 mới đề ra các chế độ, chính sách cụ thể bằng vật chất nhằm ghi nhận, động viên, đền đáp công lao đối với những người từng tham gia tới các cuộc chiến tranh trong giai đoạn kể trên; Nghị định 23 tuy được chính phủ ban hành nhưng chưa phản ánh và bao quát đầy đủ ý nghĩa chính trị, lịch sử, an ninh quốc phòng rộng lớn liên quan tới toàn bộ các cuộc chiến đấu của quân và dân ta trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế; giúp bạn Cămpuchia diệt trừ nạn diệt chủng của giai đoạn sau 30/4/1975.
Văn bản Nghị định 23 hết sức quan trọng vì nó liên quan tới một giai đoạn lịch sử xảy ra liên tiếp nhiều cuộc chiến tranh; mốc giới thời gian không chỉ làm căn cứ ban hành chế độ, chính sách mà nó còn là cơ sở để biên soạn các văn kiện lịch sử quân sự, lịch sử đất nước khi viết về giai đoạn này; Vì đây là một sự xác nhận và xác định chính thức về phương diện quản lý nhà nước.
Chúng tôi nhận thức sâu sắc rằng: sau ngày 30/4/1975, khi chấm dứt cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, dân tộc ta đã phải trải qua một loại hình chiến tranh mới, Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc chống bành trướng bá quyền Đại Hán và bè lũ diệt chủng Paul Pot.
Các cuộc chiến tranh này diễn ra trên quy mô toàn quốc, trên đất liền, biên giới, hải đảo và cả trên đất nước bạn Cămpuchia; Những cuộc chiến tranh này đã nổ ra với những đối tượng tác chiến có những đặc điểm riêng; những cuộc chiến tranh này lại diễn trong một bối cảnh, hoàn cảnh bị chi phối, đan xen nhiều quan hệ quốc tế phức tạp...
Những đối tượng tác chiến này trước 30/4/1975 là bạn, là đồng chí, đồng minh nhưng sau 30/4/1975 bất ngờ tấn công chúng ta và hiện nay lại đang bình thường hóa quan hệ trở lại. Những điều này gây cho chúng ta rất nhiều những yếu tố bất ngờ từ thế trận, tâm lý và xác định tư tưởng cho bộ đội. Đây là những vấn đề về phương diện quản lý nhà nước vĩ mô, vấn đề chiến lược xây dựng và bảo vệ đất nước cần phải khắc ghi để làm những bài học lịch sử về ý thức cảnh giác bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ hòa bình và công cuộc xây dựng kiến thiết đất nước.
Chúng tôi kiến nghị Đảng, Nhà nước, Chính phủ không dừng lại việc ban hành Nghị định 23, một nghĩa cử đền ơn, đáp nghĩa cho những ai đã hy sinh xương máu mà còn cần thiết phải có các chủ trương chính sách bổ sung, hoàn thiện thêm về giai đoạn lịch sử này nhằm ghi lại những bài học lịch sử xương máu để không bị lãng quên, bỏ sót.

II. Một số kiến nghị liên quan tới các cuộc chiến tranh xảy ra sau 30/4/1975

1/  Kiến nghị tổng kết lại toàn diện các cuộc chiến tranh xảy ra sau 30/4/ 1975
Kiến nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành một Nghị quyết có nội dung chỉ đạo các cơ quan chức năng của Nhà nước, Chính phủ tiến hành tổng kết toàn diện các cuộc chiến tranh xảy ra sau năm 1975 cả trên cấp độ chiến lược, chiến dịch nhằm mục đích:
-Đánh giá lại việc chỉ đạo chiến tranh ở cả cấp chiến lược và chiến dịch; Đáng giá lại việc chỉ đạo xây dựng và phối hợp tác chiến của 3 thứ quân: Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích; tổng kết sự hợp đồng tác chiến của các quân binh chủng; sự phối hợp tác chiến giữa mặt trận quân sự, ngoại giao...
- Qua việc đánh giá này mà rút ra những bài học cấp thiết cho việc tăng cường nhiệm vụ quốc phòng trong giai đoạn hiện nay.
2/ Tìm kiếm, quy tập hài cốt, phần mộ liệt sĩ ta hiện đang nằm bên phần đất Trung Quốc
Do việc Việt Nam và Trung Quốc ký kết hiệp định hoạch định lại đường biên giới 2 nước nên đã xảy ra một số tình trạng sau đây: Một số vùng đất trước đây thuộc về ta nay thuộc về Trung Quốc; trong thời gian chiến tranh do tính chất ác liệt của các trận đánh nên rất nhiều hài cốt, phần mộ liệt sĩ trước đây nằm trên đất ta nay lại nằm bên phần đất của Trung Quốc. Vì thế chúng tôi kiến nghị:
- Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng cần làm việc với các cơ quan hữu trách Trung Quốc đề nghị tạo điều kiện, giúp chúng ta tìm kiếm, quy tập và đưa những hài cốt, phần mộ của các liệt sĩ trở về Tổ Quốc, trở về đất mẹ;
-Hiện nay tại một số cao điểm tại Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn... trong thời kỳ chiến tranh ác liệt, nhiều bộ đội ta đã hy sinh và hài cốt của họ hoặc do ta hoặc do lính Trung Quốc đã chôn lấp tạm tại đây. Chúng tôi kiến nghị Bộ Quốc phòng xây dựng dự án cho rà phá bom mìn tại những địa điểm này để tạo điều kiện cho các cựu chiến binh, đồng đội cũ, thân nhân của các liệt sĩ quay lại các vị trí này tìm lại phần hài cốt liệt sĩ còn nằm tại đây.
3/ Đưa các cuộc chiến tranh này vào các văn kiện chính thức của nhà nước, Đảng;
Biên soạn, bổ sung vào lịch sử dân tộc, lịch sử Đảng, lịch sử quân sự, các tài liệu giáo khoa lịch sử của hệ thống các trường học phổ thông và đại học đối với các cuộc chiến tranh trong giai đoạn sau 30/4/1975. Đầu tư, tạo điều kiện, bạch hóa thông tin, khuyến khích văn nghệ sĩ, nhà báo sáng tác, viết về các cuộc chiến tranh trong giai đoạn lịch sử này.
4/ Ban hành chủ trương: Tổ chức kỷ niệm những sự kiện quan trọng vào những năm chẵn, năm có ý nghĩa và tôn vinh các danh hiệu cao quý liên quan tới các cuộc chiến tranh này
Ban hành chủ trương cho phép Tổ chức kỷ niệm các năm chẵn, các ngày xảy ra các sự kiện chiến tranh đáng lưu ý đối với các cuộc chiến tranh xảy ra sau 30/4/1975; cắm bia ghi công những đơn vị, cá nhân đã lập thành tích xuất sắc; lập đề án lưu giữ hiện vật, các bảo tàng, các di tích lịch sử chiến tranh quan trọng, mang ý nghĩa lớn để lưu giữ làm bài học cho con cháu mai sau đối với các cuộc chiến tranh lớn xảy ra sau 30/4/1975.
5/ Chúng tôi kiến nghị được trực tiếp đối thoại với các cơ quan hữu trách thụ lý đơn để làm sáng tỏ thêm kiến nghị./.
Trân trọng cảm ơn !


Những người ký Bản kiến nghị:

1.  Thiếu tướng Lê Duy Mật
Nguyên Phó Tư lệnh; Tham mưu trưởng
Quân khu 2; Chỉ huy trưởng Mặt trận Hà Giang:
2.  Đại tá Tạ Cao Sơn
Nguyên Tham mưu phó Quân khu 2:
3. Đại tá Quách Hải Lượng
Nguyên Tùy viên Quân sự
ĐSQ Việt Nam tại Trung Quốc
4. Đại tá Phạm Xuân Phương
Nguyên Chuyên viên Tổng cục Chính trị
5.Nhà văn Phạm Viết Đào
Và khoảng 300 CCB từ nhiều địa phương trong cả nước ký hưởng ứng
Đại tá Phạm Xuân Phương, Đại tá Nguyễn Đăng Quang, Đại tá Bùi Văn Bồng, Nhà giáo Vũ Linh, nhà văn Nguyên Bình và P.V.Đ. ( Từ trái sang phải )