Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2017

Ai có thể đứng sau vụ ám sát Kim Jong-nam?; Cục phó phát thanh truyền hình CSVN lại dằn mặt Youtube;Hung thủ Đoàn Thị Hương khai nhận được tình báo Bắc Triều tiên huấn luyện thế nào?

Cục phó phát thanh truyền hình CSVN lại dằn mặt Youtube
Cục phó Cục Phát Thanh Truyền Hình - Lê Quang Tự Do (Ảnh: Pháp Luật & Xã Hội)
Trước một thế giới với hàng triệu đoạn phim và bức ảnh mới xuất hiện mỗi ngày, một viên chức cấp cục phó thuộc Bộ Thông Tin Và Truyền Thông CSVN lại một lần nữa lên tiếng đòi hỏi các công ty điều hành mạng xã hội như Google và Facebook phải “tuân thủ quy định pháp luật, phù hợp với đặc điểm văn hóa, thuần phong mỹ tục Việt Nam”.

Truyền thông trong nước hôm Thứ Tư 22/02 cho hay, qua cuộc “rà soát một phần nội dung trên trang YouTube”, các viên chức của Cục Phát Thanh Truyền Hình Và Thông Tin Điện Tử vừa phát giác 17 đoạn video mà họ cho là vi phạm pháp luật Việt Nam.

Để phản ứng trước hiện tượng này, ông Lê Quang Tự Do, phó cục trưởng Cục Phát Thanh Truyền Hình, nói rằng cục này sẽ yêu cầu các cơ quan hữu trách áp dụng “các biện pháp kỹ thuật và chế tài phù hợp”, nếu các công ty vừa kể không tuân thủ pháp luật Việt Nam.

Báo mạng VnExpress dẫn lời một viên chức của Cục Phát Thanh Truyền Hình bày tỏ lo ngại về cơ chế tự động gợi ý của YouTube. Viên chức này đặc biệt lo sợ về những video “vi phạm thuần phong mỹ tục” xuất hiện bên cạnh những video ca nhạc.

Xin mời quý vị xem video : Hung thủ Đoàn Thị Hương khai nhận được tình báo Bắc Triều tiên huấn luyện thế nào?

                

Ông Lê Quang Tự Do còn cáo buộc YouTube “vi phạm Luật Quảng Cáo” của Việt Nam, khi tự ý đặt quảng cáo của các công ty Việt Nam vào những vị trí không thích hợp.

Tuy không dẫn chứng khiếu nại của bất cứ một công ty nào, các viên chức này cáo buộc rằng các quảng cáo của YouTube đã “gây tổn hại đến thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp”.

Huy Lam

(SBTN)


Cái chết bí ẩn của ông Kim Jong-nam đặt câu hỏi ai là người phối hợp vụ ám sát này. Chuyên gia về Bắc Hàn Michael Madden giúp chúng ta tìm hiểu về các tổ chức chìm hoạt động ở Bắc Hàn.

Chính phủ và quân đội Bắc Hàn có nhiều đơn vị quản lý anh ninh và trinh thám
Chính phủ và quân đội Bắc Hàn có nhiều đơn vị quản lý an ninh và tình báo
 Lực lượng tinh nhuệ nhất

 Bộ Tư lệnh Cảnh vệ (The Guard Command) là tổ chức an ninh quan trọng nhất ở Bắc Hàn, có nhiệm vụ bảo vệ an ninh cho lãnh đạo Kim Jong-un, các thành viên gia đình ông và các quan chức Bắc Hàn chủ chốt.

Ước tính đơn vị này có khoảng 100.000 quân nhân, được tuyển từ các gia đình được có lý lịch đáng tin cậy hay có những mối quan hệ gần gũi với giới thượng lưu Bắc Hàn.

Ảnh vệ tinh năm 2012 chụp trụ sở Đơn vị Cảnh vệ ở Bình Nhưỡng.
Ảnh vệ tinh năm 2012 chụp trụ sở Đơn vị Cảnh vệ ở Bình Nhưỡng
 Đây là tổ chức duy nhất có liên hệ qua lại và được quyền đòi tất cả thành phần thuộc quân đội và an ninh của Bắc Hàn hỗ trợ để họ thực hiện nhiệm vụ.

Nhưng quan trọng nhất, Đơn vị Cảnh vệ nắm quyền sử dụng vũ khí hóa chất.

Theo dõi người Bắc Hàn ở trong và ngoài nước

Cơ quan an ninh quốc gia (State Security Department), được biết đến với tên gọi Bộ An ninh, thật ra hoạt động như lực lượng công an chuyên theo dõi tình hình chính trị, nhằm đảm bảo dân Bắc Hàn trung thành với chế độ và không bị ảnh hưởng "xấu xa" từ nước ngoài.

Ông Kim Jong-nam đã sống lưu vong ở nước ngoài nhiều năm, phần lớn ở Macau.
Ông Kim Jong-nam đã sống lưu vong ở nước ngoài nhiều năm, phần lớn ở Macau

Cơ quan này cũng tham gia vào các nhiệm vụ chống phản gián để đảm bảo công dân Bắc Hàn sống và làm việc ở nước ngoài không đào tẩu sang các nước khác hay có liên hệ với các cơ quan tình báo nước ngoài.

Đào tạo điệp viên nước ngoài

Tổng cục Tình báo là cơ quan tình báo quân đội và nước ngoài đầu não của Bắc Hàn. Cơ quan này thu thập và phân tích thông tin tình báo với trọng tâm là Nam Hàn và Nhật Bản.

Cơ quan này được thành lập khoảng năm 2009-2010 khi cộng đồng tình báo Bắc Hàn được hợp nhất.

Trong quá trình đó, cơ quan này sát nhập các đơn vị trước đây từng tham gia hoạt động khủng bố và bạo lực ở các nước ngoài, như vụ đánh bom KAL 1987 và âm mưu sát hại Tổng thống Nam Hàn Park Chung-hee.


Bà Kim Hyon-hui, nữ điệp viên Bắc Hàn làm nổ tung máy bay Nam Hàn năm 1987, thú tội trong một cuộc họp báo ở Seoul, Nam Hàn tháng 1/1988.
Bà Kim Hyon-hui, nữ điệp viên Bắc Hàn làm nổ tung máy bay Nam Hàn năm 1987, thú tội trong một cuộc họp báo ở Seoul, Nam Hàn tháng 1/1988

Bà Kim Hyon-hui, nữ điệp viên Bắc Hàn làm nổ tung máy bay Nam Hàn năm 1987, thú tội trong một cuộc họp báo ở Seoul, Nam Hàn tháng 1/1988

Điều đáng chú ý trong vụ ám sát Kim Jong-nam, cơ quan này tuyển dụng và đào tạo người nước ngoài để hỗ trợ trong các điệp vụ tình báo, thu thập thông tin ở nước ngoài.

Cơ quan tình báo riêng của lãnh đạo Bắc Hàn

Tầng Ba nghe có vẻ như một cái tên khó hiểu, nhưng đó là tên gọi của mạng lưới chính phủ Bắc Hàn tham gia thu thập tình báo, thực hiện giám sát ngầm, mua hàng hóa, kiếm tiền và điều hành doanh nghiệp (hợp pháp và bất hợp pháp) cho các quan chức hàng đầu của Bắc Hàn.

Tầng Ba có các điệp viên và cán bộ làm việc cho các cơ quan an ninh và chính phủ Bắc Hàn, nhưng họ đều nhận chỉ thị và báo cáo trực tiếp cho văn phòng của lãnh đạo cao nhất. Họ hoạt động từ hàng chục quốc gia khác nhau trên thế giới.

Tên gọi bắt nguồn từ vị trí của cơ quan này trong những ngày đầu tiên hoạt động, hồi thập niên 1970 - tầng ba của trụ sở Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên ở Bình Nhưỡng.

Kim Jong-nam được cho là đã từng làm việc tại cơ quan này thay mặt cha.

Ri Jae Nam (tên biệt danh) - người có mặt ở sân bay Kuala Lumpur hôm xảy ra vụ sát hại, theo những hình ảnh phía Malaysia cung cấp - trước đây đã từng hoạt động ở các nước châu Á với tư cách là một quản lý trong mạng lưới Tầng Ba.

Cơ quan sản xuất vũ khí

Ủy ban Kinh tế Thứ hai là cơ quan chịu trách nhiệm sản xuất tất cả các loại vũ khí quy ước, thiết bị quân sự và vũ khí hủy diệt hàng loạt ở Bắc Hàn.

Kim Jong-un là em cùng cha khác mẹ của Kim Jong-nam.
Kim Jong-un là em cùng cha khác mẹ của Kim Jong-nam

Khả năng phối hợp

Với nhiều cơ quan có khả năng có liên quan, vụ tấn công này có lẽ được phối hợp ra sao?

Đơn vị Cảnh vệ có lẽ là cơ quan duy nhất có thể ra lệnh hoặc điều động người từ Tổng cục Tình báo hay triển khai chất độc VX ở một địa điểm nước ngoài.

Cơ quan này cũng có thể tiếp cận các báo cáo tình báo qua những kênh riêng và tiếp cận các mạng lưới thông tin bên ngoài.

Nhưng cũng có hai thành phần quan trọng khác: thứ nhất, Đơn vị Cảnh vệ được cho là nắm trong tay chất độc VX và các vũ khí hóa học khác.

Thứ hai, cơ quan này có thể hoạt động với mức bí mật tuyệt đối vì họ chỉ báo cáo trực tiếp cho Kim Jong-un và các cộng sự thân cận nhất.

Nếu một trong các tổ chức khác của Bắc Hàn tham gia thì mỗi giai đoạn lập kế hoạch tấn công ông Kim Jong-nam sẽ phải đi qua các kênh báo cáo quan liêu của Bắc Hàn, và điều đó sẽ tạo nguy cơ bị rò rỉ thông tin ra ngoài.

Có lẽ còn có sự cạnh tranh giữa các tổ chức này.

Dưới thời ông Kim Jong-il, Đơn vị Cảnh vệ là tổ chức an ninh nội vụ đầu não của nước này.

 Xin mời quý vị xem Video : Giải mã những nghi vấn khó hiểu đầy bí ẩn trong vụ ám sát Kim Jong Nam?

                  

Dưới sự lãnh đạo của Kim Jong-un, Đơn vị An ninh Quân đội, cơ quan kiểm soát lực lượng quân đội, đã được nâng lên vị trí cao hơn và có quyền chính trị cao hơn. Đơn vị này gần như đã làm lu mờ vai trò quan trọng của Đơn vị Cảnh vệ.

Giám đốc Đơn vị Cảnh vệ, Tướng Yun Jong Rin, đã bị cách chức tạm thời. Ông là bạn thân của ông Chang Song-thaek, chú của Kim Jong-un, người đã bị xử bắn vì tội phản quốc năm 2013.

Các chỉ huy và quản lý trong Đơn vị Cảnh vệ có thể hoạt động theo kiểu "tiền trảm hậu tấu" trong phạm vi rộng lớn. Nếu đúng là họ chịu trách nhiệm về vụ tấn công này, có khả năng một tổ chức như vậy đã thực hiện đặc vụ này mà không báo cáo cho Kim Jong-un.

Có một điều rõ ràng là rất khó chứng minh được là có bất kỳ mối liên hệ trực tiếp nào giữa vụ án này với vị lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un. 

(BBC)

George Kennan: Người bày mưu đánh bại Liên Xô

Posted on  by The Observer

Print Friendly
george kennan
Tác giả: Hoàng Anh Tuấn
Đối với nhiều thế hệ quan chức ngoại giao Mỹ từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay, George Kennan (sinh ngày 16/2/1904 và mất ngày 17/3/2005) được coi là nhà ngoại giao kỳ cựu và vĩ đại nhất. George Kennan được coi là cha đẻ của một trong những chiến lược lớn nhất, dài nhất, tốn kém nhất và được thực thi liên tục bởi nhiều đời Tổng thống Mỹ trong suốt 45 năm, từ năm 1946-1990, đó là Chiến lược Kiềm chế (Containment Strategy – hay còn gọi là Chiến lược Ngăn chặn).
George Kennan gia nhập Bộ Ngoại giao Mỹ năm 1926 ngay sau khi tốt nghiệp Đại học Princeton. Kennan đã chọn “nghiệp” nghiên cứu về Liên Xô, làm việc tại nhiều phái đoàn ngoại giao Mỹ ở châu Âu, đọc thông viết thạo tiếng Nga, hiểu được tâm lý, văn hóa Nga và nhanh chóng trở thành chuyên gia hàng đầu về Nga, Liên Xô của Bộ Ngoại giao Mỹ nói riêng và nước Mỹ nói chung.
Trong thời kỳ Chiến tranh thế giới lần thứ hai, quan hệ giữa Liên Xô với Mỹ và Anh là quan hệ đồng minh và ba nước này là nòng cốt của phe Đồng minh chống lại Khối trục Phát-xít (gồm Nhật, Italia và Đức). Thực ra đây là một liên minh có tính tình thế với mục đích đánh bại các nước Phát-xít vì sự tồn tại của chính mình, chứ kỳ thực các lợi ích, giá trị chung để gắn kết quan hệ liên minh 3 nước không nhiều.
Do đó, sau khi kẻ thù chung là phe Phát-xít bị đại bại, các nghi ngờ về ý đồ chiến lược cũng như sự rạn nứt liên minh giữa Liên Xô với Mỹ, Anh và Phương Tây là đương nhiên. Lúc này cả hai phe do Mỹ và Liên Xô cầm đầu đều có nhu cầu tập hợp đồng minh, bảo vệ khu vực ảnh hưởng đã được phân chia theo các Hiệp định Yalta và Postdam, đồng thời cạnh tranh quyết liệt về quyền lực và ảnh hưởng tại các khu vực khác trên thế giới.
Tuy nhiên, do quan hệ đồng minh và hợp tác Mỹ-Anh-Xô được xây dựng và củng cố trong suốt cuộc chiến, nên người dân các nước này có thái độ hữu nghị và tình cảm tương đối tốt với nhau. Trong bối cảnh mới khi không còn coi nhau là “bạn”, là “đồng minh”, và vì cuộc chiến sinh tồn mới nên cả hai phía đều phải tìm các lý do “hợp lý” để có thể coi nhau như những kẻ thù không đội trời chung.
Đặc biệt nước Mỹ cần tìm một “con ngáo ộp” đủ lớn, đủ mạnh để tập hợp lực lượng đồng minh, củng cố sự thống nhất và đoàn kết cả bên trong lẫn bên ngoài nhằm thiết lập một trật tự mới do Mỹ lãnh đạo. Trong bối cảnh đó Mỹ rất cần có một sự đánh giá mới về Liên Xô nhằm xây dựng chiến lược mới.
Ngày 3/2/1946, Bộ Ngoại giao Mỹ gửi Bức điện mật số 284 cho Sứ quán Mỹ tại Moscow, yêu cầu phân tích và đánh giá 5 điểm sau về Liên Xô:
  1. Các nét cơ bản về Tầm nhìn của Liên Xô thời hậu chiến;
  2. Cơ sở của Tầm nhìn này là gì;
  3. Khả năng hiên thực hóa chính sách này trong các tuyên bố, văn kiện chính thức;
  4. Các tiếp xúc hoặc đánh giá bên ngoài về việc thực hiện chính sách này;
  5. Cách thức đối phó của Mỹ.
Khi đó George Kennan là Đại biện lâm thời của Mỹ tại Moscow (do Đại sứ vắng mặt) và đây là lúc Kennan thể hiện dấu ấn và khả năng của mình. Ngày 22/2/1946, George Kennan đích thân thảo một bức điện dài (gần 20 trang). Đây là một điều rất không bình thường. Vì do lý do bảo mật nên giữa Bộ Ngoại giao các nước và các Sứ quán bên ngoài hiếm khi trao đổi các bức điện dài như vậy. Và cũng chính vì lý do này nên bức điện trả lời của George Kennan được gọi là The Long Telegram (Bức điện tín dài).
Trong bức điện này, George Kennan không chỉ trả lời cặn kẽ các câu hỏi trên, mà còn phân tích một cách toàn diện về các vấn đề sau: (i) Tư duy đối ngoại của Nga/Liên Xô; (ii) Tại sao Nga/Liên Xô lại có tư duy này; (iii) Tư duy này được thể hiện ra sao trên thực tế và Liên Xô sẽ hành động như thế nào; (iv) Chiến lược mới mà Liên Xô sẽ áp dụng có các tác động và hệ quả ra sao đối với Mỹ và đồng minh; (v) Mỹ cần có các chiến lược gì để đối phó với Liên Xô.
Cụ thể, George Kennan cho rằng:
Một, tư duy đối ngoại của Liên Xô xuất phát từ truyền thống tư duy lâu đời của người Nga hình thành từ hình thể địa lý đất nước, truyền thống văn hóa và tâm lý, đó là luôn ở trong trạng thái bất an, cho rằng các đế quốc châu Âu luôn tìm cách làm suy yếu nước Nga. Ý thức hệ không tác động nhiều đến tư duy này.
Hai, người Nga không có văn hóa thỏa hiệp chính trị kiểu Mỹ-Anh, do đó không thể chung sống theo kiểu “cùng tồn tại hòa bình” với Mỹ và Anh, mà chỉ có kiểu đấu tranh “một mất, một còn”. Do đó, Mỹ và phương Tây sẽ không thể chung sống hòa bình với Liên Xô, mà quan hệ sẽ là đối đấu cho đến khi một trong hai bên bị sụp đổ. Cuộc đấu này sẽ kéo dài và Liên Xô rất kiên trì, do đó Mỹ cần phải chuẩn bị một chiến lược dài hơi.
Ba, để đối phó với Liên Xô, Kennan cho rằng Mỹ cần xây dựng một chiến lược mới, đó là Chiến lược Kiềm chế nhằm kiềm chế Liên Xô một cách toàn diện. Kennan cũng cho rằng Mỹ cần phải củng cố trận địa của mình là 3 trung tâm gồm Mỹ, Nhật, và châu Âu. Kennan dự đoán sự cạnh tranh ảnh hưởng diễn ra khốc liệt nhất tại Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Phân tích này là một trong các nguyên nhân đưa đến sự ra đời của Kế hoạch Marshall giúp phục hồi kinh tế Nhật và châu Âu sau chiến tranh.
Bốn, Kennan cho rằng việc kiềm chế chỉ tập trung chủ yếu trong lĩnh vực chính trị và kinh tế. Theo Kennan, Liên Xô cũng có điểm yếu về tâm lý là “ngại” đối đầu trực diện, do đó nếu Mỹ và phương Tây thi hành chính sách kiềm chế một cách kiên định không ngại va chạm và kiên quyết giành giật ảnh hưởng với Liên Xô thì Liên Xô sẽ phải chùn bước.
Bức điện sau khi gửi đã gây “chấn động” trong giới ngoại giao Mỹ. Tuy nhiên, phần lớn nội dung vẫn chưa được phản ánh đầy đủ lên giới lãnh đạo cấp cao. Thất vọng nhưng không bỏ cuộc, George Kennan lấy phần lớn nội dung trong bức điện gửi ngày 22/3/1946 sửa lại thành bài báo ký bút danh “X” và đăng trên Tạp chí Foreign Affairs số tháng 7/1947. Từ đây, bài báo đã gây lên một cơn “địa chấn” trong giới nghiên cứu chiến lược và hoạch định chính sách Mỹ và giúp định hình ra Chiến lược Kiềm chế của Mỹ sau này.
Mặc dù được coi là cha đẻ của Chiến lược kiềm chế, nhưng điều trớ trên là chính Kennan đã có lúc bị những kẻ “Diều hâu” (the Hawks) chỉ trích là “Bồ câu” (the Dove) do: (i) quá “mềm yếu” với Liên Xô; (ii) không chủ trương đối đầu về quân sự, mà chỉ chủ yếu đối đầu về ngoại giao, chính trị và kinh tế; (iii) Chiến lược Kiềm chế của Kennan chủ yếu mang tính phòng thủ.
Sau đó Chiến lược Kiềm chế của Kennan bị giới “Diều hâu” trong chính giới Mỹ bắt cóc, và được Paul Nitze, người thay Kennan làm Vụ trưởng Chính sách đối ngoại tại Bộ Ngoại giao bổ sung thêm yếu tố kiềm chế quân sự, còn Ngoại trưởng khét tiếng “diều hâu” John Foster Dulles dưới thời Tổng thống Dwight Eisenhower thì “bác bỏ” Chiến lược kiềm chế của Kennan, mà đòi chuyển sang Chiến lược đẩy lui Chủ nghĩa cộng sản (Rollback). Còn bản thân Kennan vẫn không thay đổi lập trường “bồ câu”, chỉ trích mạnh mẽ sự can thiệp quân sự của Mỹ tại Triều Tiên và Afghanistan.
Cho đến nay, sau khi Liên Xô và khối Đông Âu đã sụp đổ gần một phần tư thế kỷ, nhìn lại chính sách của Mỹ và phương Tây hiện nay đối với Nga rõ ràng có lý do để tin rằng các đánh giá của Mỹ và phương Tây về Nga không có nhiều thay đổi và dường như Chiến lược kiềm chế đang “đội mồ” sống dậy trở lại.
TS. Hoàng Anh Tuấn là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược và Ngoại giao, Bộ Ngoại giao Việt Nam. Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân, không phải quan điểm của cơ quan nơi tác giả công tác.
- See more at: http://nghiencuuquocte.org/2015/02/25/george-kennan-nguoi-bay-muu-danh-bai-lien-xo/#sthash.JYz3MFO5.dpuf

Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2017

Bắc Triều Tiên trả công cho sát thủ Việt Nam, Indonezia không dưới 1 triệu USD...; Chất độc dùng ám sát Kim Jong-nam đáng sợ như thế nào?; Thứ trưởng Ngoại Giao: Sức khỏe Đoàn Thị Hương 'ổn, tốt'




Điệp viên Triều Tiên: Bình Nhưỡng cố ý thuê người Việt ám sát Kim Jong-nam

 Đăng lúc 1:16 PM 21/02/2017  300 0

Với kinh nghiệm nhiều năm làm nữ điệp viên Triều Tiên, Won Jeong-hwa tin rằng Bình Nhưỡng nhiều khả năng cố ý thuê phụ nữ nước ngoài dùng kim độc ám sát ông Kim Jong-nam, và cho biết đây là vũ khí chuyên dụng của nữ gián điệp nước này.

điệp viên Triều Tiên, Won Jeong hwa, ám sát bằng kim độc,
Nữ điệp viên Triều Tiên nổi tiếng Won Jeong-hwa tin ông Kim Jong-nam bị ám sát bằng kim độc.
Ngày 20/2, tờ JoongAng Ilbo của Hàn Quốc đã đăng bài phỏng vấn nữ điệp viên Triều Tiên Won Jeong-hwa, cô cho biết Bình Nhưỡng nhiều khả năng đã cố ý thuê phụ nữ nước ngoài để ám sát anh cùng cha khác mẹ của nhà lãnh đạo Kim Jong-un để che giấu hành vi phạm tội.
Jeong-hwa cho hay, số lượng điệp viên chính thức đến từ Triều Tiên thật ra không nhiều lắm, trước đây đoàn đặc công của cô cũng từng thuê người nước ngoài. Cô tin rằng, Triều Tiên có thể thuê phụ nữ Việt Nam và Indonesia hạ độc thủ nhằm che giấu hành vi phạm tội và giảm sự cảnh giác của Kim Jong-nam.
Theo nữ điệp viên trên, vụ ám sát có thể bất thành, nên để nâng cao hiệu quả thì tốc độ chính là điểm mấu chốt, nên phụ nữ là lựa chọn tốt nhất vì họ hành động nhanh nhẹn mà lại dễ dàng tiếp cận đàn ông. Cô nhận định, 2 nữ nghi phạm đã được huấn luyện mới có thể ám sát thành công trong thời gian cực ngắn như vậy.
Won cho biết, Triều Tiên trả thù lao rất hậu hĩnh cho điệp viên khắp nơi trên thế giới, như trường hợp của Kim Jong-nam ít nhất sẽ trả tiền đặt cọc là 1 triệu USD.
điệp viên Triều Tiên, Won Jeong hwa, ám sát bằng kim độc,
Won Jeong-hwa nói rằng Triều Tiên cố ý thuê phụ nữ vì họ dễ tiếp cận Kim Jong-nam hơn.
Trước câu hỏi tại sao sát thủ lại chọn hành động ở sân bay, nơi có nhiều máy quay giám sát, Jeong-hwa trả lời, “hiện nay bất cứ nơi nào cũng có hệ thống camera giám sát, tại sân bay có lưu lượng người rất đông, người đi qua lối ra cũng nhiều, nếu như tôi là sát thủ cũng sẽ chọn ra tay ở sân bay. Kim Hyon-hui (*) năm đó không phải cũng hành động ở sân bay sao?“.
(*) Kim Hyon-hui là một cựu đặc công Bắc Triều Tiên, chịu trách nhiệm cho vụ đánh bom Chuyến bay 858 của Korean Air vào năm 1987, làm 115 người thiệt mạng. Bà bị bắt ở Bahrain sau vụ đánh bom và bị dẫn độ sang Hàn Quốc. Ở đó bà đã bị kết án tử hình nhưng sau đó được ân xá.
Đối với việc truyền thông đưa tin Kim Jong-nam tử vong sau khi bị phun chất lỏng vào mặt, Won Jeong-hwa nhận định, cho dù sử dụng thuốc phun thì trong vũ khí cũng có thể có kim độc.
Cô cho hay, kim độc là vũ khí được chế tạo dành riêng cho các nữ điệp viên, và nói thêm rằng cô từng tiếp xúc thậm chí từng sử dụng đủ các dạng kim độc, từ ống tiêm, bút máy đến son môi. Lúc đó Won chọn dùng kim độc dạng ống tiêm, đậy kín rồi bỏ vào túi trang điểm mang theo bên người.
Nữ điệp viên cho biết, cô từng cho kim độc đâm vào người để hiểu phản ứng của mục tiêu sau khi bị hạ thủ, vì có thuốc giải nên cô yên tâm thực hiện. “Tôi lúc ấy như đang ngủ, bất tri bất giác, tỉnh lại cũng mất trí nhớ, cảm giác thân thể rất kỳ lạ“, cô chia sẻ cảm nhận sau khi bị hạ độc.
Won Jeong-hwa, 43 tuổi, là nữ điệp viên nổi tiếng của Triều Tiên, trước đây được phái sang Hàn Quốc để ám sát Hwang Jang-yop (đã chết), cựu bí thư đảng Công nhân Triều Tiên. Cô từng tốn 3 năm điều tra mọi người xung quanh mục tiêu, nên tin rằng Triều Tiên đã hao tốn nhiều thời gian và khoản tiền khổng lồ để lên kế hoạch thủ tiêu Kim Jong-nam bằng kim độc.
Trong giai đoạn từ 1999-2001, Won tham dự hoạt động bắt cóc tổng cộng hơn 100 người gồm “kẻ vượt biên” và doanh nhân Hàn Quốc.
Tháng 10/2001, Won Jeong-hwa lẻn vào Nam Hàn với thân phận “kẻ vượt biên” và kết hôn với một người đàn ông làm công nhân, cô cũng có được quốc tịch Hàn Quốc. Từ đó, nữ điệp viên lập được quan hệ tình cảm với nhiều sĩ quan Hàn để thu hoạch bí mật quân sự. Tháng 5/2008, Won Jeong-hwa bị bắt trong khi đang truyền tin mật cho Triều Tiên.
Iris, theo NTDTV


Chất độc dùng ám sát Kim Jong-nam đáng sợ như thế nào?

Malaysia mới đây đã phát hiện trong thi thể người đàn ông nghi là Kim Jong-nam chứa chất độc thần kinh VX. Nó được liệt vào danh sách “Vũ khí hủy diệt hàng loạt” với khả năng giết chết nạn nhân chỉ sau vài chục giây.

chiến tranh lạnh, chất độc VX, ám sát bằng độc,
Chất độc VX mạnh gấp 260 lần Xyanua. (Ảnh: Internet)
“Tử thần” mang tên VX
Nếu như chất độc thần kinh Sarin có thể gây chết người chỉ “trong vài phút” với một liều lượng cực nhỏ (khoảng 200 miligam) và khiến nạn nhân tê liệt thần kinh trước khi chết trong đau đớn tột cùng thì chất độc VX còn mạnh hơn Sarin gấp 100 lần. Để dễ hình dung, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết chất Sarin có khả năng gây chết người mạnh gấp 26 lần so với chất Xyanua, như vậy VX mạnh gấp 260 lần Xyanua.
Viện Quan hệ Quốc tế Mỹ (CFR) cho biết, VX có khả năng vô hiệu hóa hoạt động của các cơ, khiến thần kinh của nạn nhân tê liệt rồi chết chỉ sau vài chục giây. Chỉ cần 1 giọt cực nhỏ VX dính lên da cũng có thể gây tê liệt thần kinh của nạn nhân.
VX được đánh giá là loại chất độc thần kinh mạnh nhất từng được con người tạo ra. Ở trạng thái nguyên thể, nó là một dung dịch (như dầu máy), không màu và không mùi.
Vì độc tố của loại vũ khí hủy diệt này quá mạnh, cách đây 26 năm (năm 1991), trong Nghị quyết 687, Liên Hợp Quốc chính thức xếp loại chất độc quân sự VX vào danh sách “Vũ khí hủy diệt hàng loạt”.
Đến năm 1993, Công ước Vũ khí hóa học (CWC) đã xác định việc bất cứ quốc gia nào sản xuất hay tàng trữ quá 100 gram VX mỗi năm là vi phạm luật pháp quốc tế.
chiến tranh lạnh, chất độc VX, ám sát bằng độc,
Ở trạng thái nguyên thể, VX là một dung dịch không màu và không mùi. (Ảnh: RT)
Người ta tin rằng, hiện nay trên thế giới chỉ có Mỹ và Nga sở hữu chất độc khủng khiếp này. Tuy nhiên, trên thực tế, còn có nhiều quốc gia khác đang bí mật tàng trữ VX.
Cơ chế hoạt động của chất độc thần kinh cực mạnh VX
Các nhà khoa học nhận định, VX hoạt động thông qua việc gây ức chế loại enzym dẫn truyền thần kinh acetylcholinesterase.
Thông thường, khi một tế bào thần kinh vận động được kích thích, nó sẽ giải phóng chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine tại vùng giữa các tế bào thần kinh và tế bào cơ. Khi tế bào cơ bắp nhận acetylcholine, nó sẽ kích thích sự co cơ. Để tránh tình trạng co cơ liên tục, acetylcholine sau đó sẽ được enzym acetylcholinesterase chia nhỏ ra thành các chất không phản ứng (là axit axetic và choline).
VX lúc này có khả năng vô hiệu hóa chức năng của enzym acetylcholinesterase, khiến acetylcholin tích tụ quá tải dẫn đến sự co cơ không kiểm soát.
Kết quả là nạn nhân sẽ thấy đau đớn vì sự co thắt dữ dội. Khi chất độc ngấm sâu vào cơ thể, nó sẽ vô hiệu hóa cơ hoành và làm tê liệt thần kinh. Nạn nhân sẽ chết sau đó không lâu vì ngạt thở.
chiến tranh lạnh, chất độc VX, ám sát bằng độc,
VX có khả năng vô hiệu hóa hoạt động của các cơ, khiến thần kinh tê liệt rồi chết chỉ sau vài chục giây. (Ảnh: Internet)
Ứng dụng chết người của VX
Vì khả năng giết người cực nhanh đó, không ít quốc gia trong quá khứ đã lợi dụng VX để thực hiện các kế hoạch đen tối.
Trong suốt cuộc Chiến tranh Lạnh (1946–1991), VX được sử dụng để làm vũ khí ám sát có khả năng giết người cực nhanh.
Thế giới từng ghi nhận một số vụ tấn công bằng vũ khí hóa học như vào tháng 3/1988, quân đội Iraq đã sử dụng chất Sarin, VX làm 5.000 người Kurd thiệt mạng và 65.000 người bị thương.
Tháng 3/1995, giáo phái cực đoan Nhật Bản Aum Supreme Truth đã dùng chất Sarin tấn công trên tàu điện ngầm ở Tokyo làm 13 người thiệt mạng và 6.000 người bị thương. Nhóm này cũng được tin là nỗ lực ám sát bằng VX một số thành viên bất đồng ý kiến ​​và các đối thủ lớn, 1 nạn nhân đã chết sau 10 ngày hôn mê.
Ngoài ra, quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc trong loạt dự án mang mật danh “Project 112″ và “Project SHAD” (một dự án cải tiến của “Project 112″) được thực hiện bí mật trong suốt 7 năm, từ 1963-1970.
Mục đích của dự án mật chết người do quân đội Mỹ và CIA phối hợp thực hiện này là nhằm đánh giá mức độ tác động của các chất độc hóa học (gồm Sarin, VX) lên cơ thể con người.
Quân đội Mỹ khi đó đã phối hợp với các đoàn hải quân của Anh, Canada, Australia để tiến hành xịt hơi độc lên những binh lính khỏe mạnh trong phòng kín nhằm đo phản ứng CTI (phản ứng mất kiểm soát thần kinh tạm thời) của mỗi binh lính.
Liều lượng chất độc mà quân đội Mỹ sử dụng luôn không quá liều gây chết người, vì họ muốn binh lính tham gia thử nghiệm “làm quen” với chất độc để tăng khả năng chống chịu trong bối cảnh xảy ra chiến tranh hóa học, sinh học.
Chưa dừng ở con người, Mỹ còn bí mật tiến hành xịt các chất độc này lên dân thường, động vật, cây cối để có cái nhìn tổng quan nhất về mức độ phản ứng của cơ thể trước chất độc.
Về sau, Mỹ mở rộng dự án “Project 112″ sang dự án “Project SHAD”, nghĩa là đi từ thử nghiệm sang chiến đấu thử nghiệm trong khuôn khổ tập trận có chất độc hóa học, sinh học.
Tổng thời gian 7 năm tiến hành 2 dự án mật này, Mỹ đã thực hiện 100 thí nghiệm xịt hơi độc lớn nhỏ khác nhau lên binh lính, dân thường, động vật và cây cối. Mãi đến năm 2005, loạt dự án chết người này mới bị phanh phui.

Theo Soha





Reuters

Nữ nghi phạm người Việt bị nghi ngờ trợ giúp ám sát anh trai lãnh tụ BắcTriều Tiên là một người từng ôm mộng làm ca sĩ và có trang Facebook với những tấm ảnh chân dung bĩu môi và tại các buổi tiệc tùng, Reuters tường thuật hôm 22/2.

Bốn ngày trước khi ông Kim Jong Nam bị giết tại sân bay Kuala Lumpur của Malaysia, có vẻ như cô đã đăng một tấm ảnh cô mặc chiếc áo có in chữ “LOL”, tương tự như hình ảnh nghi can bỏ trốn đã bị camera an ninh của sân bay chụp lại.

Theo cảnh sát Malaysia, Đoàn Thị Hương đã làm việc tại một công ty giải trí. Cô bị cảnh sát Malaysia bắt giữ trong vụ giết ông Kim Jong Nam.

Trả lời VOA hôm 21/2, thân phụ Đoàn Thị Hương cho biết gia đình không rõ con gái đang làm gì vì cô đã đi xa nhà từ lâu.

Bài đăng cuối cùng trên tài khoản Facebook mang tên “Ruby Ruby”, được các thành viên trong gia đình xác nhận là một trong những tài khoản của Hương, là vào ngày 11 tháng 2 từ Kampong Besut, Malaysia.

“Em muốn ngủ thêm, nhưng là bên cạnh anh”, bài đăng kèm theo hình ảnh của cô với đôi mắt nhắm nghiền và đang cuộn mình trong chăn ở trên giường.

Cảnh sát Malaysia nói Hương và một phụ nữ Indonesia đã quẹt một chất lỏng, có chứa chất độc chưa xác định được, lên mặt của ông Kim Jong Nam tại nhà ga phi trường Kuala Lumpur vào ngày 13 tháng 2.

Anh trai cùng cha khác mẹ của lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un đã chết ngay sau đó.

Cảnh sát Malaysia mô tả Hương là một “nhân viên công ty giải trí”, nhưng không đưa ra chi tiết về nơi cô đã được tuyển dụng hoặc tình trạng nhập cư của cô.

Tham gia thi “Thần tượng âm nhạc” (Vietnam Idol)

Trong số các links trong một tài khoản Facebook khác, mà gia đình cũng xác nhận có những hình ảnh của Hương, là trang “Tìm kiếm tài năng Việt Nam”. Tài khoản này được đặt tên là “Bella Tròn Tròn”. Nhưng tài khoản này đã không có bài đăng nào sau tháng 11.

Có một nữ thi sinh rất giống Hương đã tham gia chương trình trên mang số báo danh 67816 vào ngày 3/6/2016.

Các công cụ nhận dạng khuôn mặt cho thấy có sự trùng hợp giữa các hình ảnh đã được cảnh sát Malaysia công bố khi bắt giam Hương.

Thí sinh trong chương trình cũng khai quê ở Nam Định giống như chi tiết trên hộ chiếu của Hương mà cảnh sát Malaysia công bố. Tuy nhiên thí sinh này lại khai tên là Đinh Thị Khuyên.

Cô đã rời khỏi cuộc thi ngay từ vòng đầu tiên.

Một thành viên của nhóm thực hiện chương trình “Thần tượng âm nhạc” đã từ chối bình luận với Reuters và phát ngôn viên của chương trình không trả lời yêu cầu bình luận của hãng tin này.

“Em có thể hát cho anh nghe một bài hát tối nay không?”, cô đã viết trong một bài đăng trên Facebook ngày 24 tháng 3 năm ngoái. “Trả lời nhanh nhất và đưa số điện thoại của anh vào phần ‘comment’. Em sẽ gọi điện và hát cho anh nghe”.

Các thành viên trong gia đình của Hương chủ yếu đi cấy lúa quanh nhà ở Nam Định.

Gia đình cho biết Hương thỉnh thoảng về thăm họ và không rõ nơi ở của cô. Hương năm nay 28 tuổi.

Cha cô là một thương binh bộ đội trong cuộc Chiến tranh Việt Nam. Ông bị cụt một phần chân từ cuộc chiến. Ông cho biết chính quyền Việt Nam đã liên lạc với ông kể từ khi xảy ra vụ bắt giữ.

Ông nói với Reuters: “Họ chỉ nói rằng họ sẽ hỗ trợ Hương vì nó là người Việt Nam, nhưng họ không nói với tôi liệu nó có thực sự là một nghi phạm hay không?”

Ông Đoàn Văn Thạnh, 63 tuổi, cha của Hương, nói với VOA Việt Ngữ hôm 21/2 rằng con gái ông có về nhà hôm 28 Tết Đinh Dậu, rồi đến mùng 2 tết thì “rời nhà mà không cho biết đi đâu.”

“Ở xa, thì biết làm sao được cái đấy. Không thể biết được. Mà nó đi nó có bảo đâu mà mình biết. Cháu về hôm 28 Tết. Đến mùng 2 thì đi. Đi thì coi như mình cũng không biết, nó làm như thế nào cũng không biết được. Vì thực tế thì vậy. Nó đi nó không bảo sao…”

Ông Thạnh nói con gái ông “hiền lành và chịu khó, không chơi bời gì.”

Gia đình cho biết họ chỉ phát hiện ra Hương ở nước ngoài từ truyền thông. Họ cứ tưởng cô đang làm việc ở Hà Nội.

Cho đến nay, Việt Nam chỉ xác nhận trên truyền thông rằng cuộc điều tra vẫn đang tiếp tục và họ đang liên lạc với Malaysia.

Mối liên hệ với Triều Tiên

Một giới chức cảnh sát Hàn Quốc cho biết Hương đã đến đảo du lịch Jeju 4 ngày vào tháng 11. Họ đang tìm hiểu xem liệu cô có thể đã làm gì trong thời gian ở đó hay không, nhưng từ chối cung cấp thêm chi tiết.

Trong số 65 người bạn trên tài khoản Facebook “Ruby Ruby”, có 27 tên Hàn. 56 trong số bạn bè là nam giới.

Một cập nhật trạng thái trên tài khoản Facebook đầu tiên được đăng bằng tiếng Hàn vào ngày 23 tháng 3 năm ngoái, nói rằng “Em yêu anh, em nhớ anh”, tuy cách dùng từ không giống như người thông thạo tiếng Hàn.

Hầu hết các hình ảnh trong các tài khoản là ảnh Hương tham gia tiệc tùng, trong phòng khách sạn hoặc ảnh chân dung. Trong nhiều ảnh, cô còn thổi nụ hôn vào máy ảnh.

Xin mời quý vị xem Video : Khả năng nghi can Đoàn Thị Hương có tham gia hoạt động tình báo qua lời kể của gia đình là rất cao?

                  

Mỹ phẩm, quần áo và các cửa hàng thức ăn nhanh là những sở thích của Hương trên Facebook. Trường học của cô ghi trên trang Facebook là Harvard, mặc dù gia đình không cho đây là sự thật.

Ngày 3 tháng 1, Hương đăng một tấm ảnh thẻ lên máy bay từ Hà Nội đến Kuala Lumpur.

Hương cũng xuất hiện trong một video khác trên mạng được đăng vào tháng Tư năm ngoái. Đó là kênh YouTube của một người Việt muốn phụ nữ hôn anh ta trên đường phố.

Người phụ nữ trong video trùng hợp với người trong ảnh mới nhất mà cảnh sát Malaysia công bố.

Trong đoạn video, cô gái cười khúc khích trước khi hôn người đàn ông trên một ghế đá công viên.

Trong bức ảnh, cô không trang điểm và nhìn bất định về hướng camera.

Reuter
(VOA)

Ngay sau khi có tin một trong hai nữ nghi phạm bị phơi nhiễm chất độc thần kinh VX sau vụ ám sát ông Kim Jong-nam, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Quốc Dũng xác nhận với VOA vào tối 24/2 rằng phía Malaysia cho biết sức khỏe của nữ nghi phạm mang hộ chiếu Việt Nam “vẫn ổn” và “tốt”.

Đoàn Thị Hương
Ông Nguyễn Quốc Dũng cho VOA biết vào tối 24/2:

“Họ nói là vẫn ổn, nói là cô ấy tốt. Tất nhiên bây giờ làm sao khẳng định được có đúng cô ấy là người Việt Nam hay không hay là người mang cái hộ chiếu đấy không. Chúng tôi chưa gặp thì cũng không thể xác định được. Nhưng mà hỏi thì người ta bảo bạn đó vẫn đang trong tình trạng sức khỏe tốt”.

Trước đó trong cùng ngày, cảnh sát Malaysia cho biết một trong hai nữ nghi phạm (một người Việt và một người Indonesia) có biểu hiện bị phơi nhiễm chất độc thần kinh VX sau khi thực hiện vụ sát hại ông Kim Jong-nam tại phi trường quốc tế Kuala Lumpur của Malaysia.

Cảnh sát trưởng Malaysia Khalid Abu Bakar cho báo giới biết “Cô ấy đã bị nôn vài lần do tiếp xúc với nó (chất độc)”, nhưng từ chối tiết lộ người đó là ai trong hai nữ nghi phạm.

Cảnh sát trưởng Malaysia Khalid Abu Bakar cho báo giới biết ‘Cô ấy đã bị nôn vài lần do tiếp xúc với nó (chất độc)’, nhưng từ chối tiết lộ người đó là ai trong hai nữ nghi phạm. (Ảnh tư liệu ngày 22/2/17)
Cảnh sát trưởng Malaysia Khalid Abu Bakar cho báo giới biết ‘Cô ấy đã bị nôn vài lần do tiếp xúc với nó (chất độc)’, nhưng từ chối tiết lộ người đó là ai trong hai nữ nghi phạm. (Ảnh tư liệu ngày 22/2/17)
Cập nhật với VOA về diễn tiến trên, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng nói phía Việt Nam vẫn chưa được tiếp xúc lãnh sự với nghi phạm tên Đoàn Thị Hương nên không thể xác nhận thông tin về nữ nghi phạm này. Ông nói:

“Phía Việt Nam vẫn yêu cầu phía Malaysia cho tiếp xúc lãnh sự để xem thế nào thì họ bảo phía Malaysia vẫn chưa sẵn sàng. Chúng tôi cũng không kết luận được những cái đấy, cũng chỉ nghe qua thông tin báo chí thôi”.

Hôm 24/2, cảnh sát Malaysia tuyên bố ông Kim Jong-nam, anh trai cùng cha khác mẹ của lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong-un, đã bị giết chết bằng chất độc thần kinh VX. Cảnh sát đã phát hiện ra chất độc này trong mắt và trên mặt ông Kim Jong-nam.

VX là một trong những chất độc nguy hiểm nhất thế giới. Nó được Liên Hiệp Quốc xếp loại là vũ khí hóa học hủy diệt hàng loạt. Chất độc này đã được các lực lượng của ông Saddam Hussein sử dụng vào năm 1988 trong vụ tấn công hóa học vào thành phố Halabja của người Kurd ở miền bắc Iraq và giết chết hàng ngàn người .

Theo các chuyên gia, chỉ cần 10mg VX là đủ giết chết một người bằng cách làm tê liệt hệ thần kinh nạn nhân. Hiện vẫn chưa rõ làm thế nào các nghi phạm có thể mang chất độc trên người để hạ sát ông Kim Jong-nam. Một số nhà phân tích cho rằng có thể Bắc Triều Tiên có khả năng sản xuất VX dưới dạng nhị phân, nghĩa là tách chất độc ra thành những chất không có hại nhưng khi hòa vào sẽ tạo thành VX.

Hiện Malaysia đang điều tra xem liệu chất độc VX đã giết ông Kim Jong-nam đã được đưa vào Malaysia từ nước ngoài hay được sản xuất tại Malaysia.

Trong buổi họp báo, ông Khalid cho biết “Nếu hóa chất đã được đưa vào với số lượng nhỏ thì chúng tôi rất khó phát hiện ra”.

Người đứng đầu cơ quan cảnh sát Malaysia cũng cho biết hiện nước này đang sắp xếp để tẩy sạch những địa điểm mà các nghi phạm trên đã đi qua. Cảnh sát Malaysia sẽ yêu cầu cơ quan phụ trách về năng lượng nguyên tử nước này tiến hành tẩy rửa phi trường quốc tế Kuala Lumpur để đảm bảo an toàn cho hành khách.

Mời xem Video: Giải mã những nghi vấn khó hiểu đầy bí ẩn trong vụ ám sát Kim Jong Nam?



Việt Nam sẽ ‘bảo vệ tích cực’ công dân Đoàn Thị Hương

Trước đó hôm 22/2, cảnh sát Malaysia khẳng định hai nữ nghi phạm người Việt và người Indonesia “đã được huấn luyện” để thực hiện vụ tấn công. Cả hai đã thực tập tấn công tại hai khu mua sắm ở trung tâm thành phố Kuala Lumpur của Malaysia. Hình ảnh từ camera an ninh của Malaysia cho thấy có một phụ nữ đã vồ lấy ông Kim Jong Nam từ phía sau và giữ chặt cái gì đó trên mặt ông và sau đó rời đi. Cảnh sát Malaysia nói nữ nghi phạm Indonesia đã quẹt chất độc lên mặt ông Kim Jong Nam trước, sau đó tới nữ nghi phạm người Việt làm tương tự. Cả hai được hướng dẫn phải rửa tay ngay sau khi thực hiện vụ tấn công.

Ông Kim Jong-nam sống lưu vong ở Macau. Ông bị giết chết tại phi trường quốc tế Kuala Lumpur, Malaysia, hôm 13/2 khi đang chờ chuyến bay về Macau.

Khánh An 



(VOA)

Nỗi oan thiên cổ của Hàn Tín: Công cao quá chủ, bị hãm hại cả đời

Hàn Tín vốn được coi là công thần khai quốc, là đại tướng quân bách chiến bách thắng giúp Lưu Bang lập nên nhà Hán kéo dài 400 năm. Tuy nhiên, số phận của Hàn Tín cũng như nhiều công thần khác, đều phải nhận một kết cục bi thảm.

lưu bang, Hàn Tín, binh pháp, Bài chọn lọc,
Hàn Tín – Vị nguyên soái uy chấn Trung Nguyên. (Ảnh: Internet)
1. Tề Vương đến nước Sở, đi Vân Mộng
Lưu Bang được Hàn Tín và các chư hầu đề cử, bước lên ngôi vị hoàng đế, xưng là Hán Cao Tổ. Đúng như Vũ Thiệt và Khoái Triệt tiên đoán, sau khi Lưu Bang giành được thiên hạ, tình cảnh của Hàn Tín ngày càng sa sút. Sau khi trận chiến Cai Hạ kết thúc, trên đường quân Hán đến Định Đào, Lưu Bang đột nhiên tập kích doanh trại của Hàn Tín thu binh quyền của ông. Ngay sau đó, Hàn Tín phải rời xa vùng đất màu mỡ nước Tề, Triệu, Yên do một tay mình đánh chiếm được để đến nước Sở, từ Tề vương trở thành Sở vương.
Hàn Tín lòng dạ thoáng đãng, không hề phàn nàn đối việc Lưu Bang tuyệt tình phụ nghĩa, lặng lẽ trở về cố hương nước Sở của mình. Về đến cố hương, Hàn Tín tìm người phụ nữ là ân nhân lúc trước, ban tặng ngàn vàng. Sau khi tìm được Đình Trưởng Nam Xương, Hàn Tín trả cho anh trăm tiền, coi như tiền cơm năm đó. Hàn Tín nói với Đình Trưởng: “Ngươi là kẻ tiểu nhân, làm việc tốt không làm đến cùng”.
Cuối cùng, Hàn Tín đã tìm thấy thanh niên năm xưa bắt mình chịu nhục chui háng. Thanh niên này nghe nói Sở vương là Hàn Tín bị mình làm nhục, nghĩ rằng số mình đến đây kết thúc, nơm nớp lo sợ đến gặp Hàn Tín. Hàn Tín không làm khó dễ anh, còn khen ngợi là tráng sĩ, phong làm Trung úy phụ trách trị an kinh thành.
Sau khi giải quyết xong việc riêng, Hàn Tín bắt đầu cai trị lãnh địa của mình. Ông tuần tra tình hình nước Sở rồi xử lý vấn đề dân sinh cấp bách sau chiến tranh, thành lập một đội quân bảo vệ lãnh địa, kế hoạch của ông là xây dựng một nước Sở phồn vinh và hùng mạnh.
Nhưng Lưu Bang không có ý định cho Hàn Tín giữ vị trí Vương. Hàn Tín là khai quốc công thần, để gạt bỏ Vương vị của ông, Lưu Bang gán cho Hàn Tín tội danh “mưu phản”.
Tháng 12, năm 201 TCN, Lưu Bang đột nhiên nói với các tướng lĩnh: “Có người tố cáo Hàn Tín mưu phản, các khanh cảm thấy nên xử lý thế nào?”
Những tướng lĩnh này đều là hữu dũng vô mưu, la hét nói: “Lập tức xuất binh tiêu diệt tên tiểu tử này”. Lưu Bang tự biết là xuất binh vô cớ, suy nghĩ thật lâu, cuối cùng tìm Trần Bình hỏi mưu lược.
Trần Bình giỏi dùng mưu, nhưng có tài không đức. Lưu Bang vừa nói lời ra khỏi miệng là hắn biết Hàn Tín thực ra không mưu phản. Sau khi suy tính xong, Trần Bình nói với Lưu Bang: “Quân của bệ hạ không tinh nhuệ bằng quân Hàn Tín, tướng cũng không giỏi bằng người của Hàn Tín, phát binh tấn công sẽ dồn ép Hàn Tín quyết chiến, đối với bệ hạ là chuyện nguy hiểm”.
Trần Bình sắp đặt cho Lưu Bang giả vờ đến Vân Mộng, Hồ Bắc đi săn, lệnh cho các chư hầu đến Trần Địa gặp mặt. Trần Địa thuộc biên giới nước Sở, Hàn Tín đến đây thì có thể dễ dàng bị bắt.
Lưu Bang vui vẻ tiếp nhận kế sách của Trần Bình, sai sứ giả đi thông báo cho Hàn Tín đến Trần Địa gặp mặt. Hàn Tín cũng không thấy nghi ngờ, thân thiết nghênh đón. Vừa thấy mặt, Lưu Bang lập tức ra lệnh binh sĩ bắt lấy Hàn Tín. Hàn Tín kinh ngạc, bó tay chịu trói.
Đã đạt được mục đích, Lưu Bang cũng không hề đi săn ở Vân Mộng, lập tức quay trở về phủ. Lúc này, Hàn Tín mới hiểu được Lưu Bang vì mình mà đến. Ông rất phẫn nộ, hét lên: “Đúng thay câu ‘thỏ chết thì chó săn bị mổ, chim hết thì bẻ cung, phá xong địch thì mưu thần chết’, thiên hạ đã định, ta tất bị phanh thây”.
Lưu Bang nghe xong, mặt đỏ tới mang tai, nửa ngày không nói lên lời, im lặng thật lâu mới nói: “Có người tố cáo ngươi mưu phản”.
Lưu Bang biết không có chứng cớ đã bắt khai quốc công thần, tất nhiên không thể khiến dân phục, cho nên vừa về tới Lạc Dương liền đại xá thiên hạ để lấy lý do thả Hàn Tín nhưng không thả về nước Sở, mà giáng xuống làm Hoài Âm hầu ở đô thành, không thể quay về đất phong, cũng không có quân đội, trên thực tế là giam lỏng Hàn Tín.
lưu bang, Hàn Tín, binh pháp, Bài chọn lọc,
Nỗi oan thiên cổ của Hàn Tín: Công cao quá chủ, bị hãm hại cả đời. (Ảnh: Internet)
2. Cái chết của Chung Ly Muội
Sau khi Hạng Vũ bỏ mạng, Sở vương đem giấu Chung Ly Muội để tránh tai họa. Bởi vì Lưu Bang mấy lần bại dưới tay thủ hạ của Chung Ly Muội nên ghi hận trong lòng, ra lệnh truy nã. Còn Hàn Tín từng đầu quân cho Hạng Vũ nên quen biết và coi Chung Ly Muội như huynh đệ.
Trong sử ký Tư Mã Thiên “Hoài Âm Hầu liệt truyện” có ghi chép: Trong lúc Chung Ly Muội liên hệ và đến với Hàn Tín, Lưu Bang ra lệnh cho Hàn Tín bắt Chung Ly Muội nhưng Hàn Tín kháng chỉ không tuân theo. Khi Lưu Bang đi săn ở Vân Mộng, vì bảo vệ mình nên Hàn Tín đã ép Chung Ly Muội tự sát. Trong ghi chép của con cháu họ Chung – “Chung thị gia phả” cũng lựa chọn thuyết pháp này, càng làm cho người đời hiểu nhầm sâu sắc. Khảo sát cẩn thận, phát hiện sự thật không phải như vậy.
Sử ký “Tần Sở chi tế nguyệt biểu” xác minh ghi lại: “Tháng 9, năm 202 TCN, Vua chém tướng quân Chung Ly Muội của Hạng Vũ”. Điều này chứng tỏ Chung Ly Muội bị Hán Cao Tổ bắt vào tháng 9 năm 202 TCN. Còn việc buộc tội Hàn Tín “mưu phản” được ghi chép vào năm 201 TCN. Vì vậy, khi Lưu Bang dùng kế đi săn ở Vân Mộng, Chung Ly Muội đã chết hơn một năm rồi, không tồn tại khả năng Hàn Tín vì bảo vệ mình mà ép buộc Chung Ly Muội tự sát.
Như vậy, có khả năng Hàn Tín rước họa vào thân vì thu giữ Chung Ly Muội hay không? Câu trả lời là không. Tuy hai người cùng từng là thuộc hạ dưới trướng Hạng Vũ, nhưng một người là đại tướng quân chức cao vọng trọng, còn một người lại là lang trung cầm kích thấp kém, rất khó tưởng tượng hai người này có thể cùng xuất hiện.
Cùng xem đoạn đối thoại Lưu Bang hỏi kế Trần Bình, bản thân họ biết rõ Hàn Tín không có bất kỳ hành vi hổ thẹn nào đối với Lưu Bang, đây cũng là điều kiện tiên quyết để kế đi săn Vân Mộng thành công. Kế Vân Mộng thoạt nhìn không chê vào đâu được, nhưng thực ra có sơ hở. Vân Mộng thì ở hồ Động Đình, Hồ Nam, còn Hàn Tín ở nước Sở, tức vùng Giang Tô, Lưu Bang theo Quan Trung (lưu vực Sông Vị, ở tỉnh Thiểm Tây) đến Vân Mộng là xuôi Nam, nếu đi nước Sở là hướng Đông, hoàn toàn không có khả năng tiện đường. Nếu Hàn Tín thu giữ Chung Ly Muội, Lưu Bang đến đây đi săn, Hàn Tín không thể không đề phòng khi đến nghênh đón. Vì vậy, thuyết pháp Hàn Tín giết Chung Ly Muội là không đúng.
3. Biên soạn binh thư
Hàn Tín văn võ song toàn, thông minh, anh tuấn. Ông từng cùng Tiêu Hà chỉnh sửa quân luật, cũng cùng Trương Lương chỉnh lý Tiên Tần binh pháp. Trong sách Hán thư, phần “Cao Đế ký”, Ban Cố có ghi chép: Hàn Tín cùng Trương Lương tự biên soạn binh pháp, vốn gồm 182 nhà, rút ngắn lại còn 35 nhà. Đây là lần sắp xếp và chỉnh lý binh thư cổ đại quy mô lớn lần đầu tiên trong lịch sử.
Hàn tín dựa theo “Tư Mã pháp” phân loại tư duy quân sự, chia binh pháp làm 4 loại: “Quyền mưu, hình thế, âm dương, kỹ xảo”. Sau đến Dương Bộc trong “Kỷ tấu binh lục” thời Vũ Đế, Nhiệm Hoành, Lưu Hướng và Lưu Hâm thời Thành Đế xét duyệt chỉnh lý binh thư đều không thoát khỏi các quy định do Hàn Tín thiết lập. Sự phân chia này được hậu thế tôn sùng là điển hình, trở thành chuẩn mực sáng tác binh thư và lý luận quân sự.
Hàn Tín cũng lợi dụng thời gian bị giam lỏng ở nhà viết sách, tác phẩm “Tam thiên (bài) binh pháp Hàn Tín”, tổng kết thành công binh pháp Tiền Tần rộng lớn, khiến cho binh thư trước nhà Hán có thể bảo tồn nguyên vẹn cho hậu thế. Quyển sách này là một trong 13 nhà thuộc “binh quyền mưu”.
Ban Cố giải thích “binh quyền mưu” là: “Quyền mưu giả, dĩ chính thủ quốc, dĩ kỳ dụng binh, tiên kế nhi hậu chiến, kiêm hình thế, bao âm dương, dụng kỹ xảo giả dã”. Ý nghĩa là, người quyền mưu lấy giữ nước là chính, dùng binh tùy cơ ứng biến, mưu kế trước đánh trận sau, thông thạo địa lý, am hiểu âm dương, dùng người thành thạo. Đây chính là tinh hoa thực sự của binh pháp Trung Quốc.
Theo Daikynguyenvn